Kiểm tra chất lượng giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn Tiếng Việt

Kiểm tra chất lượng giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn Tiếng Việt

I-Đọc thầm và làm bài tập:(5 điểm) Học sinh đọc thầm bài Phân xử tài tình dưới đây và đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7

Phân xử tài tình

 Xưa có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.

 Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo thưa :

 - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải bảo là của mình.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng giữa học kì II năm học 2012 – 2013 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiều học Trưng Vương
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2012 – 2013
Môn KT: Tiếng Việt
Ngày KT:
Thời gian KT: phút
Điểm
Nhận xét bài thi
Chữ kí và họ tên của giám thị coi thi
Chữ kí và họ tên của giám khảo chấm thi
I-Đọc thầm và làm bài tập:(5 điểm) Học sinh đọc thầm bài Phân xử tài tình dưới đây và đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7 
Phân xử tài tình
 Xưa có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử rất công bằng.
 Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo thưa :
 - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải bảo là của mình.
 Người kia cũng rưng rưng nước mắt :
 - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.
 Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo :
 - Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vải xé đôi, mỗi người một nữa.
 Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
 Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.
 Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo :
 - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật . Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
 Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
 Theo Nguyễn Đổng Chi
Câu 1: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
a) Phân xử xem ai là người tốt.	
b) Phân xử xem người bán vải tốt hay vải xấu.
c) Phân xử xem miếng vải của ai.
Câu 2: Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
a) Buộc người lấy cắp phải khai nhận.
b) Quan cho cắt tấm vải làm đôi chia cho mỗi người một nửa.
c) Quan xử theo phán đoán riêng của bản thân.
Câu 3: Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là kẻ cắp?
a) Vì tấm vải không phải của mình nên người đó không khóc vì không thấy tiếc của.	
b) Vì người đó không chân thật.	
c) Vì người đó không thích có cả tấm vải.	
Câu 4: Vì sao quan lại dùng cách cho mỗi người cầm nắm thóc đã ngâm nước chạy đàn niệm Phật để tìm ra kẻ gian?
a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.
b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.	
Câu 5: Câu “ Tuy vụ án khó khăn nhưng quan vẫn tìm ra thủ phạm” là câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng cách nào?
a) Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ. 
b) Nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng.	
c) Không dùng từ nối.	
Câu 6: Các vế của câu ghép “Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì kẻ có tật mới hay giật mình.” thể hiện mối quan hệ gì?
a) Nguyên nhân - kết quả.
c) Kết quả - nguyên nhân.
b) Điều kiện - kết quả.
d) Tăng tiến.
Câu 7 : Hai câu "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ .., thay thế cho từ 
b) Bằng cách lặp từ ngữ , đó là từ	
c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.	
Câu 8: . Điền từ chỉ quan hệ vào chổ chấm để hoàn chỉnh câu ghép.
 . . . . . . . . . . Nam luôn quan tâm giúp đỡ các bạn. . . . . . . . . mọi người đều quý mến.
 a. Bởi vì . . . cho nên b. Nhờ . . . nên c. Vậy . . . mà
Câu 9: Hãy chọn cặp từ hô ứng thích hợp cho câu: “Trời . mưa to, gió . thổi mạnh.” 
 a. Vừa  vừa b. Càng . càng. c. Đâu .. đấy
Câu 10: Dòng nào dưới đây gồm các danh từ:
Tiền, người, của, tìm, trả.
Tiền, người, của, nhà vua, vị quan.
Tiền, người, mất, xót.
Tiền, người, vua, thẳng thắn.
B. Kiểm tra viết:
I. Chính tả (nghe – viết)	
 Cây cơm nguội
 Cây cơm nguội rụng lá trước mọi loại cây. Tháng mười, khi hoa sữa tỏa hương trong đêm thì lá cơm nguội vàng au, bay đầy mặt đất. Nhưng nó cũng lại hồi sinh cùng mùa xuân sớm nhất....Ngay từ tháng chạp, khi những cây bàng còn thả những tờ thư đỏ cho mặt đường, thì từ những cành tưởng đã chết khô, chết héo kia bật ra những cái chấm màu đồng điếu, màu tím hồng, rồi chẳng bao lâu thành màu xanh lá mạ, xanh non như màu nõn chuối, tắm trong mưa xuân sớm, nắng xuân sớm.
	 ( Băng Sơn )	
II. Tập làm văn:
 Hãy tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi giua ky 2Nguyen Thi Thanh Thao.doc