Một số biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2

Một số biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2

Chúng ta đã biết rằng: Đối với học sinh Lớp 2, môn học nào cũng mới mẻ, cũng cần thiết với các em. Việc hình thành các kĩ năng đọc, viết, tính toán cho học sinh đạt chuẩn đã khó, nay lại tham gia cuộc thi “Giải toán trên mạng.” lại càng khó hơn. Và đó là cuộc thi khó khăn nhất đối với học sinh Lớp 2. Nhưng nó lại rất hấp dẫn học sinh, bởi nó mới lạ, chứa đựng cả một khoảng kiến thức bao la, mà các em ước ao được khám phá. Nó đòi hỏi người học sinh phải có khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy, kĩ thuật tính nhẩm tốt để tìm kết quả. Đồng thời, học sinh phải biết và sử dụng tương đối thành thạo máy tính

Năm học 2010 - 2011, khi được phân công chủ nhiệm Lớp 2A, tôi rất lo lắng về việc nâng cao chất lượng cho HS. Là giáo viên chủ nhiệm lớp học tại điểm trường chính, có phòng máy vi tính để phục vụ cho việc học tập của các em. Tôi thấy mình cần phải có định hướng rõ ràng, đầu tư công sức thực sự cho học sinh, để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội giành được những phần thưởng xứng đáng, bước đầu tạo nền tảng cho phong trào học tập với công nghệ cao sau này.

Từ đó, suy nghĩ về các biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2 đã hình thành trong tôi.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 2
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đã biết rằng: Đối với học sinh Lớp 2, môn học nào cũng mới mẻ, cũng cần thiết với các em. Việc hình thành các kĩ năng đọc, viết, tính toáncho học sinh đạt chuẩn đã khó, nay lại tham gia cuộc thi “Giải toán trên mạng.” lại càng khó hơn. Và đó là cuộc thi khó khăn nhất đối với học sinh Lớp 2. Nhưng nó lại rất hấp dẫn học sinh, bởi nó mới lạ, chứa đựng cả một khoảng kiến thức bao la, mà các em ước ao được khám phá. Nó đòi hỏi người học sinh phải có khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy, kĩ thuật tính nhẩm tốt để tìm kết quả. Đồng thời, học sinh phải biết và sử dụng tương đối thành thạo máy tính
Năm học 2010 - 2011, khi được phân công chủ nhiệm Lớp 2A, tôi rất lo lắng về việc nâng cao chất lượng cho HS. Là giáo viên chủ nhiệm lớp học tại điểm trường chính, có phòng máy vi tính để phục vụ cho việc học tập của các em. Tôi thấy mình cần phải có định hướng rõ ràng, đầu tư công sức thực sự cho học sinh, để tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội giành được những phần thưởng xứng đáng, bước đầu tạo nền tảng cho phong trào học tập với công nghệ cao sau này. 
Từ đó, suy nghĩ về các biện pháp dạy học để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2 đã hình thành trong tôi. 
Phần II. NỘI DUNG
1.THỰC TRẠNG
Hiện nay, đa số giáo viên thường tăng cường luyện tập thực hành theo một cách giải, việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, hoặc lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh chưa có khả năng vận dụng tính nhẩm linh hoạt, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập, khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong giải toán còn chậm. Ngoài ra, việc học toán đơn thuần là: đọc đề, tính toán để tìm kết quả nó chưa phát huy hết sự say mê, hứng thú học tập cho học sinh. Rồi việc giải toán có lời văn, đòi hỏi người học sinh có kĩ năng tư duy và đọc hiểu tốt là cả một vấn đề không hề đơn giản. Bên cạnh đó, sự hiểu biết về tin học, cũng như kĩ năng sử dụng máy tính còn quá mơ hồ, lạ lẫm.Hầu như học sinh chưa được làm quen với máy tính. Thực tế, kết quả học tập môn Toán thời điểm đầu năm còn thấp, kỹ năng tính toán của các em còn chậm. Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh vào tuần 5, với mức độ đề kiểm tra dành cho chất lượng đại trà, kết quả như sau:
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
21
4
19,1
4
19,1
8
38,1
5
23,8
Để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ về chất lượng của lớp, đáp ứng với mục tiêu phấn đấu của trường, tôi đã tìm ra một số nội dung và biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh Lớp 2 như sau:
* Một số nội dung cần bồi dưỡng
+ Kĩ năng tính nhẩm, tính bằng nhiều cách.
+ Kĩ năng đọc hiểu.
+ Kĩ năng sử dụng máy tính.
+ Hướng dẫn học sinh tự luyện giải toán Violympic.
* Đối tượng học sinh được bồi dưỡng 
Là những học sinh có học lực Trung bình, Khá, Giỏi.
* Thời gian bồi dưỡng : 
Trong các giờ học chính khóa, các giờ luyện tập và các buổi ôn tập trước kì thi.
2. CÁC BIỆN PHÁP DẠY - HỌC CỤ THỂ
2.1. Hướng dẫn tính nhẩm và tính bằng nhiều cách:
Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học, giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập. Giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách. Đồng thời, hình thành và rèn cho học sinh kĩ năng thực hành về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đặc biệt là kĩ năng tính thông qua cách tính nhẩm. Với cách tính nhẩm, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, thấy được sự đa dạng và phong phú của các bài tập. Từ đó, tập cho học sinh thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, vận dụng ngay cách nhẩm của tiết học trước cho các tiết học tiếp theo một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh Lớp 2, tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách, trong đó có vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả. Các bước được tiến hành như sau: 
a. PHÉP CỘNG
Các bài dạng: 9 + 5; 29 + 5; 49 + 25.
* Bài 9 cộng với một số : 9 + 5
Học sinh thực hiện tính 9 + 5 bằng các thao tác trên que tính để tìm ra kết quả :
 9 + 5 = 14 Hoặc dựa vào hình vẽ SGK (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất: “Tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng 10, lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1. Bài: 9 + 5 (9 + 1 = 10; 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ.
*Khi lập bảng cộng dạng: 9 cộng với một số
9 + 2 =
9 + 3 =
9 + 4 =
.
Cách 1: Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính.
Cách 2: Cho học sinh nhận xét về các phép tính? (số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9) khi cộng 9 với một số, ta tách 1 ở số sau để có 9 + 1 = 10 rồi cộng với số còn lại của số sau. Với cách làm này, học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan.
 Thông qua hệ thống bài tập, học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách, nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất. Chẳng hạn:
*Bài tập 1: Tính nhẩm (trang 15)
9 + 3 = 9 + 6 = 9 + 8 = 9 + 7 = 9 + 4 =
 3 + 9 = 6 + 9 = 8 + 9 = 7 + 9 = 4 + 9 =
Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính.
Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm 3 = 1 + 2 học sinh tự nêu kết quả, chẳng hạn:
9 + 3 = 9 + 1 +2
 = 10 + 2
 = 12
Đồng thời điền ngay kết quả phép tính 3 + 9 = 12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi) 
*Bài tập 3: Tính (trang 15)
 9 + 9 + 1 = 9 + 4 + 2 = 9 + 5 + 3 = 
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn:
 9 + 9 + 1 = 18 + 1 
 = 19
Hay: 9 + 9 + 1 = 9 + 10 
 = 19
*Bài 29 + 5
Cách 1: Đặt tính rồi tính 29 + 5 =? (theo SGK)
Cách 2: Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9 + 5 các em có thể tính như sau: 
 29 + 5 = 29 + 1 + 4 
 = 30 + 4
 = 34
*Bài 49 + 25
Cách 1: Đặt tính rồi tính 49 + 25 =? (Theo SGK)
Cách 2: Tính nhẩm: 49 + 25 = 49 + 1 + 24 
 = 50 + 24 
 = 74
*Các bài dạng
8 + 5; 7 + 5; 6 + 5; 28 + 5; 47 + 5; 
Thực hiện tương tự như trên.
 Hướng dẫn học sinh Phát hiện cách cộng nhẩm : Muốn cộng nhẩm hai số, ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số hạng này bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục, thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
b. PHÉP TRỪ
Các bài dạng: 11 - 5; 31 - 5; 51 - 15
*Bài 11 trừ đi một số: 11 - 5
- Học sinh thực hiện tính 11 - 5 bằng các thao tác trên que tính, có thể thực hiện bằng nhiều cách để tìm ra kết quả 11 - 5.
Cách 1: Đặt tính rồi tính. (Theo SGK)
Cách 2: Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 
 11- 5 = 11- 1- 4 
 = 10 - 4
 = 6
- Hướng dãn thực hiện các cách nhẩm khác:
 11- 5 = (11+ 5) - (5+5)
 = 16 - 10 
 = 6
Hướng dẫn học sinh Phát hiện cách trừ nhẩm: Muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ, khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị.
*Bài tập 1: Tính nhẩm (trang 48)
2 + 9 = 3 + 8 = 4 + 7 = 5 + 6 =
9 + 2 = 8 + 3 = 7 + 4 = 6 + 5 = 
11 - 9 = 11 - 8 = 11 - 7 = 11 - 5 = 
11 - 2 = 11 - 3 = 11 - 4 = 11 - 6 = 
Cách 1 : Trên cơ sở thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép tính. 
Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học, học sinh có thể điền ngay: 9 + 2 = 11 
 2 + 9 = 11
Còn 11 - 9; 11 - 2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 + 2 = 11
2 + 9 = 11 và cách tìm Số hạng khi biết Tổng và Số hạng kia. Các cột còn lại thực hiện tương tự.
 Dựa vào cách tính nhẩm bài 11 - 5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp theo.
* Bài: 31 - 5
Cách 1: Đặt tính 31- 5 = ? (Theo SGK)
Cách 2: Tính nhẩm
 31 - 5 = (31 + 5) - (5 + 5)
= 36 -	10
 = 26
* Bài: 51-15
Cách 1: Đặt tính rồi tính 51 -15=? (Theo SGK)
Cách 2: Tính nhẩm:
 51 - 15 = (51 + 5) - (15 + 5)
= 56 - 20
 = 36
*Các bài dạng
12 - 8; 32 - 8; 52 - 28; 13 - 5; 33 - 5; 
Thực hiện tương tự như trên.
2.2. Hướng dẫn Đọc - hiểu để giải toán có lời văn:
Đối với bài toán có lời văn, toán đốNgười ta sử dụng lời nói để mô tả điều kiện, dữ liệu và yêu cầu bài tập. Do đó, để nắm nội dung bài toán khi được đọc hoặc được nghe, học sinh cần phải hiểu được Bài toán cho biết gì? Và yêu cầu điều gì?
Đầu tiên, giáo viên cần giúp các em hiểu thuật ngữ được dùng trong bài toán, từ đó xác định dạng toán. Rồi lựa chọn hình thức tóm tắt phù hợp nhất, dễ hiểu nhất.
*Bài toán tìm tổng 2 số, giáo viên cần giúp các em hiểu thuật ngữ: Tất cả..; Cả hai..; Toàn trường;Sau đó hướng dẫn tóm tắt bài toán theo kiểu tổng hợp.
*Ví dụ: Mận có 59 viên bi, Đào có 53 viên bi. Hỏi ? Cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
Tóm tắt:
Mận 59 viên bi
 ? viên bi
Đào 53 viên bi
Thông qua tóm tắt, học sinh sẽ tìm ra hướng giải bài toán tìm đáp số dễ dàng.
* Bài toán về nhiều hơn, giáo viên cần giúp các em cần hiểu thuật ngữ: Nhiều hơn..; cao hơn; dài hơn..; nặng hơn;
*Bài toán về ít hơn, giáo viên cần giúp các em cần hiểu thuật ngữ: Ít hơn..; thấp hơn; ngắn hơn ..; nhẹ hơn; Sau đó hướng dẫn tóm tắt bài toán theo sơ đồ đoạn thẳng.
* Ví dụ: 
Mận cao 95cm, Đào cao hơn Mận 3cm. Hỏi Đào cao bao nhiêu xăng ti mét?
Tóm tắt 
(bằng sơ đồ đoạn thẳng)
 95 cm
 3 cm
 ? cm 
* Bài toán về thời gian, Giáo viên cần giúp các em cần hiểu thuật ngữ: Tuần này; tuần trước; tuần sau; Sau đó hướng dẫn tóm tắt bài toán theo kiểu vẽ tia số: 
* Ví dụ: : Thứ 7 tuần trước là ngày 12. Vậy thứ 2 tuần sau là ngày nào?
Tóm tắt 
(bằng tia số)
 Tuần trước tuần này tuần sau
|	|	 	|	|	 	 T7/ngày12 CN CN T2/ngày?
 Thông qua tóm tắt, học sinh hiểu bài toán một cách cụ thể hơn. Từ đó, học sinh suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết rất dễ dàng.
2.3. Hướng dẫn học sinh luyện toán Violypic.
 Cuộc thi giải toán qua mạng còn rất mới lạ. Để tạo điều kiện cho các em làm quen trước khi vào thi, giáo viên nên cho các em tự luyện ở sách Violympic Lớp 2. Khi sử dụng, nên lưu ý học sinh không nóng vội mà cần theo tiến độ của chương trình: 1vòng thi / 1tuần học. Đồng thời cần đọc kĩ phần Hướng dẫn sử dụng để làm bài thi đúng yêu cầu. Khi luyện thi xong thì mới truy cập Internet để dự thi.
 Sau mỗi vòng thi, giáo viên cùng học sinh trao đổi thảo luận, rút ra những kinh nghiệm cần thiết về kiến thức cũng như kĩ năng giải toán cho học sinh. 
2.4. Hướng dẫn học sinh luyện tập sử dụng máy tính.
Đối với học sinh Lớp 2, kĩ năng sử dụng máy tính còn quá mơ hồ, lạ lẫm.Hầu như học sinh chưa được làm quen với máy tính. Người giáo viên phải thực sự quan tâm, giúp đỡ cho học sinh sử dụng máy tương đối thành thạo. Bên cạnh đó, giáo viên cần chủ động tạo sự tự tin cho học sinh. Tránh gây căng thẳng, áp lực không cần thiết ảnh hưởng tới tinh thần học tập của các em. Động viên kịp thời và luôn hướng các em tìm đến niềm vui chiến thắng trong mỗi lần giải toán. Học sinh sẽ hứng thú học tập, tích cực, chủ động và học tập đạt hiệu quả hơn.
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
- Các biện pháp dạy học trên có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên dạy lớp 2. Riêng phần giải toán Violympic, giáo viên ở trường chưa có máy tính, hoặc chưa hòa mạng Internet có thể cho học sinh giải vào sách Tự luyện Violympic cũng rất hiệu quả.
Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết quả
Với cách dạy đa dạng, kết hợp với sự quan tâm khích lệ của giáo viên, học sinh hứng thú và chủ động học tập, biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. Tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng rõ rệt. Kết quả cụ thể một số cuộc thi, khảo sát của lớp tôi trong năm học 2010- 2011 như sau:
Kết quả cuộc thi: Giải toán qua mạng (cấp trường):
TSHS
Dự thi
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
9
4
2
1
2
Kết quả cuộc thi: Giải toán qua mạng (cấp huyện):
( Lớp 2a / khối 2)
TSHS
Dự thi
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
6/7
2/2
0/1
2/2
2/2
Kết quả cuộc thi: Giải toán tuổi thơ (cấp trường):
( Lớp 2a / khối 2)
Số HS
Lớp 2A đạt
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
9/14
0/0
1/2
1/1
7/11
Kết quả Kiểm tra khảo sát chất lượng :
( Do chuyên môn trường khảo sát. Ngày 22/ 4/ 2011)
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
21
13
61,9
5
23,8
2
9,5
1
4,7
Qua kết quả các cuộc thi ta thấy, số học sinh giỏi đã tăng lên đáng kể, còn số học sinh yếu lại giảm đi rất nhiều.
2. Bài học kinh nghiệm.
Sau một năm thực nghiệm và đã đạt được một số kết quả nhất định, tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết phải phân loại học sinh cụ thể, để bồi dưỡng đúng đối tượng.
+ Khi hướng dẫn cho học sinh, phải tuân theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Kết hợp rèn luyện nhiều mặt để mở rộng, nâng cao kiến thức kĩ năng cho học sinh như:
- Kĩ năng tính nhẩm.
- Kĩ năng Đọc - hiểu.
- Phát huy tính tích cực, hứng thú học tập cho học sinh.
- Phổ biến và vận động học sinh tham gia cuộc thi Giải toán qua mạng. Thông qua cuộc thi để mở rộng, nâng cao chất lượng cho học sinh.
+ Giáo viên phải quan tâm, giúp đỡ, động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn trong học tập.
+ Người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp.
3. Kiến nghị và đề xuất
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho học sinh Lớp 2 được học môn Tin học để các em có kỹ năng sử dụng máy tính.
- Hạn chế các lỗi về mạng Internet.
- Bổ sung thiết bị phòng máy đảm bảo đủ máy cho học sinh học tập.
- Có giải thưởng xứng đáng, kịp thời cho học sinh đạt giải. 
Mặc dù bản thân đã dành nhiều thời gian suy nghĩ, tìm tòi và thể nghiệm trong một năm học vừa qua, kết quả cho thấy chất lượng môn Toán có chuyển biến rõ rệt. Nhưng trong quá trình hình thành và hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm, không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của hội đồng khoa học, giúp cho đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, vận dụng các biện pháp dạy học một cách hợp lý, để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2 nói chung mà tôi đã viết lên bằng cả sức lực và tâm huyết của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Châu Bình, ngày 22 tháng 4 năm 2011
 NGƯỜI VIẾT 
 Lê Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docLe Thi Hoa_TH Chau Binh 1.doc