Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 01

Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 01

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam

- Hiểu nội dung bức thư: Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

- Học thuộc lòng đoạn thư: "Sau 80 năm.của các em" (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trang 4 SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT U MINH THƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THUẬN 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP 5 – TUẦN 01
Từ ngày 12-8-2013 đến ngày 16-8-2013
Thứ, ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Bài tập cần làm
HAI
12/8/2013
1
Chào cờ
2
Tập đọc
Thư gửi các cháu học sinh
3
Chính tả
Việt Nam thân yêu
4
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
1,2,3,4
5
Kể chuyện
Lý Tự Trọng
BA
13/8/2013
1
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
2
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ
3
Địa lí
Việt Nam đất nước chúng ta
4
Toán
Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
1,2
5
Khoa học
Sự sinh sản
6
Thể dục
Tổ chức lớp- Đội hình, đội ngũ – Tc: Kết bạn
Tư
14/8/2013
1
LTVC
Từ đồng nghĩa
2
Mĩ thuật
TTMT: Xem tranh thiếu nhi
3
Lịch sử
Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
4
Khoa học
Nam hay nữ
5
Toán
Ôn tập: So sánh hai phân số
1,2,3
NĂM
15/8/2013
1
Hát - Nhạc
Ôn tập một số bài hát đã học
2
Tiếng anh
3
LTVC
Luyện tập về từ đồng nghĩa
4
Toán
Ôn tập: So sánh hai phân số (tt)
1,2,3,4(a,c)
5
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
SÁU
16/8/2013
1
Toán
Phân số thập phân
1,2,3
2
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
3
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
4
Tiếng anh
5
Thể dục
Đội hình, đội ngũ- Tc: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Lò cò tiếp sức
6
SHTT
DUYỆT CỦA BGH 	Minh Thuận, ngày 01 Tháng 8 Năm 2013
	 Giáo viên chủ nhiệm
 	 Phạm Thanh Hải 
Tuần 01
Thứ hai ngày 12 tháng 08 năm 2013
Tập đọc 
Thư gửi các học sinh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc nhấn giọng những từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam
- Hiểu nội dung bức thư: Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn. 
- Học thuộc lòng đoạn thư: "Sau 80 năm....của các em" (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 4 SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
GV
HS
A. ổn định tổ chức
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc 
 H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV nêu: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay ( ghi bảng)
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- GVđọc mẫu bài (Giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN)
- Bài được chia làm mấy đoạn? Đó là những đoạn nào?
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
GV sửa lỗi phát âm, từ ngữ khó cho HS 
 - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 
 - GV HD đọc câu văn dài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- H: Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bức thư?
 b) Tìm hiểu bài
- GV chia nhóm phát phiếu học tập (mỗi nhóm làm 1 câu hỏi, sau đó đổi nhóm – hình thức: Các mảnh ghép)
N1: đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-N2: Hãy giải thích về câu của BH " các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em"
- N3: Theo em BH muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi : " Vậy các em nghĩ sao?"
- N4: Sau các mạng tháng tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- N5: HS có trách nhịêm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV nhận xét 
CH: Trong bức thư Bác Hồ khuyên và mong đợi chúng ta điêù gì?
c) Luyên đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
H: chúng ta nên đọc bài như thế nào cho phù hợp với nội dung?
 - Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài 
 GV: Chúng ta cùng luyện đọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng.
- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thư
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- Tuyên dương HS đọc tốt.
 3.Củng cố dặn dò:
* Liện hệ: Bản thân em đã thực hiện tốt lời khuyên của Bác Hồ chưa?
 - GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- HS quan sát
- Bức tranh vẽ cảnh BH đang ngồi viết thư cho các cháu thiếu nhi.
- Lớp theo dõi SGK
Hai đoạn:
+Đoạn 1: Các em HS ... nghĩ sao? 
+Đoạn 2: Trong năm học ...HCM
+ 2 HS đọc nối tiếp lần1 
- HS luyện đọc từ khó: tựu trường, sung sướng , siêng năng , nô lệ ... 
- Hai HS đọc 
* Nghỉ hơi đúng giữ các cum từ: Ngày nay/ chúng ta cần phải ; nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- HS nêu ý chính.
Đ1: nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó
Đ2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN.
- Từ tháng 9- 1945 các em HS được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN. Để có được điều đó dân tộc VN phải đấu tranh kiên cường hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân pháp đô hộ.
- Bác nhắc các em HS cần nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Sau Cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
- HS phải cố gắng siêng năng học tập , ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu 
- Đại diện các nhóm báo cáo, các bạn khác bổ xung 
*Ý nghĩa: BH khuyên HS chăm học, nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Đ1: đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái
- Đ2: đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin.
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫu dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo vào chỗ cân chú ý ngắt giọng
- HS thực hiện:
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
+ Nghỉ hơi: ngày nay/ chúng ta cần phải/... nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc 
Cả lớp theo dõi và bình chọn
- HS tự đọc thuộc lòng đoạn thư: "Sau 80 năm .... công học tập của các em"
- Lớp theo dõi nhận xét
@ Rút kinh nghiệm:
Chính tả
Việt Nam thân yêu
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nghe - viết chính xác, đẹp bài thơ Việt Nam thân yêu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng BT3.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bài tập 3, viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
GV
HS
.A. Dạy bài mới (30p)
 1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe cô đọc để viết bài thơ Việt Nam thân yêu và làm bài tập chính tả phân biệt ng/ngh, g/ gh, c/k
 2. Hướng dẫn nghe –viết
 a) Tìm hiểu nội dung bài thơ(5p)
- Gọi 1 HS đọc bài thơ 
 CH: Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
 CH: Qua bài thơ em thấy con người VN như thế nào?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu những từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đoc viết các từ ngữ vừa tìm được
- Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ nào? cách trình bày bài thơ như thế nào?
 c) Viết chính tả(15p)
- GV đọc cho HS viết 
 d) Soát lỗi và chấm bài
- Đọc toàn bài cho HS soát 
- Thu bài chấm
- Nhận xét bài của HS
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10p)
 Bài 2(Nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài theo cặp
Nhắc HS lưu ý: ô trống 1 điền ng/ngh
 ô trống 2 điền g/gh, ô trống 3 điền c/k
- Gọi hS đọc bài làm 
- GV nhận xét bài 
- 1 HS đọc toàn bài
 Bài 3 ( Nhóm bàn)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài
GV nhận xét chữa bài 
- HS nghe 
- HS đọc cả lớp theo dõi đọc thầm 
- Biển lúa mêng mông dập dờn cánh cò bay, dãy Trường Sơn cao ngất, mây mờ bao phủ.
- Con người VN rất vất vả, phải chịu nhiều thương đau nhưng luôn có lòng nồng nàn yêu nước, quyết đánh giặc giữ nước.
- HS nêu: mwng mông, dập dờn, Trường Sơn, biển lúa, nhuộm bùn
- 3 hS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát. Khi trình bày, dòng6 chữ viết lùi vào 1 ô so với lề, dòng 8 chữ viết sát lề.
- HS viết bài 
- HS soát lỗi bằng bút chì , đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi số lỗi ra lề
- 5 HS nộp bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 2
- 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- thứ tự các tiếng cần điền: ngày- ghi- ngát- ngữ- nghỉ- gái- có- ngày- ghi- của- kết- của- kiên- kỉ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 1 HS làm bài trên bảng phụ, hS cả lớp làm vào vở bài tập 
- HS khác nhận xét
Âm đầu
Đứng trước i, ê, e
Đứng trước các âm còn lại
Âm “ cờ” 
Viết là k
Viết là c
Âm “ Gờ”
Viết là gh
Viết là g 
Âm “ ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
- Cất bảng phụ, yêu cầu hS nhắc lại qui tắc viết chính tả với c/k, g/ gh, ng/ ngh.
 3. Củng cố dặn dò(3p)
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về nhà viết lại bảng qui tắc viết chính tả ở bài tập 3 
- 3 hs phát biểu
+ Âm “cờ” đứng trước i,e,ê viết là k, đứng trước các âm còn lại như a,o, ơ...
+ âm “gờ” đứng trước i,e,ê viết g đứng trước các âm còn lại viết là gh
+ Âm “ngờ” đứng trước i,e,ê viết là ngh đứng trước các âm còn lai viết là ngh
@ Rút kinh nghiệm:
Toán
Ôn tập: Khái niệm về phân số
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Rèn KN đọc viết về phân số.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài đọc SGK để thể hiện các phân số 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
GV
HS
1. Giới thiệu bài mới(1p)
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học toán đầu tiên của năm họcsẽ giúp các em củng cố về khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Dạy - học bài mới(30phút)
2.1 Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số(15p)
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số 2/3) và hỏi : Đã tô màu máy phần băng giấy ?
- GV y/c HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Y/c HS d ...  trả lời đúng 
 H: Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn?
 Bài 2(Nhóm 4)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hoạt động theo nhóm
+ Đọc bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương. 
+ Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài
+ So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau.
- Các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét bổ xung.
 KL lời giải đúng: 
 + Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy.
 + Khác nhau: 
- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa . tả tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
 . Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng
 . Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh của vật.
 . Tả thời tiết hoạt động của con người.
 - Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gianvới thứ tự:
 . nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . tả hoạt động của con người bên bờ sông , trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn.
 . tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- HS nêu suy nghĩ, dựa vào bài văn đã học: bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài
- HS đọc yêu cầu
- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều , khi mặt trời mới lặn.
- 4 HS 1 nhóm thảo luận, viết câu trả lời ra giấy nháp
- các nhóm trình bày kết quả và đọc phiếu của mình, nhóm khác bổ xung.
- Bài văn có có 3 phần :
+ Mở bài( Đoạn 1): cuối buổi chiều....
yên tĩnh này: Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
+ Thân bài( đoạn 2,3) Mùa thu... chấm dứt:: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn.
+ Kết bài: Huế thức dậy ....ban đầu của nó: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Thân bài của đoạn văn có 2 đoạn. Đó là :
+ đoạn 2: tả sự thay đổi màu sắc của Sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động của con người bên bờ sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm 4
- các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung
 H: Qua ví dụ trên em thấy:
+ Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?
 + Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
 3. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 4. Luyện tập
Bài 1(Nhóm)
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn sau; 
+ Đọc kỹ bài văn Nắng trưa
 + Xác định từng phần của bài văn
 + Tìm nội dung chính của từng phần.
+ xác định trình tự miêu tả của bài văn: mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung từng đoạn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày kết quả.
3. Củng cố- dặn dò(3phút)
H: bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ
+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
+ mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- 3 HS đọc
- HS đọc bài Nắng trưa
- HS thảo luận theo cặp, ghi ra giấy
- 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ xung.
Bài Nắng trưa gồm có 3 phần:
 + mở bài: Nắng cứ như.... xuống mặy đát: nêu nhận xrts chung về nắng trưa
 + Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà...... thửa ruộng chưa xong : cảnh vật trong nắng trưa 
 Thân bài có 4 đoạn 
- Đoạn 1: Buổi trưa ngồi... bốc lên mãi: hơi đất trong nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Tiếng gì...... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa
- Đoạn 3: con gà nào ..... cũng im lặng: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4: ấy thế mà....chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ.
 @ Rút kinh nghiệm:...
.
Thứ sáu ngày 16 tháng 08 năm 2013
Toán
Phân số thập phân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ, bảng con, bảng nhóm
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
GV
HS
1.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.	
2.Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân.
2.2. Giới thiệu phân số thập phân
- GV viết lên bảng các phân số :
; , ;. và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên ?
- GV giới thiệu: Các phân số có mẫu là 10, 100, 1000, được gọi là các phân số thập phân.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu : Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số 
- Em làm thế nào để tìm được phân số thập phân bằng với phân số đã cho ?
- GV nêu yêu cầu tương tự với các phân số ; 
- GV nêu kết luận.
+ Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10, 100, 1000, rồi lấy cả tử và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân.
2.3.Luyện tập
Bài 1(Cá nhân)
- GV viết các phân số thập phân lên bảng và yêu cầu HS đọc.
Bài 2( bảng con)
- GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng.
Bài 3 Nhóm đôi
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- Trong các phân số còn lại, phân số nào có thế có thể viết thành phân số thập phân ?
Bài 4: a, c(2 nhóm) 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Mỗi phần trong bài diễn giải cách tìm một phân số thập phân bằng phân số đã cho. Các em cần đọc kỹ từng bước làm để chọn được số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Điền dấu (>;<;=)
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS đọc các phân số trên.
- HS nêu theo ý hiểu của minh. Ví dụ :
+ Các phân số có mẫu là 10, 100, 
+ Mẫu số của các phân số này đều là chia hết cho 10..
- HS nghe và nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. HS có thể tìm
 = = 
- HS nêu cách làm của mình. Ví dụ 
- Ta nhận thấy 5 2 = 10, vậy ta nhân cả tử và mẫu của phân số với 2 thì được phân số là phân số thập phân và bằng phân số đã cho.
- HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
- HS nghe và nêu lại kết luận của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc.
* Đáp án là :
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc và nêu: Phân số ; là phân số thập phân.
- HS nêu : Phân số có thể viết thành phân số thập phân :
 = = 
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các số thích hợp điền vào ô trống.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn, theo dõi chữa bài và tự kiểm tra bài của mình
@ Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
 - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - HS sưu tầm tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng
 - Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học
GV
HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 GS lên bảng 
Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
Nêu cấu tạo bài văn Nắng trưa
- GV nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày của HS
- GV: để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ts cho bài văn trả cảnh
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1( Cặp đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
GV hướng dẫn giúp đỡ HS gặp khó khăn, Yêu cầu HS ghi lại ý chính trong câu hỏi
- Gọi HS trình bày 
Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
- Em thấy cảnh buổi sớm trên cánh đồng có gì đẹp?
Tác giả đã quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
 GV nhận xét
KL: Tác giả lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ riêng của từng cảnh vật.
Để có 1 bài văn hay chúng ta phải biết cách quan sát cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị cho làm văn tốt chúng ta cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh
 Bài 2( Cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày 
- Nhận xét khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt
- HS làm bài cá nhân
Gợi ý: mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
 Thân bài: tả nét nổi bật của cảnh vật
 Tả theo thời gian
 Tả theo trình tự từng bộ phận
- KB: Nêu cảm nghĩ, nhận xét về cảnh vật.
- GV chọn bài làm tốt đẻ trình bày mẫu.
 3. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét giờ học 
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trao đổi và làm bài 
- Tả cánh đồng buổi sớm, đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó hoa huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng, mặt trời mọc.
- HS nối tiếp nhau nêu theo cảm nhận của mình.
- Tác giả quan sát bằng xúc giác( cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân
Bàng thị giác( mắt) thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa ....
- Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ...
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài 
- HS làm vào vở
VD: Dàn ý bài văn tả cảnh.
Buổi sáng trong công viên
* Mở bài: Giới thiệu bao quát: sáng CN em được mẹ cho đi công viên.
* Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật.
- Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người.
- làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em.
- mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Chim chóc nô đùa, hót líu io.
- Các cụ già đi tập TD đã ra về.
- Trẻ em nô đùa, chạy theo người lớn.
* KB: Em rất thích đi công viên. Không khí ở đây rất mát mẻ và trong lành.
- Lớp nhận xét
@ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 1.doc