Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới. Chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục là vấn đề sống còn của đất nước. Vấn đề lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính quyết định đối với chất lượng dạy và học- điều này hiện đang được quan tâm- Vì trong nhà trường Tiểu học hoạt động dạy học và giáo dục được tiến hành khá đơn điệu( cả về mặt hình hình thức và phương pháp dạy học). Do vậy phương pháp dạy học cần phải được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
PHẦN I : MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiểu học là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới. Chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong nội dung công tác của ngành giáo dục là vấn đề sống còn của đất nước. Vấn đề lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề mang tính quyết định đối với chất lượng dạy và học- điều này hiện đang được quan tâm- Vì trong nhà trường Tiểu học hoạt động dạy học và giáo dục được tiến hành khá đơn điệu( cả về mặt hình hình thức và phương pháp dạy học). Do vậy phương pháp dạy học cần phải được đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Ở nhà trường Tiểu học mỗi môn học đều góp phần vào việc hoàn thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Trong đó môn toán giữ vị trí quan trọng, thời gian dành cho việc học toán chiếm tỷ lệ khá cao. Riêng môn Toán ở bậc tiểu học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ sở, nền tảng về toán học, rèn luyện kĩ năng tính toán,giải toán, suy luận đơn giản, đồng thời góp phần rèn luyện các các phẩm chất đạo đức, tính kiên trì sáng tạo ở mỗi con người. Trong thực tế những năm gần đây, việc dạy toán trong nhà trường Tiểu học đã có những bước cố gắng cải tiến phương pháp, nội dung và hình thức nhằm nâng cao chất lượng môn học. Việc đưa ra các phương pháp dạy giải các bài toán điển hình được đặc biệt quan tâm. Xét riêng về loại toán chuyển động đều ta thấy đây là loại toán khó nội dung phong phú, đa dạng. Vì thế cần phải có phương pháp cụ thể đề ra dạy giải các bài toán này nhằm đáp ứng các nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh Tiểu học. Bên cạnh đó ta còn thấy các bài toán về chuyển động đều có rất nhiều kiến thức được áp dụng vào thực tế đời sống. Vì thế bài toán về chuyển động đều cung cấp một lượng vốn sống hết sức cần thiết cho một bộ phận các em học sinh không có điều kiện học tiếp bậc Phổ thông cơ sở phải nghỉ học để tham gia lao động sản xuất. Mặt khác các em học sinh lên tiếp phổ thông cơ sở thì bài toán về chuyển động đều giúp các em có một nền tảng móng vững chắc để học tiếp chương trình toán lớp 6. Với các em thực tế tôi thấy chưa có kĩ năng làm dạng toán này nên làm còn chưa chính xác được. Mặt khác tư duy của một số học sinh trung bình và yếu còn hạn chế có khả năng thiết lập các mối quan hệ. Các mối quan hệ phụ thuộc giữa các động tử cho biết và chưa biết của bài toán nên không thể tìm ra cái biết và cái chưa biết của các động tử nên không thể tìm ra cách giải được bài toán hay không biết sắp xếp các lời giải đúng, phù hợp để làm nổi rõ mối liên hệ phụ thuộc của các chuyển động. Qua thực trạng trên cho thấy kết quả của việc dạy- học các bài toán về chuyển động đều còn hạn chế. Tuy nhiên việc hướng dẫn gợi ý, dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu diễn bài toán cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải hiểu sâu, hiểu kĩ vấn đề, đồng thời phải biết sắp xếp để khi nhìn vào sơ đồ các em dễ nhận thấy các điều kiện của bài toán, để từ đó các em rút kinh nghiệm và học cách trình bày của giáo viên. Có như vậy giờ dạy mới có kết quả cao hơn, hỗ trợ cho việc dạy và học môn toán lớp 5 và làm cơ sở cho các lớp trên. Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp để giải toán về chuyển động đều nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành luyện tập, phân tích tổng hợp, suy luận logic , phối hợp một cách linh hoạt giữa cái cụ thể với cái trừu tượng để giải toán về chuyển động đều. Đứng trước ý nghĩ lí luận và thực tiễn của vấn đề trên. Tôi đã chọn để nghiên cứu đề tài : “ Kinh nghiệm dạy các bài toán về chuyển động đều ở học sinh lớp 5”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu với bốn mục đích chính : -Tìm hiểu yêu cầu, nội dung phương pháp giảng dạy loại toán chuyển động đều trong chương trình Tiểu học. -Tìm hiểu thực trạng dạy học về toán chuyển động đều ở bậc Tiểu học đậc biệt là lớp 5. -Trên cơ sở đề xuất một số phương pháp dạy bài toán chuyển động đều với hy vọng nâng cao chất lượng giảng dạy loại toán này. - Rèn luyện cho học sinh tính tư duy độc lập linh hoạt sáng tạo trong việc giải các bài toán chuyển động đều ở lớp 5 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu vai trò của việc dạy giải các bài toán chuyển động đều ở Tiểu học. Tìm hiểu một số đặc điểm nhận thức ở lớp 5 Đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực để dạy các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5. PHƯƠNG PHÁP Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài , tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Phương pháp điều tra phỏng vấn Phương pháp thực nghiệm VI. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Áp dụng dạy học tích cực để giảng dạy các bài toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Lớp 5.3 Trường Tiểu học Bình Thuận – xã Thuận Giao – Thuận An – Bình Dương. PHẦN II: NỘI DUNG VỊ TRÍ VAI ,TRÒ CỦA VIỆC DẠY GIẢI CÁC BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Ở TIỂU HỌC. Là một bộ phận của môn toán ở Tiểu học, Toán chuyển động đều có vị trí vai trò chung, cũng như vị trí vai trò riêng của nó, và biểu hiện cụ thể ở những đặc điểm sau: 1/. Dạy giải bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực trí tuệ một cách toàn diện. Mỗi bài toán đưa ra là một lần học sinh phải sử dụng rất nhiều các thao tác trí tuệ nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề xảy ra. Toán chuyển động đều là một trong những loại toán khá phức tạp, thể loại đa dạng , phong phú. Vì thế đứng trước một bài toán chuyển động, học sinh phải phát huy cao độ tính năng động của các thao tác tư duy. Qua đó giúp học sinh giải quyết được các yêu cầu của bài toán. Đồng thời các em thấy được ý nghĩa của bài toán với hệ thống kiến thức đã học và chuyển những kinh nghiệm, kiến thức vừa có vào hệ thống kinh nghiệm, kiến thức của bản thân. 2/. Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản. Học sinh Tiểu học chưa đủ khả năng lĩnh hội kiến thức qua lý thuyết thuần túy. Hầu hết các em phải đi qua các bài toán, các sơ đồ trực quan cụ thể, các em mới dễ dàng rút ra các kết luận, các khái niệm và các nội dung kiến thức cơ bản. Các kiến thức đó sau khi hình thành lại được cũng cố áp dụng vào các bài tập với mức độ nâng cao dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Nằm trong xu thế đó, toán chuyển động đều không chỉ giúp học sinh đào sâu , cũng côc chính kiến thức cơ bản về loại toán này như đại lượng thời gian, độ dài, vận tốc, mà nó còn cũng côc nhiều kiến thức kĩ năng cơ bản khác . Biểu diễn rõ nhất là kiến thức đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, kĩ năng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, kĩ năng tính toán 3/. Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng năng khiếu toán học. Là một trong những thể loại toán điển hình có tính mũi nhọn, bài toán chuyển động đêu đặc biệt quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc phát hiện học sinh năng khiếu qua các kì thi, bởi vì đi sâu tìm hiểu bản chất của loại bài toán này ta thấy đây là loại toán phức tạp, kiến thức không nặng, nhưng nhiều bất ngờ ở từng bước giải. Thực tế cho thấy gần đây loại toán này được sử dụng khá rộng rãi trong việc ra các đề thi và các tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh. 4/. Dạy giải các bài toán chuyển động đều gây hứng thú toán học, giáo dục tư tưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh. Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng do đặc điểm nhận thức lứa tuổi này các em thường chỉ hay làm những việc mình thích, những việc nhanh thấy kết quả. Trong quá trình hệ thống hóa các bài toán chuyển động đều, tôi thấy để đi được đến bước dùng công thức cơ bản để tìm đáp số của bài toán, học sinh phải xử lí rất nhiều các chi tiết phụ ( rất quan trọng ) của bài toán.Ở mỗi bài lại có các bước phân tích, tìm tòi lời giải khác nhau. Điều này đòi hỏi mỗi học sinh phải tích cực , chủ động sáng tạo. Các tình huống của bài toán phải xử lí linh hoạt, chính xác để cuối cùng đưa bài toán về dạng đơn giản về điển hình. Qua giải bài toán chuyển động đều, không chỉ tạo được sự hứng thú say mê ở mỗi học sinh, mà còn tạo cho các em một phong cách làm việc khoa học chính xác, cần mẫn , sáng tạo. 5/. Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần cung cấp vốn hiểu biết về cuộc sống cho học sinh tiểu học. Các kiến thức trong toán chuyển động đều rất thực tế và gần gũi với thực tế hàng ngày như: quãng đường, thời gian, vận tốcsẽ được tính toán và áp dụng ra saoChính những bài toán chuyển động đều sẽ đáp ứng được yêu cầu đó. 6/. Quá trình đi sâu tìm hiểu vai trò của việc dạy giải toán chuyển động đều đã chứng minh được rằng : Quá trình dạy giải toán nói chung và dạy giải toán nói riêng góp phần không nhỏ vào việc phát triển và hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1/. Khả năng tri giác của học sinh lớp 5 : Ở độ tuổi đầu cấp bậc tiểu học, tri giác của các em còn gắn liền với hoạt động thực tiễn(rờ, nắn, cầm, bắt ) nhưng với học sinh lớp 5 tri giác của các em không còn gắn liền với hoạt động học thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp thực tiễn, các em đã phân tích được từng đặc điểm của đối tượng, biết tổng hợp các đặc điểm riêng lẽ theo qui định. Tuy nhiên do khả năng chú ý chưa cao nên các em vẫn hay mắc sai lầm khi tri giác bài toán như: Đọc thiếu đề, chép sai hay nhầm lẫn giữa các bài toán na ná giống nhau. 2/. Khả năng chú ý của học sinh lớp 5. Đối với bài toán chuyển động đều đặc điểm chung ngôn ngữ trong bài là: Mỗi đề toán thường rất dài, không đọc kĩ dễ nhầm. Để phân biệt được ý kiến của từ, cụm từ trong bài cho chính xác, học sinh thường mắc phải lỗi thiếu chú ý tới từ cảm ứng có trong bài mà trong quá trình giải toán, nhất là bài toán chuyển động đều thì đó là “chìa khóa” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tóm lại: Chú ý của học sinh lớp 5 chưa thật bền vững, khả năng chú ý kém, chóng mệt mỏi. Cho nên trong quá trình làm một bài toán có thể bước tìm hiểu đề và lập kế hoạch giải rất nhanh, nhưng cuối bài lại trình bày rời rạc chất lượng kém. 3/ . Đặc điểm trí nhớ của học sinh lớp 5. Học sinh Tiểu học thường ghi nhớ một cách máy móc do vốn ngôn ngữ còn ít. Vì thế các em có xu hướng học thuộc lòng từng câu , từng chữ nhưng không hiểu gì. Ở các em trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ logic. Cho nên các ... : 12 giờ 30 phút * Dự kiến sai lầm khó khăn : - Học sinh không tính được quãng đường ô tô đã đi được khi xe du lịch xuất phát. * Yêu cầu : - Từ dữ kiện thời gian xuất phát chênh lệch nhau, học sinh tính được quãng đường chênh lệch đó. - Nắm được công thức : t = s : ( v1 – v2 ). * Hướng dẫn giải. - Giáo viên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. A C B 50 km/h 65 km/h 6 giờ : xe ô tô 7 giờ : xe du lịch Thời gian đuổi kịp : ? giờ - Gợi ý để học sinh nhận ra dạng toán quen thuộc. Hai động tử chuyển động cùng chiều lệch thời điểm xuất phát. Loại 3 : Bài toán hai động tử chuyển động ngược chiều, cùng thời điểm xuất phát. T = s : ( v1 + v2 ) “ Hai ô tô bắt đầu đi từ A đến B cùng một lúc và ngược chiều nhau. Quãng đường AB dài 174 km. Vận tốc ô tô thứ nhất là 42 km/h , vận tốc ô tô thứ hai là 45 km/h. Hỏi sau mấy giờ thì hai xe ô tô đó gặp nhau ? Giải Cách 1 : Trong một thời gian 2 xe ô tô đi được quãng đường là : 45 + 42 = 87 (km ) Với quãng đường là 174 km thì đi hết số thời gian là ; 174 : 87 = 2 ( giờ ) Đáp số : 2 giờ Cách 2 : Thời gian hai xe gặp nhau là : 174 : ( 42 + 45 ) = 2 ( giờ ) Đáp số : 2 giờ * Dự kiến khó khăn sai lầm . - Học sinh lúng túng khi vận dụng công thức tính thời gian. T = s : ( v1 + v2 ) * Yêu cầu : - Vận dụng được công thức : t = s : ( v1 + v2 ) - Các phép tính được tính toán chính xác không nhầm lẫn. * Hướng dẫn giải : - Cho học sinh đọc kĩ đề bài . - Bài toán cho biết gì và yêu cầu gì ? - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. 42 km/h 45 km/h 174 km - Để biết hai ô tô gặp nhau sau mấy giờ, trước tiên ta cần biết điều gì ? ( Biết tổng vận tốc 2 xe ). - Như vậy cứ mỗi giờ 2 xe đi được 87 km và sau bao lâu thì được 174 km . Đây là phép so sánh tỉ lệ thuận giữa thời gian và quãng đường nên ta có : t = 174 : 87 = 2 (giờ) - Hướng dẫn học sinh vận dụng công thức : t = s : ( v1 + v2 ) * Đề xuất bài toán mới : Bài toán đơn giản nên học sinh tự làm. Loại 4 : Bài toán 2 động tử chuyển đông ngược chiều, lệch thời điểm xuất phát: t = s : ( v1 + v2 ) “ Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp xuất phát từ A đến B với vận tốc 15 km/giờ . Lúc 8 giờ một người đi từ B đến A với vận tốc 18 km/giờ. Hỏi 2 người gặp nhau lúc mấy giờ ? Biết quãng đường dài 129 km.” Giải Đến 8 giờ thì người đi từ A đi được quãng đường là : ( 8 - 6 ) x 15 = 30 (km) Quãng đường còn lại cả hai xe đi là : 129 – 30 = 99 ( km) Thời gian để hai người gặp nhau là : 99 : ( 15 = 18 ) = 3 (giờ) Thời điểm hai người gặp nhau lúc : 8 + 3 = 11 (giờ) Đáp số ; 11 giờ * Dự kiến khó khăn sai lầm : - Học sinh lúng túng khi đưa bài toán về dạng hai động tử chuyển động ngược chiều cùng thời điểm xuất phát đẻ có thể vận dụng công thức : t = s : ( v1 +v2 ) * Yêu cầu : - Đưa bài toán về dạng đơn giản bằng cách tính quãng đường chênh lệch do chênh lệch thời gian. - Thực hiện được tuần tự các bước giải. Với học sinh khá, giỏi phải thực hiện được bước thử lại. * Hướng dẫn giải : - Cho học sinh đọc kĩ đề bài. - Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? - Đưa ra hệ thống câu hỏi mắt xích có tính chất gợi ý. Đến 8 giờ sáng thì người đi từ A đi được quãng đường là : ( 8 – 6 ) x 15 = 30 ( km ) Quãng đường còn lại để hai xe đi là : 129 – 30 = 99 ( km ) Để biết hai gặp nhau lúc mấy giờ trước tiên ta cần biết gì ? ( Cần biết số thời gian để hai người gặp nhau, sau đó cộng với 8 giờ ta có kết quả bài toán ) Loại 5 : Vật chuyển động trên dòng nước Vx = v + vd Vn = v – vd Vd = ( Vx – vn ) : 2 V = ( Vx + Vn ) : 2 Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại trở về A . Thời gian đi xuôi dòng hết 32 phút và đi ngược dòng hết 48 phút. Hỏi một cụm bèo trôi từ A đến B hết bao lâu ? Giải Tỷ số giữa thời gian ca nô đi xuôi dòng và thời gian đi ngược dòng là : 32 : 48 = 2/3 Vì cùng trên một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch nên tỷ số giữa vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là 3/2. Mặt khác hiệu của vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng bằng hai lần vận tốc dòng nước. Ta có sơ đồ sau : Vận tốc xuôi dòng : Vận tốc ngược dòng : Dựa vào sơ đồ, ta suy ra vận tốc xuôi dòng của ca nô gấp 6 lần vận tốc dòng nước. Vận tốc của cụm bèo trôi chính bằng vận tốc dòng nước. Vậy vận tốc xuôi dòng của ca nô gấp 6 lần vận tốc cụm bèo trôi. Suy ra thời gian cụm bèo trôi gấp 6 lần thời gian ca nô xuôi dòng. Thời gian cụm bèo trôi từ A đến B là : 32 x 6 = 192 ( Phút ) Đáp số : 192 phút * Dự kiến khó khăn sai lầm. - Đối với loại này học sinh hay bị nhầm lẫn khi tìm cách giải nên giáo viên phải hướng dẫn tỷ mỷ và phải đưa ra công thức tổng quát để học sinh dễ hiểu và làm được bài. - Học sinh lúng túng khi vận dụng công thức tính thời gian. * Yêu cầu : - Các phép tính được tính chính xác không nhầm lẫn. * Hướng dẫn giải ; - Cho học sinh đọc kĩ đề bài. - Bài toán cho biết gi và hỏi gì ? Loại 6 : Vận chuyển động có chiều dài đáng kể. Một đoàn tàu chạy ngang qua một cây cột điện hết 8 giây. Với vận tốc đó, đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu? Giải * Nhận xét : thời gian để đoàn tàu chui qua một đường hầm bằng thời gian vượt qua cột điện cộng với thời gian đi được đoạn đường bằng chiều dài đường hầm. Thời gian đoàn tàu đi được đoạn đường dai 260m là : 260 - 8 = 52 (giây ) Vận tốc của đoàn tàu là : 260 : 52 = 5 (m/giây) 5m/giây = 18 km/ giờ Chiều dài đoàn tàu là : 5 x 8 = 40 (m) Đáp số : 40 m ; 18 km/h * Dự kiến khó khăn sai lầm : Đối với loại này học sinh càng khó hiểu. Khi thực hiện giải bài toán * Yêu cầu : - Các phép tính được tính toán chính xác không nhầm lẫn. * Hướng dẫn giải : Cho học sinh đọc kĩ đề bài. Hướng dẫn cách giải bài toán Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? Tóm lại : Việc vận dụng các phương pháp trên đồi hỏi phải rất linh hoạt. Có những bài toán kết hợp nhiều phương pháp, có những bài toán ta không sử dụng những phương pháp trên. Chính vì vậy phần trình bày này chỉ có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào tiến trình bài giảng của mình để bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. PHẦN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Mục đích thực nghiệm. Đưa một số kinh nghiệm để giải toán, các bài toán về chuyển động đều vào thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Phát triển năng lực tư duy, kĩ năng, kĩ xảo thực hành tự rèn luyện giải toán về chuyển động đều cho học sinh lớp 5. Nội dung thực nghiệm. Với thời gian có hạn, phần thực nghiệm chỉ có thực nghiệm dạy học được 1 tiết, tiết dạy thực nghiệm này với mục đích kiểm chứng tính khả thi kinh nghiệm dạy các bài toán về chuyển động đều ở lớp 5. Tiến hành kiểm tra đánh giá sau tiết dạy. Phương pháp tiến hành thực nghiệm. - Kế hoạch bài dạy và dạy thực nghiệm. - Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra ( theo phiếu ) để lấy căn cứ đánh giá. Sau khi dạy xong tôi tiến hành cho 2 lớp 5.3 và 5.4 cùng làm bài kiểm tra chung một đề ( LỚp 5.3 là lớp tôi dạy thực nghiệm, lớp 5.4 là lớp đối chứng). Kết quả giáo viên chấm bài và xử lí số liệu. Thời gian thực nghiệm. Thời gian 1 tiết dạy là 40 phút. Thời gian làm bài kiểm tra đánh giá là 40 phút Dạy thực nghiệm vào tuần 28 và kiểm tra đánh giá vào cuối tuần 28. Địa điểm thực nghiệm. Lớp 5.3 – dạy một tiết thực nghiệm và một bài kiểm tra. Sĩ số lớp 5.3 là 39 học sinh. Lớp 5.4 – làm một bài kiểm tra. Sĩ số lớp 5.4 là 40 học sinh Tóm tắt kết quả thực nghiệm. /Qua tiết dạy và làm bài kiểm tra kết quả thực nghiệm, bài kiểm tra đối chứng tôi đã thu được kết quả như sau : Lập bảng. Lớp Số HS Điểm 9-10 7-8 5-6 Dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5.3(thực nghiệm ) 39 24 61,5 12 30,8 3 7,7 0 0 5.4(đối chứng) 40 18 45 15 37,5 7 17,5 0 0 Nhận xét : Nhìn vào bảng ta thấy : - Với lớp thực nghiệm có chất lượng cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng – Lớp thực nghiệm có tỷ lệ học sinh làm bài khá giỏi chiếm tỷ lệ cao hơn so với lớp đối chứng. 6.2/ Qua hai bài kiểm tra khảo sát về các yêu cầu quan trọng học sinh đã nắm được so với lớp đối chứng. - Nắm được cách giải các bài toán chuyển động đều ở lớp 5 - Học sinh nắm được cách vẽ sơ đồ các bước giải bài toán chuyển động đều. Biết trình bày bài toán nhanh và đẹp. PHẦN III. KẾT LUẬN NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA CHO BẢN THÂN Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của việc dạy giải các bài toán chuyển động đều nói riêng và dạy các bài toán nói chung tôi thấy: Việc hướng dẫn gợi ý học sinh tìm tòi lời giải là việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt là thể loại toán chuyển động đều. Nó góp phần củng cố trên diện rộng khả năng giải toán cho học sinh. Học sinh tiếp thu tối đa phương pháp giải các bài toán chuyển động đều trên cơ sở phương pháp giải các bài toán chung, biết vận dụng thực tế ở mức độ cao hơn, góp phần quan trọng để rèn luyện tư duy logic. Từ đó giúp học sinh biết nhìn nhận tìm hiểu bài toán từ tổng quát đến chi tiết, có xu hướng tìm nhiều cách giải và lựa chọn cách giải hay nhất. Bên cạnh đó việc lựa chọn, hướng dẫn, gợi ý, tìm tòi lời giải giúp học sinh tránh được sai lầm thường mắc phải khi giải loại toán này. Đồng thời học sinh biết cách đề xuất mới trên cơ sở bài toán đã chọn hoặc khai thác bài toán ở nhiều khía cạnh khác nhau. MỘT SỐ TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU SAU ĐỀ TÀI. Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên trong khuôn khổ đề tài này mới chỉ dừng lại ở “ Phương pháp giải các bài toán chuyển động đều ở lớp 5 bậc tiểu học”. Trên cơ sở các phương pháp giải toán ở tiểu học, có thể nghiên cứu tiếp các phương pháp ở các dạng toán khác ở tất cả các lớp tiểu học và là nền móng cho học sinh học tiếp chương trình toán chuyển động ở lớp 6 và loại toán này còn áp dụng vào thực tế rất nhiều. Tóm lại : Việc hướng dẫn giải bài toán chuyển động đều không những là chuẩn bị kết thúc “ nền móng” cho học sinh học tiếp chương trình toán chuyển động ở lớp 6. Mà việc dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần phát triển trí thông minh. Bồi dưỡng năng lực học toán và cung cấp cho học sinh kĩ năng tính toán thông thường có thể áp dụng vào thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình phương pháp dạy học toán 2.Các phương pháp giải toán ở Tiểu học ( Tập 1 – 2 của GSTS : Trần Diên Hiển) 3.Sách GK toán lớp 5 4. Sách nâng cao ( của Đỗ Trung Hiệu – Nguyễn Danh Ninh – Vũ Dương Thụy “ chủ biên”) 5. Tuyển chọn 400 bìa tập toán lớp 5 ( của Tô Hoài Phong – Huỳnh Minh Chiến – Trần Huỳnh Thông ) 6. Mười chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 – 5 tập 2 của Trần Diên Hiển )
Tài liệu đính kèm: