Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi (lớp 5) giải Toán qua mạng internet

Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi (lớp 5) giải Toán qua mạng internet

Chủ đề năm học 2010-2011: “Năm học đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đẩy mạnh “Ứng dụng Công nghệ thông tin” và triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong Dạy học, xây dựng cho học sinh tích cực học tập là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 629Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi (lớp 5) giải Toán qua mạng internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIỎI (LỚP 5) 
GIẢI TOÁN QUA MẠNG INTERNET
I. Lý do chọn đề tài.
Chủ đề năm học 2010-2011: “Năm học đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”. Đẩy mạnh “Ứng dụng Công nghệ thông tin” và triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong Dạy học, xây dựng cho học sinh tích cực học tập là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 
Để ứng dụng CNTT trong dạy học, nhất là ứng dụng để thi giải toán qua mạng Internet theo kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Làm thế nào để học sinh Tiểu học có điều kiện vào mạng Internet, đồng thời nắm được một số yêu cầu về kỹ năng thao tác trên máy tính và giải toán đạt kết quả tốt? Làm thế nào để học sinh tham gia cuộc thi đạt hiệu quả cao nhất... Những trăn trở ấy chính là lí do để tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi (lớp 5) giải toán qua mạng Internet”.
II. Cơ sở lí luận.
Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường. Trong hai năm qua, kì thi giải toán qua mạng Internet dành cho học sinh ở bậc Tiểu học và bậc Trung học Cơ sở đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và triển khai rộng rãi đến từng trường học hầu hết trên cả nước.
Việc tổ chức kì thi giải toán qua mạng Internet đã có tác dụng rất cao trong việc thúc đẩy phong trào tự học của Thầy, cô giáo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, thể hiện tình yêu nghề, sự tận tuỵ say mê trong công việc.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả ở kì thi giải toán qua mạng Internet là niềm vinh dự lớn của mỗi nhà trường.
Với những lý do trên, qua hai năm trực tiếp làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 dự thi giải toán qua mạng Internet.
III. Thực trạng đề tài.
	Nói về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi giải toán qua mạng Internet bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, trên thực tế còn nhiều khó khăn chưa đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều lý do, nguyên nhân khá phổ biến như:
Yêu cầu học sinh phải có kĩ năng sử dụng máy vi tính tương đối thành thạo mà học sinh Tiểu học thì chưa được học bộ môn Tin học.
Yêu cầu về nội dung chương trình thi của một vòng thi thì nhiều mà thời gian giải toán cho một vòng thi là rất ngắn (60 phút/vòng thi, bao gồm ba bài thi với khoảng 50 bài toán) mà nội dung các bài toán rất khó đối với học sinh, các em rất lúng túng và thiếu tự tin khi dự thi trên máy vi tính đồng thời công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên chưa đầu tư cao, việc bồi dưỡng chỉ thực hiện ở những giờ quy định theo thời khoá biểu.
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh còn hạn chế đồng thời nhiều học sinh chưa có điều kiện học tập ở nhà (máy vi tính và đường truyền nối mạng Internet).
Về phía Nhà trường thì chưa có phòng máy vi tính để tạo điều kiện cho các em tham gia học môn Tin học, giải toán qua mạng Internet.
	Năm học 2009-2010; 2010-2011, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 và phụ trách công tác hướng dẫn cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi giải toán qua mạng Internet. Chất lượng học sinh giỏi về môn Toán rất ít đồng thời những năm gần đây phòng trào thi học giỏi các cấp không tổ chức nên phòng trào học sinh giỏi chưa được đầu tư cao.
IV. Quá trình thực hiện.
1. Công tác phối hợp. 
Hiểu được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã nhận thức được rằng trách nhiệm bồi dưỡng thuộc về giáo viên chủ nhiệm, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi thì vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường có tầm quan trọng, quyết định đến hiệu quả công việc cho nên tôi trực tiếp tham mưu với Ban giám hiệu lập kế hoạch và tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi thi giải toán qua mạng Internet để giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp cận được yêu cầu và nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với từng lớp.
Sự tích cực thi đua học tập của học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nội dung, chương trình môn toán nhằm phát huy khả năng học tập của học sinh. Bên cạnh các yếu tố trên, thì công tác giúp đỡ hỗ trợ của phụ huynh học sinh là vô cùng quan trọng, tôi trực tiếp mời riêng phụ huynh có con học giỏi trao đổi về tình hình học tập của các em để phụ huynh thấy được vai trò cần thiết về vấn đề học tập của con mình và tự hào về kết quả học tập của con em mình, để họ có quyết tâm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, đầu tư máy vi tính đường truyền Internet, học bồi dưỡng thêm trong hè và nhắc nhở con mình học tập tốt hơn.
2. Những yêu cầu cơ bản của gáo viên cần thực hiện.
	Hiện nay, chương trình bồi dưỡng học sinh thi giải toán qua mạng Internet chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng dạng toán, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó, việc dạy và học trong chương trình chính khóa áp dụng theo Chuẩn Kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục ban hành (CV số 624/BGD ĐT-GDTH ngày 05/2/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN các môn 
học trong chương trình Tiểu học) nên một số bài tập nâng cao trong chương trình sách giáo khoa đã giảm tải. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và nghiên cứu.
	Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học, cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần). Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải đồng thời phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
Chẳng hạn: Cứ sau 1 vòng thi giáo viên củng cố kiến thức cơ bản của vòng thi đó bằng cách hướng dẫn các em đăng kí thành viên mới để tham gia luyện thi lại vòng thi đó để củng cố khắc sâu. 
Ngoài ra Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, đăng kí làm thành viên và dự thi qua mạng Internet để đúc rút và cô đọng nội dung chương trình thi.
3. Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả.
Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh. Cần vận dụng và đổi mới phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, không gò bó, không áp đặt, tôn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.
Giáo viên đưa các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có như vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh. Không nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải hướng dẫn một cách chi tiết, tỉ mỉ, đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh một cách kịp thời.
	Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để các em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán. Như thế vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú học tập với các em.
	Để giúp học sinh học tốt môn Toán nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài toán, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán. Riêng đối với thi giải toán qua mạng Internet thì không cần trình bày bài giải mà chỉ hiểu cách giải để tìm đáp số.
Việc giải toán qua mạng Internet đòi hỏi học sinh phải nhanh trí, tìm nhanh kết quả và đảm bảo chính xác tuyệt đối vì thế giáo viên phải cung cấp và rèn luyện cho học sinh cách thực hiện, cũng như phương pháp giải toán (lập công thức mới) theo hướng nhanh, gọn, hiểu đề là tìm ngay kết quả và đồng thời hướng dẫn các em sử dụng máy tính bỏ túi một cách thành thạo. 
V. Một số biện pháp tiến hành.
1. Dạy học sinh học sinh nắm được kiến thức cơ bản của môn Toán.
	Quá trình học tập là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các khả năng của học sinh như: quan sát, tưởng tượng, tư duy, phán đoán để học sinh học một cách khoa học, người giáo viên giúp học sinh cần hiểu rõ bản chất, đặc trưng của môn Toán, từng kiến thức là gì ? Để từ đó các em khắc sâu kiến thức đó. Ở môn Toán 5 chúng ta phải tổ chức cho học sinh hiểu được bản chất của một số kiến thức Về cấu tạo của số tự nhiên : 
Số các số tự nhiên trong một dãy số tự nhiên từ m đến n (m < n) có cấu tạo như sau: (n - m) + 1
Ví dụ: Dãy số tự nhiên từ 0 đến đến 8 có bao nhiêu số tự nhiên?
Học sinh tính được: (8 – 0) + 1 = 9 (số)
Số các chữ số trong một dãy số tự nhiên từ m đến n (m < n) có cấu tạo như sau: (n - m + 1) x 1
Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 0 đến đến 8 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
Học sinh tính được: (8 – 0 + 1) x 1 = 9 (chữ số)
Số các chữ số trong một dãy số tự nhiên từ ab đến cd (ab < cd) có cấu tạo như sau: (cd - ab + 1) x 2
Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 15 đến đến 89 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
Học sinh tính được: (89 – 15 + 1) x 2 = 150 (chữ số)
Số các chữ số trong một dãy số tự nhiên từ abc đến mnp (abc < mnp) có cấu tạo như sau: [(mnp - abc) + 1] x 3
Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 120 đến đến 789 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
Học sinh tính được: (789 – 120 + 1) x 3 = 2010 (chữ số)
2. Dạy cho học sinh biết phân tích, xác định cách giải quyết vấn đề theo hướng độc lập.
	Trong học tập, phẩm chất độc lập suy nghĩ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, người có phẩm chất độc lập suy nghĩ luôn tự mình tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách đúng hướng. Bởi vậy giáo viên cần phải phát huy tính tích cực, tạo ra cơ hội cho học sinh tư duy để phân tích và xác định hướng giải quyết thì kết quả học tập sẽ cao hơn. Trong hệ thống đề thi Violympic có rất nhiều dạng toán khó, mới lạ, đa dạng so với chương trình chính khóa. Sau đây là một số dạng cơ bản.
2.1. Dạy dạng bài Rút gọn phân số
Trong chương trình toán bậc tiểu học không học về (ước số, ước số chung, ước số chung lớn nhất) nên giáo viên cần tổ chức cho các em định hướng và tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhanh hơn. Rút gọn phân số là tìm một phân số mới bằng với phân số đã cho (phân số tối giản) nhưng có tử số và mẫu số đều tương ứng bé hơn tử số và mẫu số của phân số đó bằng mô hình sau:
Ví dụ 1: Rút gọn phân số. 
Thông qua kiến thức đã học ở lớp 4, giáo viên có thể giúp học sinh vận dụng vào dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9 để tìm một số tự nhiên (lớn hơn 1) mà tử số và mẫu số của phân số đó đều chia hết cho số đó. 
Hướng giải quyết vấn đề:
54 là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên chia hết cho 27
81 là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên chia hết cho 27
Học sinh rút gọn : 
Ví dụ 2: Rút gọn phân số 
Hướng giải quyết vấn đề: chia dần từng bước hoặc gộp các bước theo quy tắc chia cả tử số và mẫu số một số cho một tích. 
; ; . Vậy: 
Vì 2 x 2 x 3 = 12 nên ta có: 
Ví dụ 3: Rút gọn phân số . 
Hướng giải quyết vấn đề: Dùng cách thử chọn theo các bước. 
Bước 1: 57 : 3 = 19 
Bước 2: 95 : 19 = 5 
Bước 3: Cùng chia cho 19. Ta có: 
Ví dụ 4: Cho phân số phân số phải tìm là sao cho : = với a, b, c, d, m, n > 0 và (m < abab ; n < cdcd)
Hướng giải quyết vấn đề: Đây là phân số có dạng đặc biệt, tức là tử số và mẫu số có các cặp số giống nhau từng đôi một. Giáo viên có thể giúp học sinh hiểu và vận dụng cách rút gọn như sau: 
Bài toán 1 : Rút gọn phân số 
Học sinh phân tích như trên, ta có: 
Bài toán 2 : Rút gọn phân số 
Học sinh phân tích như trên, ta có: 
Các phân số có cấu tạo như ví dụ 4 đều có thể thực hiện theo phương pháp này.
2.2. Dạy bài Giải toán về Tỉ số phần trăm.
Giáo viên cần tổ chức cho các em định hướng và tìm ra cách giải quyết đồng thời thành lập công thức tính của các dạng toán cơ bản về Tỉ số phần trăm.
Dạng thứ nhất: Tìm tỉ số phần trăm của hai đại lượng a và b:
a : b x 100%
Bài toán: Tìm tỉ số phần trăm của 12 và 48? 
Vận dụng công thức trên, ta có: 12 : 48 x 100% = 25%
Dạng thứ hai: Tính giá trị x phần trăm của đại lượng a:
x% x a : 100
Bài toán: Tính 75% của 80?
Vận dụng công thức trên, ta có: 75 x 80 : 100 = 60
Dạng thứ ba: Tính giá trị a khi biết x phần trăm của a là đại lượng b: 
b : x% x 100
Bài toán: 75% của số a là 60, tính a?
Vận dụng công thức trên, ta có: 60 : 75 x 100 = 80
Từ ba dạng tính tỉ số phần trăm cơ bản trên, giáo viên hướng cho học sinh tìm hiểu các dạng tính tỉ số phần trăm (liên quan đến tính diện tích các hình vuông, chữ nhật, tròn) ở mức độ cao hơn.
Dạng thứ tư: Nếu cạnh hình vuông tăng lên a% thì diện tích hình vuông đó tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu vấn đề và cách giải quyết đối với dạng toán trên như sau:
Thực tế: Từ công thức tính diện tích hình vuông là cạnh nhân với cạnh. Cho nên cạnh hình vuông là 100% thì cho diện tích hình vuông đó là 100% hay gọi cạnh hình vuông là một giá trị thì diện tích hình vuông cũng là một giá trị nên để tìm phần trăm tăng của diện tích hình vuông ta có công thức tính như sau:
b% = [(100% + a%) x (100% + a%) – 100%] x 100% 
Trong đó: a% là điều kiện bài toán đã cho, b% là số phần trăm diện tích tăng.
Bài toán 1: Nếu cạnh hình vuông tăng lên 30% thì diện tích hình vuông đó tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình vuông đó tăng lên số phần trăm là:
	Có thể giải tắt như sau: (1,3 x 1,3 – 1) x 100% = 69 %
	Bài toán 2: Nếu chiều dài tăng lên 30% và chiều rộng tăng lên 25% thì diện tích hình chữ nhật đó tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình chữ nhật đó tăng lên số phần trăm là: 
(1,3 x 1,25 – 1) x 100% = 62,5 %
Bài toán 3: Nếu bán kính hình tròn tăng lên 25% thì diện tích hình tròn đó tăng lên bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình tròn đó tăng lên số phần trăm là: 
(1,25 x 1,25 – 1) x 100% = 56,25 %
Dạng thứ năm: Nếu cạnh hình vuông giảm đi a% thì diện tích hình vuông đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu vấn đề và cách giải quyết đối với dạng toán trên như sau:
Thực tế: Từ công thức tính diện tích hình vuông là cạnh nhân với cạnh. Cho nên cạnh hình vuông là 100% thì cho diện tích hình vuông đó là 100% hay gọi cạnh hình vuông là một giá trị thì diện tích hình vuông cũng là một giá trị nên để tìm phần trăm giảm của diện tích hình vuông ta có công thức tính như sau:
b% = [100% – (100% - a%) x (100% - a%)] x 100% 
Trong đó: a% là điều kiện bài toán đã cho, b% là số phần trăm diện tích giảm.
Bài toán 1: Nếu cạnh hình vuông giảm đi 30% thì diện tích hình vuông đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình vuông đó giảm đi số phần trăm là:
	Có thể giải tắt như sau: (1 - 0,7 x 0,7) x 100% = 51 %
	Bài toán 2: Nếu chiều dài giảm đi 30% và chiều rộng giảm đi 25% thì diện tích hình chữ nhật đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình chữ nhật đó giảm đi số phần trăm là: 
(1 - 0,7 x 0,75) x 100% = 47,5 %
Bài toán 3: Nếu bán kính hình tròn giảm đi 25% thì diện tích hình tròn đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Diện tích hình tròn đó giảm đi số phần trăm là: 
(1 - 0,75 x 0,75) x 100% = 43,75 %
	Bài toán 4: Nếu chiều dài tăng lên 60% thì chiều rộng giảm đi bao nhiêu phần trăm để diện tích hình chữ nhật đó không thay đổi?
Vận dụng cách phân tích như trên, ta có thể giải như sau:
Giải: Chiều rộng hình chữ nhật đó giảm đi số phần trăm là: 
(1 - 1 : 1,6) x 100% = 37,5 %
VI. Hiệu quả đạt được.
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tôi đã thu được một số kết quả chính như sau:
Năm học 2009 - 2010, tôi áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 dự thi giải toán qua mạng Internet trong số 4 em dự thi, đã đạt kết quả như sau:
Cấp Trường 4 em (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba).
Cấp Huyện 4 em (1 giải Nhì, 3 giải Ba).
Cấp Tỉnh 2 em (1 giải Nhì, 1giải Ba).
Cấp Quốc gia 1 em (không đạt giải).
Năm học 2010 – 2011, tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 dự thi giải toán qua mạng Internet trong số 8 em dự thi tính đến thời điểm tháng 2 năm 2011, đã đạt kết quả như sau:
Cấp Trường 7 em (2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 2 giải Ba).
Cấp Huyện 5 em (1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 1 giải Ba).
Cấp Tỉnh, Quốc gia chưa dự thi.
VII. Bài học kinh nghiệm.
Qua hai năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên theo dõi và nghiên cứu nội dung chương trình thi giải toán qua mạng Internet và sáng tạo trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, để có những kết quả mong đợi, ngoài vai trò của người thầy, ngoài những nỗ lực cố gắng của học sinh, đòi hỏi phải có sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường để giáo viên có nhiều tài liệu tham khảo, đặc biệt phải đầu tư phòng máy vi tính có kết nối đường truyền Internet, có kế hoạch tổ chức dạy bộ môn Tin học đồng thời phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu và tổ chức bồi dưỡng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, trong thời gian qua tôi đã áp dụng và thu được những kết quả khả quan. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và đóng góp thêm ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!
 Người thực hiện
Nguyễn Minh Thanh
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Xếp loại: . . . . . .  . . . . .
TM. TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Xếp loại: . . . . . . . . . . . .
 TM.HĐKH TRƯỜNG
 HIỆU TRƯỞNG
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Xếp loại: . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM HUONG DAN HOC SINH GIOI LOP 5.doc