Lịch báo giảng tuần 15 lớp 5 năm 2011

Lịch báo giảng tuần 15 lớp 5 năm 2011

I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. .

- Hiểu ND : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (trả lời được CH1,2,3)

- Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.

II./ CHUẨN BỊ :

+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.

+ HS: Bài soạn.

III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 15 lớp 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 15
Từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 03 tháng 12 năm 2011.
Thứ
Buổi 
Môn
Tên bài dạy
HAI
28/11/2011
Sáng 
Chào cờ
Tập đọc
Toán 
Đạo đức
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Luyện tập
Tôn trọng phụ nữ
Chiều
BA
29/11/2011
Sáng 
Tập làm văn
Kể chuyện
Toán 
Tiếng Việt*
Luyện tập tả người
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Luyện tập chung
Rèn viết.
Chiều 
LTVC
Khoa học
Chính tả
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
Thủy tinh
Nghe viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
TƯ
30/11/2011
Sáng 
Chiều 
Tập đọc
Toán
Toán*
Về ngôi nhà đang xây
Luyện tập chung
Luyện tập về chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân
NĂM
01/12/2011
Sáng 
Chiều
LTVC
Toán 
HĐNG
Tổng kết vốn từ
Tỉ số phần trăm
Hoạt động văn hoá chào mừng ngày 20/11.
SÁU
02/12/2011
Sáng 
TLV
Khoa học
Toán
SHL
Luyện tập tả người
Cao su
Giải toán về:Tỉ số phần trăm.
Cuối tuần .
Chiều
Ngày soạn : 26 tháng 11 năm 2011 Dạy thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
TUẦN : 15 Môn : TẬP ĐỌC 
Tiết : BÀI : BUÔN CHƯ-LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO.
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. .
- Hiểu ND : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (trả lời được CH1,2,3)
- Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.
II./ CHUẨN BỊ :
+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: Bài soạn.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Trồng rừng ngập mặn.
Giáo viên gọi học sinh trả bài.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu chủ điểm-giới thiệu bài
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
-Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào”
+ Đoạn 4: Còn lại.
Giáo viên ghi bảng những từ khó phát âm: cái chữ – cây nóc, Y Hoa, già Rok
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
· Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Buổi đón tiếp cô giáo diễn ra với những nghi thức trang trọng như thế nào?
-GV chốt ý 1: t/cảm của mọi người đối với cô giáo.
+ Tình cảm của cô giáo với dân làng thể hiện qua chi tiết nào?
Chốt ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng
+ Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của dân làng đối với cái chữ.
- Chốt ý 3: Thái độ của dân làng
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
Chốt ý 4: Yêu thích cái, chữ, thích hiểu biết.
Giáo viên tổng kết nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên
Họ mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Giáo viên đọc diễn cảm.
Cho học sinh đọc diễn cảm.
4. Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh về nhà luyện đọc.
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài-trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn.
Học sinh luyện đọc từ khó. 
Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Các nhóm thảo luận-1 HS đọc câu hỏi.
Thư kí ghi vào phiếu ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn.
Cô giáo thực hiện rất nghiêm túc những nghi thức của dân làng – nhận con dao, cô giáo nhằm cây cột nóc chém một nhát thật sâu khiến già làng rất hài lòng khi xoa tay lên vết chém – Cô đã làm cho dân làng rất hài lòng, vui sướng khi nhìn thấy hai chữ “Bác Hồ” do chính tay cô viết.
Mọi người im phăng phắc – Y Hoa viết xong – bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo – Ôi! Chữ cô giáo này.
Học sinh phát biểu tự do: ham học, ham hiểu biết, biết viết chữ, mở rộng hiểu biết.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Nêu đại ý.
Học sinh thi đua 2 dãy.
Lớp nhận xét.
 Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 15 Môn : TOÁN 
Tiết : BÀI : LUYỆN TẬP. 
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết : - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
- Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
- Rèn học sinh thực hành chia nhanh, chính xác, khoa học.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, SGK, bảng con.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 1, 2, 3, 4. VBT
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố và thực hành thành thạo phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
	 Bài 1
 Học sinh nhắc lại phương pháp chia.
Giáo viên theo dõi từng bài – sửa chữa cho học sinh.
	Bài 2:
 Học sinh nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết.
Giáo viên chốt lại dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	Bài 3:
Giáo viên chia nhóm đôi.
Giáo viên yêu cầu học sinh.Đọc đề.Tóm tắt .
- Phân tích đề-Nêu dạng toán!
Tìm cách giải.
Bài 4:
- Yêu cầu HS HS khá, giỏi làm 
4.Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp chia một số thập phân cho một số thập phân.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh làm bài 1a, 2,VBT
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Ghi chú : Bài 1a,b,c ; Bài 2(a) bài 3; Bài 4 HS khá, giỏi làm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề – Tóm tắt 
vào nháp-1 hs lên tóm tắt trên bảng lớp.
5,2lít: 3,952kg
? lít : 5,32kg
-Dạng đại lượng tỉ lệ.
-Giải bằng cách rút về đơn vị.
Học sinh làm bài –1hs lên bảng làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
HS HS khá, giỏi thực hiện phép chia vào vở -nêu cách xác định số dư trong phép chia.
Hoạt động cá nhân.
	 (thi đua giải nhanh)
Bài tập: Tìm x biết:
	(x + 3,86) × 6 = 24,36.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 15 Môn : ĐẠO ĐỨC 
Tiết : BÀI : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ. 
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
-Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
- Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan tới phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cơ giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngồi xã hội.
- Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV + HS: - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực :
- Thảo luận nhĩm.
- Xử lí tình huống.
- Đĩng vai.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Tiết 2
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
   1-Giới thiệu bài :
   2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động1: Xử lí tình huống (bài tập 3 SGK)
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng xử lí tình huống.
Cách tiến hành:
- GV chia cho các nhóm và cho các nhóm thảo luận của bài tập 3 
* Gv kết luận:
 - Chọn trưởng nhóm phụ trách Sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc  và khả năng hợp tác với các bạn kgác trong việc. Nếu Tiến có khả năng thì có  thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ lí do bạn Tiến là con trai.
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK
Mục tiêu: HS biết những những ngày và tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ; biết đó là biểu hiện sự tôn trông phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội.
Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
* Kết luận: Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ, ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam, Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3:  ... iáo viên tổng kết.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Khen ngợi những bạn nói năng lưu loát.
Chuẩn bị: “Kiểm tra viết tả người”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc rõ yêu cầu đề bà:Lập dàn ý cho bài văn tả một bạn nhó hoặc em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm.
Lần lượt học sinh nêu những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết.
Học sinh hình thành 3 phần:
 Mở bài: ...em ở độ tuổi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (đang tuổi tập đi và tập nói).
Thân bài:... (bụ bẫm ) – Hai má (bầu bĩnh, hồng hào) – Mái tóc (thưa mềm như tơ, buộc thành cái túm nhỏ trên đầu) – Cái miệng (nhỏ xinh, hay cười).
...Như một cô bé búp bê to, xinh đẹp biết đùa nghịch, khóc, cười, hờn dỗi, vòi ăn. 
+ Bé luôn vận động tay chân – lê la dười sân gạch với đống đồ chơi – Lúc ôm mèo – xoa đầu cười khanh khách – Bé nũng nịu đòi mẹ – kêu a, a khi mẹ về. Vin vào thành giường lẫm chẫm từng bước. Oâm mẹ đòi úp vào ngực mẹ–cầm bình sữa–miệng chép chép.
Kết luận: Em yêu bé – Chăm sóc.
-3HS trình bày dàn bài-hs lớp nhận xét
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh chọn một đoạn trong thân bài viết thành đoạn văn.
Hoạt động lớp.
Đọc đoạn văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 15 Môn : KHOA HỌC 
Tiết : BÀI : CAO SU. 
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Nhận biết một số tính chất của cao su.
-Nêu được công dụng ,cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
- Có ý thức giữ gìn vật dụng làm bằng cao su.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: - Hình vẽ trong SGK trang 56, Một số đồ vật bằng cao su như: quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp.
- Học sinh : - SGK. 
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
® Giáo viên tổng kết, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Cao su.
v	Hoạt động 1: Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Giáo viên chốt.
Cao su có tính đàn hồi.
v Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
+Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
+Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 · Bước 2: làm việc cả lớp.
Giáo viên gọi một số học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi:
Người ta có thể chế tạo ra cao su bằng những cách nào?
Cao su có những tính chất gì và thường được sử dụng để làm gì?
Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
4.Củng cố.
Nhắc lại nội dung bài học?
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thi kể các đồ dùng được làm bằng cao su.
Giáo viên nhận xét – Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Chất dẻo”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh khác nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm làm thực hànhtheo chỉ dẫn trong SGK.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.
+Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nẩy lên.
+Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 57/ SGK để trả lời các câu hỏi.
Có hai loại cao su: cao su tự nhiên (được chế tạo từ nhựa cây cao su với lưu huỳnh), cao su nhân tạo (được chế tạo từ than đá và dầu mỏ).
Cao su có tính đàn hồi, ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, ít bị tan trong một số chất lỏng.
Cao su được dùng để làm săm, lốp, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và các đồ dùng trong nhà.
 Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng,). Không để các hóa chất dính vào cao su.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
TUẦN : 15 Môn : TOÁN 
Tiết : BÀI : GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM. 
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số
-Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm.
- Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. CHUẨN BỊ:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
2 học sinh lần lượt sửa bài (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Giải toán về tỉ số phần trăm.	 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
• Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ – Phân tích.
· Đề bài yêu cầu điều gì?
• Đề cho biết những dữ kiện nào?
• GV chốt lại: thực hiện phép chia: 315 : 600
-GV ghi bảng 315 : 600 = 0,525
	 Nhân 100 và chia 100.
(0,525 ´ 100 : 100 = 52, 5 : 100)
	Tạo mẫu số 100 
• Giáo viên giải thích:Cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh .
Ta có thể viết gọn:
	315 : 600 = 0,525 = 52,5%
Hãy nêu quy tắc qua bài tập.
· Aùp dụng vào giải bài toán nội dung tỉ số phần trăm.
· Giáo viên chốt lại.
-GV yêu cầu hs làm theo nhóm vào nháp.
-GV ghi bảng bài làm mẫu.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng giải thích các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 1:
- Ghi bài mẫu, yêu cầu hs nêu cách làm.
Mẫu: 0,57= 57%
-Tổ chức cho hs làm bảng con-thi đua giữ 2 dãy.
	Bài 2:
- Ghi bài mẫu, yêu cầu hs nêu cách làm.
Mẫu:a, 19 : 30=0,6333...= 63,33%
· Giáo viên chốt lại-tổ chức hs làm theo nhóm đôi.
	Bài 3:
Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
· Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2.
	Bài 4:
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm số hs nữ so với số hs cả lớp!
- GV quan sát giúp đỡ hs yếu và chấm điểm một số bài.
4.Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài nhà 2, 4vbt
Chuẩn bị: Luyện tập.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
...tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nữ và học sinh toàn trường.
Học sinh toàn trường: 600.
Học sinh nữ: 315.
Học sinh làm bài theo nhóm.
 315 : 600 = 0,525
Học sinh nêu cáh làm của từng nhóm.
Các nhóm khác nhận xét.
+ Chia 315 cho 600.
+ Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương.
Học sinh đọc bài toán – Nêu tóm tắt-cách giải.
HS nêu bài giải
Hoạt động lớp.
Ghi chú : Bài 1 ; Bài 2(a,b) bài 3;Bài4 HS khá, giỏi làm.
Học sinh đọc đề.
...nhân nhẩm với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải của nó.
Học sinh đọc đề: tìm tỉ số % khi biết tỉ số:
...thực hiện phép chia để tìm thương rồi nhân nhẩm thương đó với 100 viết thêm kí hiệu %.
Học sinh làm bài- sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh khá, giỏi đọc đề.
...lấy số hs nữ chia cho số hs cả lớp được thương nhân nhẩm với 100 viết thêm kí hiệu!
Học sinh khá, giỏi làm bài – Lưu ý cách chia.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi (thi đua).
Điều chỉnh bổ sung :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	SINH HOẠT LỚP
CUỐI TUẦN
-Học tập Tiến bộ hơn nhiều tuy nhiên một số bạn phần toán giải tiếp thu bài còn chậm 
-Lao động vệ sinh Sạch sẽ
-Các hoạt động khác :
-Tuyên dương các tổ , nhóm , cá nhân tham gia tốt .
-Nhắc nhở các tổ ,nhóm ,cá nhân thực hiện chưa tốt .
- Nhận xét HS thực hiện ATGT trong tuần. Tuyên dương những HS thực hiện tốt, phê bình những HS còn vi phạm .
3 . Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiện T16 -Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
-Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt 
-Phòng chống tốt đại dịch , đeo khẩu trang thường xuyên 
4. Lưu ý : 
-Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.
-Những em chưa học tốt trong tuần cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn . 
- Thực hiện tốt luật ATGT .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc