MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC
Bài 1: Trong bài : Việt Nam có Bác, nhà thơ Lê Anh Xuân viết:
Bác là non nước trời mây,
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.
Điệu lục bát, khúc dân ca,
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.
Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào?
Trả lời: Cách nói có ý nghĩa so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ cho thấy: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. Đất nước Việt Nam thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ vĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước Việt Nam.
MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC Bài 1: Trong bài : Việt Nam có Bác, nhà thơ Lê Anh Xuân viết: Bác là non nước trời mây, Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn. Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn, Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha. Điệu lục bát, khúc dân ca, Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam. Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào? Trả lời: Cách nói có ý nghĩa so sánh của câu thơ cuối (Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ cho thấy: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. Đất nước Việt Nam thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ vĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước Việt Nam. Bài 2: “... Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” ( Mẹ - Trần Quốc Minh) Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao? Trả lời: Nêu được hình ảnh góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh “ ngọn gió”trong câu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. - Giải thích rõ ý: Ngọn gió có tình yêu thương của mẹ làm cho con được ngủ ngon lành với những giấc mơ đẹp khi còn nhỏ; làm cho con yên tâm vững bước khi lớn lên; luôn ở bên con để con cảm thấy sung sướng và hạnh phúc suốt cả cuộc đời. Bài 3: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Trả lời: Tác giả sử dụng biện pháp so sánh “như búp trên cành”. Sự so sánh đó gợi cho người đọc cảm giác non nớt, bé bỏng nhưng tràn trền sức sức sống. Bài 4: Trong bài thơ: “Theo chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa Đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp, gây xúc động nhất với em? Vì sao ? Trả lời: - Tìm đúng hình ảnh đẹp, gây xúc động nhất “Chỉ biết quên mình cho hết thảy / Như dòng sông chảy nặng phù sa” được 1 điểm. - Nêu được lí do được 1 điểm. (Bác đã vì nước, vì dân mà hi sinh tuổi xuân, hi sinh cả bản thân mình để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân tộc). Bài 5: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Điệp ngữ có và hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? Trả lời: H¹t g¹o cña lµng quª ®· ph¶i tr¶i qua biÕt bao khã kh¨n thö th¸ch to lín cña thiªn nhiªn. H¹t g¹o cßn ®îc lµm ra tõ nh÷ng giät må h«i cña ngêi mÑ hiÒn trªn c¸nh ®ång n¾ng löa. - §iÖp tõ cã nh»m nhÊn m¹nh khã kh¨n cña thiªn nhiªn. H×nh ¶nh ®èi lËp ë hai dßng th¬ cuèi gîi cho ta nghÜ ®Õn sù vÊt v¶, gian tru©n cña ngêi mÑ khã cã g× s¸nh næi, ®ång thêi nhÊn m¹nh gi¸ trÞ to lín cña h¹t g¹o ®îc lµm ra. Bài 6: Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau: “ Trái đất ba phần tư nước mắt Đi như giọt lệ giữa không trung.” ( Xuân Diệu) Trả lời: Câu văn đã sử dụng phép tu từ so sánh để tạo nên một hình ảnh rất độc đáo, ấn tượng. Trái đất là một hình ảnh rộng lớn, trừu tượng bỗng trở nên hữu hình cụ thể và sinh động hơn qua hình ảnh so sánh đó, Qua đó, ta thấy, Trái đất hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi đẹp. Ta nghĩ đến trách nhiệm của mình phải bảo vệ vẻ đẹp đó. Bài 7: Cho đoạn thơ: “ Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng Lúa chín là nắng của đồng Trái thị, trái hồng là nắng của cây.” ( Lê Hồng Thiện) Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có gì độc đáo ? Trả lời: Cùng cảm nhận về nắng nhưng tác giả đã nhìn ra những sắc nắng khác nhau từ thiên nhiên được ủ trong bông cúc, bướm vàng, lúa thị, trái hồng thông qua một loạt các biện pháp tu từ so sánh. Như vậy, nắng đã hiện lên với các vẻ đẹp khác nhau: nawmgs ủ trong màu của hoa, nắng ủ trong trái chín. Nắng gần gũi và tỏa ấm cho cuộc sống con người và con người cũng đang tạo ra nắng. Qua đó, ta thấy được tình cảm tác giả dành cho thiên nhiên là tình cảm yêu mến, say mê. Bài 8: Hãy nêu cảm nhận của em về cái hay của những câu thơ sau: “ Và se sẽ bước nhỏ Mùa thu đến nhà em Nắng mắc vóng qua thềm Bưởi đánh đu đầu ngõ ” Trả lời: Hai câu thơ đầu, bằng từ láy “ se sẽ” khiến ta có thể hình dung mùa thu như một nàng thiếu nữ nhẹ nhàng, ngập ngừng bước đi. Mùa thu đến nhà em một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Câu thơ còn gợi được không khí dịu dàng, sâu lắng của mùa thu xâm chiếm con người. Hai câu thơ sau với hình ảnh nhân hóa “ nắng mắc võng ” và “ Bưởi đánh đu” ta hình dung được hình ảnh tiêu biểu của mùa thu. Bài 9: Khổ thơ sau tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ? “ Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu anh biếc ” ( Mầm non – Võ Quảng ) Trả lời: Khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất thú vị. Những từ ngữ cho ta biết điều đó là: nghe thấy, vội, đứng dậy, khoác áo. Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những rung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mìh sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng. Bài 10: “ Dù giáp mặt cùng biến rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng. nhớ một vùng núi non.” ( Cửa sông – Quang Huy ) a/ Khổ thơ trên gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ, thành ngữ nào ? b/ Cách diễn tả tình cảm trong đoạn thơ có gì sâu sắc ? c/ Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào ? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng ? Trả lời: a/ Khổ thơ gơi cho em liên tưởng tới câu tuc ngữ, thành ngữ: Lá rụng về cội, Uống ngước nhớ nguồn. b/ Cách diễn tả tình cảm trên rất sâu sắc. Biện pháp nhân hóa ( chẳng dứt cội nguồn, giáp mặt, nhớ ) khiến hình ảnh cửa song hiện lên thật sinh động, có tâm tư tình cảm như con người. Ngoài ra, tác giả đã mượn hình ảnh cửa sông nhớ thương mà nói về tình cảm của những con người song ở cửa sông với đất liền. Mượn tình cả m của dòng sông mà truyền cho ta bài học sâu sắc của đạo làm người: phải biết ơn nguồn cội. c/ Cách diễn tả tình cảm trên rất sâu sắc . Biện pháp nhân hoá ( chẳng dứt cội nguồn, giáp mặt, nhớ ) khiến hình ảnh cửa sông hiện lên thật sinh động, có tâm tư tình cảm như con người. Ngoài ra, tác giả đã mượn hình ảnh cửa sông nhớ thương mà nói về tình cảm của những con người ở cửa sông với đất liền. Mượn tình cảm của dòng sông mà truyền cho ta bài học sâu sắc của đạo làm người: phải biết ơn nguồn cội. Do đó, câu thơ rất nồng ấm tình cảm. Nó như lời tâm tình chia sẻ và nó có khả năng khơi gợi nhịp rung đồng điệu trong trái tim người đọc. Bài 11: Em hãy cảm nhận về cái hay, cái đẹp của tiếng Việt trong đoạn thơ sau: “ Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.” ( Trích Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ ) Trả lời: - Âm thanh của tiếng Việt nghe trầm bổng du dương và có khả năng diễn tả được mọi cung bậc cảm xúc, tình cảm, tâm hồn của người Việt. Tiếng Việt mang vẻ đẹp mềm mại, trau chuốt, mang hình ảnh của quê hương với những âm thanh nồng ấm, than thương. Tình cảm yêu mến, tự hào của tác giả với tiếng Việt. Bài 12: Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của câu văn sau: “ Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột,bỗng rực lên những cùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng.” Trả lời: - Câu văn sử dụng những hình ảnh so sánh bất ngờ, thú vị. Màu đỏ “ chon chon” của thảo quả thật rực rỡ Màu đỏ ấy như chứa cả sức nóng của lửa, chứa cả sự tươi mới lộng lẫy của nắng. Nó là vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên. - Từ “ rực lên” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh được sự xuất hiện đôt ngột, kì diệu và sắc đỏ tươi tắn của thảo quả. - Ẩn đằng sau câu văn là cái nhìn say mê, bất ngờ của tác giả trước vẻ đẹp của thảo quả. Bài 13: Điệp ngữ “ dưới bóng tre” trong đoạn văn sau có tác dụng gì? Dưới bong tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Trả lời: - Điệp ngữ “ Dưới bóng tre” trong đoạn văn trên nói lên sự gắn bó của cây tre với người dân Việt Nam. Bóng tre đã bao trùm, che chở cho cuộc sống của người dân từ xưa và mọi sinh hoạt của con người đều diễn ra dưới bóng tre. Bóng tre là người bạn thân thiết, là nơi lưu giữ những truyền thống văn hóa lâu đời của cha ông. Bài 14: “ Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi” a. Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ nào? Cách diễn tả ấy có gì độc đáo? b. Trong lời nói ngây thơ của người con, em cảm nhận được điều gì? Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về điều đó. Trả lời : a. Hình ảnh ánh nắng được diễn tả qua câu thơ “ ánh nắng chảy đầy vai”. Cách diễn tả ấy rất độc đáo. Bởi ánh nắng thường được cảm nhận qua mắt nhìn ( thị giác ). Trong câu thơ trên ánh nắng lại được cảm nhận qua đôi vai: “ chảy đầy vai” ( xúc giác ). Qua cách miêu tả đó, ánh nắng hiện ra thật mềm mại, dịu dàng, ánh nắng làm sang lên vẻ đẹp của con người. b. Trong lời nói ngây thơ của người con, ta cảm nhận được một ước mơ rất trong sang và thánh thiện. Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến những chân trời mới. Đó cũng là mơ ước của một tâm hồn trong trắng, ham hiểu biết, muốn khám phá những bí ẩn của thế giới. Chúng ta cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những ước mơ này Bài 15: Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ: “ Nắng vườn trưa mênh mông. Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa em tới bến xa” Trả lời: Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ được thể hiện ở những phương diện cơ bản sau đây: - Nhịp thơ, giọng điệu thơ rộn rang, chứa đựng niềm vui hân hoan. - Hình ảnh thơ rất đẹp, thơ mộng: nắng trải khắp không gian làm bừng sang không gian, có cánh bướm rập rờn bay, có con tàu lướt song. - Không gian rộng lớn, mênh mông ( nắng vườn trưa mênh mông, đất nước ). - Biện pháp so sánh được sử dụng khéo léo: “ bướm bay như lời hát” đã gợi tả hình ảnh con bướm bay rập rờn, sinh động, vui mắt, đồng thời diễn tả được niềm vui rộn rang, ngân nga, trong trẻo trong long em bé khi được vào đội. - Biện pháp ẩn dụ ( so sánh ngầm ): bến xa.tương lai. Hai câu thơ cuối không chỉ gợi tả hình ảnh con tàu băng băng vượt song ra khơi mà còn nói lên khát vọng, niềm tin của em thiếu niên. Được bước vào hang ngũ của Đội, trong em không chỉ có niềm vui sướng mà còn có cả niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai tươi sang, niềm tự hào là chủ nhân của đát nước. - Nhà thơ Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách hết sức tinh tế và chân thực những xúc cảm xao xuyến của em thiếu nhi khi được vào Đội. Phải yêu lắm những thế hệ thiếu nhi nhà thơ mới có những vần thơ trong sang và thiết tha đến vậy. “Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần, bay xa” a. Những động từ đã góp phần miêu tả cảnh đẹp của rừng mơ thật sinh động. Em hãy viết ra những động từ đó. b. Theo em, động từ “ động” có thể thay thế bằng động từ nào khác? Hãy so sánh cách dung động tư “ đọng” với những động từ vừa tìm được và rút ra nhận xét cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao? Trả lời: a. Những động từ đã góp phần miêu tả cảnh đẹp của rừng mơ thật sinh động. Đó là: ôm, đọng, gờn gợn, bay. b. Động từ “ đọng” có thể thay thế bằng động từ: kết, tụ, chum..Song cách dùng từ “ đọng” của tác giả hấp dẫn hơn, vì nó vừa diễn tả một cách chính xác đặc điểm của mây ( hình thành từ hơi nước ), nó lại vừa tạo cho câu thơ hình ảnh vừa thực vừa huyền ảo. “ Mây trắng đọng thành hoa”, mây trắng kết với nhau thành một đóa hoa khổng lồ làm đẹp hơn cho núi rừng? Hay sương đọng trên cành mơ thành những đốm hoa lung linh? Hay hoa mơ trắng trong là kết tinh vẻ đẹp của đất trời? Cách dùng từ “ đọng” đã tạo cho câu thơ sự hàm súc mà ít từ nào có được. Bài 16: Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc Trả lời: - Khổ thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa rất thú vị. - Những từ ngữ cho ta biết điều đó là: nghe thấy, vội, đứng dậy, khoác áo. - Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những rung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng ( nó đứng dậy giữa trời ). Hình ảnh thơ đẹp, trong sang rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì thế mà đoạn thơ gợi trí tưởng tượng phong phú và long mến yêu cuộc sống của các “ mầm non đất nước”. Bài 17 : Cho đoạn thơ : « Là cửa nhưng không then khoá Cũng khooo CÁC BÀI TẬP VỀ TỪ LOẠI - LOẠI TỪ Câu 1: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy: mảnh mai, mặn mà, mềm mỏng, mềm mại nhã nhặn, nhẹ nhàng, nhí nhảnh, nhỏ nhẹ thấp thoáng, thướt tha, thánh thót, gập ghềnh Đáp án: C- thấp thoáng, thướt tha, thánh thót, gập ghềnh. Câu 2: thoáng mát, yêu thương, nổi tiếng, họ hàng, sáng trưng, bạn thân, bụng dạ, bà con, xanh lam, xinh đẹp. Hãy xếp các từ trên vào 2 nhóm: Từ ghép tổng hợp: Từ ghép phân loại: Đáp án: Từ ghép tổng hợp: thoáng mát, yêu thương, họ hàng, bụng dạ, bà con, xinh đẹp. Từ ghép phân loại: nổi tiếng, sáng trưng, bạn thân, xanh lam. Câu 3: Xác định từ loại của các từ được gạch chân dưới đây: a/ Mai luôn có niềm tin vào cuộc sống. b/ Mai sống rất chân thành. c/ Chúng ta nên cẩn thận khi ăn rau sống. Đáp án: a/ Mai luôn có niềm tin vào cuộc sống. DT b/ Mai sống rất chân thành. ĐT c/ Chúng ta nên cẩn thận khi ăn rau sống. TT
Tài liệu đính kèm: