Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 31

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 31

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi SGK).

 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ, phấn màu

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
Chào cờ
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
******************************
Tập đọc
ĂNG - CO VÁT
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi SGK).
 - Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, phấn màu
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài 3 lượt. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý câu dài.
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+ Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp?
- Giảng bài: Khu đền Ăng-co vát quay về hướng tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh sáng mặt trời soi vào bóng tối...
- Em hãy nêu ý chính của từng đoạn.
+ Bài Ăng –co vát cho ta thấy điều gì? 
- Ghi ý toàn bài lên bảng.
- Giảng bài: Đền Ăng-co Vát là một công trình xây dựng và điêu khắc theo kiểu mẫu mang tính nghệ thuật.
c. Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
3 . Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Con chuồn chuồn nước.
- 3 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nghe.
- HS đọc bài theo trình tự.
Đ1: Ăng-covát.. đầu thế kỉ XII
Đ2: Khu đền chính Xây gạch vỡ.
Đ3: Toàn bộ khu đền từ các ngách.
- 1 HS đọc to phần chú giải. 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm tiếp nối từng đoạn.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ Ăng- co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia đầu thế kỉ XII
+ Vào lúc hoàng hôn đền thật huy hoàng
- HS nghe.
- Trao đổi và tiếp nối nhau trả lời
+ Đ1: Giới thiệu chung về khu đen
+ Đ2: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của đền, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu
- HS trả lời
- HS nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3-5 HS thi đọc.
- HS lắng nghe
******************************
Toán
THỰC HÀNH ( tt)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết cách vẽ trên bản đồ (có tỉ lệ cho trước) một đoạn thẳng AB (thu nhỏ).
 - Biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: - Phấn màu
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng vẽ đoạn thẳng thu nhỏ từ một kích thước thực tế cho trước . 
1. Giới thiệu bài tập1:
- Gọi HS đọc bài tập 
- GV gợi ý HS: 
- Độ dài thật khoảng cách (đoạn AB) trên sân trường dài mấy mét ? 
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
+ Ta phải tính theo đơn vị nào ?
- Hướng dẫn HS ghi bài giải như SGK .
+ Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng trên bản đồ 
b) Thực hành:
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- GV yêu cầu HS lên đo độ dài cái bảng và đọc kết quả cho cả lớp nghe 
- Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở 
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn .
-Nhận xét bài làm học sinh 
*Bài 2: 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- GV yêu cầu HS nhắc lại chiều dài và chiều rộng của nền nhà hình chữ nhật 
- Hướng dẫn HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở 
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn 
-Nhận xét bài làm học sinh 
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- HS quan sát bản đồ và trao đổi trong bàn thực hành đọc nhẩm tỉ lệ .
- Tiếp nối phát biểu:
- Dài 20m .
- Vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ theo tỉ lệ 1: 400
- Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ.
- Tính theo đơn vị xăng - ti - mét.
+ 1HS nêu bài giải :
 Bài giải:
20m = 2000 cm
Khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là:
 2000 : 400 = 5 ( cm )
 Đáp số : 5 cm
- 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm 
A 5cm B
* *
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
- 2 HS lên thực hành đo chiều dài bảng đen và đọc kết quả ( 3 mét ) 
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
- HS tiến hành tính và vẽ thu nhỏ vào vở .
- Đổi 3 m = 300 cm 
- Độ dài thu nhỏ là 300 : 50 = 6 (cm) 
- Độ dài cái bảng thu nhỏ: 
 A 6cm B
- Nhận xét bài bạn 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm 
- Đọc kết quả (chiều dài 8 m, chiều rộng 6 m) 
+ Lắng nghe GV hướng dẫn
- HS tiến hành tính và vẽ thu nhỏ vào vở 
- Đổi 8 m = 800 cm ; 6 m = 600 cm 
- Độ dài thu nhỏ là
 800 : 200 = 4 (cm) 
 600 : 200 = 3 (cm)
- Độ dài nền phòng thu nhỏ:
 3cm
 4cm 
+ Nhận xét bài bạn .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
***************************
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
 - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyện phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các – bô – níc, khí ô – xi và thải ra hơi nước, khí ô – xi và các chất khoáng khác... Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.
 - Kể ra những gì thực vật phải thường xuyên lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống. Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và sơ đồ trao đổi thức ăn của thực vật. 
 - Có ý thức bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Hình trang 122,123 SGK phóng to
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng trả lời.
-Kể vai trò của không khí đối với đời sống thực vật?
-Nêu một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Nx, cho điểm
2/Bài mới:
HĐ1:Phát hiện những biểu hiệnbên ngoài của trao đổi chất ở thực vật
*Làm việc theo cặp:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122sgk và thực hiện theo các gợi ý sau:
+Kể tên những gì được vẽ trong hình?
+Tìm những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh? 
+Những yếu tố còn thiếu để bổ sung?
-GV đi kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
*Làm việc cả lớp:
H. Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống?
H.Quá trình trên được gọi là gì?
HĐ2:Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
-GV chia lớp thành 6 nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
-Mời đại diện các nhóm trình bày .
GVnhận xét ,tuyên dương nhóm vẽ đúng:
- 2HS lên bảng trả lời.
-HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý cùng với bạn
+ Trong hình có cây xanh, mặt trời, ao 
+Ánh sáng, nuớc, chất khoáng trong đất có trong hình.
+Khí các- bô- níc, khí ô -xi
-Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các –bon –níc, nước khí ô- xi, và thải ra hơi nước, khí các- bon- níc, các chất khoáng khác.
-Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường.
-HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp
 1) Sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật:
 Hấp thụ	 Thải ra
 Khí ô- xi	Thực vật	 Khí các –bon –níc
	 2) Sơ đồ sự trao đổi thức ăn ở thực vật:
	Ánh sáng mặt trời
 Hấp thụ Thải ra
 Khí- các- bon- níc Khí ô- xi
	Thực vật
 Nước Hơi nước
 Các chất khoáng Các chất khoáng khác
 3/Củng cố –dặn dò:
 -Gọi Hs đọc mục bạn cần biết trong SGK.
-Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: Động vật cần gì để sống.
***************************
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2)
I. Mục tiêu:
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
 - Tham gia BVMT ở nhà và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Chuẩn bị: 
 - Phấn màu, tranh ảnh
 - Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng nêu ghi nhớ tiết trước.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Hoạt động
HĐ1: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi, bày tỏ ý kiến các ý kiến sau và giải thích vì sao.
1. Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư.
2. Trong cây gây rừng.
6. Dọn rác thải trên đường phố thường xuyên.
7. Làm ruộng bậc thang 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- KL: bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống hôm nay và mai sau. Có rất nhiều cách bảo vệ môi trường như: Trồng cây gây rừng, sử dụng tiết kiệm nguon tài nguyên.
HĐ2: Xử lí tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, xử lí các tình huống sau
1. Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
..
2. Lớp em tổ chức thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
KL: Bảo vệ môi trường phải là ý thức và trách nhiệm của mọi người, không loại trừ riêng ai.
HĐ3: Liên hệ 
H: Em biết gì về môi trường ở địa phương mình.
-Nhận xét.
-Giảng kiến thức mở rộng, liên hệ thực tế với môi trường ở địa phương đang sinh sống.
HĐ4: Vẽ tranh “Bảo vệ môi trường”
- GV yêu cầu mỗi HS vẽ 1 bức tranh có nội dung ve bảo vệ môi trường
- GV nhận xét, khen ngơị những HS về chính xác, hợp lí, khuýên khích những HS khác.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập vẽ lại tranh bảo vệ môi trường.
- 2HS lên bảng nêu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi trình bày ý kiến.
- Sai: Vì mùn cưa và tiếng ồn có thể gây bụi bẩn, ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Đúng: Vì cây xanh sẽ quang hợp giúp cho không khí trong lành làm cho sức khoẻ con người được tốt.
- Đúng: Vì vừa giữ được mỹ quan thành phố, vừa giữ được cho môi trường sạch đ ... trước lớp.
- HS tự làm bài vào SGK.
- Đọc câu văn đã hoàn thành.
- Chữa bài nếu sai.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu là hai bộ phận chính CN và VN.
- Nhận xét bổ sung.
- Viết bài vào vở.
- HS lắng nghe
****************************
Chính tả
NGHE LỜI CHIM NÓI
I. Mục tiêu:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
 - Làm đúng bài tập chính tả.
 - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày bài đẹp.
 - Giáo dục ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ, phấn màu
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS viết 5 từ đa tìm được ở BT1 tiết chính tả tuần 30.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc bài thơ.
H: Loài chim nói về điều gì?
* Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
* Viết chính tả
* Thu chấm, nhận xét.
c. Hướng dẫn viết chính tả.
Bài 2: a) – Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS tìm từ.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng.
- KL những từ đúng.
- Gv tổ chức cho HS làm phần b tương tự như cách tổ chức làm phần a.
Bài 3: a)- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS dùng bút chì gạch chân những từ không thích hợp.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
b) GV tổ chức cho HS làm phần b tương tự như cách tổ chức làm phần a.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại các từ vừa tìm được, học thuộc các mẩu tin và chuẩn bị bài sau.
HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- Nói về những cánh đồng nối mùa
- HS luyện đọc và viết các từ lắng nghe, bận rộn say mê, rừng sâu,
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm
- HS dán phiếu, đọc, nhận xét, bổ sung.
- HS viết vào vở khoảng 15 từ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK.
- HS nhận xét.
- Một số học sinh đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
 - Rèn kĩ năng viết được đoạn văn miêu tả con vật.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ loài vật.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh một số con vật, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mà mình yêu thích.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc tham bài Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu các HS khác theo dõi và nhận xét bổ sung ý kiến.
- Nhận xét kết luận.: trong bài văn con chuồn chuồn nước, tác giả đã xây dựng hai đoạn với nội dung cụ thể..
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Nhắc HS; Đoạn văn đã có câu mở đoạn cho sẵn
* Chữa bài
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
- Cho điểm HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân.
- HS phát biểu và thống nhất ý kiến đúng 
- Nghe.
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi , thảo luận, làm văn.
- Nghe.
- 1HS đọc thành tiếng trứơc lớp.
- 2HS viết vào giấy khổ to. HS viết vào vở.
- Nghe.
- Theo dõi.
- 3-5 HS đọc đoạn văn.
- HS lắng nghe
*************************
Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
 - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
 - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện.
 - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi tính toán.
II. Chuẩn bị: - Phấn màu
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
b. Luyện tập.
Bài 1: (Dòng 1, 2)
- Gọi HS đọc đề bài.
- HS t lµm bµi.
- Theo dõi sửa bài cho từng HS.
- Gọi HS lên bảng làm.
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2. - Gọi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết và số bị trừ 
- Nêu các quy tắc thực hiện tìm x.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4: (Dòng 1)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Nêu các tính chất đã áp dụng?
- Nhận xét nhắc lại tính chất.
Bài 5: Gọi HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HD trình bày bài giải
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét chữa bài và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài tập.
- 2HS lên bảng làm bài tập.
- Nhắc lại tên bài học
- Nêu: Đặt tính và tính.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nh¸p.
a) 6195 + 2785 47836 + 5409
b) 5342 – 4185 29041 - 5987
- Nhận xét sửa bài của bạn.
- 2HS đọc.
- 1HS nêu hai quy tắc.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài trên bảng.
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 2HS lên bảng làm, mỗi HS làm một dòng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bổ sung.
- 1HS đọc đề bài.
- Nêu:
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- HS lắng nghe
*************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NHỮNG CÁNH CHIM HOÀ BÌNH HỮU NGHỊ
I. Mục tiêu:
 - HS biết yêu hoà bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể.
 - HS bồi dưỡng tình yêu hoà bình và có ý thức học tập và có hành động vì hoà bình.
II. Chuẩn bị: 
 - Tổ chức theo quy mô lớp. 
 - Một số quả bóng màu; giấy kéo, hồ dán, chỉ dây làm diều, giấy bút dạ để viết các thông điệp hoà bình. Bài hát: “Liên hoan thiếu nhi thế giới”; “ Trái đất này”
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị:
-GV phổ biến kế hoạch hoạt động và hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị
- Yêu cầu mỗi nhóm, mỗi HS chuẩn bị:
+ Quả bón bay hoặc một chiếc diều
+ Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn viết thông điệp về hoà bình hữu nghị đính vào bóng bay.
- Yêu cầu HS lưu ý: Viết thông điệp cần ngắn gọn, xúc tích, thể hiện tình cảm và sự mong muốn của các em về hoà bình, hữu nghị.
2. Gửi thông điệp hoà bình qua bóng bay hoặc diều:
- GV yêu cầu HS có thể tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều mà HS đã chuẩn bị ở sân trường hoặc một nơi có không gian rộng.
- Mở đầu, GV hoặc yêu cầu đại diện HS sẽ nói ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa của các hoạt động là muốn gửi các thông điệp hoà bình, hữu nghị tới tất cả mọi người
- Tiếp theo GV yêu cầu mỗi nhóm hoặc cả lớp sẽ hô to để thả bóng bay và thả diều
- Yêu cầu HS hát bài hát: Liên hoan thiếu nhi thế giới và bài hát Trái đất màu xanh.
3. Kết thúc: 
- Tổng kết ghi lại những thông điệp hoà bình, hữu nghị của HS được đưa lên rất cao.
- Trước khi kết thúc, GV sẽ cảm ơn HS và nói về ý nghĩa lớn BVHB
- HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV
- Bóng bay, diều tự làm.
- Các nhóm HS chuẩn bị viết các thông điệp về hoà bình hữu nghị vào băng để đính vào bóng bay.
- Những thông điệp đó phải ngắn gọn thể hiện cảm xúc mong muốn hoà bình hữu nghị
- HS gửi thông điệp hoà bình hữu nghị
- HS chuẩn bị
- HS tổ chức thả bóng bay hoặc thả diều theo yêu cầu HD của GV ở nơi có không gian rộng thoáng
- HS lắng nghe GV nói hoặc có thể là đại diện một HS nói ngắn gọn về mục đích ý nghĩa của các thông điệp hoà bình, hữu nghị
- HS trong các nhóm sẽ hô to: 1; 2; 3 rồi thả bóng hoặc thả diều
- HS hát vang bài hát: Liên hoan thiếu nhi thế giới và bài hát: Trái đất màu xanh
- Lắng nghe tổng kết những thông điệp hoà bình, hữu nghị
- Chuẩn bị tốt cho giờ Giáo dục ngoài giờ lên lớp tuần 32.
********************************
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 31
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
 - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
 - Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung:
1. Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần 30
Kiểm điểm công việc trong tuần qua:
- Lớp trưởng nhận xét nề nếp chung: ra vào lớp, ý thức tập thể, việc thực hiện nội quy HS.
- Lớp phó học tập nhận xét: ý thức học tập, việc học bài ở nhà.
- Lớp phó văn thể nhận xét: việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, thể dục, văn nghệ.
2. Hoạt động 2: GV nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương những em đạt kết quả tốt. Nhắc nhở những em cần cố gắng về các mặt thực hiện:
+ Đồng phục + Khăn quàng + Vệ sinh
+ Đồ dùng + Thể dục + Học bài
- GV nhận xét kết quả công tác xây dựng các đôi bạn cùng tiến trong lớp.
- GV nhận xét về kết quả thi giữa học kì 2.
* GV nêu phương hướng tuần tới
- Khắc phục những tồn tại của tuần vừa qua.
- Học và làm bài đầy đủ. 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4.
- Thực hiện tốt mọi nội quy của nhà trường và đoàn đội đề ra.
- Giữ gìn sách vở sạch sẽ, có đủ đồ dùng học tập.
3. Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
- Các HS, tổ đăng kí tiết mục văn nghệ.
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ: Cá nhân, tổ, tập thể.
- GV tuyên dương HS mạnh dạn, HS có tiết mục hay, đặc sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 31.doc