Kinh nghiệm "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5"

Kinh nghiệm "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5"

KINH NGHIỆM

"Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5"

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

 I. Cơ sở lý luận

 Trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của học sinh ở trường tiểu học, bài tập làm văn là nơi để các em thể hiện vốn sống, vốn văn học, khả năng cảm thụ văn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt một cách tổng hợp. Tập làm văn có vai trò quan trọng là trau dồi vốn sống, cảm thụ văn bản, cảm nhận, diễn tả và luyện cho các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ nói và viết.

 Trong phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và cảm xúc làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể về đối tượng miêu tả như nó vốn có trong đời sống. Văn miêu tả có đặc điểm là giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Tuỳ từng đề bài mà các em nhấn mạnh mặt nào hơn. Ví dụ: Khi tả người chú ý đến cả hình dáng hoạt động, tính tình. Ba mặt này thường thống nhất với nhau làm rõ hình thái tính cách của người được tả. Còn tả cảnh sinh hoạt phải dùng lời nói để vẽ lên bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanhvề hoạt động của nhiều người trong cùng một thời gian và địa điểm thì lúc này phong cảnh chỉ là nét phụ.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2568Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
"Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5"
Phần I: Đặt vấn đề:
 I. Cơ sở lý luận
 Trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của học sinh ở trường tiểu học, bài tập làm văn là nơi để các em thể hiện vốn sống, vốn văn học, khả năng cảm thụ văn học, các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt một cách tổng hợp. Tập làm văn có vai trò quan trọng là trau dồi vốn sống, cảm thụ văn bản, cảm nhận, diễn tả và luyện cho các em cách thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ nói và viết.
 Trong phân môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và cảm xúc làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét, cụ thể về đối tượng miêu tả như nó vốn có trong đời sống. Văn miêu tả có đặc điểm là giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Tuỳ từng đề bài mà các em nhấn mạnh mặt nào hơn. Ví dụ: Khi tả người chú ý đến cả hình dáng hoạt động, tính tình. Ba mặt này thường thống nhất với nhau làm rõ hình thái tính cách của người được tả. Còn tả cảnh sinh hoạt phải dùng lời nói để vẽ lên bức tranh giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanhvề hoạt động của nhiều người trong cùng một thời gian và địa điểm thì lúc này phong cảnh chỉ là nét phụ.
 Năm học 2008-2009 tôi đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, tài liệu và học hỏi đồng nghiệp, tích luỹ được một số kinh nghiệm "Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5".
 Thể loại văn miêu tả trong chương trình tập làm văn lớp 5 gồm 43 tiết, trong đó có 10 tiết ôn tập về tả đồ vật, cây cối, con vật và 33 tiết học bài mới (tả cảnh: 18 tiết, tả người: 15 tiết) .Về thời lượng chiếm phân môn của môn Tập làm văn. Mặt khác ,đối với học sinh tiểu học, việc viết được bài văn miêu tả đã khó, viết được bài văn hay lại càng khó. Chính vì vậy, tôi nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm này để nâng cao kĩ năng tập làm văn cho học sinh lớp 5 (khi hoàn thành chương trình tiểu học)
 Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Để làm một bài văn hay, có hình ảnh, cảm xúc đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng các kiến thức ở các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyệnvà rộng hơn nữa là các môn Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên.Vì các kiến thức ở các bộ môn này sẽ giúp học sinh có được tư liệu để viết bài văn và biết cách trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa và hấp dẫn. Thế nhưng chỉ có kiến thức nói trên thôi thì chưa đủ bởi vì Tập làm văn là một phân môn độc lập, nó có hệ thống lý thuyết riêng nhằm xây dựng các thể loại ( loại bài ) văn chương như miêu tả , tự sự (kể chuyện), viết thư, đơn từ,và ở từng thể loại bài lại đòi hỏi phải rèn luyện để có được những kĩ năng cần thiết .
 II. Cơ sở thực tiễn : 
Những năm gần đây , sách tham khảo viết về phân môn Tập làm văn lớp 5 để phục vụ việc dạy và học được đề xuất, luận bàn khá nhiều. Những cuốn sách đó thường phân hoá theo hai hướng: Một là thiên về lí thuyết, hai là cung cấp những dàn bài hoặc bài văn mẫu của học sinh. Kết hợp với đọc sách, tài liệu với phương pháp giảng dạy (được học tập qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên), đội ngũ giáo viên tiểu học đã giúp học sinh có được những bài văn tốt, những câu văn hay với những chi tiết độc đáo. Song số học sinh viết được những bài văn có bố cục rõ ràng, biết lựa chọn những chi tiết hợp lí, hình ảnh chính xác còn rất hiếm. Kết quả đó một phần do cách dạy của giáo viên chưa chú trọng tới việc hướng dẫn học sinh cách làm bài, còn yêu cầu học sinh đọc nhiều văn mẫu để nhớ nên những bài văn này thường khô khan, tình cảm thiếu chân thực và đôi chỗ lời văn, ý văn còn y nguyên hoặc na ná một bài tập đọc hay một bài văn mẫu. Ví dụ: Khi làm một bài văn tả cảnh sông nước, có nhiều học sinh đã sao chép một số câu văn. Cá biệt có những em sao gần như toàn bộ bài tập đọc "Hoàng hôn trên sông Hương"(Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1).
 Ngoài việc "sao chép" văn mẫu, trong thực tế còn có tình trạng học sinh còn lẫn lộn các kiểu bài mặc dù yêu cầu khác nhau. Lỗi dùng từ, viết câu, liên kết ý cũng rất phổ biến trong quá trình viết văn miêu tả của học sinh tiểu học.
 III. Mục đích nghiên cứu:
 - Tìm hiểu sâu sắc hơn về yêu cầu, nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn lớp 5, thể loại văn miêu tả .
 - Đề xuất một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 luyện tập các kĩ năng viết văn miêu tả theo hướng đổi mới, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 - Trao đổi trong tổ chuyên môn cùng áp dụng thực hiện góp phần khắc phục những hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các kĩ năng viết văn miêu tả (đặc biệt là kiểu bài tả người và tả cảnh)
 IV. Phạm vi nghiên cứu
 V. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm "Rèn kĩ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5" tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Đó là:
 - Phương pháp đọc sách, tài liệu.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp đối chứng.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
Phần II: nội dung
 III. Các bước cơ bản khi làm một bài văn miêu tả :
Đối với bất cứ một bài văn nào , kể cả bài văn miêu tả ,khi viết , các em cũng cần phải thực hiện 5 bước sau đây:
1. Tìm hiểu đề.
2. Quan sát.
3. Tìm ý và lập dàn ý.
4Viết bài.
5. Hoàn chỉnh bài viết.
Với 5 bước trên, học sinh cần có các kĩ năng tương ứng vì vậy hướng dẫn học sinh các kĩ năng tìm hiểu đề, quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và hoàn chỉnh bài là việc làm quan trọng.
IV. Hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng viết văn miêu tả:
1. Kĩ năng tìm hiểu đề:
Việc phân tích tìm hiểu đề giúp các em xác định được yêu cầu , giới hạn của đề bài.Với mỗi đề bài cụ thể , khi phân tích tìm hiểu đề cần hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi : Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết cho ai? Thái độ cần bộc lộ trong bài là thái độ như thế nào? Đích của bài viết không phải lúc nào cũng nhận thấy.
Ví dụ: Với đề bài "Em hãy viết một bài văn tả một người thân yêu nhất đối với em." Nhưng thực ra mục đích thực sự của bài viết này là thông qua việc miêu tả ngoại hình và tính nết, các em cần thể hiện được tình cảm thân thương đối với đối tượng miêu tả .
 Trong khi tìm hiểu đề, có những học sinh vì không xác định được rõ thái độ cần có khi tả nên khi tả người hoặc tả cảnh mình yêu mến lại có những chi tiết phản ánh một thái độ không ưa thích hay không bộc lộ được tình cảm đối với đối tượng miêu tả. Đó cũng chính là lí do khiến mỗi giáo viên chúng ta khi dạy học sinh làm một bài văn miêu tả không thể bỏ qua việc rèn cho học sinh bộc lộ rõ thái độ, tình cảm của mình khi viết. Vì vậy cần xen vào bài làm những câu văn nêu nhận xét suy nghĩ của mình. Nhưng tình cảm, thái độ không phải lúc nào cũng thể hiện ở những câu nói trực tiếp như: em rất yêu , em rất thích, em rất quý, mà có thể thểhiện qua cách miêu tả . Ví dụ : Có thể đưa ra hai câu văn tả để học sinh so sánh:
 1. Chúng em đã đến thăm quảng trường Ba Đình .
 2. Thế là chúng em đã được đến thăm quảng trường Ba Đình .
 Khi so sánh, học sinh có thể đưa ra nhận xét rằng: Câu 1 chỉ có sự kiện, còn câu 2, ngoài việc nêu sự kiện, tác giả của câu văn đó còn thể hiện được tình cảm: Việc đến thăm quảng trường Ba Đình là điều mong mỏi và tự hào.
2. Kĩ năng quan sát:
Điều quyết định sự thành công của một bài văn miêu tả là nội dung bài văn nên các em phải "có cái gì để viết" mới có thể tả được. Một trong những cách để "có cái gì để viết" là quan sát. Muốn quan sát có hiệu quả, giáo viên cần phải dạy học sinh xác định mục đích quan sát, hơn thế nữa, các em phải có tấm lòng, biết yêu, biết ghét, phải có cách nghĩ, cách cảm riêng của mình. Quan sát sao cho khi làm văn phản ánh được đối tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa có tính khái quát. Chi tiết phải làm cho người đọc thấy được bản chất của sự vật. Vì vậy, cần dạy học sinh khi quan sát phải lựa chọn . Bài văn cần có các chi tiết cụ thể nhưng đó không phải là chi tiết rời rạc, hay mang tính liệt kê mà đó là những chi tiết lột tả được cái riêng của người và vật.Ví dụ tả ngoại hình của người, không nhất thiết phải tả hết cả mắt, mũi, tai, miệng, da, tóc, mà phải tập trung vào những nét nổi bật, gây ấn tượng của người đó. Thậm chí đối với những học sinh giỏi, có năng khiếu viết văn, có thể hướng dẫn học sinh cách đặc tả (quan sát và miêu tả một đặc điểm nổi bật của đối tượng mà vẫn làm nổi bật được hình ảnh của đối tượng). Tôi xin đưa ra một ví dụ minh hoạ về đặc tả :
Bố tôi
"Những ngón chân khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói:'' Đây là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng bong da từng mảng, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hoà muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ chân vào đôi guốc mộc. Khi đi ngủ, bố rên, rên vì đau mình nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.
Bố đi chân đất, bố đi ngang dọc đông tây đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước bùn để câu quăng . Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng do dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông - đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.
Bố ơi! Bố chữa làm sao lành được đôi bàn chân ấy, đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
Bố bảo: Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khoẻ, thật xa"
 (Trích "Tuổi thơ im lặng"-Duy Khán)
 Đọc ví dụ trên ta thấy rõ ràng chỉ với việc tả đôi bàn chân, tác giả đã khắc hoạ thật rõ nét và xúc động về hình ảnh một người bố lam lũ, vất vả mà đáng kính biết nhường nào!
 3. Kĩ năng tìm ý, lập dàn ý:
 Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm các từ ngữ. Cách diễn đạt để tả. Sau khi học sinh đã quan sát và có được các ý cần hướng dẫn các em luyện cách lập dàn ý, sắp xếp ý bằng một loạt các câu hỏi gợi ý.
 Ví dụ: Với đề văn "Tả một bạn nhỏ ngoan ngoãn, chăm học chăm làm dược nhiều người quý mến", giáo viên có thể đặt những câu hỏi để học sinh trả lời và tìm ý như sau:
 -Bạn nhỏ tên là gì? Học lớp mấy? ở đâu? Vì sao bạn được mọi người yêu mến? 
- Vóc dáng, khuôn mặt, mái tóccách ăn mặc của bạn có gì nổi bật gây được cảm tình của mọi người? 
- Bạn nhỏ có những biểu hiện gì thể hiện sự ngoan ngoãn? Bạn có lễ độ không ? 
- Bạn nhỏ chăm học, chăm làm như thế nào? 
- Bạn nhỏ đ ... ánh, nhân hoá đẻ viết đoạn văn.
Ví dụ 1: chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc dùng trong các đoạn văn sau:
* "Thảo quả chín dần. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa lửa chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt."
* " Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức, dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ."
 (Người thợ rèn-Ê-min -dô-la)
Ví dụ 2: Viết một đoạn văn ngắn(6-8 câu) miêu tả một đêm trăng trong đó có sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá.
Ví dụ 3: Viết một đoạn văn ngắn(6-8 câu) tả trận mưa rào, trong đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình.
Khi chấm và sửa lỗi cho học sinh, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy sử dụng biện pháp tu từ như vậy đã chọn lọc chính xác chưa.Cũng cần lưu ý với học sinh dùng các biện pháp tu từ không được khoa trương mới gây sự bất ngờ thú vị.
Trong quá trình dạy học sinh viết câu văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng linh hoạt các kiểu câu chia theo cấu tạo và mục đích nói khác nhau để có thể bộc lộ được nhiều nhất thái độ, tình cảm, suy nghĩ của mình.
d . Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn:
Có được những câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh chưa đủ, học sinh còn cần biết liên kết các câu, các ý thành đoạn văn.Có thể có các đoạn văn như sau:
Mô hình 1: Câu mở đoạn -> Câu diễn tả - > Câu kết đoạn.
Mô hình 2: Câu mở đoạn -> Câu diễn tả.
Mô hình 3: Các câu diễn tả - > Câu kết đoạn.
Khi hướng dẫn học sinh , giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập viết theo một trong 3 cấu trúc trên, hoặc dưa ra các câu văn rời rạc yêu cầu học sinh sắp xếp lại thành một đoạn văn thích hợp.
Ví dụ 1: Sắp xếp các câu văn sau đây thành một đoạn văn thích hợp .
*. Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát như lúc này.
*. Bọ ve rạo rực cả người .
*. Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi.
Ví dụ 2: Sắp xếp các câu văn trong đoạn văn sau cho thích hợp:
"Hằng xuống xe, rẽ vào phố Bà Triệu, chiều thu, gió dìu dịu , hoa sữa thơm nồng. Chiếc ô tô buýt chạy chậm dần rồi đỗ lại bên bờ Hồ Gươm. Chiều nào về đến phố nhà mình, Hằng cũng đều được hít thở ngay mùi thơm quen thuộc ấy!"
Một bài văn bao giờ cũng là một thể thống nhất hoàn chỉnh được tạo bởi các đoạn .Vì vậy cần hướng dẫn học sinh biết cách chuyển câu, chuyển đoạn. Có thể dùng các từ nối: tuy thế, ấy vậy mà, chả là, thế này, này nhé, chính vì vậy, thực ra, thảo nào,có thể dùng câu hỏi hoặc tạo ra các thế tương ứng giữa hai đoạn: nếu như thì
Ví dụ: Hãy chọn các từ quan hệ và từ nối thích hợp điền vào chỗ trống để cho các câu các đoạn được chuyển tiếp một cách tự nhiên, mạch lạc: 
*. Khắp vườn, chưa cây nào ra hoamận đã ra hoa. Bông hoa trắng xinh, giản dị, hiền lành mà ngời sáng cả bầu trời đông giá rét.
*. Có người bảo cây đa, cây đề là cây tiêu biểu của nước tatôi thấy cây bàng là đặc biệt nhất: Cành lá đã xum xuê, đứng xa trông về lại đẹpcả cái cây, từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc không có một cái gì bỏ phí.
*. Tối về thầy bảo: 
- Ngày xưa, có tục hễ đẻ con giai thì người bố lấy cành dâu làm cung lấy cỏ bông làm tên , chạy ra giữa sân bắn về bốn phương để sau này lớn lên người con giai sẽ có chí tung hoành . Bây giờ bỏ tục ấy. Bố nghĩ ra cách chôn rau của các con ở xa, giữa đường chính để lớn lên mà có chí làm trai.
 , hai anh tôi mới tí tuổi đầu đã đi xa lắmtôi và em giai sau này chả biết lớn lên có đi xa hơn hai anh giai không.
4.3. Hướng dẫn học sinh viết phần kết luận :
Phần kết luận trong bài văn rất quan trọng. Nó sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc nếu được viết ngắn gọn, tinh chắc. Có thể hướng dẫn học sinh viết phần kết luận bằng nhiều cách:
- Cách 1: Nêu cảm tưởng, suy nghĩ thực của bản thân đối với đối tượng được miêu tả .
Ví dụ 1: Tả người bố: 
Đối với em, bố là tất cả. Lúc nào em cũng kính yêu bố. Để làm bố vui lòng, em sẽ chăm ngoan học giỏi.
Ví dụ 2: Tả em bé đang tập nói, tập đi:
Tôi yêu bé Giang lắm! Từ khi có bé, nhà tôi vui hẳn lên và tôi cũng có người để thương yêu, nhường nhịn.
Cách 2: Kết luận bằng cách nêu lời của đối tượng miêu tả hoặc nhân vật khác: 
Ví dụ 1: Tả một người bạn gương mẫu trong lớp em.
Sáng nay, Mi lại ghé qua nhà em rủ em đi học. Mẹ khen em: " Con biết chọn bạn mà chơi đấy. Mẹ mừng lắm! Chịu khó mà học hỏi bạn ấy nghe con!"
Ví dụ 2: Tả cảnh vui chơi ở trường em: 
Chúng em khẩn trương vào lớp. Giang vỗ tay nhẹ vào vai em bảo: " Mình đã hết buồn ngủ, sảng khoái và dề chịu quá! Tiết học tới chắc sẽ tốt đây"
Cách 3: Có thể dùng cử chỉ, một hoạt động của đối tượng miêu tả để kết luận: 
Ví dụ: Tả cô giáo trong một tiết học: 
Tiếng trống báo giờ ra chơi lại " tùng" "tùng" vang lên. Tiết học đã trôi qua. Cô vui vẻ cho chúng em ra chơi. Lúc này cô mới dùng khăn thấm nhẹ những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán mịn màng.
4.4. Hướng dẫn học sinh hoàn chỉnh bài: 
Để hoàn chỉnh được bài viết, sau khi viết nháp, học sinh phải biết đọc lại bài làm và tự sửa chữa. Giáo viên có thể dùng cho từng cặp học sinh tự chấm bài của nhau để tìm ra khuyết điểm của bạn. Lúc ấy, giáo viên đóng vai trò trọng tài, giám sát chặt chẽ việc kiểm tra đánh giá của học sinh, giải đáp các thắc mắc của học sinh cả về cách chọn ý, dùng từ diễn đạt trên cơ sở tôn trọng những ý tưởng sáng tạo của học sinh.
V. Kết quả : 
Trong quá trình áp dụng kinh nghiệm rèn cho học sinh viết văn miêu tả, tôi đã theo dõi kết quả một số bài làm của học sinh lớp 5a để làm nổi bật kết quả khi áp dụng SKKN này trong giảng dạy.
Bài làm 1: Đề yêu cầu: Tả một buổi trong ngày (Thực hiện đầu năm học)
Bài làm 2: Đề yêu cầu: Tả hình dáng và tính nết thơ ngây của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi(Thực hiện giữa kì I)
Bài làm 3: Đề yêu cầu:
Tả cô giáo, thầy giáo cũ ( hực hiện cuối kì I)
Kết quả cụ thể như sau: 
Sĩ số
Điểm bài lần 1
Điểm bài lần 2
Điểm bài lần 3
 26
G	K	TB
2	5	19
7,7% 19,2% 73,1%
G	K	TB
 4	6	16
15,3% 22,9% 61,8%
 G	K	TB
 7	8	11
26,8%	30,5 42,7%	
Nhìn vào kết quả trên, ta thấy rõ chất lượng của các bài văn miêu tả của học sinh giữa kì I và cuối kì I cao hơn so với đầu năm học. Số bài đạt điểm giỏi của lớp 5a từ chỗ có hai bài (ở đầu năm học) tăng lên 7 bài (ở cuối kì I). Các em không còn lúng túng trước một đề tập làm văn miêu tả mà biết phân tích đề, lập dàn ý và viết bài văn với bố cục chặt chẽ, câu văn ngắn gọn, có hình ảnh, đặc biệt bộc lộ rõ những cảm xúc của mìnn đối với đối tượng miêu tả .
Tôi xin trích dẫn một bài làm của một học sinh lớp với đề bài " tả hình dáng và tính nết ngây thơ của một em bé đang tuổi tập nói, tập đi" như sau:
" Tiếng trống tan trường vang lên, sắp xếp vở xong, tôi chạy ào về nhà để được nghe tiếng chào ngọng nghịu của bé Huyền Trang, đứa em gái bé bỏng mà tôi yêu quý.
Hôm nay là sinh nhật của bé Huyền Trang đấy! Chẳng thế mà bé được mẹ diện cho một chiếc váy hồng thật đáng yêu. Và hình như cũng biết hôm nay mình đã tròn một tuổi nên bé vui vẻ và tất bật lắm. Xúng xính trong bộ váy mới trông bé mới đáng yêu làm sao! Hãy chạm thử vào làn da bé, nó mịn màng, lại trắng hồng nữa chứ. Nhìn kìa, trên khuôn mặt bụ sữa của bé, đôi mắt trong veo đang mở to ngơ ngác nhìn mọi người. Kia nữa, mái tóc hoe vàng của bé chỉ lơ thơ vài sợi rủ xuống vầng trán rộng. ấy vậy mà bé thích chải đầu lắm đấy. Mỗi lần cầm chiếc lược, bé cứ khanh khách cười để rồi phô ra mấy chiếc răng nghé ngộ nghĩnh. Rõ là đồ trẻ con!
Là một bé gái nhưng bé Huyền Trang thật hiếu động. Bé rất thích tập đi. Đôi chân ngắn cũn cứ lẫm chẫm dò từng bước một, có lúc chỉ chực ngã. Đi được vài bước bé lại nhào vào lòng mẹ toe toét cười. Được mọi người vỗ tay hưởng ứng, bé thích chí gọi"mạmạ" rồi chỉ vào chiếcc bánh ga tô "măm ...măm". Nghe bé nói vậy tôi không thể không thưởng cho bé một miếng bánh ngon lành.
Tôi yêu bé Trang lắm! Từ khi có bé, cả nhà tôi vui hẳn lên và tôi cũng có người để yêu thương , nhường nhịn."
VI. Bài học kinh nghiệm: 
Qua thực tế áp dụng SKKN vào giảng dạy, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm : Để học sinh lớp 5 có thể viết tốt một bài văn miêu tả ( đặc biệt là kiểu bài tả người, tả cảnh sinh hoạt) mỗi giáo viên cần : 
1. Hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ các kĩ năng : 
- Phân tích, tìm hiểu đề : Tránh lan man lạc đề.
- Quan sát : Yêu cầu học sinh huy động các giác quan (mắt, mũi, tai, óc tưởng tượng) để quan sát. Đặc biệt rèn học sinh khả năng tưởng tượng về đối tượng miêu tả .
- Tìm ý, lập dàn ý: Chọn ý tiêu biểu, sắp xếp ý hợp lí .
- Viết bài và hoàn chỉnh bài : Lưu ý với học sinh cách viết câu văn bộc lộ được cảm xúc với đối tượng được miêu tả .
2. Khi lên lớp, giáo viên cần biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
3. Trong các giờ Tập làm văn kể cả giờ tìm ý, lập dàn ý, làm văn miệng, làm văn viết và giờ trả bài, giáo viên cần biết tổ chức điều khiển lớp học, khéo léo gây bầu không khí vui tươi thoải mái, kích thích hứng thú học tập, trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh.
4. Hướng dẫn các em biết tự đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi bài viết. Việc làm này sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công cho các bài viết sau.
Phần III: Kết luận
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 . Tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy và đem lại hiệu quả tốt. Thông qua việc rèn các kĩ năng đó, học sinh không còn lúng túng và tránh được tình trạng "sao chép" trước mỗi vấn đề tập làm văn. Các em học sinh cũng cảm thấy yêu thích và ham mê việc học môn tập làm văn.
Tuy nhiên thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn nên đây cũng chỉ là những đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy của bản thân và trao đổi trong tổ chuyên môn. Do đó không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn văn hoá nói chung trong nhà trường các năm học tiếp theo.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien 2008-2009.doc