Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu văn miêu tả (văn tả người)

Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu văn miêu tả (văn tả người)

Đối với học sinh lớp 5, đây là lớp cuối bậc tiểu học, là lớp hết sức quan trọng cho quá trình học tập sau này. Văn học là một môn học đòi hỏi sự tư duy sáng tạo của các em, nó chiếm phần lớn chương trình học, việc dạy cho học sinh biết một bài văn hoàn chỉnh là một điều rất khó và gây nhiều lúng túng cho giáo viên với tâm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình, luôn trau dồi nghề nghiệp và hết sức trăn trở tìm ra biện pháp và kinh nghiệm dạy các em yếu môn tập làm văn nhất là loại văn miêu tã, đây là loại văn đã chiếm toàn bộ chương trình môn tập làm văn lớp năm.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giảng dạy học sinh yếu văn miêu tả (văn tả người)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY HỌC SINH YẾU VĂN MIÊU TẢ
(VĂN TẢ NGƯỜI)
I. NHẬN THỨC :
	- Đối với học sinh lớp 5, đây là lớp cuối bậc tiểu học, là lớp hết sức quan trọng cho quá trình học tập sau này. Văn học là một môn học đòi hỏi sự tư duy sáng tạo của các em, nó chiếm phần lớn chương trình học, việc dạy cho học sinh biết một bài văn hoàn chỉnh là một điều rất khó và gây nhiều lúng túng cho giáo viên với tâm quan trọng đó, bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình, luôn trau dồi nghề nghiệp và hết sức trăn trở tìm ra biện pháp và kinh nghiệm dạy các em yếu môn tập làm văn nhất là loại văn miêu tã, đây là loại văn đã chiếm toàn bộ chương trình môn tập làm văn lớp năm.
II. THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM :
	Năm học 2004-2005 tôi được phân công dạy lớp 52 và nhiều năm liền tôi được phân công dạy lớp 5, với sỉ số lớp 30 học sinh (trong đó có 25 học sinh nữ) học sinh lớp tôi đa số là con nhà nghèo dân tộc cha mẹ vì cuộc sống nên ít quan tâm, theo dõi sâu sát việc học tập của con em mình, xã hội và môi trường xung quanh đã lôi cuốn các em ham chơi hhơn là ham học. một số em mất căn bản về từ ngữ và ngữ pháp lớp dưới, hơn 2/3 lớp chưa biết làm một bài văn miêu tả
	Điển hành những em yếu kém thực trạng
	Em : Sơn Hiệp không đặt câu cho hoàn chỉnh
	Em : Thạch Thị Dinh chưa phân biệt được ba phần của một bài văn
	Em : Nguyễn Thị Diện : chưa biết dùng từ ngữ để diễn tả và còn nhiều em yếu kém nữa
III BIỆN PHÁP :
	Thống kê đầu năm :
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
HỌC SINH
9
15
6
%
30
50
20
	Tháng đầu năm học tôi cho các em làm nhiều bài kiểm tra từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn thuộc loại văn miêu tả, loại văn tả người (lớp 4) mà các em đã đã để phân loại học sinh.
	- Tháng đầu tôi phân nhóm theo chủ đề “Đôi bạn cùng tiến” một em học sinh khá giỏi kèm một em yếu kém, hai đôi bạn sẽ vào một nhóm, kết quả có 16 đôi bạn và 8 nhóm gần nhà, những em yếu sẽ được hướng dẫn khá giỏi kiểm tra bài tập về nhà, giải thích những điều các em chưa kịp hiểu, kiểm tra việc học bài của học sinh yếu.
	- Ngoài việc phân nhóm tôi còn rèn kĩ năng dùng từ và đặt câu , chú ý rèn kỹ năng viết đoạn văn với phương pháp là làm sao cho các em viết được “từ – câu – đoạn văn – bài văn” với phương pháp đó tôi đã áp dụng vào loại văn miêu tả. Bài tả người là bài văn đầu tiên của chương trình tập làm văn lớp năm. đối với loại văn này tôi rèn luyện theo các bước sau :
	1. Cho học sinh tìm hiểu đề, phải phát hiện được “các vấn đề được giải quyết” nằm trong đề tài.
	2. Cho học sinh quan sát lựa những hình ảnh và ý tưởng liên quan đến đề bài nhằm giúp các em phải hiểu rằng khác với đồ vật, cây cối , loài vật con người có những điểm riêng biệt như sau :
	a) Về hình dáng :
	- Bao quát : tuổi tác, tầm vóc
	- Đầu : Mái tóc, khuôn mặt, trán, má, tai, mũi, miệng, trang điểm, trang sức.
	- Hình : làn da, thân, ngực, bụng, quần áo, điệu bộ
	- Tay chân : Bàn tay, cánh tay, bàn chân, giầy, dép, di đứng.
	b) Tính tình : Hiền lành, hung dữ, hòa nhả, khiêm tốn, kiêu căng, thật thà, lười biếng, gian dối
	Trong lúc lựa chọn từ và ý học sinh phải hiểu dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống mà chọn những nét phù hợp. Khi tả tính tình của người tránh nói suông, tính tình bộc lộ qua lời nói cử chỉ , việc làm, con người ai cũng có tính tốt lẫn tính xấu.
	Ví dụ : Tả người mẹ hiền thì hướng dẫn học sinh tả những điểm nổi bật thể hiện sự thương yêu dịu dàng của người mẹ như :cần cù, chịu thương chịu khó trong việc chăm sóc gia đình, quan tâm đến việc học của con, khuyên nhủ con khi thấy con chễnh mãng việc học hành. So sánh những hành động trái ngược lại với sự dịu dàng thương yêu của mẹ, để học sinh phân biệt được những hành động nào là thể hiện hung dữ như : chửi rủa, đánh đập con cái, coi con như kẻ thù, hoặc cục nợ khi thấh con không kàm đúng theo ý cha mẹ.
	3, Thực hành dùng từ trong văn tả người :
	Ví dụ : Tả co giáo đang dạy em (Hình dáng, tính tình) tôi đã áp dụng những việc làm sau :
	a) Dùng từ gần nghĩa :
Câu văn
Chọn từ gần nghĩa
Câu văn có từ gần nghĩa
Cô có dáng cao
Cao, cao, dong dỏng, mảnh mai, tầm thước
Cô có dáng ..
Mái tóc cô màu đen
Đen đen, đen láy, đen nhánh
Mái tóc cô ..
Cô có khuôn mặt tròn
Tròn trịa, đầy đặn, tròn trỉnh, phung phính
Cô có khuôn mặt ..
Cô giáo của em rất hiền
Hiều hậi hiền hòa, hiền diệu, ôn hòa
Cô giáo của em 
Cô có làn da trắng
Trắng bạch, tránh nõn, trắng trẻo – trắng nuốt
Cô có làn da ..
	b) Dùng từ trái nghĩa :
Câu văn
Chọn từ trái nghĩa
Câu văn có từ trái nghĩa
Cô có dáng cao
Chân thấp, lùn tịt, nho nhỏ, thấp bé
Cô có dáng cao.
Cô có làn da trắng nuốt
Ngăm ngăm, ngăm đen, đen đủi
Cô có làn da 
Thân hình của cô mập mạp
Gầy gầy, ốm yếu, gầu đét, xương xương
Thân hình của cô .
	c) Dùng biện pháp tu từ trong văn tả người là so sánh và nhân hóa :
	* Câu văn so sánh :
Câu văn
Câu văn có so sánh
Làn da cô rất trắng
Làn da cô trắng như .. (tuyết như bông, như cước, như ngà .)
Giọng nói của cô du dương, ấp áp
Giọng nói của cô ..(như tiếng đàn, như gió thoảng, như nuối reo..)
	* Câu văn có nhân hóa :
Câu văn
Câu văn có nhân hóa
Cô cầm viên phấn trắng viết lên bản những từ khó
Viên phấn trắng được bàn tay của cô nắn nót viết lên bản những từ khó
Chính tay của cơ ghi điểm mười vào vỡ của em
Vở của em cũng .. nhận được điểm mười do chính bày tay xin xắn của cô ghi vào.
	4. Sau đó các em đã sử dụng những vốn từ mà các em vừa tìm được vào dàn bài chi tiết.
	5. Sử dụng các từ và ý vừa tìm được để viết thành đoạn văn ngắn và sau cùng là thành bài văn hoàn chỉnh.
	Trong lúc viết đoạn văn học sinh cần phân biệt rỏ câu văn kể và câu văn tả.
	- Căn văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố cách dùng từ gần nghĩa, trái nghĩa, biện pháp, tu từ để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị . Của vật tả.
	Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố cách dùng từ gần ghĩa, trái nghĩa, biện pháp tu từ để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị . Của vật tả.
	- căn văn kể chỉ nêu lên một thông báo cho người đọc, người nghe 
	- Có thể thêm vào bài miêu tả người một vài câu văn đối thoại cho thêm phần sinh động.
IV., KẾT QUẢ :
	Nhờ thực hiện biện pháp nêu trên nhiều năm liền lớp tôi thi tốt nghiệp tiểu học m6n tiếng việt đạt tỉ lệ đậu 100% cụ thể là năm học 2004-2005 này tôi bồi dưỡng học sinh yếu đạt hiệu quả rất tốt, đa số học sinh đã tích cực tham gia xây dựng bài, trong nhựng tiến bộ về loại văn tả người mà nhiều thể loại tập làm văn khác nữa.
	Thống kê học kỳ II
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
HỌC SINH
13
7
10
%
43,3
23,3
33,3
V. BÀI HỌC KINH NGHIÊM :
	Trong quá trình bồi dưỡng rèn luyện, bản thân tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm giảng dạy môn tập làm văn mà tôi đã vận dụng và nhận thấy có kết quả tốt. Rất mong sự đóng gióp giúp đỡ của quí đồng nghiệp để tôi có nhiều kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình giảng dạy.
	Đông Thành, ngày 25 tháng 5 năm 2005
	Người viết
	Phạm Đình Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP 5(3).doc