Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt

Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt

1. Học sinh bắt thăm một trong 5 bài tập đọc và trả lời câu hỏi. (Cắt ở cuối trang)

2. Yêu cầu đánh giá cho điểm:

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm.

(Đọc sai từ 2 đến 5 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm).

+ Ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).

+Giọng dọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm.

(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm :0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm).

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) :1 điểm.

(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm)

+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu :1 điểm

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT
(Phần đọc thành tiếng)
--------------
1. Học sinh bắt thăm một trong 5 bài tập đọc và trả lời câu hỏi. (Cắt ở cuối trang)
2. Yêu cầu đánh giá cho điểm:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm. 
(Đọc sai từ 2 đến 5 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm).
+ Ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm).
+Giọng dọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm.
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm :0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm).
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút) :1 điểm.
(Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu :1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm).
"-------------------------------------------------------------------------------------------
Kì diệu rừng xanh 	( trang 75)
 Đoạn 3 – Câu hỏi 3.
"-------------------------------------------------------------------------------------------
Mùa thảo quả	 ( trang 113)
 Đoạn 2 – Câu hỏi 2.
"-------------------------------------------------------------------------------------------
Trồng rừng ngập mặn	 ( trang 129)
 Đoạn 3 – Câu hỏi 3.
"-------------------------------------------------------------------------------------------
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 	 ( trang 144)
 Đoạn 3 – Câu hỏi 4.
"-------------------------------------------------------------------------------------------
Thầy thuốc như mẹ hiền 	 ( trang 153)
 Đoạn 1 – Câu hỏi 1.
PHÒNG GD&ĐT CỜ ĐỎ
TRƯỜNG TH ĐÔNG HIỆP 1
Họ và tên học sinh:
...
Lớp: .................................................
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học : 2011-2012
Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 5
(Phần đọc thầm)
Thời gian: 30 phút
Ngày kiểm tra:.../../.
Giám thị 1 (Kí-họ tên)
....
Số phách
Giám thị 2 (Kí-họ tên)
"----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm số
Điểm chữ
Lời phê
Giám khảo 1 (Kí-họ tên)
...
Giám khảo 2 (Kí-họ tên)
........................................
Số phách
Bài đọc :
Rừng phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
 Đoàn Giỏi
ĐỌC THẦM BÀI VĂN TRÊN VÀ LÀM BÀI TẬP SAU:
Câu 1 : Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
a) Bài văn trên tả cảnh rừng phương Nam vào thời điểm nào ?
 Lúc ban mai.
 Lúc trưa.
 Lúc hoàng hôn.
 Lúc nửa đêm.
	b) Trong bài văn, tác giả nói đến mấy loại cây ?
 Một loại. Đó là : 	
 Hai loại. Đó là : 	
 Ba loại. Đó là : 	
 Bốn loại. Đó là : 	
c) Trong bài đọc có câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” cho thấy khu rừng lúc bấy giờ như thế nào ?
 Rừng rất yên tĩnh.
 Tiếng lá rụng rất to.
 Rừng đang mùa lá rụng.
 Người đi rừng tai rất thính.
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO ĐÂY
KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO ĐÂY
"------------------------------------------------------------------------------------------------------------
d) Em hiểu “những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia” trong bài văn là loài 
vật nào ?
 Chim.
 Chó săn.
 Kì nhông.
 Chó săn và kì nhông.
e) Những con vật nói trên tự biến đổi màu sắc để làm gì ?
 Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp.
 Để khoe vẻ đẹp với các con vật khác trong rừng.
 Để hợp với sự thay đổi ánh sáng từng lúc của mặt trời.
 Để hợp với màu sắc xung quanh, làm kẻ thù không phát hiện ra.
g) Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ láy ?
 rào rào, nhè nhẹ, líu lo, phảng phất.
 im lặng, líu lo, động đậy, ngây ngất.
 chim chóc, yên tĩnh, lan xa, tứ tán.
 im lặng, rào rào, vàng rực, líu lo.
h) Trong bài văn trên, có một từ đồng nghĩa với từ “im lặng” . Từ đó là :
 nhè nhẹ.
 lặng ngắt
 yên tĩnh.
 im bặt.
Câu 2 : Từ “chạy” trong câu : “Những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân
kia chạy tứ tán.” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 	
Câu 3 : Điền vào chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh tục ngữ sau: - Chết  hơn sống quì.
Câu 4 : Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên. 	
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 ĐỌC THẦM: (5 điểm)
Câu 1: (3,5 điểm)
Đánh dấu chéo vào mỗi ô trống đúng được 0,5đ
a) Lúc ban mai.
b) Ba loại. Đó là: cúc áo, tràm, ngái.
c) Rừng rất yên tĩnh.
d) Kì nhông.
e) Để hợp với màu sắc xung quanh, làm kẻ thù không phát hiện ra.
g) Rào rào, nhè nhẹ, líu lo, phảng phất.
h) Yên tĩnh.
Câu 2: Trả lời đúng được 0,5 điểm.
- Nghĩa gốc.
Câu 3: Điền đúng được 0,5 điểm
- đứng.
Câu 4: (0,5 điểm)
- Đoạn văn làm cho em háo hức, muốn có dịp vào rừng ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên.
- (hoặc: Đoạn văn giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng.
- hay: Vẻ đẹp của rừng được tác giả miêu tả thật hay  )
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau bằng cảm nhận của mình.
PHÒNG GD&ĐT CỜ ĐỎ
TRƯỜNG TH...................................
Họ và tên học sinh:
...
Lớp: ....................................................
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học : 2011-2012
Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp 5
(Phần viết)
Thời gian: 50 phút
Ngày kiểm tra:.../../.
Giám thị 1 (Kí-họ tên)
....
Số phách
Giám thị 2 (Kí-họ tên)
"---------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm số
Điểm chữ
Lời phê
Giám khảo 1 (Kí-họ tên)
...
Giám khảo 2 (Kí-họ tên)
........................................
Số phách
 I.- CHÍNH TẢ (nghe – viết): ( 15 phút )	
Bài “Mùa thảo quả” (Từ Sự sống cứ tiếp tục... đến... từ dưới đáy rừng Sách Tiếng Việt 5/tập 1 trang 114).
Bài viết
II. Tập làm văn : (35 phút)
Đề bài : Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
Bài làm
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO ĐÂY
 KHÔNG ĐƯỢC VIẾT VÀO ĐÂY
"-----------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN
I. CHÍNH TẢ: (5 điểm)
- Bài không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày cân đối, sạch sẽ: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. Thiếu 1 chữ trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần.
* Lưu ý: nếu chữ viết không đọc được hoặc trình bày dơ, bẩn: trừ 0,5 điểm toàn bài. Trừ tối đa 4,5 điểm toàn bài.
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
1/ Yêu cầu: Bài viết phải đảm bảo được các yêu cầu:
- Về thể loại: tả cảnh
- Về phạm vi chọn lựa đối tượng: tả một cảnh đẹp.
- Về nội dung cấu tạo:
+ Có đủ kết cấu 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
+ Tả được một số nét tiêu biẻu về cảnh đẹp đã chọn.
+ Trình tự miêu tả hợp lí, lời văn tự nhiên, chân thực.
 - Về hình thức diễn đạt:
+ Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Dùng từ chính xác, bước đầu biết vận dụng các phép so sánh, nhân hóa làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc, điễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, bước đầu biết liên kết câu và chuyển đoạn.
+ Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày bài viết sạch sẽ.
2/ Biểu điểm:
î Loại Giỏi: (4,5đ – 5đ)
Thực hiện tốt các yêucầu nêu trên. Các lỗi chung về ngữ pháp, từ ngữ, chính tả: từ 2 – 3 lỗi.
îLoại Khá: (3,5 – 4đ)
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu như loại giỏi nhưng ở mức thấp hơn một chút. Các lỗi chung: 4 – 5 lỗi.
îLoại Trung bình: (2,5 – 3đ)
Từng yêu cầu đều đạt trung bình, nội dung chưa đủ hoặc dàn trải, đơn điệu; các ý liên kết thiếu chặt chẽ. Bố cục đủ 3 phần nhưng chưa cân đối. Các lỗi chung: 6 – 7 lỗi.
îLoại Yếu: (1,5 – 2đ)
Chưa đúng yêu cầu thể loại; các ý miêu tả rời rạc. Bố cục không cân đối. Diễn đạt khó hiểu, lủng củng. Các lỗi chung: 8 – 9 lỗi.
îLoại Kém: (0,5 – 1đ)
Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
3/ Chú ý:
- Cần tôn trọng cách tả sáng tạo và mạch cảm xúc hồn nhiên, chân thật của các em. Không yêu cầu các em phải tả đầy đủ hoặc đúng thứ tự như dàn bài tả cảnh đã được học.
- Ở mỗi phần, tùy mức độ, giáo viên cân nhắc đánh giá chênh lệch 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT CHKI TIENG VIET 5.doc