Một số biện pháp phân biệt từ láy và từ ghép

Một số biện pháp phân biệt từ láy và từ ghép

I/Cấu tạo từ: 1.Ghi nhớ :

*Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình)

 Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu

 T.G.T.H Láy vần

 Láy âm và vần

 Láy tiếng

Lưu ý :+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,.có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa ) hoặc từ đơn ( tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm ).

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp phân biệt từ láy và từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/Cấu tạo từ: 1.Ghi nhớ :
*Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình)
 Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu
 T.G.T.H Láy vần
 Láy âm và vần
 Láy tiếng
Lưu ý :+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa ) hoặc từ đơn ( tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm ).
Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
 V.D : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
V.D : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
V.D : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối ,máy móc,...
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
V.D : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).
V.D : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
V.D : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...
Lưu ý : trong thực tế , có nhiều từ ghép ( gốc Hán ) có hình tức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng H.S rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho H.S ghi nhớ ( V.D : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chhân chính, hảo hạng,khắc khổ, thành thực,....)
Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt
Từ loại :
 * Các từ loại cơ bản của T.V. .....
Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ
 Đại từ chỉ ngôi
D.T chung D.T riêng Nội động Chỉ t/c chung không kèm mức độ
D.Tcụ thể DTtrừutượng Ngoại động Chỉ t/c ở mức độ cao nhất
*Ghi nhớ :
 - Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.
 - Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.
 - Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ. Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5 ), số từ, phụ từ, tình thái từ,...( không học ở tiểu học ).
Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn :
 Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.
*Danh từ :
 - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
 - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
 - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
 - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
 - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
 - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
 - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ :
 - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
Ho¹t ®éng 1: ¤n tËp lý thuyÕt
Khái niệm câu :
 Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn
 Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép
 Câu hỏi
 Câu cảm
 Câu khiến
Lưu ý một số dạng câu:Tìm CN, VN của các câu sau :
Suối / chảy róch rách.
Tiếng suối chảy / róc rách.
Sóng / vỗ loong boong trên mạn thuyền.
Tiếng sóng vỗ / loong boong trên mạn thuyền.
Tiếng mưa rơi / lộp độp ,// tiếng mọi người gọi nhau / í ới .
Mưa / rơi lộp độp,// mọi người / gọi nhau í ới .
Con gà / to, ngon.
Con gà to / ngon.
Những con voi về đích trước tiên / huơ vòi chào khán giả.
Những con voi / về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .
Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh / lăn tròn trên những con sóng.
Những con chim bông biển/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.
Mấy chú dế / bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ .
Mấy chú dế bị sặc nước / loạng choạng bò ra khỏi tổ.
Chim / hót líu lo. Nắng / bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió / đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
Sách vở của con / là vũ khí. Lớp học của con / là chiến trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap phan biet tu lay tu ghep de lan.doc