Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài toán về chu vi

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài toán về chu vi

Trong chương trình Toán lớp 3, các em được học về Số học và các yếu tố đại số, Đại lượng và đo đại lượng,các yếu tố hình học , yếu tố thống kê, giải toán có lời văn có nội dung liên quan đến các vấn đề trên .

Bài toán về chu vi (mà cụ thể ở lớp 3 là chu vi hình vuông và chu vi hình chữ nhật) có nội dung là những vấn đề trong cuộc sống hết sức phong phú. Ban đầu các em tính được chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông cụ thể trên giấy, chu vi của bảng đen, của lớp học, của sân trường và rộng hơn là tính chu vi của sân trường em, của một miếng đất, thửa vườn Chính sự đa dạng mà cũng rất gần gũi với các em đã góp phần kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu khám phá của các em rất nhiều. Các em học tốt bài toán về tìm chu vi cũng là dịp để các em vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao những tri thức và kỹ năng toán học vào cuộc sống. Nắm chắc khái niệm về chu vi, cách tính chu vi của một hình cũng là cơ sở để học sinh học tốt môn toán ở lớp 4,5.

Đó chính là lý do thiết thực để tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài toán về chu vi ”

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1283Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài toán về chu vi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3
 HỌC TỐT BÀI TOÁN VỀ CHU VI
	Giáo viên 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Trong chương trình Toán lớp 3, các em được học về Số học và các yếu tố đại số, Đại lượng và đo đại lượng,các yếu tố hình học , yếu tố thống kê, giải toán có lời văn có nội dung liên quan đến các vấn đề trên .
Bài toán về chu vi (mà cụ thể ở lớp 3 là chu vi hình vuông và chu vi hình chữ nhật) có nội dung là những vấn đề trong cuộc sống hết sức phong phú. Ban đầu các em tính được chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông cụ thể trên giấy, chu vi của bảng đen, của lớp học, của sân trường và rộng hơn là tính chu vi của sân trường em, của một miếng đất, thửa vườn Chính sự đa dạng mà cũng rất gần gũi với các em đã góp phần kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu khám phá của các em rất nhiều. Các em học tốt bài toán về tìm chu vi cũng là dịp để các em vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao những tri thức và kỹ năng toán học vào cuộc sống. Nắm chắc khái niệm về chu vi, cách tính chu vi của một hình cũng là cơ sở để học sinh học tốt môn toán ở lớp 4,5. 
Đó chính là lý do thiết thực để tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt bài toán về chu vi ” 
NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG:
Tình hình chung liên quan đến giải pháp hữu ích 
Trong những năm gần đầy, nhất là từ khi có Nghị quyết TW II về vấn đề giáo dục, sự nghiệp giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu. Yêu cầu về đổi mới giáo dục đã được Đảng và nhà nước tiến hành từng bước. Sách giáo khoa Toán 3 đổi mới, ngoài việc học sinh được củng cố, kế thừa 1 số yếu tố về số học, đại số, đo lường, giải toán văn thì các em còn được học thêm 1 số kiến thức mới như chữ số La Mã, chu vi và diện tích hình vuông, chữ nhật. Vẽ được góc vuông bằng êke 
Ơ lớp 2 các em đã được học về chu vi hình tam giác, tứ giác. Lên lớp 3 kiến thức về chu vi của một hình đã được phát triển sâu hơn và rộng hơn. Làm thế nào để hiểu hết bản chất và làm được đúng bài toán có yếu tố chu vi vẫn là một vấn đề còn nan giải đối với giáo viên và học sinh.Vậy nên có những giải pháp nào để giúp các em lĩnh hội và áp dụng vào thực tế của mình là điều rất cần thiết.
Thực trạng 
Về chương trình:
Trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 2 chỉ có 3 tiết học về chu vi đó là :
Chu vi hình tam giác (1 tiết)
Chu vi hình tứ giác (1 tiết)
Luyện tập về tính chu vi tam giác, tứ giác (1 tiết)
1 số bài toán tính chu vi tam giác, tứ giác xen kẽ rải rác trong chương trình.
Trong chương trình sách giáo khoa Toán lớp 3 cũng chỉ có 3 tiết học về chu vi, đó là:
Chu vi hình chữ nhật (1 tiết) 
Chu vi hình vuông (1 tiết)
Luyện tập về tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông (tiết)
1 số bài toán tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông xen kẽ rải rác trong chương trình.
Những khó khăn thực te ácủa lớp
Vì số tiết toán về chu vi là quá ít nên các em chỉ học thuộc quy tắc và áp dụng quy tắc để giải các bài toán về chu vi mà chưa hiểu hết khái niệm chu vi là gì. Có em áp dụng công thức và giải rất tốt các bài toán về chu vi nhưng khi giáo viên hỏi lại “ Chu vi là gì? ” thì các em đó không thể trả lời được .
Học sinh thường chỉ học vẹt quy tắc , áp dụng máy móc nên dẫn đến làm toán sai .
Ví dụ khi gặp bài toán mà đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng khác nhau thì các em dễ bị nhầm lẫn . Đơn cử một ví dụ như khi gặp bài toán: Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài 3 dm , chiều rộng 22 cm thì có học sinh sẽ tính chu vi (3 + 22 ) X 2 = 50 (cm ).
Học sinh chưa hiểu hết cách vận dung công thức để tìm ra yếu tố chưa biết .
Ví dụ bài toán đã cho biết chu vi và chiều rộng , học sinh chưa biết suy luận ra để tính chiều dài bằng cách nào. Thậm chí việc hiểu ý nghĩa của “nửa chu vi” cũng rất mơ hồ với các em trung bình và yếu .
Học sinh ít được thực hành, ít có điều kiện áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống nên các em ít có hứng thú học tập, chưa tìm tòi, suy nghĩ để khám phá vấn đề .
Những khó khăn về nhà trường và giáo viên .
Bạch Đằng là 1 trường nhỏ, mỗi khối chỉ có 1 lớp, vì thế giáo viên ít có điều kiện để học hỏi các chị em cùng khối lớp. Đa số giáo viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi cho mình những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Những khó khăn về phía phụ huynh .
Đối với những vùng kinh tế còn khó khăn như phường 7, dân nhập cư đến nhiều, kinh tế chưa ổn định, đời sống còn phụ thuộc vào nông nghiệp nên việc quan tâm đến học sinh chưa đồng đều, một số phụ huynh chỉ nhắc nhở con cái học tập còn việc học thì vẫn khoán trắng cho giáo viên.
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giải pháp: 
Qua việc nghiên cứu về nội dung chương trình toán 3 và nắm được tình hình của lớp bản thân tôi có những giải pháp sau :
Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình và nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy để có biện pháp dạy học thích hợp.
Giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ cho tiết dạy.
Quan tâm đến mọi đối tượng học, nhất là học sinh trung bình và yếu.
Chú trọng phần thực hành và tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Cho học sinh nắm chắc khái niệm chu vi của 1 hình .
Vận dụng quy tắc để giải 1 số bài toán đơn giản về chu vi.
Nâng dần từng bước kỹ năng giải toán của học sinh qua việc giải 1 số bài toán về chu vi.
Tổ chức thực hiện .
Khi dạy bài toán chu vi hình tam giác, tứ giác
Mục tiêu :
Giúp học sinh nắm được khái niệm ban đầu về chu vi .
Chu vi là tổng độ dài các cạnh của 1 hình.
Là độ dài đường bao quanh hình
Tiến hành :
Giáo viên vẽ lên bảng hình tam giác ABC có độ dài các cạnh như sau:
AB = 4 dm ; BC = 5 dm ; CA = dm .
Giáo viên lấy 1 sợi dây thép , 1 đầu giữ tại điểm A và đo dọc theo các cạnh của tam giác . Kết thúc đầu kia đoạn dây cũng chính tại điểm A.
Giáo viên đưa sợi dây thép ( lúc này đã là 1 đường gấp khúc khép kín ) và giới thiệu.
Độ dài của sợi dây thép này ( Giáo viên có thể hơi duỗi ra ) cũng chính là chu vi của hình tam giác ABC.
Vậy làm thế nào để tính được chu vi hình tam giác ?
Giáo viên hướng cho học sinh trả lời ( ta tính độ dài các cạnh của hình đó )
Vậy chu vi là gì? ( Là tổng độ dài các cạnh của 1 hình)
Cho học sinh tính chu vi hình tam giác ABC trên bảng:
3 + 4 + 5 = 12 ( dm )
Giáo viên vẽ hình tứ giác MNPQ lên bảng với số đo các cạnh như sau :
MN = 2 dm; ND = 3 dm; PQ = 4 dm; QP = 5 dm.
Học sinh tính chu vi tứ giác MNPQ trên cơ sở đã biết khái niệm về chu vi và tính được chu vi hình tam giác:
2 + 3 + 4 + 5 = 14 ( dm )
Giáo viên nhắc lại kết luận : Tổng độ dài các cạnh của 1 hình là chu vi của hình đó.
Giáo viên cho học sinh tính chu vi của hình tam giác,tứ giác cụ thể khi biết số đo các cạnh .
Giáo viên cho học sinh thực hành đo chu vi ( tức là đo và tính tổng độ dài của các cạnh ) của 1 quyển sách toán, 1 cái bảng con,1 chiếc khăn mùi xoa .mỗi em đều được thực hành đo.
Khi dạy bài tính chu vi hình chữ nhật,chu vi hình vuông:
Hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật :
Dựa trên cơ sở nắm được khái niệm chu vi của 1 hình, giáo viên và học sinh hình thành quy tắc tính chu vi của 1 hình chữ nhật dựa vào đặc điểm của hình chữ nhật có 2 chiều dài bằng nhau, hai chiều rộng bằng nhau.Hình thành qui tắc tính chu vi hình vuông dựa trên đặc điểm của hình vuông có 4 cạnh bằng nhau .
Giáo viên nói thêm về mối liên hệ giữa chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông dựa trên cơ sở : Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng.
 Ta có : P = ( a + a ) x 2 
 P = a x 2 x 2
 Suy ra công thức : P = a x 4 .
Quy tắc :
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng ( cùng đơn vị đo ) rồi nhân tổng đó với 2 
 - Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo 1 cạnh nhân với 4 .
Học thuộc quy tắc, áp dụng quy tắc đã học để giải một số bài toán từ dễ đến khó.
Khi luyện tập về : Chu vi hình chữ nhật:
Sau khi học thuộc quy tắc tại lớp, học sinh vận dụng công thức để giải các bài toán từ dễ đến khó:
Ví dụ: Tính chu vi hình chữ nhật có 
a) Chiều dài 10 cm , rộng 5 cm .
b) Chiều dài 2 dm , rộng 15 cm
Đối với bài toán a , học sinh có thể tính ngay được chu vi hình chữ nhật bằng cách áp dụng công thức . Giáo viên cho học sinh thực hành trên bảng con để kiểm tra ngay .
Đối với bài toán b , ở mức độ yêu cầu cao hơn, học sinh phải hiểu mới làm được. Có học sinh sẽ tính chu vi là : 
( 2 + 15 ) x 2 = 34 ( cm ) 
	Giáo viên phát hiện kịp thời và sửa cho các em ngay.
Bài 2 / 87 :
Tính chu vi của mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 35 m, chiều rộng là 20 m
Đây là 1 bài toán gắn liền với thực tế cuộc sống , giải được bài toán này các em có cơ hội tính được chu vi của mảnh vườn nhà mình, của cái hồ nước, của cái sân nhà em dưới sự hỗ trợ của phụ huynh, tạo cho các em sự hứng thú, ham hiểu biết.
Bài 4 / 89 .
Tính chiều dài của hình chữ nhật biết nửa chu vi là : 60 m và chiều rộng của hình chữ nhật là : 20 m.
Giáo viên giúp học sinh tóm tắt bằng sơ đồ :
Nửa chu vi 
 ? m	20 m
 chiều dài chiều rộng
 60 m
Nhìn vào sơ đồ học sinh sẽ nhận ra nửa chu vi gồm độ dài của 1 chiều dài và 1 chiều rộng. Học sinh làm nhóm và trình bày ,có giải thích .Sau đó giáo viên hỏi : 
Muốn tìm chiều dài của hình chữ nhật khi đã biết biết nửa chu vi và chiều rộng .Ta làm thế nào ? ( muốn tìm chiều rộng ta lấy nửa chu vi trừ cho chiều dài)
Sau đó giáo viên có thể phát triển thêm.
Muốn tìm chiều rộng của hình chữ nhật khi đã biết nửa chu vi và chiều dài ta làm thế nào ? ( Muốn tìm chiều rộng ta lấy nửa chu vi trừ cho chiều dài )
Từ bài này giáo viên xây dựng 2 hệ quả từ công thức tính chu vi hình chữ nhật cho học sinh .
	 Chiều dài = nửa chu vi trừ đi chiều rộng
	 Chiều rộng = nửa chu vi trừ đi chiều dài
- Khi luyện tập về chu vi hình vuông :
Bài 1/88: Viết vào ô trống theo mẫu : 
Cạnh hình vuông
8 cm
12 cm
31 cm
15 cm
Chu vi hình vuông
8 x4 = 32 cm
Học sinh làm bài cá nhân.
Gọi 3 em lên bảng thi làm nhanh .
Học sinh đổi chéo vở kiểm tra bài nhau, phát hiện bạn làm sai báo cho cô.
Từ bài trên giáo viên có thể mở rộng : Muốn tìm số đo 1 cạnh hình vuông ta làm thế nào ? ( Ta lấy chu vi hình vuông chia cho 4 )
Bài 2 / 88 : 
Người ta uốn 1 đoạn dây thép vừa đủ thành 1 hình vuông cạnh 10 cm. Tính độ dài đoạn dây đó ?
Học sinh làm nhóm đôi 
Giáo viên gọi bất kỳ 1 học sinh trong nhóm trình bày , giải thích .
Sau đó giáo viên cho học sinh kiểm tra lại bằng cánh cho học sinh đo đoạn dây thép mà giáo viên đã đưa
Cho học sinh nhắc lại khái niệm chu vi.
Nâng dần từng bước kỷ năng giải toán cho học sinh .
Sau khi học sinh nắm vững quy tắc về tính chu vi và các em đã làm được các bài toán tính chu vi đơn giản. Giáo viên cho học sinh kết hợp giải bài toán có yếu tố chu vi dưới dạng các bài toán điển hình ở lớp 3 như :
Phát triển tư duy sáng tạo của học sinh qua việc giải một số bài toán về chu vi 
Nâng cao kỹ năng giải các bài toán có yếu tố về chu vi bằng việc giới thiệu các bài toán phức tạp hơn,có thêm 1 hay 2 dữ kiện phải tìm . Những bài toán này học sinh muốn giải được phải đầu tư suy nghĩ ,lý giải nhiều hơn .
Ví dụ : Một viên gạch vuông có chu vi 80 cm . Tính chu vi của hình chữ nhật được ghép bởi 3 viên gạch vuông như thế ?
Muốn giải được bài toán này học sinh phải đi từng buớc :
 * Bước 1 : vẽ hình 	
 * Chu vi 1 viên gạch vuông : 80 cm
 * Chu vi hình chữ nhật : ? m
 * Bước 2 : Suy luận, lập kế hoạch giải :
Như hình vẽ trên ta nhận thấy số đo 1 cạnh của viên gạch vuông chính bằng số đo chiều rộng của hình chữ nhật .
Số đo chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần số đo 1 cạnh hình vuông.
Muốn tìm số đo 1 cạnh hình vuông ta phải lấy chu vi hình vuông chia cho 4 .
 *	Bước 3 : Giải quyết vấn đề :
 * Số đo 1 cạnh hình vuông chính bằng chiều rộng hình chữ nhật 
	80 : 4 = 20 ( cm )
 * Số đo chiều dài hình chữ nhật 
	20 x 3 = 60 ( cm )
 * Chu vi hình chữ nhật 
 ( 60 + 20 ) x 2 = 160 ( cm )
 Đáp số : 160 cm
CHƯƠNG III : KẾT QUẢ 
Qua việc vận dụng các biện pháp như đã trình bày, tôi nhận thấy kết quả rất khả quan, các em học sinh trung bình và yếu cũng đã có những chuyển biến rất tích cực. Đa số học sinh đã biết :
Nắm được quy tắc tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật và biết vận dụng để giải các bài toán về chu vi .
Biết tính chiều dài khi biết chu vi và chiều rộng 
Biết tính chiều rộng khi biết chu vi và chiều dài 
Biết tính số đo một cạnh hình vuông, khi biết chu vi hình vuông.
Biết làm lời giải phù hợp , có nghĩa, ngắn gọn, đủ ý .
Biết ghi đơn vị đo phù hợp sau phép tính theo đề bài cho .
Biết dựa vào đề bài để xác định dạng toán nhằm giải được các bài toán có yếu tố chu vi 
 KẾT KUẬN :
- Trong quá trình dạy học, người thầy phải không ngừng học hỏi, tìm tòi để nâng cao tay nghề của mình. Hơn nữa, nếu chúng ta có phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh là học sinh tiểu học thì không những giúp các em học tốt được môn Toán mà còn góp phần làm hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, góp phần xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người mới trong xã hội mới.
Trong quá trình thực hiện và viết ra đề tài này, chắc chắn cũng còn nhiều sơ xuất. Tôi rất mong có sự góp ý, bổ sung của quí thầy cô nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực nhất trong sự nghiệp trồng người .
	ĐàLạt, ngày 20 tháng 01 năm 2008 
	 Người thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(15).doc