Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Cổ Lũng 2

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Cổ Lũng 2

I- Lý do chọn đề tài :

 Như Lê-nin đã nói : “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người” . Ngôn ngữ phát triển thì tư duy phát triển. Công cụ tư duy càng hoàn hảo thì việc diễn đạt tình cảm càng phong phú , chính xác , khả năng nhận thức càng sâu sắc .

 Thật vậy, Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học . Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học

sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú , tạo điều kiện để học tốt các phân môn khác như Chính tả,Luyện từ và câu,Tập làm văn .

 Thông qua tập đọc giúp các em đọc thông, viết thạo, tiến tới đọc lưu loát, diễn cảm và đọc hay. Từ đó , trau dồi vốn ngôn ngữ , bồi dưỡng kiến thức về đời sống. Qua các bài tập đọc học sinh được học cách dùng từ chính xác, cách đặt câu mẫu mực . Dần dần vốn ngôn ngữ lại gắn chặt với tư duy, hiểu thêm một từ là hiểu thêm về một khái niệm mới. Tập đọc còn giúp cho học sinh phát triển

các năng lực khác như óc phân tích và tổng hợp , óc tưởng tượng và so sánh.

Vì vậy các năng lực trí tuệ của học sinh được phát triển dần dần.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Cổ Lũng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lêi nãi ®Çu
 Trong công cuộc phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay đòi hỏi con người phải có trình độ cao, có khả năng sáng tạo và tiếp thu cái mới một cách linh hoạt. Nhà trường là nơi dìu dắt, uốn nắn từng bước đi của các em trên con đường tiếp thu kiến thức, từ đơn giản đến mở rộng và nâng cao dần với sự phong phú đa dạng.
 Việc dạy học phân môn tập đọc ở tiểu học đang được đặt ra với những điều mới mẻ cần giải quyết, nhiều nhà nghiên cứu và các giáo viên tâm huyết đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm về những vấn đề dạy học được quan tâm.
 Là một giáo viên tiểu học, bản thân tôi nhận thấy phải tự tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao, làm thế nào để học sinh hiểu , yêu thích và có hứng thú trong giờ học . Qua đề tài này tôi muốn đem lại những kinh nghiệm đã thực hiện trong những năm dạy học của tôi để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 Để hoàn thanh đề tài này, tôi rất mong được sự góp ý đánh giá của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn, để giúp giáo viên chúng tôi có thêm vốn tri thức trong giảng dạy, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 PhÇn i : më ®Çu
 I- Lý do chọn đề tài : 
 Như Lê-nin đã nói : “ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của loài người” . Ngôn ngữ phát triển thì tư duy phát triển. Công cụ tư duy càng hoàn hảo thì việc diễn đạt tình cảm càng phong phú , chính xác , khả năng nhận thức càng sâu sắc .
 Thật vậy, Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học . Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học 
sinh kỹ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú , tạo điều kiện để học tốt các phân môn khác như Chính tả,Luyện từ và câu,Tập làm văn . 
 Thông qua tập đọc giúp các em đọc thông, viết thạo, tiến tới đọc lưu loát, diễn cảm và đọc hay. Từ đó , trau dồi vốn ngôn ngữ , bồi dưỡng kiến thức về đời sống. Qua các bài tập đọc học sinh được học cách dùng từ chính xác, cách đặt câu mẫu mực . Dần dần vốn ngôn ngữ lại gắn chặt với tư duy, hiểu thêm một từ là hiểu thêm về một khái niệm mới. Tập đọc còn giúp cho học sinh phát triển 
các năng lực khác như óc phân tích và tổng hợp , óc tưởng tượng và so sánh... 
Vì vậy các năng lực trí tuệ của học sinh được phát triển dần dần.
Mỗi bài tập đọc lại phản ánh một phạm vi của cuộc sống về tự nhiên xã hội, điều đó cũng làm cho học sinh có thêm hiểu biết về các miền đất nước , về sự phát triển của xã hội  Qua đó , bồi dưỡng cho học sinh về tình yêu quê hương đất nước , tình cảm gia đình tình thầy trò , hành vi xử sự và giao tiếp .
 Tập đọc là loại bài thực hành kỹ năng. Tính chất thực hành kỹ năng đòi 
hỏi người giáo viên cần coi trọng việc rèn luyện cho học sinh có được kỹ năng đọc tốt, rèn trí nhớ tốt , phát triển tính thẩm mỹ , trau dồi kiến thức văn học và phát triển tư duy, giáo dục tình cảm và khả năng cảm thụ văn học. Mặt khác, người giáo viên còn là người dẫn đường đưa các em đi từng bước, không phải 
 bằng những nguyên tắc, quy tắc cứng nhắc mà bằng những tình cảm tốt đẹp , lành mạnh,có sức lao động, hấp dẫn tâm hồn tuổi thơ.Từ đó,có tác dụng vun đắp, bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho con người mới xã hội chủ nghĩa... 
 Với tính chất quan trọng của môn tập đọc và để nâng cao hiệu quả giảng dạy của phân môn này, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để trao dổi cùng các đồng nghiệp qua đề tài mang tên “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Cổ Lũng 2.”
 II- Mục đích nghiên cứu:
 Qua phân môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng để học tập tốt, tạo cơ sở vững chắc cho các môn học khác và cũng là điều kiện để các em học tập tốt hơn ở các lớp trên . Qua đó còn nhằm giảm sự chênh lệch về trình độ của học sinh trong lớp, quan trọng hơn nữa là là tìm ra những biện pháp hữu hiệu để trau dồi và nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc lớp 2 nói riêng và nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo của ngành giáo dục nói chung.
 III- Phạm vi nghiên cứu:
 1- Đối tưọng nghiên cứu:
 Để hoàn thành được đề tài này tôi đã chọn tập thể học sinh lớp 2B do tôi chủ nhiệm để nghiên cứu và thực hiện, các em đều đang ở độ tuổi là 8 tuổi, thuộc Trường Tiểu học Cổ Lũng 2- xã Cổ Lũng- Phú Lương- Thái Nguyên.
 2- Thời gian nghiên cứu:
 Từ tháng 9 / 2008 đến tháng 4 / 2009. 
 3- Phạm vi nghiên cứu:
 Phân môn Tập đọc lớp 2.
 IV- Nhiệm vụ nghiên cứu:
1- Điều tra khảo sát chất lượng của phân môn tập đọc.
2- Tìm ra những nguyên nhân và thực trạng của việc dạy học.
3- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc lớp 2.
 V- Phương pháp nghiên cứu:
 Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
 1- Phương pháp điều tra.
 2- Phương pháp phân tích, tổng hợp kinh nghiệm.
 3- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
 4- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
 5- Phương pháp dạy thực nghiệm.
 6- Phương pgháp kiểm tra, đánh giá.
 7- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp và học sinh.
 VI- Đóng góp mới của đề tài:
 Qua đề tài này tôi muốn đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của phân môn Tập đọc nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Mỗi biện pháp đưa ra sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc cho việc giảng dạy của giáo viên, giúp cho bản thân giáo viên có tâm thế sẵn sàng cho việc lên lớp, truyền thụ kiến thức cho các em học sinh.
 VII- Kế hoạch nghiên cứu:
 - Tháng 9/2008: Đăng ký và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 - Tháng 10/2008: Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu.
 - Tháng 11/2008 đến tháng 3/2009: Điều tra khảo sát lấy số liệu, xử lý số liệu, thực nghiệm đề tài.
 - Tháng 4/2009: Tiếp tục thực nghiệm đề tài, viết nháp, sửa bản thảo.
 - Tháng 5/2009: Hoàn thành đề tài.
 PhÇn 2 : néi dung 
 Ch­¬ng i - cë së lý luËn cña ®Ò tµi
 Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển đi lên, phù hợp với sự đổi mới của đất nước cũng như sự phát triển của giáo dục thế giới. Nhiều phương pháp giảng dạy được đổi mới cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của phân môn tập đọc, đây là cơ sở chủ yếu của việc tổ chức dạy học. Do đó người giáo viên giảng dạy trực tiếp trên lớp cũng luôn phải tìm ra cách dạy hay, có chất lượng, phù hợp với đối tượng học sinh. Vậy cần phải có ý thức học hỏi đồng nghiệp để không ngừng nâng cao tay nghề, như vậy mới đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục.
 I- Vị trí của phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt:
Phân môn tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 có vị trí đặc biệt quan trọng, nó chiếm một thời lượng tương đối với 3 tiết/tuần. Đây là phân môn nhiều giáo viên băn khoăn, trăn trở nhất trong việc thực hiện quy trình, nội dung, phương pháp lên lớp. Từ những tinh thần đặt ra theo chương trình sách giáo khoa mới giúp giáo viên thực hiện tốt nội dung, quy trình và phương pháp lên lớp phân môn Tập đọc lớp 2.
 II- Mục đích của việc luyện đọc:
 - Dạy Tập đọc là hình thành cho học sinh kỹ năng đọc, một trong bốn kỹ năng 
( nghe - nói - đọc - viết ) của năng lực thực tiễn hoặc hoạt động ngôn ngữ.
 - Dạy Tập đọc giúp học sinh hiểu được nội dung của bài văn, bài thơ, chiếm lĩnh được văn bản, biết tiếp nhận và xử lý các thông tin một cách chủ động.
 - Dạy Tập đọc nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung là bồi dưỡng cho học sinh yêu cái thiện, nó mang một mục đích to lớn vì nó bao gồm cả nhiệm vụ giáo dưỡng , giáo dục và phát triển.
 III- Phân tích các tài liệu dạy học:
 1- Phân bố chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2:
 Từ năm học 2003- 2004 chương trình môn Tiếng Việt được học 35 tuần, mỗi tuần có 9 tiết, trong đó có 3 tiết tập đọc.
 2- Nội dung phân môn tập đọc trong sách giáo khoa lớp 2:
 Sách được xây dựng theo 2 trục chính là chủ điểm và kỹ năng , trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kỹ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học . Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm được học trong 2 tuần, ( riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần). Tập một tập trung vào mảng “Học sinh - Nhà trường - Gia đình ” gồm 8 đơn vị học. Tập hai tập trung vào mảng “Thiên nhiên - Đất nước” gồm 7 đơn vị học. Các bài tập đọc là các bài thơ, bài văn hoặc các trích đoạn từ các tác phẩm văn học giàu giá trị tư tưởng nghệ thuật với nội dung phong phú, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi truyền thống lao động, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta... Nó có tác động mạnh mẽ đến trái tim khối óc của học sinh. Từ đó các em hành động theo những cái hay, cái đẹp đó, có tầm hiểu biết rộng, có tầm nhìn về tự nhiên xã hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng , tình cảm nhân cách cho học sinh.
 IV- Những phương pháp dạy học đã áp dụng cho phân môn tập đọc:
 1- Phương pháp trực quan.
 - Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của mình, học sinh tiểu học rất hứng thú với những gì cụ thể quan sát và nắm được. Bởi thế những hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa có tác dụng lớn tới các em, tạo sự hứng thú, kích thích khả năng tưởng tượng. Thực tế cho thấy các em rất say mê với những cuốn truyện tranh 
( Kể cả những cuốn sách mà hình ảnh và chữ in đều chưa có tính thẩm mỹ ) 
nhưng lại ít hứng thú với các cuốn sách của tủ “sách vàng” có một nội dung hay, 
có chữ in đẹp, có tính giáo dục cao chỉ vì có ít hoặc không có hình ảnh minh hoạ. Điều đó giúp chúng ta nhận thấy rằng nếu người thầy sử dụng được hiệu quả các hình ảnh minh hoạ trong sách giáo khoa tạo sự hứng thú kích thích khả năng tưởng tượng của các em, sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu nội dung bài học.
 2- Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ thơ, các em thích hoạt động 
(hoạt động lời nói ) giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài . Muốn học tốt trước hết phải cảm thụ tốt bài văn. Vì vậy cần đưa câu hỏi đàm thoại dễ hiểu để hướng dẫn học sinh.
 3- Phương pháp luyện tập.
 - Là phương pháp dùng chủ yếu trong giờ dạy tập đọc, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.
 * Tóm lại: Để giờ học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp một cách hợp lý sao cho giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. 
 Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, tập luyện.
 V- Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng học sinh cần đạt được khi học phân môn tập đọ ...  được cái hay, cái đẹp và tình cảm trong sáng, có những bài có tác dụng bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu những con người lao động... Vì vậy phân môn tập đọc cũng có tác dụng to lớn trong việc vun đắp bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. 
 5-Khâu luyện tập của học sinh cần chú ý các yêu cầu về đọc như sau:
 - Đọc đúng: Phát âm không sai, không lẫn lộn giữa các phụ âm như l, n, ch, tr, x, s, r, d, gi... Phải đọc đúng từng câu, từng chữ trong bài không được thêm bớt tuỳ tiện.
 - Đọc: đúng tốc độ yêu cầu, đọc một cách lưu loát, không ê a, không bỏ từ,
 không đọc vấp , đọc đúng theo từng cụm từ...
 * Ví dụ: Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến. // Mưa to, / gió lớn, nước ngập mênh mông. // Muôn loài đều chết chìm trong biển nuớc. //
 ( Chuyện quả bầu - TV 2 - tập 2 )
 - Đọc diễn cảm : đây là một yêu cầu cần rèn cho học sinh lớp 2, khi đọc bộc lộ được nội dung bài đọc, thả hồn mình vào bài nhằm truyền cảm tới người nghe, cầnn thực hiện theo yêu cầu sau:
 + Biết đọc đúng ngữ điệu từng loại câu.
 + Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ.
 + Tuỳ theo nội dung bài , theo đoạn mà thể hiện giọng đọc vui, buồn, trang nghiêm...
 + Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong bài. 
 Qua những yêu cầu đọc ở từng khối lớp, ta thấy học sinh tiểu học muốn đọc tốt, cần rèn luyện dưới sự tác động của giáo viên. Việc đọc mẫu, giảng từ giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm, cuối cùng hướng dẫn học sinh đọc thầm đến đọc diễn cảm , đọc các loại bài khác nhau và biết phân biệt các loại bài để thể hiện cách đọc khác nhau. Trong quá trình rèn luyện cho học sinh chúng ta không nên xem nhẹ bước nào vì mỗi bước luyện tập đều có vị trí quan trọng, các bước này là điều kiện dẫn đến sự thành công trong tiết dạy tập đọc.
 6- Tổ chức giờ học sôi nổi, gây hứng thú học tập cho học sinh:
 - Học sinh Tiểu học rất thích hoạt động vui chơi, vì thế giáo viên cần tìm mọi 
 cách để gây hứng thú cho học sinh trong quá trình lên lớp, gợi sự tò mò, ham hiểu biết cho học sinh. Muốn nắm được cái mới, cái lạ, mỗi giờ tập đọc chỉ diễn ra mỗi việc đọc và trả lời câu hỏi t hì học sinh sẽ không hứng thú trong giờ học, không 
 khích lệ được học sinh yếu vươn lên. Để giờ học đạt được kết quả tốt tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi học tập.
Đối với những bài tập đọc có lời thoại : Giáo viên cho học sinh nắm được tính cách từng nhân vật đó và thể hiện được nhân vật bằng cách đóng vai nhân vật .
*Ví dụ: Bài “Bóp nát quả cam” ( TV 2 - tập 2), giáo viên cho học sinh nhập vai nhân vật, luyện nói và thể hiện được được nét mặt , thái độ thông qua các nhân vật được nhập vai. 
 * Ví dụ: Bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” ( TV 2- tập 2) , tôi cho học sinh tự nhận biết các nhân vật trong bài, sau đó thể hiện giọng đọc phân vai như sau:
 + Người dẫn truyện: thể hiện giọng đọc một cách chậm rãi, biết nhấn giọng những từ ngữ quan trọng.
 + Giọng Chồn: lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối cùng thể hiện được sự chân thành.
 + Giọng Gà Rừng: lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.
Đối với một số bài văn khác: giáo viên tổ chức trò chơi truyền điện, gọi một học sinh đọc bài sau đó chỉ một bạn bất kỳ đọc tiếp bài, cứ như vậy đến hết bài. Đối với cách đọc này số lượng học sinh đọc được nhiều, chú ý vào bài đọc hơn, lớp sẽ giữ trật tự.
Đối với luyện tập khi đọc thơ: giáo viên có thể cho học sinh đọc từng câu như vậy cho đến hết bài. Khi đọc nên thường xuyên khuyến khích , khích lệ học sinh để học sinh có ý thức vươn lên trong học tập. Thấy được sự tiến bộ của bản thân để càng cố gắng hơn .
 7- Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để 
 thu hút mọi học sinh vào hoạt động học tập:
 - Trong giờ dạy, giáo viên có thể giảng bài song cần tránh nói nhiều, kéo dài và đơn điệu dẫn đến học sinh chán học, có thể sử dụng nhiều phương pháp tuỳ 
 theo từng nội dung.
 + Có thể cho học sinh làm việc cá nhân, từng em đều phải tự suy nghĩ rồi cùng cả lớp thảo luận hoặc cũng có thể cho học sinh thảo luận theo cặp, theo nhóm để cùng trao đổi về nội dung bài .
 + Khi học sinh có những thắc mắc. giáo viên có thể giải đáp trước lớp hoặc chỉ trao đổi với riêng em đó.
 + Tổ chức trò chơi học tập.
 + Tổ chức các nhóm học tập, kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau...
 8- Để dạy học phân môn tập đọc đảm bảo tính sư phạm, phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên cần:
 - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn nâng cao hiểu biết qua việc nghiên cứu, học tập các tài liệu chuyên môn, dự giờ học tập kinh nghiêm của các bạn bè đồng nghiệp.
 9- Sưu tầm sách giáo khoa cho học sinh thực hành luyện tập:
 - Giáo viên cùng học sinh sưu tầm thêm các sách, báo có nội dung phù hợp với lứa tuổi của các em để cho học sinh luyện đọc, nắm rõ về cách đọc các dạng 
văn bản , tập tìm hiểu văn bản vào các tiết ôn luyện buổi chiều. 
 * Ví dụ : như báo Măng non, Truyện thiếu nhi...
 10- Kết hợp giữa gia đình và nhà trường:
 - Thời gian học tập ở trường tuy nhiên không chỉ học có phân môn Tập đọc mà còn phải học thêm nhiều các môn học khác. Vì vậy giáo viên cần phải kết hợp với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, tổ chức các buổi họp lớp hoặc gặp gỡ phụ huynh để trao đổi tình hình học tập của từng em. Qua thời gian phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, các em có tiến bộ về học tập rõ rệt, giờ học đạt 
 kết quả cao.
 II- Đối với học sinh:
 1- Xây dựng nề nếp học tập trên lớp.
 - Có đầy đủ sách vở , đồ dùng học tập.
 - Giữ sách vở sạch đẹp, ghi chép bài đầy đủ.
 - Tất cả học sinh phải hoạt động, tham gia vào quá trình học tập dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
 - Chủ động , tận dụng thời gian để luyện tập, nắm được kiến thức và kỹ năng.
 - Biết giúp đỡ nhau trong học tập
 2- Xây dựng nề nếp học tập ở nhà.
 - Học bài cũ trước khi đến lớp.
 - Chuẩn bị bài mới ở nhà.
 - Có ý thức học tập , tự tìm hiểu.
 - Xây dựng kế hoạch, thời gian học tập ở nhà một cách hợp lý.
 B- Kết quả đạt được: 
 Với kinh nghiệm giảng dạy cùng với việc học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, qua một năm nỗ lực trong giảng dạy, chất lượng phân môn Tập đọc của lớp đã đạt được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
 Kỳ I
14 = 53,9 %
 7 = 26,9 %
 5 = 19,2 %
 0
 Kỳ II
20 = 76,9 %
 4 = 15,4 %
 2 = 7,7 %
 0
C- Những bài học kinh nghiệm:
Để đạt được những kết quả cao trong quá trình giảng dạy thì người giáo viên là người nắm chắc mục tiêu và yêu cầu của phân môn Tập đọc cũng như những tiết dạy khác, cụ thể là :
 - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề.
 - Giọng đọc của giáo viên phải chuẩn.
 - Luôn chú ý tới mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh học lực 
 trung bình- yếu, có phương pháp luyện tập cho từng đối tượng học sinh.
 - Thực hiện đầy đủ quy trình của một tiết dạy.
 - Thường xuyên kiểm tra, uốn nắn học sinh kịp thời.
 - Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh hứng thú học tập, tự giác học tập.
 - Thường xuyên có mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường để cùng giúp đỡ các em học tập.
 phÇn iii - kÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ
 I- Kết luận:
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc, trước hết đòi hỏi ở người giáo viên phải có lòng tâm huyết với nghề, phải có sự khổ luyện công phu, kiên trì, tạo được sự tổng hợp về kiến thức. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn tích cực tìm tòi những phương pháp dạy học, phương pháp truyền thụ cũng như cách tổ chức dạy học phù hợp.
 Giáo viên rèn cho mình kỹ năng đa dạng, đọc hay, có khả năng diễn đạt, gây được sự cuốn hút học sinh. Bước chuẩn bị của giáo viên phải công phu kỹ càng thì giờ dạy mới đạt được hiệu quả cao. Rèn cho học sinh có ý thức học tập, đọc , ghi nhớ, diễn đạt và bộc lộ cảm xúc của mình với tác phẩm .
 Trong suốt thời gian của mỗi tiết dạy học sinh phải được làm việc với sách giáo khoa, bên cạnh đó giáo viên phải sử dụng một cách khéo léo hệ thống câu 
hỏi để các em tự tìm ý nghĩa bài đọc. Tiếp tục nâng cao dần các yêu cầu kỹ năng 
đối với học sinh từ chỗ đọc đúng đến đọc hay, đọc diễn cảm, có như vậy mới nâng cao được chất lượng giảng dạy.
 II- Khuyến nghị:
 Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã được quan tâm và đầu tư khá nhiều về mọi mặt, tạo được những bước ngoặt lớn đánh dấu sự đổi mới và phát
 triển cùng với sự phát triển giáo dục của các nước lân cận và trên thế giới. Tôi thấy rằng không chỉ bản thân mỗi giáo viên cần phải cố gắng mà mỗi ban ngành phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chẳng hạn như : Thường xuyên mở các lớp chuyên đề về các môn học để giáo viên được học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy; cấp phát tài liệu giảng dạy để giáo viên nghiên cứu , tham khảo; có sự tham mưu, góp ý với các ban ngành liên quan đầu tư và phát triển cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện dạy học tốt nhất cho nền giáo dục nước nhà.
 Cổ Lũng, ngày 18 tháng 5 năm 2009
 Người viết: 
 Trịnh Thị Hồng Tiêu
 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
 Nội dung
 Hình thức
Tổng điểm
Xếp loại

Tài liệu đính kèm:

  • doclop2(1).doc