Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 14

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 14

I - Mục tiêu:

1) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Phải biết ơn thầy, cô giáo vì thầy cô là người dạy chúng ta nên người. Thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo.

2) Kỹ năng: Có ý thức, vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo.

3) Thái độ: Biết chào hỏi, lễ phép. Biết làm giúp thầy cô một số công việc và phê phán một số em có hành vi sai.

II - Đồ dùng dạy - học:

- Giáo viên: Giáo án, hình vẽ.

- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức 
BIẾT ƠN THẦY GIÁO CÔ GIÁO (tiết 1)
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Phải biết ơn thầy, cô giáo vì thầy cô là người dạy chúng ta nên người. Thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo.
2) Kỹ năng: Có ý thức, vâng lời và lễ phép với thầy, cô giáo.
3) Thái độ: Biết chào hỏi, lễ phép. Biết làm giúp thầy cô một số công việc và phê phán một số em có hành vi sai.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Giáo án, hình vẽ.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng học tập.
III - Phương pháp:
Quan sát, thảo luận, vấn đáp, luyện tập...
IV - Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
1) ổn định tổ chức:
Nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài học.
- GV nxét - ghi điểm cho hs.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Y/c Hs đọc sgk.
+ Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
+ Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? Y/c hs đóng vai, xử lý tình huống.
+ Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó.
+ Vì sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?.
g Bài học (sgk)
Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn thầy cô?
- Y/c lớp quan sát tranh.
+ Tranh vẽ 1, 2, 4 thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô hay không?
+ Tranh 3 có thể hiện...
+ Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
Hoạt động 3: Hoạt động nào đúng?
GV nêu và y/c hs trả lời
+ Lan và Minh thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại?
+ Giờ của cô giáo chủ nhiệm thì học tốt, giờ phụ thì mặc kệ vì không phải là cô giáo chủ nhiệm?
+ Gặp hai thầy cô, Nam chỉ chào thầy giáo của mình?
+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.
GV: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp dỡ thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn, không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc với thầy cô.
Hoạt động 4: Em có biết ơn thầy cô giáo không?
Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo?
4) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 Hs đọc.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Các bạn sẽ đến thăm bé Dịu nhà cô giáo.
- Em sẽ rủ các bạn đến thăm...
- Tìm cách xử lý và đóng vai thể hiện cách giải quyết.
- 2 nhóm đóng vai...
- Vì phải biết nhớ ơn thầy cô giáo.
- Vì thầy cô đã không quản khó nhọc tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Nên chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy cô.
- Vài hs nhắc lại bài học.
- Hs quan sát tranh.
- Hs trả lời theo ý mình.
- Tranh 3 chưa thể hiện lòng kính trọng thầy cô.
- Chào lễ phép, giúp đỡ, chúc mừng và cám ơn.
- HS trả lời.
- Sai
- Sai
- Sai
- Đúng
Hs lắng nghe
- Vâng lời, thăm hỏi...
Ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau, học thuộc lòng ghi nhớ - Tìm những câu thơ, câu ca dao nói về lòng biết ơn thầy giáo cô giáo.
Tiết 2: Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I) Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Đất Nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: Kị sĩ,tía, son, đoảng, chái bếp, hòn rấm
*Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người lớn khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II) Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức :
 Cho hát , nhắc nhở HS
2.Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc bài : “ Văn hay chữ tốt” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơI của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi?
+ chú bé Đất đI đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
+ Chi tiết “ nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung – phần 2”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
1. Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chắt cất đồ chơi của mình vào một cái tráp hỏng.
- Họ làm quen với nhau nhưng chú bé đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
2. Cuộc làm quen giữa chú bé Đất và hai người bột.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
- Chú đi ra cành đồng, mới đến cháI bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
- Ông chê chú nhát.
- Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
- Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
3. Chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung
Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 3: Toán
 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhân biết tính chất một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số ( thông qua bài tập ).
- Tởp vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
D. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
III. Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1) Tính chất một tổng chia cho một số :
a) So sánh giá trị của biểu thức.
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên ?
- GV nêu : Vậy ta có thể viết :
( 35 + 21 ) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
b) Kết luận 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ?
+ Nhận xét về dạng của biểu thức :
35 : 7 + 21 : 7 .
=>Vì : (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 nên ta nói : ( t/c như SGK )
2) Luyện tập :
* Bài 1 : a) Tính bằng hai cách :
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét, cho điểm HS.
b) Tính bằng hai cách ( theo mẫu)
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Nhận xét cho điểm HS.
* Bài 2 : Tính bằng 2 cách ( theo mẫu)
+ Khi có một hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia thì ta làm như thế nào ?
- GV giới thiệu : Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
* Bài 3 : 
+ Gọi một HS lên bảng làm.
Tóm tắt :
Lớp 4A : 32 HS, mỗi nhóm 4 HS.
Lớp 4B : 28 HS, mỗi nhóm 4 HS.
Cả 2 lớp : .... nhóm ?
- Y/c HS nêu cách giải thứ hai.
- Nhận xét, cho điểm HS
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- Nêu lại đầu bài.
- HS tính giá trị của hai biểu thức.
* ( 35 + 21 ) : 7 * 35 : 7 + 21 : 7
 = 56  : 7 = 8 = 5 + 3 = 8 
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Nhiều học sinh đọc.
+ Có dạng 1 tổng chia cho một số.
+ Biểu thức có tổng của 2 thương : 35 : 7 và 21 : 7 mà 35 và 21 là các số hạng của tổng còn 7 là số chia.
- HS nêu lại tính chất SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở :
* ( 15 + 35 ) : 5 = 50 : 5 = 10.
 ( 15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10
* ( 80 + 4 ) : 4 = 84 : 4 = 21
 ( 80 + 4 ) : 4 = 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21
- 2 HS lên bảng làm bài :
* 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
 18 : 6 + 24 : 6 = ( 18 + 24 ) : 6 = 42 : 6 = 7
* 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 
 60 : 3 + 9 : 3 = ( 60 + 9 ) : 3 = 69 : 3 = 23.
+ 2 HS lên bảng làm bài ;
a) ( 27 – 18 ) : 3 = 9 : 3 = 3
 ( 27 – 18 ) : 3 = 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3
b) ( 64 – 32 ) : 8 = 32 : 8 = 4
 ( 64 – 32 ) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4
+ Lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau .
- Vài HS nhắc lại.
- Học sinh đọc bài toán, phân tích, tóm tắt bài toán và tự giải vào vở.
- Một HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số học sinh của cả hai lớp 4A và 4B là :
32 + 28 = 60 ( học sinh)
Số nhóm của cả hai lớp là :
60 : 4 = 15 ( nhóm)
Đáp số : 15 nhóm
- HS đổi vở kiểm tra nhau.
Tiết 4: Âm nhạc
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp, sinh động được thể hiện qua lời ca
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát
- qua bài hát giáo dục học sinh yêu quê hương đát nước
II/ Đồ dùng dạy học
Nhạc cụ quen dùng, một số tranh ảnh minh họa nội dung bài hát
Sgk , một số nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
Phần mở đầu
Yêu cầu 2 hs hát lại bài, Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe
Giới thiệu bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
Giới thiệu đoi nét về nhạc sĩ Phong ... ch tính và vận dụng làm bài trong vở bài tập.
Tiết 4: Chính tả (nghe - viết)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Nghe, viết chính xác, đẹp đoạn văn: “Chiếc áo búp bê”.
2) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập, phân biệt s/x hoặc ât/âc. Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu s/x hoặc ât/âc.
3) Thái độ: Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở cho hs.
II - Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên: Bài tập 2a viết sẵn trên bảng lớp, giấy khổ to và bút dạ.
* Học sinh: Sách vở môn học.
IV - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1) ổn định tổ chức:
Cho lớp hát, nhắc nhở học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs lên viết trên bảng lớp: lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh... 
GV nxét, ghi điểm cho hs.
3) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi hs đọc đoạn văn.
Hỏi: + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê ntn?
* HD viết từ khó:
- Y/c hs tìm từ khó, dễ lẫn.
* Viết chính tả:
- Gv đọc mẫu toàn bài viết.
- Gv đọc cho hs viết bài.
- Gv đọc cho hs soát lỗi.
* Chấm chữa bài:
- Gv thu bài chấm, nxét.
c) HD làm bài tập:
Bài 2a:
Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hai dãy hs lên bảng làm tiếp sức. Mỗi hs chỉ điền 1 từ.
- Gọi hs nxét, bổ sung.
- GV nxét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3:
- Gọi hs đọc y/c.
- Phát giấy và bút dạ cho hs. Y/c hs thảo luận, làm bài.
- Y/c hs trình bày.
- GV nxét, ghi điểm cho các nhóm.
4) Củng cố - dặn dò:
- GV nxét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- Dặn hs về viết bài, làm bài tập.
Cả lớp hát, chuẩn bị sách vở.
- 3 hs lên bảng làm bài theo y/c.
- Hs ghi đầu bài vào vở
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp: Cổ cao, tà loe, mép áo nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
- Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
- Hs viết từ khó: phong phú, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu...
- Hs lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Thi làm bài.
- Nxét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
Xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màn xanh, ngôi sao, khẩu súng, xinh nhỉ, nó sợ.
- 1 hs đọc, cả lớp soát lại.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
- Nhận phiếu và bút dạ và thảo luận theo nhóm làm bài.
- Trình bày, nxét và bổ sung. Đọc các từ trên phiếu:
+ Sấu: riêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao.
+ Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê...
Ghi nhớ.
Tiết 5: Kĩ thuật
THÊU MÓC XÍCH
(tiết 2)
 I,Mục tiêu: 
 - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích .
 - Thêu được các mũi thêu móc xích.
 - HS hứng thỳ học thêu.
 II, Đồ dựng dạy học
 - GV : quy trỡnh thêu, mẫu thêu, kim, chỉ.
 - HS: Đồ dựng học tập.
 III/ Các hoạt động dạy học
1, Ổn định tổ chức
2,KTBC
3,Bài mới
-Giới thiệu ghi đầu bài
*Hoạt động 3:thực hành thêu móc xích
-Y/C HS nhắc lại phần ghi nhớ
-Nờu các bước thêu móc xích
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS?
*Hoạt động 4:đánh giá kết quả thực hành của HS
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
-GV nhận xét
-Thêu móc xích là gỡ?
-Nhắc lại phần ghi nhớ
-Bước 1:Vạch dấu đường thêu
-Bước 2:thêu móc xích theo đường vạch dấu
-Để các vật liệu chuẩn bị cho tiết thực hành lờn bàn
-Thực hành thêu móc xích chú ý thêu đúng kĩ thuật
-Trưng bày sản phẩm theo tổ
-Các tiêu chuẩn đánh giá
+Thêu đỳng kĩ thuật
+Các vũng chỉ của mũi thêu móc xích múc vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
+Đường thêu phẳng không dỳm
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
-Dựa vào các tiêu chuẩn trên tự đánh giá của bạn và của mình
-Nhận xét đánh giá
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ cái cối xay trong sách GK.
Phiếu viết sẵn thân bài trong bài tả cái trống.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Phần nhân xét:
Bài tập 1
- 2 HS đọc bài Cái cối tân, từ chú thích và câu hỏi sau bài.
* Áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối.
1a. Bài văn tả gì?
1b. Các phần mở bài và kết bài trong bài cái cối tân, mỗi phần đấy nói lên điều gì?
1c. các phần mở bài và kết bài có giống với cách mở bài, kết bài nào đã học?
1d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
+ Tả hình dán theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
+ Tiếp theo tả công dụng của cái cối:
- Các hình ảnh so sánh:
- Các hình ảnh nhân hoá:
Bài tập 2
- Cả lớp đọc thầm YC của bài
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3) Phần ghi nhớ:
4) Phần luyện tập
- 2 hs nối tiếp nhau đọc bài tập.
a) Câu văn tả bao quát cái trống.
b) Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả.
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống.
d) Hs viết thêm phần mở bài, kết bài cho phần thân bài của cái trống để hoàn chỉnh bài văn.
5) Củng cố, dặn dò.
- Tập quan sát các đồ vật xung quanh em.
- HS đọc ghi nhớ bài thế nào là miêu tả?
- HS quan sát tranh minh hoạ, trả lời câu hỏi.
Tả cái cối xay bằng tre.
+ Mở bài: "Cái cối xinh xinh ... giữa gian nhà trống" Giới thiệu cái cối (đồ vật định tả)
+ Phần kết bài: "Cái cối xay ... theo dõi từng bước anh đi ... " nêu kết thúc của bài. (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ)
- ... Giống kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyên.
+ Phân mở bài: Giới thiệu ngay đồ vật se tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp).
+ Phần kết bài: Bnhf luận thêm (kết bài mở rộng)
- Cái vành > cái áo > hai cái tai > lỗ tai > hàng răng cối > đầu cần > cái chốt > dây thừng buộc cần.
- xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
- chật như nêm cối, cái chốt băng tre mà rắn như đanh.
- Cái tai tỉnh táo để nghe ngóng.
- Khi mô tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả chi tiết, kết hợp tả tình cảm với đồ vật.
- 3 hs đọc ghi nhớ
Anh chàng trống này nom như cái chum ... kê ở trước phòng bảo vệ.
- Mình trống
- ngang lưng trống
- Hai đầu trống.
- Hình dáng: tròn như cái chum, mình được ghép băng những mảnh gỗ đều chằn chặn./ ...
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồm, giục giã : tùng! tùng!...
- HS viết bài.
- Một số em đọc bài viết.
Lớp nhận xét.
Tiết 2: Toán:
T70 CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ.
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết cách chia một tích cho một số.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
I. Ổn định tổ chức
 Hát, KT sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách chia một số cho một tích.
- Nhận xét cho điểm HS
III. Dạy học bài mới :
* Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1) So sánh giá trị của các biểu thức :
a) Ví dụ 1 : 
+ So sánh giá trị của 3 biểu thức ?
- Vậy ta có : 
(9 x15):3 = 9 x (15 : 3) = ( 9 :3) x 15
b) Ví dụ 2 : 
- So sánh giá tri của 2 biểu thức trên.
- Vậy ta có (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3)
2) Tính chất một tích chia cho một số.
+ Biểu thức (9 x 5) : 3 và ( 7 x 15) :3 có dạng như thế nào ?
+ Muốn chia một tích 2 số cho một số ta làm như thế nào ?
- Gọi HS nêu lại ( SGK )
3) Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Gọi 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 3 : 
Tóm tắt :
 Có 5 tấm vải ; mỗi tấm30 m.
Đã bán : số vải : .... m ?
- Gọi HS nêu cách giải khác ; GV ghi lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm HS
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
 + Về xem kĩ cách tính và vận dụng làm bài trong vở bài tập.
Hát tập thể
- Học sinh nêu miệng.
+ Thực hiện : 16 : ( 4 x 2 ) = 16 : 8 = 2.
16 : ( 4 x 2 ) = 16 : 4 : 2 = 4 : 2 = 2
16 : ( 4 x 2 ) = 16 : 2 : 4 = 8 : 4 = 2
- Nêu lại đầu bài.
- 3 HS lên bảng làm 3 biểu thức sau :
* ( 9 x 15 ) : 3 * 9 x (15 : 3) * ( 9 : 3 ) x 15 
 = 135 : 3 = 9  x 5 = 3 x 15
 = 45 = 45 = 45
+ Giá trị của ba biểu thức trên bằng nhau và cùng bằng 45.
- 2 HS thực hiện.
* ( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35.
* 7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 35.
+ Có dạng một tích hai thừa số chia cho 1 số.
+ Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể một thừa số chia cho số đó ( nếu chia hết) rồi nhân kết quả với thừa số kia.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu của bài : Tính bằng hai cách.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a) ( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46
( 8 x 23 ) : 4 = ( 8 : 4 ) x 23 = 2 x 23 = 46
b) ( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60 
( 15 x 24 ) : 6 = ( 24 : 6 ) x 15= 4 x 15 = 60
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
( 25 x 36 ) : 9 = 25 x (36 : 9) = 25 x 4 = 100
- HS đọc đề bài, tóm tắt, tự giải bài.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng đó có là :
30 x 5 = 150 ( m )
Số mét vải cửa hàng đã bán là :
150 : 5 = 30 ( m )
 Đáp số : 30 m vải
- Nhận xét bổ sung cho bạn.
- Nêu cách giải khác.
Tiết 1: Thể dục
BÀI 27: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI
“ĐUA NGỰA”
I/ Mục tiêu
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc thứ tự động tác và tập tương đối đúng
Trò chơi “ Đua ngựa”. yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi chủ động
II/ Địa diểm phương tiện
Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện
Chuẩn bị một còi, phấn kẻ sân
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Thời gian
Cách tổ chức
1. Phần mở đầu
Gv nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi học
Tại chỗ: vỗ tay hát
Khởi động các khớp
Trò chơi do gv tự chọn
2. Phần cơ bản
a. Trò chơi vận động
trò chơi : “Đua ngựa”
gv phổ biến cách chơi, luật chơi cho chơi thử sau đó diều khiển hs chơi
sau mỗi lần chơi, gv công bố kết quả
b. Bài thể dục phát triển chung
- ôn cả bài : 3-4 lần
+ Lần 1: gv điều khiển học sinh tập chậm một lần, mỗi động tác 2×8 nhịp
+ Lần 2: gv tập chậm từng nhịp để sửa động tác sai cho hs
+ Lần 3: Cán sự vừa hô nhịp, vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo
+ Lần 4: Cán sự hô nhịp không làm mẫu
- Thi đua thực hiện bài thể dục phát triển chung
Từng tổ thưc hiện, gv cùng cả lớp đánh giá, bình chọn tổ tập tốt nhất
3. Phần kết thúc
Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân
Vỗ tay hát
Gv cùng hs hệ thống bài
Nhận xét đánh giá kết quả giờ học, giao bài về nhà
6-10 phút
18-22 phút
6-8 phút
12-14
4-6
5
5

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 14.doc