Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Phần dạy học môn tiếng Việt lớp 5

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Phần dạy học môn tiếng Việt lớp 5

Chương trình Giáo dục phổ thông, cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5 – 5 – 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 (8 tiết/tuần x 35 tuần = 280 tiết).

Căn cứ nội dung chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai) cụ thể hoá các kiến thức (tiếng Việt, tập làm văn, văn học), kĩ năng (đọc, nghe, nói, viết) dạy cho HS theo các bài học thuộc 5 phân môn : Tập đọc (2 tiết), Chính tả (1 tiết), Luyện từ và câu (2 tiết), Kể chuyện

(1 tiết), Tập làm văn (2 tiết). Cụ thể như sau :

a) Tập đọc

Thông qua hệ thống văn bản đa dạng phong phú thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai), trong đó có 40 bài văn xuôi, 2 vở kịch (trích), 18 bài thơ, phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao thêm một bước về kĩ năng đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài).

Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân môn Tập đọc còn giúp HS nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản : Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài ; Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý ; Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương.

Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.

Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 được mở rộng và phong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp dưới. Các bài đọc mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống của con người, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách của HS,. Từ đó hình thành thái độ ứng xử có văn hoá và phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Do vậy, các văn bản đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Hệ thống chủ điểm của các bài tập đọc vừa mang tính khái quát vừa có tính hình tượng, hướng vào những phẩm chất của con người, ngoài ra còn đề cập đến vấn đề trẻ em và quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết giữa các dân tộc : Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Qua các bài tập đọc, HS còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng.

 

doc 63 trang Người đăng hang30 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Phần dạy học môn tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn hai
D¹Y HäC m«n TIÕNG VIÖT LíP 5
I. – 	Néi dung d¹y häc vµ chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng m«n TiÕng ViÖt líp 5
1. Néi dung d¹y häc theo SGK TiÕng ViÖt 5 
Chương trình Giáo dục phổ thông, cấp Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5 – 5 – 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định rõ nội dung và kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 (8 tiết/tuần x 35 tuần = 280 tiết).
Căn cứ nội dung chương trình được Bộ GD&ĐT ban hành, SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai) cụ thể hoá các kiến thức (tiếng Việt, tập làm văn, văn học), kĩ năng (đọc, nghe, nói, viết) dạy cho HS theo các bài học thuộc 5 phân môn : Tập đọc (2 tiết), Chính tả (1 tiết), Luyện từ và câu (2 tiết), Kể chuyện 
(1 tiết), Tập làm văn (2 tiết). Cụ thể như sau :
a) Tập đọc
Thông qua hệ thống văn bản đa dạng phong phú thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học đã tuyển chọn và đưa vào SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai), trong đó có 40 bài văn xuôi, 2 vở kịch (trích), 18 bài thơ, phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm với tốc độ nhanh hơn, đồng thời nâng cao thêm một bước về kĩ năng đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài). 
Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc (gồm các nội dung giải nghĩa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu bài), phân môn Tập đọc còn giúp HS nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản : Nhận biết được đề tài, cấu trúc của bài ; Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý ; Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương. 
Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho HS thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
Nội dung các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 5 được mở rộng và phong phú hơn so với các bài tập đọc ở lớp dưới. Các bài đọc mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, về cuộc sống của con người, bồi dưỡng tình cảm và nhân cách của HS,... Từ đó hình thành thái độ ứng xử có văn hoá và phù hợp với chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Do vậy, các văn bản đọc có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Hệ thống chủ điểm của các bài tập đọc vừa mang tính khái quát vừa có tính hình tượng, hướng vào những phẩm chất của con người, ngoài ra còn đề cập đến vấn đề trẻ em và quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, giáo dục dân số, giới tính, ca ngợi tình đoàn kết giữa các dân tộc : Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Qua các bài tập đọc, HS còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,), từ đó nâng cao trình độ văn hoá nói chung và trình độ tiếng Việt nói riêng.
b) Chính tả
Cũng như ở lớp 4, ở lớp 5, mỗi tuần chỉ có một tiết chính tả, tổng cộng cả năm học có 31 tiết chính tả. Các bài chính tả trong SGK Tiếng Việt 5 có nhiệm vụ dạy cho HS kĩ năng viết đúng chính tả, kết hợp cung cấp kiến thức về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài, thông qua 2 loại bài :
b.1. Chính tả đoạn, bài
– Nội dung bài viết chính tả có thể được trích nguyên văn từ bài tập đọc trước đó hoặc nội dung tóm tắt của bài tập đọc, bổ sung thêm 13 đoạn văn, bài văn, bài thơ, mẩu chuyện, mẩu tin, điều luật,... có nội dung cùng chủ điểm. Đó là các bài : Lương Ngọc Quyến, Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Dòng kinh quê hương, Luật bảo vệ môi trường, Người mẹ của 51 đứa con, Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, Cánh cam lạc mẹ, Hà Nội, Núi non hùng vĩ, Ai là thuỷ tổ loài người ?, Lịch sử ngày quốc tế lao động, Cô gái của tương lai, Trong lời mẹ hát. Văn bản nhớ – viết là một đoạn văn, đoạn thơ HS đã học thuộc lòng trong SGK Tiếng Việt 5
– Hình thức chính tả đoạn bài được sử dụng là : nghe - viết (23 bài chiếm 74%) và nhớ - viết (8 bài chiếm 26%). Độ dài các văn bản viết dao động khoảng 90 - 110 chữ.
b.2. Chính tả âm, vần
– Nội dung luyện viết chính tả gồm các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai do cả 3 nguyên nhân (do âm, vần, thanh khó phát âm, cấu tạo phức tạp ; do HS không nắm vững quy tắc ghi âm hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, theo 3 vùng phương ngữ chủ yếu : Bắc – Trung – Nam). Cụ thể : ôn tập quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh ; phân biệt âm đầu l/n, s/x, tr/ch, r/d/gi, v/d  ; phân biệt âm cuối n/ng, t/c ; phân biệt các vần ao/au, iêm/im, iep/ip ; dấu thanh (thanh hỏi/thanh ngã) ; ôn tập các quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài ; luyện viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương,... Các bài tập chính tả được GV lựa chọn trong SGK, hoặc tự soạn bài tập khác cho thích hợp.
– Hình thức bài tập chính tả âm, vần rất phong phú và đa dạng, mang tính tình huống và thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học. VD : Phân biệt cách viết các từ dễ lẫn trong câu, đoạn văn ; Tìm tiếng có nghĩa điền vào ô trống trong bảng cho phù hợp ; Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dễ lẫn ; Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm, vần, thanh dễ lẫn ; Tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa ; Tìm các từ láy có tiếng chứa âm hoặc thanh cho sẵn ; Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thiện câu chuyện hoặc đoạn văn cho trước,...
c) Luyện từ và câu
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm có 62 tiết (32 tiết kì I, 30 tiết kì II). Nội dung dạy học nhằm cung cấp cho HS một số kiến thức về tiếng Việt (ngữ âm và chữ viết ; từ vựng ; ngữ pháp...). Cụ thể :
c.1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ 
Phần mở rộng vốn từ cho HS phù hợp với các chủ điểm, cụ thể là :
– Học kì I có 9 tiết, gồm các bài : Tổ quốc, Nhân dân (chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em, tuần 2, 3) ; Hoà bình – Hữu nghị – Hợp tác (chủ điểm : Cánh chim hoà bình, tuần 5, 6) ; Thiên nhiên (chủ điểm : Con người với thiên nhiên, tuần 8, 9) ; Bảo vệ môi trường (chủ điểm : Giữ lấy màu xanh, tuần 12, 13) ; Hạnh phúc (chủ điểm : Vì hạnh phúc con người, tuần 15).
– Học kì II có 9 tiết, gồm các bài : Công dân (chủ điểm : Người công dân, tuần 20) ; Trật tự – An ninh (chủ điểm : Vì cuộc sống thanh bình, tuần 23, 24) ; Nam và nữ (chủ điểm : Nam và nữ, tuần 30, 31) ; Trẻ em, quyền và bổn phận (chủ điểm : Những chủ nhân tương lai, tuần 33, 34).
c.2. Nghĩa của từ
Cung cấp một số kiến thức sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là : Từ đồng nghĩa, Luyện tập về từ trái nghĩa (tuần 4 : 2 tiết) ; Từ đồng âm, Dùng từ đồng âm để chơi chữ (tuần 5 : 1 tiết, tuần 6 : 1 tiết) ; Từ nhiều nghĩa, Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 7 : 2 tiết, tuần 8 : 1 tiết).
c.3. Từ loại 
Có 5 tiết, cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai loại từ này. Cụ thể là : đại từ và đại từ xưng hô (tuần 9 : 1 tiết, tuần 11 : 1 tiết) ; Quan hệ từ, Luyện tập về quan hệ (tuần 11 : 1 tiết, tuần 12 : 1 tiết, tuần 13 : 1 tiết).
c.4. Câu 
Phần này cung cấp kiến thức sơ giản về câu ghép : Khái niệm câu ghép (tuần 19 : 1 tiết) ; Cách nối các vế câu ghép (tuần 19: 1 tiết) ; Nối các vế của câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20 : 1 tiết, tuần 21 : 1 tiết, tuần 22 : 2 tiết, tuần 23 : 1 tiết) ; Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24 : 1 tiết).
c.5. Ngữ pháp văn bản 
Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về 3 phương thức liên kết câu cơ bản : Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25 : 1 tiết) ; Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (tuần 25 : 1 tiết), Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26 : 1 tiết) ; Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27 : 1 tiết).
c.6. Ôn tập
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có phần hệ thống hoá tất cả các nội dung về từ và câu mà HS được học ở cấp Tiểu học. Cụ thể là : Ôn tập về từ loại 
(1 tiết : tuần 14) ; Ôn tập về từ và cấu tạo từ (2 tiết – tuần 15 : 1 tiết, tuần 16 : 2 tiết) ; Ôn tập về câu (1 tiết : tuần 17) ; Ôn tập về dấu câu (8 tiết – tuần 29 : 2 tiết, tuần 30 : 1 tiết, tuần 31 : 1 tiết, tuần 32 : 2 tiết, tuần 33 : 1 tiết, tuần 34 : 1 tiết). 
d) Kể chuyện
Phân môn Kể chuyện ở lớp 5 tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng kể chuyện đã được hình thành từ các lớp dưới đồng thời mở rộng yêu cầu với ba kiểu bài tập :
d.1. Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp
Kiểu bài này được thực hiện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học. Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe (kết hợp ghi nhớ và cảm nhận nội dung, ý nghĩa câu chuyện). Để rèn kĩ năng nghe, câu chuyện được in ở SGV, trong SGK chỉ trình bày tranh minh hoạ, có thể kèm theo lời gợi ý nội dung tranh. Văn bản truyện lớp 5 khoảng trên dưới 500 chữ, dài khoảng 1 trang.
10 câu chuyện kể gắn với 10 chủ điểm trong SGK, đó là các truyện : 
Lý Tự Trọng, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Cây cỏ nước Nam, Người đi săn và con nai, Pa-xtơ và em bé, Chiếc đồng hồ, Ông Nguyễn Khoa Đăng, Vì muôn dân, Lớp trưởng lớp tôi, Nhà vô địch.
d.2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ Kể chuyện
Đây là kiểu bài tập kể chuyện thường có ở tuần thứ hai trong một chủ điểm học tập lớp 5. Nội dung gồm những câu chuyện do HS tự sưu tầm trong sách báo hoặc nghe người khác kể lại trong đời sống hằng ngày. Sau khi lựa chọn được câu chuyện đã đọc (hoặc đã nghe kể) phù hợp với đề bài trong SGK, HS đọc kĩ, nhớ lại câu chuyện để kể trước lớp cho thầy (cô) và các bạn nghe, sau đó luyện tập trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện đã kể. Do vậy, bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài tập này còn có mục đích kích thích HS ham đọc sách và hứng thú nghe kể chuyện. 
SGK Tiếng Việt 5 có 11 bài tập Kể chuyện đã nghe, đã đọc với các đề bài : 
– Kể về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
– Kể về một câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
– Kể một câu chuyện nói về quan hệ của con người với thiên nhiên.
– Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường.
– Kể một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
– Kể lại những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
 – Kể về những tấm gương sống, l ... Tà áo dài Việt Nam
1. Luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo hướng dẫn. 
2. Khoanh tròn chữ cái c.
Công việc đầu tiên
1. Xác định giọng đọc của các nhân vật dưới đây rồi đọc đoạn văn ở dưới :
* Giọng của chị Út : thể hiện giọng vừa mừng, vừa lo nhưng rất quả quyết.
* Giọng của anh Ba Chẩn : điềm đạm, thân mật dặn dò.
2. Khoanh tròn chữ cái c.
Tiết 2 – Luyện viết
1. Câu chuyện hoàn chỉnh :
Hai chúng ta bằng cả nhân loại
Có lần nhà văn nổi tiếng Béc–na Sô tới dự một bữa tiệc. Trong bữa tiệc, ai nấy đều khó chịu vì bị một anh chàng hợm hĩnh làm phiền. Anh chàng này khoe khoang luôn mồm làm như biết tất cả mọi thứ trên đời.
Béc-na Sô càng nghe càng khó chịu. Cuối cùng, ông bảo :
– Này, anh bạn ! Hiểu biết của anh với tôi cộng lại bằng kiến thức của cả nhân loại đấy.
Anh hợm ngạc nhiên :
– Thật sao ?
Béc-na Sô thản nhiên đáp :
– Thật vậy ! Anh biết mọi việc trên đời, trừ một việc mà anh không biết là anh đang bị mọi người ở đây chán ghét. Nhưng tôi biết điều này. Như vậy, nếu hiểu biết của hai chúng ta cộng lại có phải nó sẽ bằng kiến thức của cả nhân loại không ? 
2. a) Mở bài
Trước bảy giờ, cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh đến sớm vậy mà bây giờ đã bắt đầu ồn ào, náo nhiệt. Em đến trường và hoà mình vào không khí đó.
b) Kết bài
Em rất thích đến trường sớm một chút để được nhìn thấy quang cảnh trường trước buổi học. Các bạn học sinh được bố mẹ, người thân đưa đến trường, mặc những bộ quần áo đẹp, vai đeo cặp sách, cười nói vui vẻ,... Tất cả những điều đó, mãi mãi đi vào kí ức tuổi thơ em.
TUẦN 32
Tiết 1 – Luyện đọc
Bầm ơi
1. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc đoạn thơ ; lưu ý ngắt nhịp và nhấn giọng :
Bầm ơi / có rét không bầm ?
Heo heo gió núi,/ lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy / bầm run
Chân lội dưới bùn,/ tay cấy mạ non
Mạ non / bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại / thương con mấy lần.
Mưa phùn/ ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, / thương bầm bấy nhiêu !
2. Khoanh tròn chữ cái a.
Út Vịnh
1. Đọc diễn cảm đoạn văn theo gợi ý.
2. Em học tập ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng nội quy an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu em nhỏ.
Tiết 2 – Luyện viết
1. Câu chuyện hoàn chỉnh : 
Đi xuyên Việt bằng xích lô
Tháng 9 năm 2005, anh Mác-tin và anh A-đam người Úc đã đi xuyên Việt bằng xích lô. Họ đi để kêu gọi mọi người ủng hộ tiền cho trường KOTO ở số 72 phố Thụy Khuê (Hà Nội). Đây là trường học của các trẻ em nghèo không có gia đình.
Họ đã đi 1700 km mất 29 ngày, chụp 313 bức ảnh về Việt Nam, ăn nhiều món ăn mới và gặp nhiều người Việt Nam.
Hai anh hi vọng trường KOTO có thể nhận được hơn 30 000 đô la để giúp trẻ em nghèo.
2. Câu chuyện hoàn chỉnh :
Gai-đa và chiếc va-li
Gai-đa là một nhà văn viết cho thiếu nhi nổi tiếng của Liên Xô (cũ). Ông hay lui tới những vườn trẻ ở ngoại ô Mát-xcơ-va chơi với các em. Một lần, tiễn Gia-đa ra ga, các em tranh nhau xách hộ ông chiếc va-li. Đến nơi, một em hỏi nhà văn : “Thưa bác, tại sao bác là người nổi tiếng mà chiếc va-li của bác lại nhẹ và rỗng như thế này ạ ?”.
Gai-đa suy nghĩ rồi trả lời : “Ô, không sao, bác chỉ sợ chiếc va-li của bác nổi tiếng còn bác thì nhẹ và rỗng thôi !”.
3. Đoạn văn tham khảo :
Đằng đông đã ửng hồng. Sau giấc ngủ no nê, ông mặt trời không còn ngái ngủ, đã bắt tay vào công việc của một ngày. Cả bản làng như được thoa lớp phấn hồng ấm áp. Đầu bản, tiếng loa công cộng bắt đầu vang lên giai điệu của bài hát Inh lả ơi. Trong chốc lát, âm thanh của một ngày mới bắt đầu rộ lên rõ nét hơn với tiếng lợn đòi ăn, tiếng gà mẹ lục tục gọi con, tiếng ăng ẳng của đàn chó con vừa mở mắt, tiếng thì thầm trò chuyện, tiếng gọi nhau í ới,... Cả bản nhộn lên với âm thanh của một ngày mới.
TUẦN 33
Tiết 1 – Luyện đọc
Những cánh buồm
1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc ; lưu ý ngắt nhịp và nhấn giọng : 
Sau trận mưa đêm / rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi / dưới ánh mai hồng
Con bỗng lắc tay cha / khẽ hỏi :
“Cha ơi !
Sao xa kia / chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó ?”
Cha mỉm cười / xoa đầu con nhỏ :
“Theo cánh buồm/ đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa/ có nhà
Nhưng nơi đó / cha chưa hề đi đến.”
2. Khoanh tròn chữ cái c.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Đọc đoạn văn theo hướng dẫn. 
2. Điều 15 – Quyền bảo vệ sức khoẻ ; Điều 16 : Quyền được học hành ; Điều 17 : Quyền được vui chơi ; Điều 21 : Bổn phận của trẻ em.
Tiết 2 – Luyện viết
1. Thỏ thẻ như trẻ lên ba ; Trẻ lên ba cả nhà tập nói ; Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan ; ...
2. a) Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ quan trọng.
 b) Dấu ngoặc kép được dùng để trích dẫn lời nói.
3. Những từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của bà cụ bán hàng nước chè : mái tóc bạc phơ, gầy gò, dọn bàn bán nước chè, mang gạo đến rắc dưới gốc cây, bình dị, tuổi “thất thập cổ lai hi”, tấm lòng nhân ái, đạm bạc, áo cánh nâu tuềnh toàng, chiếc quần thâm đã bạc phếch, chiếc nón cũng dùng cho đến khi rách tướp, yêu thương đàn chim trời. 
Nhận xét :
a) Trong số các từ ngữ tả ngoại hình và hoạt động của bà cụ, có một số từ gợi tả sinh động, đó là các từ : bạc phơ, gầy gò, kế sinh nhai, bình dị, “thất thập cổ lai hi”, nhân ái, đạm bạc, tuềnh toàng, bạc phếch, rách tướp, 
b) Đặc điểm về ngoại hình và hoạt động của bà cụ cho thấy bà cụ là một người giản dị, nhân hậu, có tình yêu và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
TUẦN 34
Tiết 1 – Luyện đọc
Sang năm con lên bảy
1. Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn. 
2. Khoanh tròn chữ cái c.
Lớp học trên đường
1. Thực hiện yêu cầu và luyện đọc.
2. Khoanh tròn chữ cái c.
Tiết 2 – Luyện viết
1. a) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói.
 b) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần liệt kê.
2. a) Khoanh tròn chữ cái b.
b) Những từ ngữ tả hình dáng : pho tượng đồng đúc, hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, các bắp thịt cuồn cuộn, hai, cặp mắt nảy lửa.
c) Những từ ngữ tả hoạt động : thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào, vượt thác, nói năng nhỏ nhẹ.
TUẦN 35 – Ôn tập
Tiết 1 – Luyện đọc
Nếu trái đất thiếu trẻ con
1. Luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn. 
2. Khoanh tròn chữ cái c. 
Cây gạo ngoài bến sông (Bài luyện tập, tiết 7)
1. Giải đáp :
(1) Những chi tiết cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu : Cây gạo già ; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo ; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
(2) Dấu hiệu giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi : Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
(3) Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.”, từ bừng nói lên : Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
(4) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê vì : có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.
(5) Thương và các bạn nhỏ cứu cây gạo bằng cách : Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
(6) Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
(7) Câu sau là câu ghép : Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
(8) Các vế trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.” được nối với nhau bằng từ nối vậy mà.
(9) Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
(10) Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” có tác dụng : ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Tiết 2 – Luyện viết
1. a) Dấu gạch ngang dùng để giải thích.
 b) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói.
 c) Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói, phần giải thích.
2. Đoạn văn tham khảo :
Tôi rất yêu cây. Các cây trong vườn mỗi loài một đặc tính nhưng chúng đều là những người bạn thân thiết của tôi. Chỉ có điều, tôi có ấn tượng và tình cảm đặc biệt sâu đậm với cây ổi đào. Tôi yêu nó bởi chính nội đã trồng nó cho tôi, nó gắn với tuổi thơ tôi, với những trò chơi của tôi bên gốc ổi. Tôi lớn, ổi cũng theo tôi lớn. Cánh tay tôi rắn chắc, ổi cũng ưỡn căng ngực, dang tay đón gió, đón nắng. Nắng, gió là vậy mà nước da của ổi vẫn nhẵn thín, hồng hào đến lạ. Hoa ổi trắng như nước da em bé. Quả ổi tròn thon thon như cái chén con. Vỏ hanh vàng, ruột màu hồng tươi, mùi ổi chín thơm lừng, đặc biệt hấp dẫn lũ trẻ chúng tôi và đàn chào mào mỗi buổi trưa hè. Ông tôi đã chăm sóc cho cây sai quả và ra những quả ngọt. Xung quanh cây ổi, chúng tôi cũng học được nhiều điều giản dị từ người ông yêu quý.
Môc lôc
Trang
Phần một 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH, 
SÁCH GIÁO KHOA MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
5
I – Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học
5
1. Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng chương trình Tiếng Việt tiểu học
5
2. Nội dung dạy học của chương trình Tiếng Việt
5
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học
9
II – SGK môn Tiếng Việt cấp Tiểu học
13
Phần hai
DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
15
I – Nội dung dạy học và Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5
15
1. Nội dung dạy học theo SGK Tiếng Việt 5
15
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 và yêu cầu dạy học theo Chuẩn
23
II – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt 
lớp 5 phát huy tính tích cực học tập của học sinh
26
1. Dạy kiến thức tiếng Việt và văn học nhằm tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng
26
2. Dạy học các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết theo quan điểm tích hợp
30
3. Vận dụng hình thức tổ chức dạy học đáp ứng khả năng học tập của các đối tượng học sinh
46
III – Đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 5 theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
51
1. Đánh giá thường xuyên
51
2. Đánh giá định kì
52
IV – Hướng dẫn củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5 qua hệ thống bài tập thực hành
55
1. Giới thiệu hệ thống bài tập thực hành củng cố kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 5
55
2. Hướng dẫn HS thực hành luyện tập theo từng tuần học
65
 D¹y häc ®¶m b¶o chÊt l­îng m«n tiÕng viÖt líp 5
M· sè : 
In ................... b¶n, khæ 17 ´ 24 cm t¹i ...............................................................................
Sè in ................. ; Sè xuÊt b¶n: 
In xong vµ nép l­u chiÓu th¸ng .... n¨m 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docBDGV TV5.doc