Kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh tiểu học

Kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh tiểu học

Hiện nay chữ viết của học sinh đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Tất cả chúng ta đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết: “Nét chữ, nết người”. Ta thấy chữ viết đã phản ánh một số phẩm chất của con người. Nết người đó là: Khả năng thẩm mĩ, sự khéo léo tinh tế, tính cẩn thận “Nết nước” không phải là tính sẵn mà phải tu dưỡng, giáo dục mà nên. Vì thế “Nét chữ” cũng vậy.

Một người viết chữ đẹp trước hết phải do chính bản thân kiên trì rèn luyện, tự ý thức nhưng cũng phần lớn là do sự hướng dẫn, dạy bảo, đúng đắn, khoa học.

“Không thầy đố mày làm nên” điều ấy quả không sai. Thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bảo, rèn luyện cho các em, song người thầy thứ hai không kém phần quan trọng trong việc dạy bảo lúc ở nhà đó chính là cha mẹ các em.

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm rèn chữ cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- lời nói đầu 
 ơ
Hiện nay chữ viết của học sinh đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Tất cả chúng ta đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết: “Nét chữ, nết người”. Ta thấy chữ viết đã phản ánh một số phẩm chất của con người. Nết người đó là: Khả năng thẩm mĩ, sự khéo léo tinh tế, tính cẩn thận “Nết nước” không phải là tính sẵn mà phải tu dưỡng, giáo dục mà nên. Vì thế “Nét chữ” cũng vậy.
Một người viết chữ đẹp trước hết phải do chính bản thân kiên trì rèn luyện, tự ý thức nhưng cũng phần lớn là do sự hướng dẫn, dạy bảo, đúng đắn, khoa học.
“Không thầy đố mày làm nên” điều ấy quả không sai. Thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bảo, rèn luyện cho các em, song người thầy thứ hai không kém phần quan trọng trong việc dạy bảo lúc ở nhà đó chính là cha mẹ các em. 
Hiện nay ở gia đình, việc tổ chức hoạt động học, nói chung và rèn chữ viết cho con em nói riêng còn chưa được quan tâm chú trọng. Do đó dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh chưa cao. Làm cha mẹ ai cũng thương con, lo cho con muốn con cái học giỏi và ngoan ngoãn để trở thành người con có ích cho gia đình, xã hội. Nhưng nếu chỉ có lòng mong muốn thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần phải có trình độ hiểu biết nhất định và có phương pháp giáo dục dạy bảo thì các em mới trở thành con người phát triển toàn diện được. “Chữ viết đẹp, là một trong những công cụ đầu tiên để rèn luyện cả nhân cách và tri thức của học sinh. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Một học trò xuất sắc của Bác Hồ kính yêu, một người luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước đã từng nói “Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người. 
Chất lượng chữ viết của học sinh tiểu học là những yêu cầu cơ bản xuyên suốt quá trình học tập, đây là vấn đề quan trọng là mục tiêu chính 
mà người giáo viên hướng tới. Muốn đạt hiệu quả cao thì việc tìm hiểu vai trò trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giúp các em rèn chữ viết lúc ở nhà để tìm ra được những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết là việc làm cần thiết. 
Thời gian các em ở nhà, học ở nhà chiếm phần lớn trong ngày. Việc học, rèn chữ ở nhà cũng rất quan trọng.
Rèn viết ở nhà còn tạo cơ hội, điều kiện để giúp cho các em hình thành một số phẩm chất mới, có ý thức tự giác. Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tự giác, tính tổ chức, đặc biệt quan trọng là hình thành cho các em khả năng tự học, tự rèn luyện..
Tất cả những điều đó sẽ đạt được và đạt hiệu quả cao nếu vai trò của cha mẹ học sinh được phát huy đến mức tối đa. 
I- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm học 2006- 2007 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 C. Là một lớp cuối cấp, 100 % học sinh là con em gia đình dân tộc thiểu số, tuổi đời cha mẹ các em còn trẻ và trình độ văn hoá từ cấp III trở xuống. Ngoài giờ học ở lớp về nhà bố mẹ các em chưa dành nhiều thời gia để dạy thêm cho các em vì phải lo công việc đồng áng. Hơn nữa trình độ dân trí, nhận thức của nhân dân đối với việc học của các em còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc rèn chữ viết cho con em. 
Tuy nhiên cũng có một số phụ huynh đã có ý thức nhắc nhở cũng có một số phụ huynh đã có ý thức nhắc nhở con cách trình bày, viết chữ sạch đẹp. Nhưng đó chỉ là một cách nhắc nhở bình thường, vì họ cũng chưa biết viết chữ thế nào là đúng và đẹp. 
Trong nhiều năm qua nhà trường đã thực hiện việc nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Các giáo viên trong nhà trường vẫn luôn coi trọng việc rèn chữ cho học sinh vì họ luôn nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết. Nhưng việc rèn chữ đầu phải chỉ ngày một ngày hai, chỉ do 
việc dạy bảo của giáo viên, nếu các em không được rèn luyện thường xuyên, mọi lúc kể cả thời gian học ở nhà thì việc rèn chữ khó có kết quả. Vì vậy cha mẹ đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động của các em nói chung và việc rèn chữ nói riêng.
Hiện nay đa số cha mẹ học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chữ viết, hơn nữa họ cũng chưa nắm được cách hướng dẫn con em rèn luyện.
Để nâng cao chất lượng toàn diện và đặc biệt là thực hiện bằng được mong muốn nâng cao chất lượng chữ viết, khắc phục những sai lầm của các em và tiếp tục hoàn thiện các đức tính tốt qua rèn chữ để rèn người. Tôi đã phải tìm hiểu kỹ từng em thông qua các bài tập viết. Từ đó rút ra từng nhóm, từng kiểu sai của các em, các nguyên nhân thứ yếu và chữ yếu, khách quan và chủ quan. Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để rèn chữ viết cho các em đạt hiệu quả cao nhất.
II- NỘI DUNG
I) Khảo sát: 
1. Khảo sát chất lượng học tập.
a. Điều tra về tình hình học tập.
Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi đã tìm hiểu kỹ về từng học sinh, khảo sát chất lượng học tập của các em về học lực (Tổng số 18 em). 
Bảng 1
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
2 em
10,2%
4 em 
20,4 %
9 em
45,9 %
3 em
23,5 %
 Điều tra về tình hình chữ viết của các em ở lớp dưới thông qua thực tế, thông qua giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới, kiểm tra vở viết của học sinh, từ đó rút ra những sai lầm về kĩ năng viết đúng, đẹp, nhanh để có định hướng 
đúng về cách sửa chữa, rèn luyện cho học sinh, Tôi thống kế các lỗi như sau: Tổng số HS: 18 em
Bảng 2
Chữ chưa
liền nét
Khoảng cách chưa đều
Vị trí dấu thanh
Chữ nét giấy
Các lỗi khác
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
6
30,6 %
3
15,3 %
4
28,6 %
3
15,3%
2
10,2 %
Nguyên nhân:
Qua điều tra khảo sát tôi thấy nguyên nhân dẫn đến một số lỗi khi viết chữa thì có rất nhiều nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là lối này các em mắc từ lớp dưới và các em chưa được sửa chữa rèn luyện. Thời gian học ở lớp thì ít, thời gian học ở nhà thì cha mẹ các em lại chưa quan tâm rèn chữ cho con em. 
2. Khảo sát về việc tổ chức hướng dẫn con cái học ở nhà nói chung và việc luyện chữ cho con em nói riêng.
Định hướng nơi tôi công tác là một xã miền xuôi, địa bàn tất cả là con em người dân tộc Kinh. Hầu hết phụ huynh học sinh làm nghề nông thuần tuý, với trình độ học vấn rất hạn chế, đa số mới học hết lớp 9. Nhưng hầu hết cha mẹ các còn rất trẻ có điều kiện kinh tế: 20 % gia đình ở mức khá, 30 % mức trung bình, 50 % mở mức sống khó khăn. 
Đó cũng là một điều kiện khó khăn cho việc kết hợp rèn chữ cho học sinh. Nhưng điều đáng lo đó là sự nhận thức của phụ huynh học sinh với việc rèn chữ của con em. tôi đã điều tra thực tế như sau:
a. Điều tra sự nhận thức của phụ huynh học sinh với việc tổ chức học tập, rèn chữ viết ở nhà cho con. 
Bảng 3
STT
Mức độ nhận thức 
Số lượng 
%
1
Rất cần thiết
5
20,4 %
2
Cần thiết
4
33,7 %
3
Không cần thiết
9
45,9 %
Đa số cha mẹ học sinh đã nhận thức về việc học ở nhà của học sinh là quan trọng và cần thiết nhưng nhận thức chưa rõ ràng, họ chỉ quan tâm cho con mình giải song những bài toán, đọc những bài Tiếng việt cho đúng còn phần đa không quan tâm đến chữ viết và cách trình bày. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số gia đình, cha mẹ cho rằng giờ học ở nhà của các em là không cần thiết mà giờ lên lớp mối quan trọng, họ giao phó toàn bộ trách nhiệm cho thầy cô giáo. Hơn nữa họ cũng không có nhiều thời gian để lo cho con cái. Cuộng sống khó khăn phải lo kiếm cho con miếng cơnm manh áo là điều quan trọng hơn.
b. Điều tra về việc thực hiện những công việc của phụ huynh đối với hoạt động học tập của học sinh nói chung và việc rèn luyện chữ nói riêng.
Bảng 4
TT
Tên công việc
Mức độ thực hiện
Thường xuyên
Đôi khi
Chưa thực hiện
SL
%
SL
%
SL
%
1
Bố trí sắp xếp góc học tập đúng quy cách
8
40,7%
6
30,6 %
4
28,7%
2
Mua sắm đủ sách vở đồ dùng học tập 
10
51,0 %
5
33,7 %
3
15,3 %
3
Sai vặt, làm ồn
8
49,0 %
10
51,0 %
4
Dành thời gian và quản lí việc học ở nhà có thời gian biểu
7
41,9 %
6
31,6 %
5
16,5 %
5
Giúp đỡ, hướng dẫn con luyện viết
6
33,7 %
6
32,7 %
6
33,6 %
6
Kiểm tra sau khi con viết, học xong.
6
31,6 %
5
26,5 %
7
41,9 %
Qua kết quả điều tra tôi thấy đa số phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới việc rèn chữ của con em. 
Cũng có thể do những yếu tố khách quan. Chẳng hạn ở nông thôn sau một ngày làm việc vất vả, các ông bố, bà mẹ thường tụ tập, quây quần bên những ấm nước chè anh hay hút điếu thuốc lào nói vài câu chuyện vui.Vô tình những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của con cái họ.
Bố mẹ thì bảo con “Học đi”, com thì ngồi vào bàn học một lúc cho qua chuyện, không có chất lượng vì không có người chỉ bảo, kiểm soát.
Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết đã dạy học vòn khó hơn. Vấn đề đặt ra cho cha mẹ học sinh là cần phải làm gì? Thực hiện những việc làm gì để rèn chữ cho con em. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa ra một số giải phpá trong việc giúp cha mẹ các em làm tốt việc tổ chức hướng dẫn hoạt động học ở nhà nói chung và nâng cao chất lượng chữ viết nói riêng. 
II- Những biện pháp kết hợp giữa GVVN và phụ huynh học sinh
1) Yêu cầu của giáo viên
Họp phụ huynh là một việc làm cần thiết qua trọng song cũng rất bình thường mà năm học nào mỗi lớp cùng phải tổ chức. Qua họp phụ huynh giúp cha mẹ nắm chắc được cụ thể tình hình học tập rèn luyện của con cái. Để cuộc họp phụ huynh tiến hành đạt hiệu quả tốt, tôi đã lên kế hoạch cụ thể, sát thực. 
+ Cũng như các lớp tôi thông qua toàn bộ nội dung chung của nhà trường. 
+ Thông báo kết quả học tập của từng em, cho phụ huynh xem kết quả học tập chung của cả lớp ở bảng 1. Đề ra mức phấn đấu về chất lượng học tập của lớp (không còn học sinh yếu) .
+Vấn đề chính mà tôi quan tâm, nhấn mạnh trong cuộc họp phụ huynh đó lá vấn đề chữ viết của học sinh. Tôi phân tích cho các bậc phụ huynh biết được tầm quan trọng của chữ viết đối với học sinh tiểu học mà đặc biết là đối với học sinh lớp 5. “Nét chữ” chính là “Nết người”. Các em có viết đúng, đẹp, trình bày khoa học thì các em mới học tốt các môn học khác được.
Đa số học sinh và các bậc phụ huynh đều nghĩa rằng chỉ cần đọc, viết và giải toán đúng là được, không quan tâm đến nét chữ, cách trình bày sao cho khoa học và một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học và rèn chữ cho các em. Tôi thông báo với phụ huynh kết quả điều tra ở bảng 3. Để làm cho phụ huynh hiểu và tin lời mình tôi đã chuẩn bị một số bài thi của học sinh lớp mình để chứng minh. Em Tuyền và em Linh có mức độ tiếp thu bài như nhau nhưng bài làm của em Tuyền bao giờ cũng thấp điểm hơn em Linh. Tôi yêu cầu các bậc phụ huynh xem bài của hai em và tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng tất cả đều thấy rằng: Đọc kỹ hai bài làm của hai em t ... em các em viết còn sai. xấu chỗ nào từ đó mới tìm ra biện pháp khắc phục. Các phụ huynh còn đùa rằng “Chúng tôi còn phải nhờ cô giáo hướng dẫn, dạy cho rồi mới dám dạy cho con cái. ở nhà, các em thường bảo bố mẹ dạy không giống cô giáo con”. Tuy nhiên về việc này cũng có một số phụ huynh bàn lùi, họ cho là không cần thiết. Tôi đã giải thích và chứng minh cho họ thấy rằng: Làm việc gì cũng phải có sự đầu tư, kiên trì thì mới có kết quả. Muốn cho các em trở thành con ngoan, trò giỏi thì ngay từ bây giờ ở cấp học nền tàng này chúng ta hãy cố gắng dạy dỗ, rèn rũa cho các em. Tất cả các bậc phụ huynh đã thống nhất họp phụ huynh lần thứ 2. 
Như vậy tôi phải xin phép Ban giám hiệu để được họp phụ huynh lần 2.
2. Đối với phụ huynh học sinh 
Qua một thời gian tìm hiểu tôi cùng các bậc phụ huynh đã phát hiện ra những lỗi về chữ viết, cách trình bày của con em.
Tôi phân tích nguyên nhân của từng nhóm lỗi sai và hướng dẫn cách viết, cách khắc phục. 
a. Nhóm viết chữ chữa liền mạch.
Nguyên nhân dẫn đến việc các em viết chữ chữa liền mạch đó là do yêu cầ tốc độ viết ngày càng cao. Khi viết các em không nâng bút lên đặt xuống gây đứt mạch trong các chữ. Dần dần thành thói quen cố hữu. Nếu không phát hiện và uốn năn kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả không tốt đó là gây chậm tốc độ viết, chữ không đúng quy định Cho nên khi viết phụ huynh cần hướng dẫn các em viết phải nối liên tục, không bị đứt quãng giữa các nét trong một chữ cái, giữa các chữ cai trong một chữ. Thông thường viết một chữ, nét bút liền mạch từ đầu đến cuối chữ và sau đó nhấc bút lên để viết tiếp dấu chữ và dấu thanh. Tôi vừa phân tích vừa thực hành viết cho học sinh thấy rõ. 
Ví dụ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Tôi cũng lưu ý phụ huynh trong khi viết, một số nét chữ có những xê dịch cần thiết để nét cuối của chữ này nối liền với nét đầu của chữ cái tiếp theo. 
b- Nhóm viết chữ có nét cong còn sai dấu.
Khi viết các chữ có nét cong các em thường viết sai, chữ bị méo đi. Nguyên nhân là do các em gặp khó khăn vì kỹ năng hoặc một số em cẩu thả. Tôi hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn khắc phục. ở nhóm chữ này nếu viết được chữ 0 đúng thì các em sẽ dễ dàng viết đúng các chữ còn lại. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh cách viết chữ 0. Khi dạy cho con viết ở nhà tôi lưu ý phụ huynh có thể cho các em luyện viết ở bảng con. Cách khác có thể cho các em viết mạc chữ o, ô, ơ, a, đ, c đã viết sẵn bằng bút chì. Thậm chí viết vào vởi tập viết ở lớp dưới.
c. Nhóm học sinh viết, đặt dấu thanh chưa đúng vị trí rất nhiều em đặt tuỳ tiện, chưa đúng cỡ cũng như vị trí từng dấu thanh, các em xem nhẹ vấn đề này, khi các em đánh dấu thanh sai vị trí và kích cỡ sẽ làm sai lệch nghĩa của từ hoặc mắt thẩm mĩ.
Tôi lấy ví dụ: 
Miền Bắc, quả chuối.
Tôi lưu ý với phụ huynh. Phải hướng dẫn các em đặt dấu thanh vào đúng trọng âm. Những tiếng có nguyên âm đôi, nếu sau nguyên âm đôi không có âm cuối vần thì dấu thanh đặt vào chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi. Nếu sau nguyên âm đòi có âm cuối vấn thì dấu thanh ghi vào chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi. Điều này phụ huynh thường khó hiểu nên tôi phải lất nhiều ví dụ để chứng minh từng trường hợp 
Đánh dấu sai Đánh dấu đúng.
Chú bác Chú bac 
Của cải Của cải 
Nước mía Nước mía 
Chiều hè Chiều hè
Tôi lưu ý phụ huynh việc đánh dấu sai cũng do các em cẩu thả cho nên vừa sửa phụ huynh phải thường xuyên nhắc nhở liên tục để tạo thành thói quen cho các em. 
d. Nhóm các em không viết được hoặc viết sai, xấu chữ hoa
Khó khăn khi viết các chữ này đó là đòi hỏi sự khéo léo cẩn thận. Để viết đẹp ngay thì rất khó mà muốn viết được phải có quá trình luyện tập lâu dài. Loại chữ này tôi cũng yêu cầu phụ huynh cho con, em luyện viết nhiều, có thể viết trong vở luyện viết hoặc mạc lại chữ đã viết sẵn bằng bút chì. Để viết được đúng và đẹp tôi yêu cầu phụ huynh và học sinh phải quan sát thật kĩ chữ mẫu trước khi viết. 
Tôi vừa phân tích vừa hướng dẫn viết một số chữ. 
Về nhóm chữ này các bậc phụ huynh cũng cho là khó hướng dẫn. Nhưng nếu có quyết tâm cao thì sẽ làm được tất cả. Tôi khuyên các bậc phụ huynh phải thật kiên trì để dạy bảo cho con em.
Ngoài những lỗi sai trên còn một số lỗi khác như viết chữ còn gãy nét, khoảng cách giữa cách chữ chưa đều Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy các em, chủ yếu là luôn luôn nhắc nhở và giúp các em viết cẩn thận, không viết ẩu, viết quá nhanh, khoảng cách giữa các chữ phải đều (chữ cách chữ là một con chữ) ví dụ: “Em học bài” hay “Em học bài” là chưa chuẩn, cần viết đều “Em học bài” ,
Với sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ của giáo viên và với sự nhiệt tình của đa số các bậc phụ huynh thì việc rèn chữ cho các em chắc chắn là đạt hiệu quả. Tất nhiên trong lớp cũng có một số phụ huynh cảm thấy ngại vì cho rằng con mình viết chữ quá xấu làm sao có thể sửa được. Tôi đã động viên và phân tích cho phụ huynh thấy rằng việc rèn chữ cho các em là trách nhiệm của cả cô giáo, bố mẹ, bản thân cac em. Nếy cả ba cùng kết hợp và quyết tâm thì sẽ đạt hiệu quả cao.
Như vậy sau khi tổ chức thành công hai cuộc họp phụ huhnh của lớp với những nội dung trên, sau một hai tuần tiếp theo tôi nhận thấy tác dụng và những chuyển biến đáng mừng về vấn đề chữ viết của các em. Tôi thấy các bậc phụ huynh rất phấn khởi, tự tin vì có đủ khả năng dạy cho con em.
Lâu nay bố, mẹ dạy các em thường không nghe lời vì cho rằng chỉ có cô giáo mới dạy đúng. Việc gặp gỡ và hướng dẫn phương pháp dạy cho phụ huynh là một việc làm giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong quá trình rèn chữ cho học sinh.
3. Liên lạc với cha mẹ học sinh thông qua sổ liên lạc.
Qua sổ liên lạc tôi thông báo cho cha mẹ học sinh biết được kết quả học tập, đặc biệt là kết quả về chữ viết. Từ đó cũng giúp cho cha mẹ học sinh nắm được cụ thể nhứng điểm còn thiếu sót, tạo điều kiện dạy và rèn chữ cho các em đạt kết quả cao hơn. 
Ngược lại qua số liên lạc tôi cũng nhận được những ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức, hướng dẫn cho con em học tập, rèn luyện ở nhà tốt. Góp phần rèn chữ viết tốt hơn hàng tháng tôi thường lên kế hoạch thăm gia đình học sinh.
4. Đến thăm gia đình học sinh.
Hàng tuần, hàng tháng tôi thường lên kế hoạch đến thăm gia đình học sinh nhất là những học sinh có sự tiến bộ chậm và hoàn cảnh khó khăn. Đến thăm gia đình học sinh là một việc làm tưởng như rất bình thường đối với người giáo viên, song nó mang nhiều tác dụng và hiệu quả trong việc giúp cha mẹ học sinh rèn chữ viết cũng như tổ chức việc học ở nhà. 
Việc đến thăm gia đình học sinh cũng là một hình thức kiểm tra đánh giá được phần noa sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với co cái, bên cạnh đó còn tạo điều kiện trao đổi về tình hình học tập nói chung và việc rèn chữ nói riêng của con cái mình đối với cô giáo. Nó làm tăng thêm sự gần gũi tình cảm tình thầy trò và gia đình. Vì vậy cho nên trước khi đến thăm gia đình em nào tôi thường lên kế hoạch cụ thể nắm vững tình hình học tập từng em, những tiên sbộ và những vấn đề còn tồn tại để trao đổi cụ thể với phụ huynh. Những cuộc đến thăm đó tôi thường đi với chi hội trưởng phụ huynh của lớp, để qua đó chi hội trưởng cũng thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cùng với các phụ huynh trong lớp tổ chức việc học cho học sinh nói chung và việc rèn chữ nói riêng.
Qua việc đến thăm gia đình học sinh tôi nhận thấy cha mẹ học sinh đã biết vận dụng các phương pháp và hình thức mà đã được phổ biến giúp việc rèn chữ choc các em tốt hơn. Hình thức “học nhóm” và “Học sinh học kèm” được cah mẹ vận dụng nhiều hơn. Các bậc phụ huynh thường xuyên theo dõi và hướng dẫn con cái học, rèn chữ. Khi được kèm các em tiến bộ rất nhanh.
Trên đây là biện phpá mà tôi đã áp dụng song song đối với mỗi em và cả lớp sau hơn một học kỳ tôi đã thu được một kết quả đáng mừng.
B- Kết quả đạt được 
Sau một thời gian tìm hiểu, vận dụng những biện pháp, hình thức giúp cah mẹ học sinh cùng kết hợp rèn chữ viết cho con em, tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. 
- Chất lượng nâng cao rõ rệt số học sinh của lớp là 18 em . 
Bảng 5
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
25,5%
6
30,6 %
7
43,9 %
0
0
- Có 2 em đạt giải cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường. 
- Có 1 em đạt giải kỳ thi viết chữ đẹp cấp huyện. 
- Lớp tôi là lớp tiên tiến 
- Chi đội 5 a là chi đội vững mạnh.
- Chất lượng chữ viết dạt cụ thể. 
Bảng 6
Chữ chưa
 tiến nét
Khoảng cách chưa đều
Vị trí dấu thanh chưa đúng
Các nhược điểm khác 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
3
15,3 %
0
0
2
10,2 %
Với kết quả đã được được ở trên tuy đã rất khả quan nhưng cũng không phải vì thế mà tôi lấy làm thoả mãn mà dừng lại. Quá trình rèn chữ phải là một quá trình thường xuyên liên tục. Tôi tiếp tục phối kết hợp với phụ huynh học sinh để góp phần nâng cao chữ viết cho lớp tôi.
C- Bài học kinh nghiệm 
Qu quá trình thực hiện và hướng dẫn và kết hợp với phụ huynh học sinh để rèn chữ viết cho học sinh tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: 
1. Khảo sát tìm nguyên nhân để xác định số những biện pháp, hình thức dạy, học phù hợp. 
2. Tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của cha mẹ học sinh tới việc rèn chữ viết cho con em.
3. Phải tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường và gia đình, giúp cha mẹ học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết, hướng dẫn phụ huynh các phương pháp dạy, rèn chữ cho học sinh. 
4. Không nên nóng vội khi thấy các em viết chưa đẹp. Cần vận dụng 
lần lượt các biện pháp một cáh linh hoạt, kiên trì.
5. Giáo viên phải là người tham mưu tốt cho phụ huynh chuẩn bị các đồng dùng “Bút viết, sạch, vở để các em có đủ điều kiện rèn chữ viết tốt. 
6. Giáo viên phải tổ chức thi đua thi chữ viết, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, động viên kịp thời các em có nhiều tiến bộ về chữ viết.
7. Thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh để nắm được những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề rèn chữ cho con em. Từ đó bổ sung trực tiếp, kịp thời cho họ những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về việc kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc rèn chữ viết cho con em. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học cấp trên để tôi tiếp tục những biện pháp trên vào thực tế và phổ biến cho bạn bè đồng nghiệp cùng áp dụng nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh nói riêng và chất lượng học tập, rèn luyện nói chung. Những biện pháp trên tôi cũng góp một phần nhỏ vào công tác xã hội hóa giáo dục đang được các cấp quan tâm. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM REN CHU VIET CHO HS.doc