Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 5)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 5)

. Mục đích, yêu cầu

- Kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý trong SGK; biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- HS khá, giỏi kể lại được một câu chuyện ngoài SGK.

II.Chuẩn bị

- Một số truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.

 

doc 14 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 15 (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ 2, 3, 4 nghỉ việc riêng
 Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Kể chuyện
 $ 15: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích, yêu cầu
- Kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý trong SGK; biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS khá, giỏi kể lại được một câu chuyện ngoài SGK.
II.Chuẩn bị
- Một số truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- HS hoạt động nhóm 2, cá nhân, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học:	
1.Kiểm tra bài cũ 
- HS kể lại 1-2 đoạn truyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét đánh giá 
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2.HD HS kể chuyện
a)Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
- Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 trong SGK. 
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS ghi dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những chuyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+ Đại diện các nhóm lên thi kể.
+ Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+ Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+ Bạn kể chuyện hay nhất.
+ Bạn hiểu chuyện nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe ; chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện lần sau 
- 2 HS kể chuyện.
- HS đọc đề.
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- HS bình chọn theo HD của GV
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
$ 74: Tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu 
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm 
- Biết viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm
- Vận dụng làm bài tập: bài 1, 2
- HS khá giỏi làm bài tập bài 3
II.Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV cùng HS nhận xét 
2.Bài mới:
2.1.Kiến thức: Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm 
a) Ví dụ 1:
GV nêu ví dụ, giới thiệu hình vẽ, rồi hỏi HS:
- Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?
- GV viết lên bảng: = 25% 
- Đọc là hai mươi lăm phần trăm.
- Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25 % diện tích vườn hoa.
- Cho HS tập đọc và viết kí hiệu %
b) Ví dụ 2:
GV nêu ví dụ, yêu cầu HS:
- Viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường.
- Đổi thành phân số TP có mẫu số là 100.
- Viết thành tỉ số phần trăm.
- Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm ...... số HS toàn trường.
GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 HS trong toàn trường thì có 20 HS giỏi.
2.2.Luyện tập:
Bài tập 1 (74): Viết (theo mẫu)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (74) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 2 HS làm vào bảng lớp , sau đó chữa bài. 
Bài tập 3 (74) HSKG
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học
- HS nêu
- Bằng 25 : 100 hay 
- HS đọc 
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc bài toán tóm tắt và giải 
- HS viết: 80 : 400
- HS đổi bằng 
- HS viết: = 20%
- Số HS giỏi chiếm 20% số HS toàn trường.
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào bảng con 
- HS chữa bài 
25% = 15% 
 12% 32% 
- HS đọc đề bài 
- HS giải vào vở và bảng lớp 
- HS chữa bài 
 Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
 95 : 100 = = 95%
 Đáp số: 95%
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán 
- HS làm bài vào vở 
- HS nêu kết quả và chữa bài 
Bài giải
a) Tỉ số phần trăm của số cây lấy lấy gỗ và số cây trong vườn là:
 540 : 1000 = = = 54%
b) Số cây trong vườn là:
 1000 – 540 = 460 (cây)
 Tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trong vườn là:
 460 : 1000 = = = 46%
 Đáp số: a) 54% ; b) 46%
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Luyện từ và câu
$ 30: Tổng kết vốn từ
I. Mục đích, yêu cầu
- Nêu được một số thành ngữ, tục ngữ, ca nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu BT1, BT2.Tim được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e)
- Viết được đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4. 
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết kết quả của bài tập 1.
- Bảng nhóm, bút dạ.
- HS hoạt động nhóm 4, cá nhân, cả lớp.
III.Các hoạt động dạy học	
1.Kiểm tra bài cũ
- HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2. HD HS làm bài tập
Bài tập 1(151)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
- Mời một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi kết quả của bài tập 1, nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 (151)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS làm theo nhóm 4 vào bảng nhóm.
+ Nhóm 1: Chủ đề về quan hệ gia đình.
+ Nhóm 2: Chủ đề về quan hệ thầy trò.
+ Nhóm 3: Chủ đề về quan hệ bè bạn. 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trên.
Bài tập 3 (151)
- Cho HS làm bài theo nhóm 4
- Gọi các nhóm trình bày 
- GVnhận xét – kết luận 
Bài tập 4 (151)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Có thể viết nhiều hơn 5 câu.
- Cho HS viết bài vào vở.
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. 
- 1 HS làm bài
- HS đọc đề bài 
- HS làm bài vào vở 
- HS trình bày, nhận xét bổ sung 
 Lời giải 
a) cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, thím, cô, bác,
b) thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân,
c) công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ,
d) Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường,
- HS đọc đề bài 
- HS làm bài theo nhóm 4 
- Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung 
 Lời giải: Ví dụ 
a) Về quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
b) Về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
c) Về quan hệ bè bạn:
- Học thầy không tầy bạn.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- HS đọc đề bài 
- Thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
 Lời giải:
a) Miêu tả mái tóc: đen nhánh, hoa râm,
b) Miêu tả đôi mắt: một mí, hai mí, ti hí,
- HS đọc yêu cầu.
- HS viết vào vở.
- HS đọc. 
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Địa lí
$15: Thương mại và du lịch
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,....
- HS khá giỏi: 
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm tương mại,.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 14. 
- GV nhận xét - đánh giá 
2-Bài mới:	
2.1 . Giới thiệu bài : Nước ta có hệ thống thương mại và du lịch rất phát triển . Để biết được hai ngành kinh tế này phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 15 : Thương mại và du lịch 
2.2- Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Cho HS đọc mục 1-SGK, trả lời câu hỏi:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại?
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
+ Địa phương ta có hoạt động thương mại ở những nơi nào ? 
- HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và với nước ngoài . Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản , hàng tiêu dùng , nông sản và thuỷ sản ; nhập khẩu các máy móc , thiết bị nguyên liệu , nhiên liệu , vật liệu .
2.3-Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- Mời một HS đọc mục 2.
- GV cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK và các câu hỏi sau theo nhóm 4.
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
+ Địa phương ta có những trung tâm du ... HS
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- GV cùng học nhận xét bổ sung .
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo
3.Củng cố, dặn dò 
- Để tả được một người em cần có thái độ với người đó như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
- 2 HS đọc bài.
- Theo dõi
- Học sinh quan sát ảnh và nêu nhận xét. 
- HS đọc
- HS xem lại kết quả quan sát.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
- HS nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc bài viết.
- HS bình chọn bạn viết tốt.
- HS nêu.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
$ 75: Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu 
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng làm bài tập: bài 1, bài 2 (a, b), bài 3
- HS khá gỏi làm hết các bài tập SGK
II.Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =?
- GV nhận xét, đánh giá 
2.Bài mới
2.1.HDHS giải toán về tỉ số phần trăm 
a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
 Ví dụ:
GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS:
- Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
- Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ?
- Nhân với 100 và chia cho 100.
GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 =52,5%
* Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?
b. áp dụng vào giải bài toán:
- GV nêu ví dụ và giải thích: 
Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
- Cho HS tự làm ra nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2.2.Luyện tập
Bài tập 1 (75): Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (75) 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333= 63,33%)
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (75)
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS làm bảng con.
- HS thực hiện:
 315 : 600
316 : 600 = 0,525
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
- HS nêu quy tắc
- HS nêu cách giải bài toán 
- HS làm bài vào vở nháp và bảng lớp 
- HS chữa bài 
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào bảng con 
- HS nhận xét 
Kết quả: 
 0,3 = 30% 0,234 = 23,4%
 1,35 = 135%
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm vào bảng con và bảng lớp 
- HS nhận xét
Kết quả:
 45 : 61 = 0,7377= 73,77%
 19 : 30 = 0,6333... = 63,33%
 1,2 : 26 = 0,0461= 4,61%
- HS đọc đề bài 
- HS làm bài vào vở 
- HS chữa bài 
 Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52% 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Khoa học
$ 30: Cao su
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của cao su,
- Nêu được mmột số công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình và thông tin trang 62, 63 SGK.
- Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su.
- HS hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
- Thuỷ tinh được dùng để làm gì? 
- Nêu tính chất của thuỷ tinh? 
- Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh cần lưu ý những gì?
- GV cùng HS nhận xét .
2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
- Em hãy kể tên những đồ dùng bằng cao su trong các hình Tr.62 SGK 
2.2-Hoạt động 1: Thực hành.
* Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
* Cách tiến hành:
- Cho HS làm thực hành nhóm 4 theo chỉ dẫn trang 60 SGK.
- GV quan sát giúp các nhóm thực hành.
- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS rút ra tính chất của cao su.
- GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi, không tan trong nước, cách nhiệt .
- HS thực hành theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- HS rút ra tính chất của cao su.
- HS nhắc lại .
2.3-Hoạt động 2: Thảo luận. 
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu học tập.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ Cao su được chế biến từ những vật liệu nào ?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
+ Cao su được sử dụng để làm gì?
+N êu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
- Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu.
- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: 
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên và theo nội dung của phiếu học tập.
+ Có 2 loại cao su : Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo .
- Cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su 
- Cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ 
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt kém .
+ Làm lốp xe, ủng, tẩy ..
+ Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp .
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Mĩ thuật
$ 15 : Vẽ tranh : Đề tài quân đội.
I/ Mục tiêu:
- Hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu vá trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài Quân đội.
- Vẽ được tranh về đề tài Quân đội.
- HS giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết cách chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về quân đội.
 - Một số bài vẽ về đề tài quân đội.
III/ Các hoạt động dạy –học.
A - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B - Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài quân đội.Gợi ý nhận xét.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+ Sắp xếp các hình ảnh.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích.
4. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
5. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo cac tiêu chí:
+ Nội dung: (rõ chủ đề)
+ Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+ Hình ảnh:
+ Màu sắc:2
- GV tổng kết chung bài học.
C- Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau
- HS quan sát và nhận xét
- Tranh vẽ thường có hình ảnh các cô chú bộ đội.
- Những hình ảnh đặc trưng của quân đội:
súng, xe, pháo, máy bay
- HS nhớ lại các HĐ chính.
+ Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+ Khung cảnh chung.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
- Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
- Nhận xét đánh giá theo cảm nhận riêng
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 5: hoạt động tập thể cuối tuần
Sinh hoạt lớp
I - Mục tiêu.
 - HS nắm được ưu điểm, tồn tại trong tuần.
 - Biết được phương hướng tuầm 16.
 - Tìm hiểu về ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 – 12)
II - Các hoạt động chủ yếu.
a/ HS tự nhận xét.
- Tổ trưởng các tổ nhận xết lần lượt.
- Lớp phó lao động nhận xét công tác LĐ, VS của lớp.
- Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của lớp.
- Lờp trưởng nhận xét chung tất cả mọi mặt của lớp.
*GV nhận xét chung.
 +) Ưu điểm:
- Các em đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ
- Đã có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Tham gia lao động , vệ sinh đầy đủ, kịp thời
 +) Tồn tại:
- Một số HS còn chưa thuộc bài, quên đồ dùng học tập
- Hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp vẫn còn.
- Nghỉ học tự do không xin phép: Thàn - Nhung, Lâm, Kẻo.
b/ Phương hướng tuần 16
- Khắc phục tồn tại trên
- Dạy học theo PPCT- TKB
- ẹi hoùc chuyeõn caàn, ủuựng giụứ, chuaồn bũ baứi ủaày ủuỷ trửụực khi ủeỏn lụựp. 
- Caực toồ trửụỷng – lụựp trửụỷng caàn coỏ gaộng vaứ phaựt huy tớnh tửù quaỷn.
- Thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 – 12.
* Vui văn nghệ. 
- GV - HS hát cá bài hát về chú bộ đội.
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 - CKT.doc