I. Mục tiêu
- Phát âm đúng tên người dân dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung bài: người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng thầy giáo cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 114 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy học
LÒCH BAÙO GIAÛNG * Tuaàn CM thöù : 15 * Khoái lôùp : 5 Thöù, ngaøy Tieát trong ngaøy Tieát chöông trình Moân Teân baøi daïy Thöù hai ../1../2011 1 15 CC 2 29 TÑ Buoân Chö Leânh ñoùn coâ giaùo 3 71 T Luyeän taäp 4 15 LS Chieán thaéng Bieân giôùi thu- ñoâng 1950 5 15 ÑÑ Toân troïng phuï nöõ Thöù ba ../1../2011 1 72 T Luyeän taäp chung 2 15 CT Nghe- vieát: Buoân Chö Leânh ñoùn coâ giaùo 3 29 LTVC Môû roäng voán töø : Haïnh phuùc 4 29 KH Thuûy tinh 5 MT Thöù tö ../1../2011 1 TD 2 30 TÑ Veà ngoâi nhaø ñang xaây 3 73 T Luyeän taäp chung 4 15 ÑL Thöông maïi vaø du lòch 5 H Thöù naêm /1../2011 1 74 T Tæ soá phaàn traêm 2 30 LTVC Toång keát voán töø 3 29 TLV Luyeän taäp taû ngöôøi (Taû hoaït ñoäng) 4 15 KT Lôïi ích cuûa vieäc nuoâi gaø 5 15 KC Keå chuyeän ñaõ nghe, ñaõ ñoïc Thöù saùu ../1./2011 1 TD 2 75 T Giaûi toaùn veà tæ soá phaàn traêm 3 30 TLV Luyeän taäp taû ngöôøi (Taû hoaït ñoäng) 4 30 KH Cao su 5 15 SH Tập đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo Theo Hà Đình Cẩn I. Mục tiêu - Phát âm đúng tên người dân dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung bài: người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3. - Giáo dục HS ý thức tôn trọng thầy giáo cô giáo. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 114 SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc. III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ(5p) - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta. - Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? - Bài thơ cho em hiểu điều gì? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới(30p) 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh GV: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc Buôn Chư lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - GV đọc toàn bài( Đọc với giọng kể chuyên : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức trang trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ) - GV chia đoạn: 4 đoạn - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS - HS nêu tiếng khó đọc - GV ghi bảng từ khó - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - HD đọc câu, đoạn khó. - Yêu cầu HS nêu chú giải - Luyện đọc theo nhóm 4(3p). - 4 HS đọc nối tiếp - 1 HS khá đọc toàn bài. - GV nhận xét b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi - Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì? - Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào? - Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"? - Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào? - Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Tại sao cô giáo không viết chữ nào khác mà lại viết tên Bác Hồ? (HCM) H: Bài văn cho em biết điều gì? - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài c) Đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay - Tổ chức HS đọc diễn cảm + Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (Già Rok xoa tay A, chữ, chữ cô giáo!) + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (3p) - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò(3p) * Liên hệ : - Em cần làm gì tỏ lòng kính trọng cô giáo, thầy giáo? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - Giọt mồ hôi, trưa tháng sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy... - HS quan sát tranh vẽ và nêu nội dung tranh: tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ - HS nghe HS đọc thầm toàn bài Đoạn 1: căn nhà sàn.... dành cho khách quý Đoạn 2: Y Hoa ... chém nhát dao Đoạn 3: Gìa Rok đến... xem cái chữ nào Đoạn 4: còn lại - 4 HS đọc nối tiếp - HS nêu tiếng khó: Chư Lênh, Rok, lũ làng, phăng phắc - HS đọc - 4 HS đọc - Tốt cái bụng đó cô giáo ạ! - Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào! - Ôi chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! - 2 HS nêu chú giải (SGK) - 4 HS đọc cho nhau nghe - 4 HS đọc nối tiếp bài. - Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi, 1 bạn đọc to câu hỏi + Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học + Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy; - người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - người Tây Nguyên rất quý người yêu cái chữ - Người Tây Nguyên hiểu rằng: chữ viết mang lại sự hiểu biết ấm no cho mọi người. Hs trả lời theo suy nghĩ của mình * Ý nghĩa : Bài văn cho em biết người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. - 4 HS đọc - HS nêu cách đọc và từ nhấn giọng. * Nhấn giọng : xoa tay, vui hẳn, xem cái chữ, phải đấy, xem cái chữ nào, im phăng phắc, nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực, to, đậm, Bác Hồ, hò reo, - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc - Luôn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép chào hỏi Rút kinh nghiệm Toán Tiết 71: Luyện tập I.mục tiêu Giúp HS: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân. Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng : Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm III. các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ(5p) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới(30p) 2.1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về chia mốt số thập phân cho một số thập phân. 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (4nhóm) - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 (cá nhân) - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 (lớp) - GV gọi HS đọc đề bài toán. - Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Muốn tính được 5,32 kg có tất cả là bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò(5p) - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. * Tính : a. 28,5 : 2,5 = 11,4 b. 29,5 : 2,36 = 12,5 - HS nghe. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ của tiết 70, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm . - HS thi đua làm bài trên bảng con - HS nhận xét bài làm của bạn cả cách làm và các kết quả tính. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. * Tóm tắt : 3,925 kg : 5,2 lít 5,32 kg : lít ? - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. Rút kinh nghiệm Toán Tiết 72: Luyện tập chung Mục tiêu Giúp HS: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân. - Vận dụng để tìm x. - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng: Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động day Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ(5p) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới(30p) 2.1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng, phép chia số thập phân, so sánh số thập phân. Chuyển số thập phân.... 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV viết phần c) của bài toán lên bảng 100 + 7 + và hỏi: Để viết kết quả của phép cộng trên dưới dạng số thập phân trước hết chúng ta phải làm gì? - Em hãy viết dưới dạng số thập phân. - GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2(nhóm đôi) chỉ làm 1 cột đầu - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi : Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì? - GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh. - GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại, sau đó nhận xét và chữa bài. Bài 4( nhóm bàn) - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 3. Củng cố – dặn dò(3p) - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. * Tìm x : a. X 1,4 = 2,8 x 1,5 X 1,4 = 4,2 X = 4,2 : 1,4 X = 3 b. 1,02 X = 3,57 x 3,06 1,02 X = 10,9242 X = 10,9242 : 1,02 X = 10,71 - HS nghe. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - HS nêu: Trước hết chúng ta phải chuyển phân số thành số thập phân. - HS nêu: = 0,08. - HS thực hiện và nêu : 100 + 7 + 0,08 = 107,08 - 2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm phần a) và b) HS 2 làm phần d) HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số. - Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân. - HS thực hiện chuyển và nêu : 4 = = 23 : 5 = 4,6 4,6 > 4,35 Vậy 4 > 4,35 - 3 HS lên bảng làm các phần còn lại, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến thống nhất ... át triển các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà Hoạt động nhóm, lớp - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về lợi ích của việc nuôi gà - HS tự chia nhóm theo yêu cầu của GV - GV giới thiệu nội dung, yêu cầu phiếu học tập Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà + Nuôi gà đem lại lợi ích gì? + Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà. - HS đọc, nhận xét , trao đổi về nội dung các tranh ảnh trong SGK - Các nhóm cùng thảo luận - GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý để HS thảo luận có hiệu quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV tổng hợp các ý kiến thảo luận của các nhóm về các lợi ích của việc nuôi gà: 1) Các sản phẩm của chăn nuôi gà: + Thịt gà, trứng gà + Lông gà. + Phân gà. - Hãy kể tên một số sản phẩm được chế biến từ thịt gà, trứng gà - Món gà luộc, gà quay, gà hầm, trứng tráng, trứng ốp, bánh ga-tô 2) Một số lợi ích của việc nuôi gà: + Gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng. + Thịt gà, trứng gà có giá trị dinh dưỡng cao (chất đạm) + Thịt gà, trứng gà dùng làm thực phẩm hằng ngày + Nuôi gà là nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm -Tại sao nuôi gà lại tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên - Nuôi gà theo cách thả trong vườn, gà sẽ tận dụng thóc, ngô, sâu bọ, rau, cơm Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập - GV đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu trắc nghiệm Em đánh dấu (X) vào ở câu trả lời đúng Những lợi ích của việc nuôi gà: Đem lại nguồn thu nhập cao. Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm. Cung cấp chất bột đường. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Làm thức ăn cho vật nuôi. Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp. Cung cấp phân bón cho cây trồng. Xuất khẩu -GV nêu đáp án để HS tự đánh giá - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS Hoạt động cá nhân , lớp - HS lắng nghe GV phổ biến - HS làm bài tập. - HS trao đổi bài và đánh giá kết quả bài làm Hoạt động 3: Củng cố + Hãy nêu những ích lợi của việc nuôi gà? 4. Tổng kết- dặn dò: - Chuẩn bị: “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà” - Nhận xét tiết học Hoạt động cá nhân , lớp - HS nêu - Lắng nghe Khoa học TUẦN 15 BÀI 29: THỦY TINH I. Yêu cầu - Nhận biết một số tính chất của thủy tinh - Nêu được công dụng của thủy tinh - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh II. Chuẩn bị Hình vẽ trong SGK trang 60, 61, vật thật làm bằng thủy tinh. III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ: Xi măng. - Câu hỏi: +Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích. +Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? +Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép? GV nhận xét, cho điểm 3. Bài mới v Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về thủy tinh Yêu cầu HS quan sát vật thật, hình trong SGK trang 60, thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: +Kể tên một số đồ vật được làm bằng thủy tinh. + Khi va chạm mạnh vào vật rắn, đồ bằng thủy tinh sẽ thế nào? * GV chốt: Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng v Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất và công dụng của thủy tinh - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin SGK trang 61 và trả lời các câu hỏi: + Thủy tinh có những tính chất gì? + Loại thủy tinh chất lượng cao được dùng để làm gì? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh. GV chốt: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao (rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ) được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao. Yêu cầu HS nêu nội dung bài học. 4. Tổng kết - dặn dò Xem lại bài và học ghi nhớ. Chuẩn bị: Cao su. Nhận xét tiết học - 3HS trình bày Lớp nhận xét. - HS thực hiện - Một số HS trình bày trước lớp - Lớp bổ sung, hoàn chỉnh: + Một số đồ vật được làm bằng thủy tinh như: li, cốc, bóng đèn, cửa kính, chai, lọ, kính đeo mắt + Thủy tinh trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh với vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà. - Các nhóm thực hiện, 2 nhóm trình bày vào bảng nhóm Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh + Câu 1: Tính chất: Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. + Câu 2: Tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao: rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ, được dùng làm bằng chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng ý tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, + Câu 3: Cách bảo quản: Khi sử dụng cần lau, rửa nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh - 2 HS nêu. Khoa học TUẦN 15 BÀI 30: CAO SU I. Yêu cầu - Nhận biết một số tính chất của cao su - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Chuẩn bị - Hình vẽ trong SGK trang 62, 63 và một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây thun III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ Câu hỏi + Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh. + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh. 3. Bài mới v Hoạt động 1: Thực hành - GV mời 1 HS lên thực hành theo yêu cầu, lớp quan sát, nhận xét: + Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tiếp tục thực hành theo yêu cầu: +Kéo căng một sợ dây cao su rồi buông tay ra - GV chốt: Cao su có tính đàn hồi. v Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 36, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào? + Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì? + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. - GV nhận xét, thống nhất các đáp án Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học? 4. Tổng kết - dặn dò Xem lại bài và học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Chất dẻo”. Nhận xét tiết học. - 2 HS trình bày Lớp nhận xét. - HS nhận xét +Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên. - HS thực hành, nêu nhận xét: + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. - Các nhóm thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh: + Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ). + Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng. + Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà. + Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng). Không để các hóa chất dính vào cao su. - 2 HS nêu. Lịch sử Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 I.Mục tiêu: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ. (giảm tải) + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiện vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II. Đồ dùng; Hình minh hoạ SGK. Lược đồ chiến dịch Biên giới. Một số chấm tròn màu đỏ và đen bằng bìa. Máy tính, máy chiếu. III. Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A Kiểm tra. B. Bài mới. Hoạt động1. Quyết định của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Hoạt động 2. Diễn biến và kết quả của chiến dịch. Hoạt động 3. Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới. Hoạt động 4. Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới. C. Củng cố dặn dò. Gọi hs nêu âm mưuu ciủa giặc Pháp khi tấn công lên Việt Bắc. Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc Dùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu Bắc bộ và căn cứ địa Việt Bắc.Dán trên các điạ danh đó bằng những hình tròn đỏ. Nêu âm mưu của giặc Pháp: Muốn cô lập căn cứ Việt Bắc. Chúng khoá chặt biên giới Việt Trung. Tập trung lực lượng lớn ở đông bắc trong đó có hai cứ điểm lớn là Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn các cứ điểm khác tạo nên một khu vực phòng ngự có thể chi viện lẫn nhau rất thống nhất. Nếu Biên gíơi bị cô lập thì căn cứ của ta ra sao? Nhiệm vụ cuả kháng chiến lúc này là gì? Cho hs thảo luận và trả lời: Nghe và kết luận: Ta mở chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch. Giải phóng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước XHCN. Cho hs làm việc theo nhóm. Dùng lược đồ để trình bày diễn biến chiến dịch. Trận đánh mở màn khi nào? Thuật lại trận đánh đó. Khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới Cho các nhóm trình bày. Tai sao ta lại chọn Đông Khê làm trận mở đầu chiến dịch? ( Đọc lời Trích dẫn của Bác ) Cho hs thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu điểm khác biệt của chiến dịch Việt bắc thu đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới 1950? Chiến dịch Biên giới đem lại kết quả gì? Tác động chiến thắng thu đông 1950 đến quân địch? Cho hs trình baỳ và nhận xét kết luận. Là một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đưa kháng chiến vào giai đoạn mới: Giai đoạn quân ta nắm quyền chủ động trên chiến trường Tiến công và phản công. Cho hs xem hình và nêu suy nghĩ của em về hình ảnh Bác trong chiến dịch. Cho hs kể về gương chiến đấu anh dũng của Anh La Văn Cầu và bộ đội ta. Cho hs đọc nội dung bài. Nhận xét tiết học. 3 hs trả lời. Nghe và nhận xét. Đọc sgk, quan sát lược đồ. Nghe. Thảo luận và nêu ý kiến. Nghe ,nhận xét, bổ sung Nghe. Đọc, thảo luận và trình bày diễn biến chiến dịch. Nghe và bổ sung. Thực hiện theo yêu cầu. Nêu ý kiến. Nghe, bổ sung. Nghe . Thảo luận và nêu ý kiến . Nghe và bổ sung. Trình bày ý kiến. Xem hình ảnh. Nêu ý kiến Đọc nội dung bài. Nghe.
Tài liệu đính kèm: