KINH NGHIỆM
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5
I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
- Tổng số học sinh :
- Con hộ nghèo :
- Con cán bộ công chức :
II - THỰC TRẠNG KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
- Khi chưa áp dụng kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh viết chữ xấu còn cao, đa số các em viết chưa đúng mẫu chữ ban hành ( QĐ số 31, Bộ trưởng BGD & ĐT ban hành ngày 14/06/2002) .
- Đại đa số h/s chưa có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết .
III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN :
1/ Đặt vấn đề :
Từ thực trạng nêu trên cho thấy việc rèn chữ viết cho h/s là một việc cần thiết, để giúp các em có chữ viết đẹp và học tập tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, đồng thời góp ohần quan trọng vào việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho h/s . Ông cha ta có câu : " Nét chữ, nết người "; chữ viết là thể hiên tính cách phẩm chất đạo đức của con người, nhìn nét chữ người ta có thể đánh giá được con người đó, cẩn thận hay cẩu thả, có tinh thần kỷ luật hay không ? Có tôn trọng mình và người khác hay không ? Có óc thẩm mỹ hay không ? Có kiên trì hay không ?.
Trước đây chúng ta thường nghe nói : " Chữ tốt là do hoa tay, văn hay là do trí óc ". Trong thực tế xưa và nay cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng, mà quan trọng hơn cả là ở sự "rèn luyện" . Hẳn các bạn còn nhớ mẩu chuyện " Thần Siêu luyện chữ "?
Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho h/s và rèn như thế nào để đạt hiệu quả? Với ý thức lương tâm, trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp các em có được chữ viết đẹp .
Qua một số năm thực nghiệm, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ, có thể chưa phải là tối ưu hoặc cũng có thể có đồng nghiệp vẫn thường làm, song qua việc áp dụng thử nghiệm tôi thấy có những kết quả nhất định . Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến .
KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5 I - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : - Tổng số học sinh : - Con hộ nghèo : - Con cán bộ công chức : II - THỰC TRẠNG KHI CHƯA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : - Khi chưa áp dụng kinh nghiệm thì tỉ lệ học sinh viết chữ xấu còn cao, đa số các em viết chưa đúng mẫu chữ ban hành ( QĐ số 31, Bộ trưởng BGD & ĐT ban hành ngày 14/06/2002) . - Đại đa số h/s chưa có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ viết . III - NỘI DUNG SÁNG KIẾN : 1/ Đặt vấn đề : Từ thực trạng nêu trên cho thấy việc rèn chữ viết cho h/s là một việc cần thiết, để giúp các em có chữ viết đẹp và học tập tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, đồng thời góp ohần quan trọng vào việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho h/s . Ông cha ta có câu : " Nét chữ, nết người "; chữ viết là thể hiên tính cách phẩm chất đạo đức của con người, nhìn nét chữ người ta có thể đánh giá được con người đó, cẩn thận hay cẩu thả, có tinh thần kỷ luật hay không ? Có tôn trọng mình và người khác hay không ? Có óc thẩm mỹ hay không ? Có kiên trì hay không ?.... Trước đây chúng ta thường nghe nói : " Chữ tốt là do hoa tay, văn hay là do trí óc ". Trong thực tế xưa và nay cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng, mà quan trọng hơn cả là ở sự "rèn luyện" . Hẳn các bạn còn nhớ mẩu chuyện " Thần Siêu luyện chữ "? Vậy vấn đề đặt ra là làm sao rèn chữ viết đẹp cho h/s và rèn như thế nào để đạt hiệu quả? Với ý thức lương tâm, trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp các em có được chữ viết đẹp . Qua một số năm thực nghiệm, tôi rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ, có thể chưa phải là tối ưu hoặc cũng có thể có đồng nghiệp vẫn thường làm, song qua việc áp dụng thử nghiệm tôi thấy có những kết quả nhất định . Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng và góp thêm ý kiến . 2/ Một số kinh nghiệm đã áp dụng : a- Lựa chọn nội dung cho học sinh rèn luyện : * Phần 1 : Luyện viết chữ cái, chữ số ( phân nhóm cho dễ luyện ) . - Nhóm 1 : o, ô, ơ, c, a, ă , â, d, đ, q, chữ số : 0 , 6 , 9 . Viết từ ứng dụng : cần cù, lễ độ . - Nhóm 2 : e, ê, l, b, h, k, chữ số : 1 , 2 , 3 . Viết từ ứng dụng : hiếu thảo, lễ phép, khiêm tốn . - Nhóm 3 : m, n, v, r, s, x , chữ số : 4 , 5 . Viết từ ứng dụng : vượt khó, tự học, xuất sắc . - Nhóm 4 : p , i , t , u , ư , y , chữ số : 7 , 8 . Viết từ ứng dụng : tự tin, yêu thầy, mến bạn . * Phần 2 : Luyện viết phụ âm kép : - Nhóm 1 : tr , th , nh , ph , ch , kh . Viết từ ứng dụng : chăm ngoan, chịu khó . - Nhóm 2 : qu , gi , ng , gh , ngh . Viết từ ứng dụng : siêng năng, nghỉ hè . * Phần 3 : Luyện viết chữ cái hoa : - Nhóm 1 : A , Ă , Â , M , N . Viết đoạn thơ ứng dụng . - Nhóm 2 : P , B , R , D , Đ . Viết đoạn thơ ứng dụng . - Nhóm 3 : C , S , L , G , E , Ê . Viết đoạn thơ ứng dụng . - Nhóm 4 : J , K , H , V . Viết đoạn thơ ứng dụng . - Nhóm 5 : O , Ô , Ơ , Q , Q , T . Viết đoạn thơ ứng dụng . - Nhóm 6 : X , M , N , V , U , Ư , Y . Viết đoạn thơ ứng dụng . * Phần 4 : Luyện các chữ thường viết sai về độ cao, kích thước, nét chữ: Luyện viết các chữ : t, d, đ, p, q , h , k , l , b , g , gh , ngh , nh , ch , th . Các chữ : h , k , l , b , g , gh , ngh , nh , ch , th cần được rèn vài lần . GV Lưu ý h/s viết đúng về độ cao, các nét khuyết . * Phần 5 : Luyện tập tổng hợp : - Viết bảng chữ cái viết hoa : 5 ô li và 2,5 ô li . - Viết đoạn thơ, đoạn văn ứng dụng : Chữ đứng, chữ nghiêng . * Cần lưu ý rằng : Tuỳ thuộc vào thời gian dự kiến rèn luyện mà GV lựa chọn nội dung rèn luyện phù hợp . ( VD: Nếu có ít thời gian rèn luyện thì có thể bỏ qua phần 1 , phần 2 và phần 3 . Tuy nhiên nếu đủ thời gian thì rèn theo trình tự vẫn tốt hơn .) . b- Sử dụng bảng chữ mẫu và chữ mẫu của giáo viên : Mỗi khi cho h/s rèn luyện GV cần sử dụng bảng chữ mẫu làm đồ dùng trực quan . Ngoài ra chữ mẫu của GV cũng không kém phần quan trọng . Để chữ viết của GV luôn đảm bảo cũng là đồ dùng trực quan sinh động đối với h/s, GV cần thường xuyên rèn luyện để viết đúng mẫu chữ. Đặc biệt, mỗi khi viết chữ lên bảng, viết mẫu vào vở cho h/s hay viết lời phê vào vở h/s, GV cần nắn nót viết sao cho đẹp; từ đó tạo cho h/s sự thích thú đọc, ngắm chữ của giáo viên, muốn bắt chước theo chữ của thầy, cô và mong muốn cũng viết đẹp được như thầy cô . c- Xây dựng ý chí và nghị lực rèn luyện : GV cần tác động đến ý chí và nghị lực của h/s bằng nhiều hình thức khác nhau : - Cho h/s thấy được ích lợi của viết chữ đẹp : Làm đẹp cho mình, cho người, chính các em cũng thấy thích mắt ; mọi người ai cũng thích chữ đẹp, yêu quý, nể phục những người viết chữ đẹp . Đặc biệt chữ viết đẹp sẽ được ưu tiên điểm trong tất cả các bài thi nhất là bài viết chính tả và tập làm văn . - GV lấy một số gương điển hình về rèn chữ viết ( sưu tầm, lưu trữ bài viết tốt của những em điển hình ở những năm trước ) để tác động đến các em và cho các em thấy được có được chữ viết đẹp là do ở sự rèn luyện . d- Một số biện pháp rèn luyện cho học sinh : * Uốn nắn nhắc nhở và động viên khuyến khích : - GV yêu cầu h/s dành riêng một cuốn vở 5 ô li để rèn chữ. Trước khi viết mỗi bài, GV cần lưu ý h/s về điểm đặt bút, độ cao của các con chữ, các nét chữ viết hoa,... Đặc biệt là những nét chữ mà nhiều h/s trong lớp viết chưa đúng ; yêu cầu các em phải viết tốc độ chậm hơn những bài chính tả thường ngày để điều chỉnh các nét chữ cho đúng mẫu . - GV thường xuyên chấm bài, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh . - Mỗi khi đánh giá, chấm, cho điểm trên vở này, GV không nên đánh giá quá khắt khe nhất là ở giai đoạn đầu tập luyện ( không thể cùng một lúc yêu cầu h/s sửa ngay được tất cả các lỗi ), cần đặt ra yêu cầu ngày càng cao . VD : Lúc đầu chú ý tới yêu cầu viết đúng độ cao các con chữ, điểm đặt bút, viết đúng nét cơ bản, liền nét rồi đến những nét khuyết, dần dần yêu cầu h/s phải viết đều nét, đặt đúng vị trí dấu thanh, chữ đứng, chữ nghiêng và sau cùng mới đòi hỏi tới tốc độ viết,... Ngoài ra, GV cần động viên, khuyến khích h/s mua vở tập viết dành cho h/s Tiểu học để luyện thêm theo chữ mẫu trong vở . * Tổ chức cho h/s viết chữ đẹp giúp đở bạn viết xấu : Ngoài những giờ rèn luỵện do GV tổ chức cho cả lớp, GV nên giao nhiệm vụ cho những em viết đẹp mỗi ngày viết cho bạn từ 2-5 chữ đầu mỗi dòng; những em được bạn giúp đỡ phải chủ động đưa vở cho bạn viết mẫu và sau đó tranh thủ thời gian luyện viết theo chữ mẫu của bạn . * Luyện viết trên vở chính tả : Ngoài việc GV hướng dẫn, nhắc nhở h/s trước và trong khi viết bài chính tả, rút kinh nghiệm sau khi chấm mỗi bài chính tả, trong những tuần đầu, GV cần dành thời gian để viết mẫu vài chữ cuối mỗi bài chính tả ( những chữ h/s hay viết sai mẫu, sai lỗi chính tả ), sau đó cho h/s về nhà viết lại mỗi chữ một dòng theo chữ mẫu của GV. Những tuần sau đó, GV có thể giao cho những em viết đẹp viết mẫu cho bạn ở cuối mỗi bài chính tả ( sau khi GV chấm và gạch chân một số chữ viết sai trong bài viết ), đối với những em đã viết tương đối đẹp thì có thể tự viết lại . Sau mỗi bài chấm, GV nên trực tiếp chỉ cho từng em những lỗi sai sót mà các em thường mắc phải trong bài viết để các em thấy được mà sửa chữa . IV - HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG : Qua một số năm áp dụng những kinh nghiệm trên, tôi thấy kết quả rất khả quan. Ngay trong năm học này, sau khi đã áp dụng ba tháng đã có nhiều em tiến bộ rõ rệt, chữ đẹp hơn hẳn hồi đầu năm, nhiều học sinh đạt chữ viết đẹp cấp trường, hai em đã được chon đi thi chữ viết đep cấp Huyện; hay ở mấy năm học vừa qua, lớp tôi luôn đạt lớp vở sạch chữ đẹp và luôn có học sinh tham dự thi chữ viết đẹp cấp Huyện và đều đạt giải . Như chúng ta đã biết, hai năm học cuối cấp các em phải viết nhiều hơn, bài viết thường dài hơn,đòi hỏi tốc độ viết cao hơn nên duy trì được chữ viết như năm học trước cũng đã là một điền khó khăn, vậy mà các em lại có những tiến bộ vượt bậc quả là một kết quả không tồi . Tuy nhiên trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của cá nhân tôi, cũng có thể có đồng chí khác cũng có kinh nghiệm tương tự và có khi còn là kinh nghiệm hay hơn, hiệu quả hơn. Song tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của mình ( như trên đã trình bày ) hy vọng được đồng nghiệp quan tâm và có thể vận dụng . , ngày tháng năm 2009 Người viết :
Tài liệu đính kèm: