Bài 1: Đặt tính rồi tính. ( 2 điểm )
a) 275,75 +417,75 b) 700 – 193,18 c) 74,14 x 3,7 d) 75,95 : 3,5
Bài 2: ( 2 điểm )
a-Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)
25,48+9,7+12,5 =
A. 47,05 B.26,43 C.47.68 D.476,8
b-Ghi Đ vào ô vuông ( □ ) đặt cạnh kết quả đúng:
Một hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 5,6dm; 5,9dm và 6,7dm. Vậy chu vi của hình tam giác đó là:
A.19,1dm □ B.18,2□ C. 18,3 □ D.18,2dm □
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRƯỜNG TH Lớp :5 Họ và tên:... Điểm KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HOÏC KÌ I NĂM HỌC: 2009 -2010 MÔN: TOÁN - LỚP 5 Thời gian: 40 phút Bài 1: Đặt tính rồi tính. ( 2 điểm ) a) 275,75 +417,75 b) 700 – 193,18 c) 74,14 x 3,7 d) 75,95 : 3,5 Bài 2: ( 2 điểm ) a-Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm) 25,48+9,7+12,5 = A. 47,05 B.26,43 C.47.68 D.476,8 b-Ghi Đ vào ô vuông ( □ ) đặt cạnh kết quả đúng: Một hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 5,6dm; 5,9dm và 6,7dm. Vậy chu vi của hình tam giác đó là: A.19,1dm □ B.18,2□ C. 18,3 □ D.18,2dm □ Bài 3: ( 1 điểm ) a) Tìm x biết : x + 3,5 = 4,72 b) Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 15 % của 2680 bằng : A- 4,02 B- 402 C-1786 D-16,8 Bài 4: ( 2 điểm ) Một trường Tiểu học có 1680 học sinh.Trong đó số học sinh nữ chiếm 52,5%. a-Tìm số học sinh nữ của trường. b-Tìm số học sinh nam của trường Bài giải Bài 5:( 1 điểm ) Tính bằng cách thuận tiện nhất: 40 x 9,84 x 0,25 Bài 6: Giải bài toán ( 2 điểm ) Một hình chữ nhật có diện tích m2 , chiều rộng m a-Tính chiều dài hình chữ nhật b-Chiều rộng bằng mấy phần chiều dài? . . . . . . . . ĐÁP ÁN MÔN TOÁN LỚP 5 Bài 1: (2 điểm) Mỗi bài tính đúng đạt 0,5 điểm–Không đặt tính đạt 0.25 điểm. a) 693,5 ; b) 506,82; c) 274,318 ; d) 21,7 Bài 2 (2 điểm) Khoanh vào C ( 1 điểm) Khoanh vào D ( 1 điểm) Bài 3 (1điểm) x = 1,22 (0,5 điểm) Khoanh vào B (0,5 điểm) Bài 4 (2điểm) Giải: Số học sinh nữ là: (0,5điểm) (1680 : 100 ) x 52,5 = 882 (học sinh) (0,5điểm) Số học sinh nam là: (0,25điểm) 1680-882 = 798 (học sinh) (0,5điểm) Đáp số: 882 học sinh nữ- 798 học sinh nam (0,25điểm) Bài 5 ( 1điểm) 9,84 x 40 x 0.25 = (0,25 x 40 ) x 9,84 = 10 x 9,84 = 98,4 Bài 6 (2điểm) Giải: Chiều dài hình chữ nhật là: (0,5điểm) : = (m) (0,5điểm) Chiều rộng bằng số phần chiều dài là: (0,25điểm) : = (chiều dài) (0,5điểm) Đáp số: m - (chiều dài) (0,25điểm) PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TIỀU HỌC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn: Tiếng Việt Lớp 5 (Phần đọc hiểu) Thời gian:30 phút Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm Đọc bài văn sau: Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua.Bốn mùa sông đầy nước.Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy.Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm.Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi.Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi.Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng.Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá.Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phất phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi.Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả, mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm. Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi.Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người Theo Băng Sơn Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: 1.Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì? Nước sông đầy ắp Những con lũ dâng đầy Dòng sông đỏ lựng phù sa 2.Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì? Màu trắng của những ngày đẹp trời Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng Màu áo của những người thân trong gia đình 3. Nên chọn tên gì cho bài văn trên ? Làng tôi Những cánh buồm Quê hương 4. Hai câu văn “ Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ”, “Tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi”, có chung đặc điểm gì ? Có vị ngữ giống nhau Có chủ ngữ giống nhau Có một cặp từ trái nghĩa 5. Trong câu “ Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”,có mấy cặp từ trái nghĩa? Một cặp từ. Hai cặp từ. Ba cặp từ. 6. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi”,có mấy quan hệ từ? Một quan hệ từ. Hai quan hệ từ . Ba quan hệ từ. 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các động từ a) Con sông, cánh buồm, con tàu. b) Vượt qua, khổng lồ, lá cờ c) Chảy qua, xới, phất phới HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 diểm ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ý a ( 1 điểm ). Câu 2: Ý c ( 1 điểm ). Câu 3: Ý b ( 1 điểm ). Câu 4: Ý b ( 0,5 điểm ). Câu 5: Ý a ( 0,5 điểm ). (Từ: ngược- xuôi) Câu 6: Ý b ( 0,5 điểm ). (Từ: thì- như) Câu 5: Ý c ( 0,5 điểm ). PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TIỀU HỌC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn: Tiếng Việt Lớp 5 Thời gian: 50 phút Phần viết: 10 điểm A/ Chính tả: ( nghe viết ) 5 điểm: Bài: Vịnh Hạ Long Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên.Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa.Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời.Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển.Tuỳ theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc toả mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn khúc quanh chân đảo như dải lụa xanh. Theo Thi Sảnh B/ Tập làm văn: 5 điểm Đề bài: Tả một người bạn học chung lớp mà em yêu mến nhất. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHẦN VIẾT: I/ Chính tả: ( 5 điểm ) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm. II/ Tập làm văn: ( 5 điểm ) Đảm bảo các yêu sau, được 5 điểm: Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực, cách diễn đạt trôi chảy; đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ, trình bày bài viết sạch sẽ. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5.
Tài liệu đính kèm: