Lịch báo giảng tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Phú

Lịch báo giảng tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Phú

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

-Giáo dục học sinh lòng yêu quý tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 25 - Trường Tiểu học Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng Tuần 25
THỨ -NGÀY
MÔN 
TÊN BÀI DẠY
Thứ Hai
27 /2 /2012
Chào cờ
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
Phong cảnh Đền Hùng 
Toán
Kiểm tra định kì lần 3
Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa kì 2
Thứ Ba
28 /2 /2012
Toán
Bảng đơn vị đo thời gian.
Chính tả 
Ai là thuỷ tổ loài người ?
LTvà câu
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
Kĩ thuật
Lắp xe ben (Tiết 2)
Thứ Tư
29 /2 /2012
Tập đọc
Cửa sông.
Khoa học
Ôân tập vật chất và năng lượng.
Toán
Cộng số đo thời gian
K.C
Vì muôn dân 
Thứ Năm
1 /2 /2012
Toán
Trừ số đo thời gian.
TLV
Tả đồ vật (Kiểm tra viết)
Khoa học
Ôn tập vật chất và năng lượng (tt)
Mĩ thuật
TTMT : Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
Thứ Sáu
2 /3 /2012
Toán
Luyện tập.
LTvà câu
Liên kết các câu trong bài băøng cách thay thế từ ngữ.
TLV
Tập viết đoạn đối thoại.
Địa lí
Châu Phi
SHTT
Nhận xét - Phương hướng
Thứ hai
Ngày soạn : 20/2 	 
Ngày dạy : 26/2 
Tiết 1: Chào cờ
Đầu tuần
( Giáo viên và học sinh sinh hoạt dưới cờ)
–²—–²—
Tiết 2: Tập đọc
Phong cảnh đền Hùng
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
-Giáo dục học sinh lòng yêu quý tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về đền Hùng. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: “Hộp thư mật.” 4p
- Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, cho điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI: 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ1: Luyện đọc.
- Gọi HS khá đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc trước lớp nối tiếp.
+ Lần 1 :Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
- GV cùng học sinh phát hiện ra lỗi của học sinh đọc sai. Ghi lên bảng và yêu cầu học sinh đọc lại.
- Gọi học sinh đọc lại các từ luyện đọc(đã ghi ở bảng) Theo từng đối tượng vừa đọc.
+ Lần 2 : Yêu cầu học sinh đọc trước lớp 
- Gọi học sinh đọc lại bài theo đoạn và giải nghĩa một số từ khó
- Yêu cầu học sinh đọc thầm trong nhóm 3. 
- Gọi đại diện 2 nhóm đọc nối tiếp lại toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài với nhịp điệu chậm rãi, giọng trầm, tha thiết, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả (như yêu cầu).
v HĐ2: Tìm hiểu bài.
? Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở nơi nào?
? Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
* GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm.
? Những cảnh vật nào ở đền Hùng gợi nhớ về truyền thuyết sự nghiệp dựng nước của dân tộc. Tên của các truyền thuyết đó là gì? 
- GV kể thêm một số truyền thuyết khác:	  Đền Hạ gợi nhớ sự tích trăm trứng.
	  Ngã Ba Hạc ® sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
	  Đền Trung ® nơi thờ Tổ Hùng Vương ® sự tích Bánh chưng bánh giầy.
GV: Mỗi con núi, con suối, dòng sông mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
- Gọi học sinh đọc câu ca dao về sự kiện ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương? Em hiểu câu ca dao ấy như thế nào?
* GV chốt: Theo truyền thuyết vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 11/3 âm lịch ® người Việt lấy ngày mùng mười tháng ba làm ngày giỗ Tổ. Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn, nhắc nhở mọi người dân Việt hướng về cội nguồn, đoàn kết cùng nhau chia sẻ, ngọt bùi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ.
? Gạch dưới từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng? ( HS khá)
v HĐ 3: Đọc diễn cảm. 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài văn theo đoạn
 ? Bài văn đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn: “ Lăng của các vua Hùng cho đồng bằng xanh mát”
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. CỦNG CỐ. 4p
- Yêu cầu học sinh tìm nội dung chính của bài.
? Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn các vua Hùng?.
- Nhận xét tuyên dương.
5. DẶN DÒ: 1p
Xem lại bài.
- Chuẩn bị: “Cửa sông”.
- Nhận xét tiết học 
- Báo cáo sĩ số
- 2 đến 3 HS lên bảng trả bài
- HS theo dõi
- Bài văn gồm 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- HS đọc thầm trong nhóm
- Một số nhóm đọc bài.
- Cả lớp lắng nghe.
- Bài văn viết về cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thờ các vị vua Hùng, tổ tiên dân tộc.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, cách đây hơn 1000 năm
- Cảnh núi Ba Vì ® truyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh: sự nghiệp dựng nước.
+ Núi Sóc Sơn ® truyền thuyết Thánh Gióng: chống giặc ngoại xâm.
+ Hình ảnh nước mốc đá thế ® truyền thuyết An Dương Vương: sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Giếng Ngọc ® truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung: sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc.
- 1 học sinh đọc:
“Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngãy giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
- Nhắc nhở khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, biết ơn cội nguồn.
- Có khóm hải đường  giếng Ngọc trong xanh.
Nhiều học sinh luyện đọc câu văn.
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- Học sinh nhận xét.
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 3: Toán
Kiểm tra định kì lần 3
Tiết 4: Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn. 
+ Tết Mậu Thân (1968) quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của Tổng tiến công
- Rèn kĩ năng kể lại cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quê hương, tìm hiểu lịch sử nước nhà.
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh trong SGK, ảnh tự liệu, bản đồ miền Nam Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: Đường Trường Sơn. 4p
? Đường Trường Sơn ra đời như thế nào?
? Hãy nêu vai trò của hệ thống đường Trường Sơn đối với cách mạng miền Nam?
- Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI: 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ1: Tìm hiểu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân..
? Xuân Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đã lập chiến công gì? 
? Thuật lại cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng đánh ở những nơi nào?
? Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn , quân ta đã tiến công ở những nơi nào ?
? Tại sao cuộc tấn công mang tính bất ngờ, đồng loạt với quy mô lớn? 
* Kết luận : Tết Mậu Thân 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tiến công nổi dậy ở khắp các thành phố thị xã..Đánh vào các cơ quan đầu não của địch.
v HĐ2: Ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nỏi dậy xuân Mậu Thân.
? Cuộc tiến công ảnh hưởng đến quân Mĩ như thế nào?
? Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân?
* Kết luận: Vừa qua nước ta kỉ niệm 40 năm cuộc tiến công nổi dậy mùa xuân của quân và dân ta trên khắp miền Nam được nghe các anh hùng kể lại chúng ta càng tự hào về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
4. CỦNG CỐ: 4p
? Ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào thời điểm nào?
? Quân giải phóng tấn công những nơi nào?
- GV nhận xét.
5. DẶN DÒ: 1p 
- Chuẩn bị: “Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không””.
- Nhận xét tiết học 
- Hát
- 2HS lên bảng.
- 1 HS nhắc lại
-Tết Mậu Thân mọi người chuẩn bị đón giao thừa thì ở các địa điểm bí mật ở thành phố các chiến sĩ lặng lẽ xuất kích đánh vào Sứ quán Mĩ.
-Thời khắc giao thừa cả nước lắng nghe lời chúc Tết của Bác Hồ. Quân ta đánh vào sứ quán Mĩ, Bộ tổng tham mưu quân sự Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất.
- Quân giải phóng tiến công ở hầu khắp các thành phố thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Đà Nẵng..
- Cuộc tấn công bất ngờ vì diễn ra vào đêm giao thừa tại thành phố lớn, vào các cơ quan của địch, tấn công vào nhiều địa điểm.
- Cuộc tấn công làm cho cơ quan đầu não của địch bị tê liệt, khiến chúng rất hoang mang, lo sợ, kẻ đứng đầu Nhà trắng, Lầu Nam góc cả thế giới phải sửng sốt.
- Tiến công địch khắp miền Nam, gây cho địch kinh hoàng, lo ngại.
+ Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 5: Đạo đức
Ôân tập và thực hành kĩ năng giữa kì 2
(Nhận xét các chứng cứ chưa đạt)
I. MỤC TIÊU:
- Thực hành các hành vi , những hiểu biết về chủ đề đạo đức: “ Em yêu quê hương, Yêu uỷ ban nhân dân, Yêu Tổ quốc Việt Nam”.
- Rèn kĩ năng thảo luận, phát biểu những tính huống có vấn đề về nhứng chủ đề trên.
- Giáo dục HS yêu thích học đạo đức, có tình yêu quê hương. 
II. CHUẨN BỊ:
- Giá ... âu bằng cách thay thế từ ngữ.( ND ghi nhớ).( Khơng dạy bài tập 2)
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu được tác dụng của việc thay thế đó ( làm được 2 bài tập ở mục III).
- Giáo dục học sinh yêu quý sự phong phú của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét). Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. KIỂM TRA: MRVT: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. 4p
3. BÀI MỚI: Cách liên kết câu trong bài bằng cách thế từ ngữ . 30p
v HĐ 1: Phần nhận xét.
Bài 1(76): Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2(76)
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu đề.
Giáo viên bổ sung: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở VD trên gọi là phép thay thế từ ngữ 
v HĐ 2: Ghi nhớ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
v HĐ3 : Luyện tập.
Bài 1(77): Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
4. CỦNG CỐ. 1p
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Giáo dục HS vận dụng để làm văn.
5. DẶN DÒ: 1p
- Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở BT3.
- Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống”
- Nhận xét tiết học. 
 - Hát 
- 1 em làm lại BT2, 2 em làm BT3.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời.
+ Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Toản.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
+ Nội dung của 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ ở đoạn 1 được sử dụng linh hoạt hơn, tránh sự lặp lại.
- Nhiều HS nhắc lại
-Khi các câu trong văn bản cùng nói về một người, một sự vật , một việc ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa đeer thay thể từ ở câu đứng trước cho khỏi lặp lại từ
- 4 học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
+ anh – người liên lạc – Đó– Hai Long.
- Đọc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 3: Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa theo truyện: “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp ( BT2). (Cĩ thể chọn nội dung gần gũi với học sinh để luyện tập kĩ năng đối thoại.)
- Rèn kĩ năng viết tiếp lời thoại vào một đoạn kịch để hoàn chỉnh 1 màn của vở kịch.
ŸHS khá giỏi biết phân vai để đọc lại màn kịch( BT2,3).
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc “Thấi sư Trần Thủ Độ”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐINH: 1p
2. KIỂM TRA: Viết bài văn tả đồ vật. 4p
- Nội dung kiểm tra. Kiểm tra sửa lỗi bài văn 
3. BÀI MỚI: Tập viết đoạn đối thoại 30p
v HĐ 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gọi 1 học sinh giỏi kể vắn tắt bài học : "Thái sư Trần Thủ Độ”.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bước tìm lời thoại cho bài tập đọc :
Chọn đoạn trong bài.
Xác định các nhân vật.
Xác định cảnh trí – thời gian – không gian mà câu chuyện đã diễn ra.
Xác định tình tiết, diễn biến các tình tiết trong chuyện.
Xác định các lời thoại của nhân vật.
v HĐ 2: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh trao đổi trong nhóm.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh.
- Yêu cầu HS đọc phân vai
- GV nhận xét
4.CỦNG CỐ. 1p
- Yêu cầu tập đóng vai
- Nhận xét- tuyên dường
5. DẶN DÒ: 4p
- Yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn đối thoại vào vở
- Nhận xét tiết học. 
 - Hát 
-1 học sinh đọc – Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung phần gợi ý 1 – 2.
- Cả lớp lắng nghe và xem tranh minh hoạ.
- Học sinh dựa theo gợi ý 2: các em cùng trao đổi và viết nhanh ra nháp phần tiếp theo của màn"Xin Thái sư tha cho” (điền tiếp ngay sau lời Trần Thủ Độ và phú nông)
- Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc màn kịch đã viết.
- Đọc phân vai.
- Đóng vai
Rút kinh nghiệm
–²—–²—
Tiết 4: Địa lí
Châu Phi.
I. MỤC TIÊU: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi :
+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục
Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu :
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
C HS khá, giỏi giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới : vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ Châu Phi. Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha- ra trên bản đồ, lược đồ.
C HS khá, giỏi dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi
- Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn. Đoàn kết với thiếu nhi trên trái đất.
II. CHUẨN BỊ: 
 - Bản đồ tự nhiên, các đới cảnh quan Châu Phi. Quả địa cầu.
 - Tranh ảnh về các cảnh quan: hoang mạc, rừng thưa và Xa-Van ở Châu Phi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CUẢ GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ỔN ĐỊNH: 1p
2. BÀI CŨ: “Ôn tập”. 4p
? Nêu các đặc điểm của Châu Á, Âu.
? So sánh các đặc điểm của Châu Á, Âu.
Nhận xét, ghi điểm, nhận xét chung.
3. BÀI MỚI: 30p
- GV giới thiệu bài
v HĐ1: Quan sát bản đồ
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ trong SGK và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
? Quan sát bản đồ và cho biết châu Phi giáp các châu lục và biển, đại dương nào?
? Châu Phi có diện tích là bao nhiêu km2?
? Đường xích đạo đi qua phần nào của lãnh thổ châu Phi?
- Gọi các nhóm lên trình bày, nhận xét
* Kết luận: Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu và phía Tây Nam châu Á. Châu Phi có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
v HĐ2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Phi.
? Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? 
? Kể tên các bồn địa ở châu Phi? 
? Kể tên các cao nguyên ở châu Phi?
? Kể tên và nêu vị trí các con sông lớn ở châu Phi?
? Châu Phi có những hồ lớn nào? 
* Kết luận: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao có nhiều bồn địa và cao nguyên.
v HĐ3: Khí hậu của Châu Phi
- Cho HS thảo luận cặp đôi:
? Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học?
? Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới?
? Châu Phi có hoang mạc nào?
? Nhiệt độ châu Phi ngày đêm chênh lệch như thế nào?
? Thực vật châu Phi như thế nào? 
? Động vật châu Phi ra sao?
- Gọi một số cặp trình bày, nhận xét.
+ Kết luận: Châu Phi có khí hậu khắc nghiệt nóng và khô vào bậc nhất thế giới. Có hoang mạc Xa- ha -ra lớn nhất thế giới
4. CỦNG CỐ. 4p
? Nêu đặc điểm địa hình châu Phi?
? Khí hậu châu Phi ra sao?
? Kể tên các loại động vật, thực vật của châu Phi?
5. DẶN DÒ: 1p
- Chuẩn bị: “Châu Phi (tt)”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- 2 HS lên bảng.
- HS quan sát, hoạt động nhóm.
- Phía Bắc châu Phi giáp châu Á,và châu Âu, Phía tây giáp ĐaÏi Tây Dương , phía Đông và phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Châu Phi có diện tích 30 triệu km2 đứng thứ ba các châu lục trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ.
- Đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục, đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến.
- Đại bộ phận địa hình châu Phi cao, toàn bộ châu lục coi là bồn địa lớn khổng lồ.
- Các bồn địa: Bồn Sát, Nin Thượng, Côn -gô, Ca- ha- ra –ni.
- Các cao nguyên :Ê- ti- ô- pi, Đông Phi
- Sông Ni-giê, Côn- gô, Dăm –be- di.
-Hồ sát ở bồn sát, hồ Vic -to –ri- a.
-Thảo luận cặp đôi:
- Khí hậu châu Phi nóng và khô bậc nhất thế giới.Nóng hơn các châu lục em đã học.
-Vì châu Phi nắm trong vòng đai nhiệt đới có đường xích đạo đi qua., lại không có biển lấn sâu vào đất liền.
- Châu Phi có hoang mạc Xa-ha-ra lớn nhất thế giới.
- Ban ngày lên tới 500C, ban đêm có thể xuống tới 00C.
- Thực vật châu Phi là đồng cỏ mênh mông, thỉnh thoảng nổi lên một vài cây keo, cây bao báp, có rừng rậm và rừng thưa.
- Động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi, động vật ăn thịt như báo, sư tử, linh cẩu..
-HS trả lời câu hỏi.
Rút kinh nghiệm
	Tiết 5: Sinh hoạt cuối tuần
Nhận xét tuần 25 – Phương hướng tuần 26
* Chủ trì: Lớp trưởng 
 - Lớp trưởng yêu cầu lớp phó VN cho cả lớp hát một bài.
 + Nêu lí do buổi sinh hoạt cuối tuần:
 + Mời các tổ báo cáo tình hình hoạt động trong tuần: Lần lượt từ tổ 1-> tổ 2 -> tổ 3 
 - Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động của lớp.
 + Triển khai kế hoạch hoạt động trong tuần tới:
* Đi học đúng giờ, chuyên cần, nghỉ học phải có đơn xin phép với cô giáo.
* Đoàn kết với bạn bè, giúp nhau cùng học tập.
 * Không nói tục, chửi thề.
 * Thường xuyên rèn chữ viết thật đẹp, giữ vở sạch.
 * Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 * Vệ sinh lớp, trường sạch sẽ. Không ăn quà xả rác sân trường.
 * Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 * Phân công chăm sóc tốt cây cảnh và cây xanh
 - GV phát biểu:
 + Ưu điểm: Đa số các em đều thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Lớp trưởng có ý thức quản lớp tốt. Trường, lớp sạch sẽ. 
 + Khuyết điểm: Truy bài đầu giờ chưa tốt. Chưa ý thức giữ gìn và bảo quản sách vở . Chất lượng thi GKII chưa cao.
- Nội dung khác
 + Thực hiện vệ sinh lớp.
–²—–²—–²—–²—
Hết tuần 25

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25 lop 5 quoc.doc