Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường

Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường

Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã nêu rõ : “ Đổi mới mục tiêu nội dung , phương pháp , chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo , phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa tăng chất lượng , hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới quản lý giáo dục , tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” . Trong các bậc học , bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội , đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học . Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết , hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học .

Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học . Hoạt động dạy học là hoạt động chính , nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường . Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau . Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục , học tập của học sinh .

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 	 Trang 
I. Lý do chọn đề tài 	 2
II. Mục đích đề tài 	 3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 	 3
IV. Phương pháp nghiên cứu 	 3
V. Lịch sử đề tài 	 3
VI. Phạm vi nghiên cứu đề tài 	 3
PHẦN NỘI DUNG 
 Cơ sở lý luận quản lý dạy học ở trường Tiểu học . 	 4
 Thực trạng hoạt động dạy học của tổ chuyên môn khối năm . 	 5
 Một số biện pháp chỉ đạo 	 6
IV. Kết quả chuyển biến 	 13
PHẦN KẾT LUẬN 
I. Tóm lược giải pháp 	 15
II. Phạm vi đề tài 	 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 	 17
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 
Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2010 đã nêu rõ : “ Đổi mới mục tiêu nội dung , phương pháp , chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo , phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa tăng chất lượng , hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới quản lý giáo dục , tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” . Trong các bậc học , bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội , đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học . Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết , hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học . 
Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học . Hoạt động dạy học là hoạt động chính , nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường . Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau . Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục , học tập của học sinh . 
Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của HS không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt . Một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn 
Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường . Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt , có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. 
Nhưng trong thực tế , hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt độngđtổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn , rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp , .. tạo cho khối hoạt động trầm lặng . Vì vậy , ở trường nào tổ chuyên môn hoạt động tích cực , năng động , sáng tạo thì trường đó hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao . 
Qua nhiều năm làm công tác chuyên môn , bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm : Để học sinh từ khối một đến khối năm có chất lượng , song song với hiệu trưởng thì phó hiệu trưởng cũng là người phải quan tâm đến hoạt động chuyên môn của các khối trong đó điểm khởi đầu là khối một và điểm đích cần đạt là khối năm nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn khối năm không kém phần quan trọng ở bậc tiểu học . 
Từ những nội dung phân tích trên , tôi mạnh dạn chọn vấn đề : “ Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường .” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này . 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Mục đích của đề tài là tìm ra “ Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học .” và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo . 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Để đạt được mục đích trên , tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài như sau : 
- Nghiên cứu lý thuyết 
- Quan sát thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn khối năm 
- Xây dựng một số biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên , tôi chọn một số phương pháp nghiên cứu sau đây : 
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Nghiên cứu các văn bản , tài liệu , hồ sơ có liên quan đến đề tài . 
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn : 
- Quan sát tình hình hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học sinh 
- Nội dung hình thức sinh hoạt tổ khối chuyên môn .
- Thực hiện hồ sơ sổ sách .
* Phương pháp điều tra , tổng hợp thống kê , so sánh số liệu về chất lượng giáo dục , học tập của học sinh .
V. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 
Trong nhà trường , tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi hoạt động dạy và học , nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế hoạch năm học . Vì vậy việc xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là trách nhiệm của người làm công tác quản lý . Chính điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ , tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động cho tốt . Thông qua đó , nó cũng giúp giáo viên bổ sung kiến thức , hoàn thiện kĩ năng sư phạm . Từ nhận thức trên , tôi mạnh dạn chọn đề tài này để thực hiện . 
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 
Do điều kiện và thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn khối năm nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường và bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm 2008 đến ngày 20 tháng 5 năm 2009 .
---------- & -----------
PHẦN II : NỘI DUNG CÔNG VIỆC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 
Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên môn của nhà trường . Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt : Mục tiêu giáo dục , nội dung giáo dục , phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục tương tác thống nhất với nhau . 
* Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm , trí tuệ , thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao độäng thực tế . Vì kết thúc quá trình học tập của bậc học , học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức , kĩ năng cơ bản . Vì vậy quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục ( học sinh ) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ .
* Quản lý nội dung giáo dục là vạch kế hoạch và tổ chức điều phối sao cho các môn , các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ và đúng với mục tiêu giáo dục . 
* Quản lý phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục . 
Do đó , quản lý quá trình dạy học chính là quản lý hoạt động của thầy và trò . Vì thế không chỉù hiệu trưởng thực hiện tốt mà phó hiệu trưởng cũng cần quan tâm và thực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường . Trong quá trình dạy học , hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động luôn diễn ra song song , hỗ trợ nhau . Trong đó , hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo , là người tổ chức các hoạt động học cho học sinh chủ động tham gia một cách tích cực . Muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn cần quan tâm đến việc đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng trong nhà trường , là cầu nối tổ chức thực hiện kiểm tra , đánh giá kết quả về đổi mới nội dung , phương pháp , chương trình ở cấp học một cách sát thực . Vì vậy , tổ chuyên môn là tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường .
Tóm lại : 
Chúng ta thấy : Hoạt động của tổ chuyên môn chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường đòi hỏi phó hiệu trưởng cũng phải quan tâm và chỉ đạo thật tốt hoạt động của tổ chuyên môn , nhất là tổ chuyên môn khối năm . Đây là khối chuyên môn thực hiện việc đổi mới nội dung , phương pháp , chương trình ở cuối cấp học . 
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GV KHỐI NĂM 
Thực tế trong công tác quản lý , tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần học hỏi , trách nhiệm với công tác chuyên môn , tích cực năng nổ 
nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công tác dạy và học . Đồng thời , Ban giám hiệu chúng tôi cũng nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tốt công tác này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo .
Tuy nhiên hiện nay , các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế do : 
Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình nội dung , phương pháp dạy học 
Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. 
Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên không mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia sinh hoạt tổ .
- Một số ít ... g có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy và học là chính . Vì vậy , người tổ trưởng phải có uy tín và được tập thể tín nhiệm . 
b. Xây dựng mối quan hệ tình bạn , tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ .
Để tạo được một tập thể tốt về mọi mặt và cùng tiến trong công tác , tôi đã tập trung vào một số việc sau : 
- Tăng cường việc xây dựng các mọi quan hệ giữa các thành viên trong tập thể từ tính cách của mỗi người như lòng yêu mến , tôn trọng đồng nghiệp , quan tâm hợp tác giáo dục , lo lắng công việc chung của tổ , của nhà trường , biết trách nhiệm của mình với xã hội , có ý thức tổ chức tinh thần kỉ luật , tôn trọng lãnh đạo . 
- Dân chủ hóa hoạt động của tổ , tạo mọi điều kiện cho từng thành viên cùng tham gia vào những công việc chung , tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững mạnh . 
- Biết lắng nghe , phân tích dư luận quần chúng , giải quyết kịp thời những mâu thuẫn , thắc mắc , tạo sự hòa hợp thống nhất và gắn bó các thành viên trong tổ với nhau 
- Tổ trưởng và giáo viên phải thực sự đoàn kết , mạnh dạn phê bình và tự phê bình , thực hiện công bằng trong xử sự , tạo sự tin yêu của tập thể . 
F Ngoài các biện pháp trên , chúng tôi còn chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ bằng cách triển khai đến tổ nội dung sinh hoạt . Trên cơ sở đó , tổ tự xây dựng nghị trình sinh hoạt theo một trình tự sau : 
Nhận xét , đánh giá các hoạt động trong thời gian qua ( nêu rõ ưu điểm , tồn tại và nguyên nhân ) 
phương hướng hoạt động trong thời gian tới 
Trao đổi chuyên môn 
Thống nhất 1 số hình thức và phương pháp dạy học ở từng bài 
Giải quyết những vướng mắc về bài có nội dung khó trong quá trình giảng dạy 
F Để việc trao đổi CM của tổ đạt hiệu quả , chúng tôi hướng dẫn tổ phân công mỗi thành viên đảm nhận nghiên cứu nội dung , phương pháp dạy học của một môn học rồi triển khai trong tổ vào lần sinh hoạt tổ ở tuần đầu tiên trong tháng 
F Tổ chức thực hiện các chuyên đề dạy học thông qua tiết dạy minh họa để so sánh kiểm định việc vận dụng lý thuyết vào thực hành . Qua mỗi tiết , chúng tôi cùng ngồi lại nhận xét , đánh giá và rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn với tinh thần giúp mhau cùng tiến bộ 
Ví dụ : Tháng 10 thực hiện chuyên đề Tiếng Việt ( PP dạy phân môn Tập đọc ) 
Phân công tiết dạy minh họa : 
1/ Bài : Những người bạn tốt 
Người thực hiện : Trương Thị Hạnh
2/ Bài : Kì diệu rừng xanh 
 Người thực hiện : Lê Thị Kim Ngân 
Tháng 2 thực hiện chuyên đề dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ MT trong các môn học 
Phân công tiết dạy minh họa : 
1/ Bài : Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy 
 Người thực hiện : Trần Nguyễn Ngọc Thu Nhi 
2/ Bài : Châu Âu
 Người thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc The 
F Nhằm đánh giá được hoạt động chuyên môn của tổ , chúng tôi vừa theo dõi vừa tham gia sinh hoạt của tổ 1lần/tháng . Bên cạnh đó chúng tôi tham gia dự giờ , cùng với tổ trao đổi thêm một số sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp và sưu tầm được trên mạng để phân tích , tổng hợp những cái hay , cái đúng về hoạt động dạy và học cùng nhau học tập và lấy đó làm hàng trang để giải quyết những vấn đề mà trong thực tế nhà trường còn đang vướng mắc , hạn chế . 
IV. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN : 
Sau gần một năm áp dụng các biện pháp trong chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn khối năm , chúng tôi thấy tổ có sự chuyển biến và đạt được kết quả đáng kể như sau : 
- Xây dựng tốt nền nếp sinh hoạt , nội dung phong phú , có chất lượng . 
- Các thành viên trong khối luôn đoàn kết , có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động, có ý thức tự học để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ , có tinh thần phấn đấu đăng ký GVG các cấp : 1 CSTĐCS , 4 GVG cấp trường , 1 LĐTT 
- Nhiều giáo viên rất chuyên tâm trong việc tích lũy vốn kiến thức mà còn thực hiện hồ sơ sổ sách không những đẹp về hình thức , phong phú về nội dung . 
- Qua sinh hoạt tổ đã bổ sung cho giáo viên những kiến thức và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi . Cụ thể trong kì thi HSG lớp 5 do huyện tổ chức có 6 em dự thi và đạt 4 em gồm 3 giải ba và 1giải khuyến khích . 
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn . Thực hiện giảng dạy nhiệt tình , đúng nội dung chương trình SGK mới ( theo tinh thần Quyết định số 16 , công văn 896 ) và tham gia thao giảng , thi giảng bằng giáo án điện tử .
- Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp : xây dựng nền nếp lớp tự quản , duy trì sĩ số 100% không có học sinh bỏ học trong năm , gắn bó chặt chẽ với gia đình học sinh thông qua việc tăng cường công tác vãng gia và tham gia có hiệu quả cao các phong trào do trường , huyện tổ chức như : thi VSCĐ có 3 em đạt cấp trường , 1 em đạt giải nhất cấp huyện , 1 giải khuyến khuyến cấp tỉnh . 
- 100% học sinh đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản . Chất lượng học tập ở 2 môn Toán và Tiếng Việt có nâng lên so với đầu năm , cụ thể như sau : 
Lớp
Số
HS
Toán
Tiếng Việt 
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
5/1
37
24
12
1
0
19
18
0
0
5/2
36
22
14
0
0
24
12
0
0
5/3
34
11
20
3
0
7
22
5
0
5/4
36
11
25
0
0
10
15
1
0
5/5
32
9
18
5
0
10
15
7
0
5/6
34
2
19
13
0
5
16
13
0
TC
209
79
109
22
0
75
108
26
0
- Trên 95% học sinh có đạo đức tác phong tốt , có tinh thần thái độ học tập đúng đắn và phương pháp tự học ở lớp cũng như ở nhà . 
- 100% học sinh được công nhận hoàn thành CTTH trong đó có : 60 em đạt danh hiệu HSG và 32 em đạt danh hiệu HSTT. 
PHẦN III : KẾT LUẬN
TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP 
Qua thực tiễn cho thấy : Nhân cách người giáo viên thực sự quyết định chất lượng giảng dạy và giáo dục . Một tập thể tốt khi các thành viên đều tốt và nhiều thành viên tốt sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh . Tập thể vững mạnh thì mọi hoạt động của tổ sẽ đạt được hiệu quả cao nhất . 
Vì vậy , sau thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn tổ khối năm nêu trên , chúng tôi rút ra được một số kết luận và bài học kinh nghiệm như sau : 
- Người làm công tác quản lý phải có trình độ chuyên môn tin thông nghiệp vụ , kĩ năng quản lý . Trên cơ sở đó mới có khả năng áp dụng đầy đủ những biện pháp theo chức năng : xây dựng kế hoạch , tổ chức , chỉ đạo , kiểm tra . 
- Người làm công tác quản lý phải am hiểu , say mê với công tác chuyên môn ; biết sử dụng vi tính , thiết kế bài sọan ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả . 
- Người làm công tác quản lý phải biết nắm bắt và sử dụng những thông tin từ tổ chuyên môn để quyết định chính xác , hữu hiệu trong mọi công việc . 
- Người làm công tác quản lý phải có năng lực phân tích , tổng hợp , khái quát vấn đề đúc thành nghị quyết chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị . 
- Phải biết chọn người tổ trưởng là người có năng lực quản lý , có tay nghề vững vàng , có uy tín với tập thể đặc biệt là phải có tính quyết đoán song phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các tổ viên . 
- Phải tạo điều kiện và giúp đỡ tổ chuyên môn hoạt động theo đúng mục tiêu đã định 
- Muốn nâng cao chất lượng dạy và học , người làm công tác quản lý cần chú ý đến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn , tập trung vào việc thực hiện đổi mới PPDH theo từng môn học , từng bài học ; đổi mới cách kiểm tra – đánh giá HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản . Đồng thời phải coi trọng công tác bồi dưỡng của giáo viên , kiểm tra tự bồi dưỡng . 
- Thường xuyên tham gia sinh hoạt với tổ để giải quyết những thắc mắc của tổ cũng như chỉ đạo kịp thời . 
- Tổ chức các chuyên đề dạy học để tổ chuyên môn nghiên cứu , trao đổi , giao lưu với đồng nghiệp nhằm tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tinh thần tập thể và góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh và tiến lên theo sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay . 
Tóm lại : Người làm công tác quản lý như chúng ta cần áp dụng các biện pháp trên một cách đồng bộ để khai thác , phát huy mặt mạnh của từng nhân tố trong nhà trường , tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường tiểu học . 
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tại đơn vị . 
Thông qua đề tài này , tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả cao hơn trong quá trình thực hiện ở thời gian tới . 
II. PHẠM VI ĐỀ TÀI : 
Đề tài này có thể áp dụng ở các khối chuyên môn của trường Tiểu học trong huyện . 
Long Hoà , ngày 25 tháng 5 năm 2009 
 Người thực hiện 
Ngô Thị Hồng Anh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ trường Tiểu học 
Chiến lược phát triển giáo dục bậc Tiểu học đến năm 2010 , Bộ GD&ĐT .
Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục – Đặng Quốc Bảo – Hà Nội – 1998 
Quy định chuyên môn 
Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGD-ĐTNGÀY 5/5/2006
Công văn số 896 V/v Hướng dẫn điều chỉnh dạy học cho HSTH
Hướng dẫn thực hiện chương trình lớp năm theo vùng miền 
Kế hoạch năm học 2008 – 2009 của Phòng GD &ĐT Cần Đước 
Kế hoạch năm học 2008 – 2009 của trường 
Thế giới trong ta và tạp chí giáo dục 
 Trang 17

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(1).doc