Lịch dạy các môn lớp 5 - Tuần 26

Lịch dạy các môn lớp 5 - Tuần 26

 I/MỤC TIÊU :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. ( TL được các câu hỏi sgk ).

- Giáo dục HS biết kính trọng nghĩa thầy trò.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 Tranh minh họa bài đọc sgk.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1-Ổn định :1 phút.

 2- Bài cũ: 5 phút:

 Gọi HS lên bảng đọc bài cũ và trả lời câu hỏi.

 3- Bài mới :25

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch dạy các môn lớp 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH DẠY TUẦN 26.
(Ngày 12/3. 16/3/2012)
Thứ - Ngày
Môn
Tên bài học
2
12. 3.2012
Chào cờ
Toán
 Tập đọc
Đạo đức
1
2
3
5
Nghe nopí chuyện đầu tuần
Nhân số đo thời gian với một số.
Nghĩa thầy trò.
Em yêu hòa bình.
.
3
13 .3. 2012
Khoa học
Toán
Chính tả
LTVC
1
2
3
5
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Chia số đo thời gian cho một số.
Lịch sử ngày quốc tế Lao Động.
MRVT: Truyền thống.
4
14. 3. 2012
Lịch sử
Toán.
Tập đọc
.TLV
1
2
3
5
Chiến thắng ĐBP trên không
Luyện tập
Hội thổi cơm ở Đồng Vân.
.Tập viết đoạn đối thoại
.
5
15. 3. 2012
Khoa học
Toán
LT&C
KC
1
2
3
5
Sựï sinh sản của động vật có hoa
Luyện tập chung.
Luyện tập thay thế TN để liên kết câu.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
6
16 .3. 2012
Địa lí
Toán
Kĩ thuật
TLV
SHTT
1
2
3
4
5
Châu Phi ( TT ).
Vận tốc
Lắp xe ben tiết 3.
Trả bài văn tả đồ vật.
Tuần 26
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC: Tiết 51 : NGHĨA THẦY TRÒ.
 I/MỤC TIÊU :
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. ( TL được các câu hỏi sgk ).
- Giáo dục HS biết kính trọng nghĩa thầy trò.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	Tranh minh họa bài đọc sgk. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
 	1-Ổn định :1 phút.
 	2- Bài cũ: 5 phút:
 Gọi HS lên bảng đọc bài cũ và trả lời câu hỏi.
 	3- Bài mới :25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (8 phút)
- Đọc lưu loát, trôi chảy diễn cảm cả bài 
- Chia bài làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầumang ơn.
+ Đoạn 2:Tiếp theo.tạ ơn thầy.
+ Đoạn 3: Là phần còn lại 
- Nhận xét sưả sai để HS đọc đúng.
- Giải nghĩa từ: bảo ban.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài (9 phút).
* Đọc và trả lời câu hỏi sgk.
- Gọi HS phát biểûu.
- Gợi ý HS trả lời.
* Kết luận nội dung bài: 
- Gọi HS nhắc lại.
Hoạt động 3:Luyện đọc diễn cảm(8 phút).
- Đọc mẫu.	
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễõn cảm.
- Theo dõi, uốn nắn
- Nhận xét cho điểm.
- Một HS khá, giỏi đọc cả bài 
- Đọc nối tiếp đoạn hai lượt.
- Cá nhân nhận xét.
- Đọc theo cặp, kết hợp đọc chú giải sgk.
- Cá nhân đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi sgk.
- Lớp nhận xét.
- Đọc theo cặp. 
- Thi đọc trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
HS tb, y
HS k,g
4/ Củng cố,dặn dò: (5 phút) + Nêu nội dung của bài.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Hội thổi cơm ở Đồng Vân.
- Hướng dẫn bài mới - Nhận xét tiết học.
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
TOÁN:	Tiết 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ.
I/ MỤC TIÊU : Biết:
- Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế, làm được bài tập 1.
- Giáo dục HS tính toán cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 Bảng phụ và đồ dùng dạy toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 	1. Ổn định:1 phút
 	2. Bài cũ :5 phút. Kiểm tra HS về nhà làm bài tập.
 	- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 SGK.
	3. Bài mới :25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
BTĐB
Hoạt động 1 :Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số (12 phút)
- Nêu ví dụ1trong sách giáo khoa, cho HS nêu phép tính tưng ứng.
-Tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính.
- Nêu bài toán ở ví dụ 2, sau đó HS nêu phép tính tương ứng.
- Cho HS đặt tính và tính.
- Cho HS nhận xét rồi đổi đơn vị đo.
- HDHS nhận xét tự rút ra kết luận. 
- Theo dõi, kết luận.
Hoạt động 3 :Thực hành (14 phút)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề.
+Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
- HDHS yếu nêu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
- Theo dõi , chấm vài bài , nhận xét
- Cho HS xem bài giải mẫu.
- Cá nhân theo dõi, trả lời.
- Lớp nhận xét.
.
 - HS đọc yêu cầu đề.
 - HS lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét.
HS yếu
 4. Củng cố, dặn dò: (5 phút).
 + Nêu cách nhân số đo TG.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập
 - Hướng dẫn bài mới. 
 - Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
KHOA HỌC: Tiết 51: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA.
 I/ MỤC TIÊU :
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
- Biết chăm sóc và yêu hoa.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
 Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa ,Hình trang104, 105sgk.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1.Ôån định: 1 phút.
	2Bài cũ :5 phút.
 Gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
	3.Bài mới: 25 phút. Giới thiệu bài: ghi đề.
Hoạt động dạy.
Hoạt động học.
HTĐB
Hoạt động 1 :Phân biệt nhị và nhụy (6 phút)
*Mục tiêu : HS phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái.
- HDHS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK.
- Gọi một số HS trình bày kết quả. 
-Theo dõi, nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2:Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
(8 phút).
*Mục tiêu : HS phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. 
- HDHS các nhóm thực hiện như SGV
- Gọi đại diện nhóm trình bày các nhóm .
+ Kết luận : 
Hoạt động 3 :Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính (9 phút).
*Mục tiêu : HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- HDHS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhịvà nhụy trên sơ đồ.
- Gọi HS lên chỉ vào sơ đồ và nói tên.
- Tổ chức cho HS chơi : SGV.
-Theo dõi, nhận xét. Kết luận bài học.
HS làm việc theo cặp
- HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK
- Một số HS trình bày, lớp nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS làm việc cá nhân.
- HS lên chỉ vào sơ đồ và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- Hai học sinh nêu.
HS y đọc
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)+Nêu cơ quan sinh sản của TV có hoa.
- Hướng dẫn bài học ở nhà.
- Chuẩn bị bài:Cây con mọc lên từ hạt - Hướng dẫn bài mới - Nhận xét tiết học.
 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
ĐẠO ĐỨC: Tiết 26: EM YÊU HOÀ BÌNH.
 I.MỤC TIÊU: 
 - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
 II.ĐỒDÙNG DẠY - HỌC:
 Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh. Tranh ảnh, thẻ màu HS.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	1. Ổn định :1 phút.
	2.Bài cũ :(5 phút) Gọi HS lên trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
 3.Bài mới:25 phút. 	Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin (8 phút).
*Mục tiêu: HS hiểu được hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình .
-Yêu cầu HS quan sát tranh ,ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh và hỏi : em thấy những gì trong các tranh ,ảnh đó ? Chia nhóm cho HS TL -Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2:Bày tỏ thái độ(bài tập 1 ) 7 phút.
*Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình 
- Lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập. 
- Yêu cầu HS bày tỏ thái đo.ä 
- Mời một số HS giải thích lí do - Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 3.Bài tập 2 (5 phút).
 *Mục tiêu :HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày .
- Cho HS làm bài tập 2 
- Cho HS trình bày ý kiến - Theo dõi, kết luận.
Hoạt động 3: Làm bài tập 3sgk(4 phút).
*Mục tiêu : HS biết được những hoạt động cần làm để bảo vệ hòa bình 
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập 3
 * Rút ghi nhớ SGK. 
- HS đọc thông tin sgk và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi sgk 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung .
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo qui ước .
- Trao đổi bài với bạn bên cạnh 
- HS trình bày ý kiến , lớp bổ sung 
HS tb, y đọc
4.Củng cố, dặn dò: (5 phút) + Nêu ghi nhớ của bài học.
	- Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị bài:Tiết TT - Hướng dẫn bài mới
 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2013
TOÁN: Tiết 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ.
I/ MỤC TIÊU : Biết:
Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế, làm được bài tập 1 sgk.
Giáo dục HS tính cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bảng phụ và đồ dùng dạy toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
 	1. Ổn định:1phút 
 	2 Bài cũ :5 phút. 
 	Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 SGK.	
	3. Bài mới:25 phút: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động 1 :Thực hiện phép Chia số đo thời gian với một số (12 phút).
- Nêu ví dụ 1 trong sách giáo khoa, cho HS nêu phép tính tưng ứng.
-Tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính.
- Nêu bài toán ở ví dụ 2, sau đó HS nêu phép tính tương ứng.
- Cho HS đặt tính và tính.
- Cho HS nhận xét rồi đổi đơn vị đo.
- HDHS nhận xét tự rút ra kết luận. 
-Theo dõi, rút ra nhận xét.
- Gọi vài học sinh nhắc lại. 
Hoạt động 3 :Thực hành (15 phút) 
Bài 1: G ... HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Vì muôn dân trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện
 	3-Bài mới: 25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài (5 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được yêu cầu, nội dung của đề.
 - Gọi HS đọc đề bài SGK/82.
- Hướng dẫn HS phân tích đề
*KL: Gạch chân những từ ngữ quan trọng 
Hoạt động2:Gợi ý kể chuyện (2 phút).
*Mục tiêu: HS nắm được đề tài, nội dung, cách kể.
 - Gọi 3 HS đọc 3 gợi ý SGK / 83.
- Kiểm tra việc hs tìm truyện 
- Nhắc HS lưu ý ở phần gợi ý 
- Gọi 2 HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể
Hoạt động3:HS thực hành KC; và trao đổi về nội dung câu chuyện (18 phút).
*Mục tiêu: Kể chuyện tự nhiên, chân thực; nội dung, ý nghĩa 
- Kể chuyện theo 2 hình thức: KC theo cặp KC trước lớp: Gọi 2 HS nối tiếp nhau thi KC.
- HD nói suy nghĩ về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Bình chọn HS có câu chuyện hay
- Đọc đề bài:( SGK / 49)
 - Làm việc cá nhân 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 
- Làm độc lập
- Chuẩn bị lập dàn ý 
- Theo dõi
-Từng cặp nhìn dàn ý kể cho nhau nghe
-1HS giỏi kể chuyện
- Kể trước lớp
- Cả lớp bình chọn
HS tb, y đọc
HS k, g
4.Củng cố dặn dò: (5 phút) + Nêu yêu cầu nội dung của tiết học.
- Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị bài:"Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia " - Hướng dẫn bài mới. 
	 - Nhận xét tiết học
 Thứ năm ngày 16 tháng 3 năm 2012
KĨ THUẬT: Tiết 26: LẮP XE BEN.( TT )
 I.MỤC TIÊU : 
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
- Giáo dục HS cẩn thận khi lắp.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn .
 	 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
 	2 .Bài cũ : 5 phút.
Kiểm tra bài: Lắp xe ben 
 	3.Bài mới :25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề 	
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HTĐB
Hoạt động 3 :HS thực hành lắp xe ben (18 phút).
Mục tiêu: HSlắp đúng các thao tác kĩ thuật 
Tiến hành : a) Chọn các chi tiết 
- HDHS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp 
- Kiểm tra HS chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững qui trình .
-Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung lắp trong sgk .
- Thực hành lắp từng bộ phận, quan sát theo dõi, uốn nắn .
c) Lắp ráp xe ben 
- HS lắp xe ben theo các bước trong sgk 
- HDHS Khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe .
-Kết luận : SGK
Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm (7 phút).
-Tổ chức HS trưng bày sản phẩm theo nhóm .
- Nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III sgk .
- HDHS đánh giá sản phẩm của bạn 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập .
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp 
-1 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững qui trình .
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung lắp trong sgk .
- HS thực hành lắp từng bộ phận.
- HS lắp xe ben theo các bước trong sgk.
- Khi lắp xong cần kiểm tra sự nâng lên , hạ xuống của thùng xe .
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 
- HS đánh giá sản phẩm của bạn 
HS yếu đọc
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút) + Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị bài sau - Hướng dẫn bài mới. 
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
TOÁN: 	Tiết 130: VẬN TỐC .
I/ MỤC TIÊU : 
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều, làm được BT1,2.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :Bảng phụ và đồ dùng dạy toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 	1. Ổn định:1 phút.
 	2. Bài cũ :5 phút.
 Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 SGK.	
	3. Bài mới 25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động 1 :Giới thiệu khái niệm vận tốc. (10 phút).
Bài toán 1:Đăït câu hỏi gợi ý cho HS trả lời.
- Nêu cách làm và trình bày lời giải bài toán.
- Nhấn mạnh đơn vị của VT ở bài toán này là km/g. Cho HS nhận xét rồi nêu cách tính vận tốc. Theo dõi, kết luận.
- Gọi HS nhắc lại cách tìm VT.
Bài toán 2: Nêu bài toán, hs suy nghĩ giải 
- Gọi HS nói cách tính vận tốc, trình bày lời giải, đơn vị vận tốc và nhấn mạnh đơn vị là m/ giây. 
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc v= s : t. 
Hoạt động 2 :Thực hành (15 phút).
 Bài 1: Gọi HS nêu cách tính vận tốc.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề.
- Gọi HS lên bảng làm bài, yêu cầu lớp làm
Bài 2: Cho HS tính vận tốc theo công thức
 v= s : t đọc bài thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán tự tính và viết lời giải, trình bày lên bảng.
- Khẳng định kết quả.
- HS tìm cách tính và tính.
- HS nhận xét rồi nêu cách tính vận tốc v=s : t.
- HS nhận xét tự rút ra kết luận. 
- Một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc. 
- 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc v= s : t. 
- HS đọc yêu cầu đề.
 - HS lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề.
 - HS lên bảng trình bày.
- HS khác nhận xét.
HS tb, y
HS yếu.
HS k, g
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Nêu công thức tính vận tốc.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hướng dẫn bài mới.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
TẬP LÀM VĂN: Tiết 52: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT.
 I) MỤC TIÊU :
 - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài: viết được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Học tập được những đoạn văn hay.
 II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết một số lỗi điễn hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn ý trong bài làm của HS cần chữa chung trước lớp.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 	1-Ổn định:1 phút.
 	2- Bài cũ: 5 phút. 
Kiểm tra vở, chấm điểm một số bài.
 	3- Bài mới: 25 phút, Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động1:GV nhận xét bài làm của HS (9 phút).
- Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
-Viết đề bài lên và một số lỗi điển hình
- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết 
1-Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề NTN?
 - Xác định đúng yêu cầu đề, hiểu bài, bố cục.
 - Diễn đạt câu ý, sự sáng tạo khi miêu tả.
 - Chính tả hình thức trình bày bài văn.
2-Khuyết điểm:
-Dùng từ đặt câu, trình bày bài văn, lỗi chính tả.
-Viết lên bảng phụ các lỗi phổ biến.
-Yêu cầu thảo luận, phát hiện lỗi tìm cách sửa.
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình
- Chữa lại cho đúng bằng phấn màu
Hoạt động2:Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài (16 phút).
- Sửa lỗi trong bài.
- Đọc một số đoạn văn, bài văn hay 
- Hướng dẫn học sinh viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
-Theo dõi.
-Cả lớp tự chữa trên nháp
- Cả lớp trao đổi
- Đọc lại bài làm của mình , tự sửa, đổi bài cho nhau, tìm cái hay, cái đúng.
- Học tập đoạn văn hay.
- Cá nhân nhắc lại.
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)+ Nêu cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
- Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị bài:Ôn tập tả cây cối.
- Hướng dẫn bài mới - Nhận xét tiết học.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012.
ĐỊA LÍ: Tiết 26: 	 CHÂU PHI.
 I.MỤC TIÊU : 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu ( Địa hình chủ yếu là cao nguyên, khí hậu nóng và khô, đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và sa van ).
- Sử dụng quả địa cầu, BĐ, LĐ nhận biết vị trí của hoang mạc Xa - ha-ra trên BĐ ( Lược đồ ).
 II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
BĐTN châu phi.QĐC, Tranh ảnh hoang mạc.Rừng rậm nhiệt đới,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
	1.Ổn định:1 phút.
	2. Bài cũ:5 phút.
	Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
 	 3.Bài mới : 25 phút. Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HTĐB
Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (25 phút).
*Mục tiêu : 
- HS nắm được đặc điểm tự nhiên của châu phi. làm việc theo nhóm.
- HD HS dựa vào sgk , lược đồ tự nhiên châu phi và tranh ảnh , trả lời câu hỏi ở mục 2 sgk.
+ Hãy so sán khí hậu Châu Phi có đặc điểm gì khác với các châu lục đã học?
- Gọi HS trả lời.
- Theo dõi, kết luận.
- Rút nội dung bài học.
- Gọi HS nhắc lại.
-Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo.
Lớp nhận xét.
- Ba học sinh trả lời.
- Cá nhân nhận xét.
HS tb, y đđọc sgk
4.Củng cố , dặn dò: (5 phút).
- Đặc điểm của Châu Phi.
+ Châu phi giáp với biển và đại dương nào?
- Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị bài:Châu Phi (tt).
- Hướng dẫn bài mới.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
SINH HOẠT TUẦN 26.
	I/ MỤC TIÊU:
	- Học sinh báo cáo các hoạt động trong tuần.
	- GV đánh giá các hoạt động tuần vừa qua.
	- Kế hoạch tuần đến
II/ NỘI DUNG: 
1. Lớp trưởng điều khiển.
	 	 - Mời đại diện tổ báo cáo kết quả đã theo dõitrong tuần 25
	 	 - Mời cá nhân ý kiến.
 	 	 - Thảo luận nhóm, khắc phục những thiếu sót, phát huy những mặt tốt.
2, Giáo viên chủ nhiệm:
	 	 - Nhận xét tổng kết những ưu khuyết điểm.
 	 	 - Kế hoạch tuần đến:
	 + Tiếp tục ổn định nề nếp, duy trì phong trào rèn viết chữ đẹp,
 giữ vở sạch.
	 + Ôn tập chuẩn bị để kiểm tra định kì lần 3 môn TV.
	 + Kiểm tra chéo bảng nhân chia, giúp bạn yếu đầu giờ truy bài.
	 + Thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
	 + Duy trì học tổ, nhóm.
	 + Tăng cường kiểm tra chéo các công thức đã học.
	 III/ KẾT THÚC.
	 - Lớp hát tập thể một bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc