Một số đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5

Một số đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5

 ĐỀ 1

1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:

a) “. những khuôn mặt trắng bệch , những bước chân nặng như đeo đá.”

 (Nguyễn Khải)

b) Bông hoa hụê trắng muốt .

c) Hạt gạo trắng ngần.

d) Đàn cò trắng phau.

e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:

a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.

b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.

 (Vũ Ngọc Phan)

c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.

3. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:

 Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát

 Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non

 Yêu biết mấy, những con đường ca hát

 Qua công trường mới dựng mái nhà son!

Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?

4. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích (ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác, . )

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 395Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề ôn thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ 1
1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in đậm) trong các tập hợp từ sau:
a) “... những khuôn mặt trắng bệch , những bước chân nặng như đeo đá.”	
	(Nguyễn Khải)
b) Bông hoa hụê trắng muốt .
c) Hạt gạo trắng ngần.
d) Đàn cò trắng phau.
e) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây:
a) Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
b) Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
	(Vũ Ngọc Phan)
c) Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
3. Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
	Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
	Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
	Yêu biết mấy, những con đường ca hát
	Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
4. Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích (ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, hồ nước, dòng thác, ... )
Gợi ý
3. Khổ thơ trên bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp của đất nước:
- Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa đôi bờ “dào dạt lúa ngô non”. Đó cũng chính là vẻ đẹp hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước ta.
- Vẻ đẹp của những “con đường ca hát” (vui , phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cunxng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
Đề 2
Câu 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : cho,biếu ,tặng,truy tặng , cấp, phát , ban , dâng, hiến.
a , Bác gửi ... các cháu nhiều cái hôn thân ái.
 ( Hồ Chí Minh ) 
b , ... chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c , Ăn thì no,... thì tiếc. ( Tục ngữ ) 
d , Lúc bà về, mẹ lại ... một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
 ( Tiếng Việt 3 ,Tập II , 1983 )
e , Đức cha ngậm ngùi đưa tay ... phước .
 ( Chu Văn ) 
g , Nhà trường ... học bổng cho sinh viên xuất sắc.
h , Ngày mai, trường ... bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i , Thi đua lập công ... Đảng.
k , Sau hoà bình , ông Đỗ Đình Thiện đã .... toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
 ( Tiếng Việt 5, tập 2, 2006 )
Câu 2:Tìm thêm các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của cả nhóm:
a, chọn, lựa, ...
b, diễn đạt, biểu đạt, ... 
c, đông đúc, tấp nập, ...
Câu 3: Trong bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập 1), nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
	Việt Nam đất nước ta ơi!
	Mêng mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
	Cánh cò bay lả dập dờn,
	Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
	Nêu nhữnh cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 4: Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên. hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã đến.
Gợi ý câu 3:
	Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mêng mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trú phú của quê hương. Hình ảnh “Cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng.Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vòi vọi Sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đát nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.
ĐỀ 3
1. Thay từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa khác để các câu văn có hình ảnh hơn.
Hồ Tơ-Nưng
Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi tùng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như ngững con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con quốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ.
Hồ Tơ-nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu. Hồ rộng .................... nước trong như lọc. Hồ ..................... dưới ánh nắng .......................của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi tùng đàn, khi thì ...................... bơi lội, khi thì lao ......................như ngững con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, .............................. Những con quốc đen ...................., .......................... giữa các bụi bờ.
2. Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ đồng nghĩa cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau đây:
Đêm trăng trên Hô Tây
Hồ về thu, nước (1), (2). Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng (3). Bây giờ, sen trên mặt hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn (4) mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (5). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng (6). Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề (7).
	(Theo Phan Kế Bình)
(1): trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
(2): bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
(3): nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti
(4): thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
(5): thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
(6): trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
(7): yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
Hồ về thu, nước ....................., ....................... Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng ....................... Bây giờ, sen trên mặt hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn ............................. mấy đoá hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió............................ Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng ................................. Đêm thanh, cảnh vắng, bốn bề...................................
	3. Trong cuốn Hồi ký Bác Hồ, hai nhà văn Hoài thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương bác như sau:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre ; đây đó vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
	Đọc đoạn văn trên, em có nhận xét gì về cách dùng những từ ngữ chỉ màu xanh? Cách dùng như vậy đã góp phần gợi tả điều gì về cảnh vật trên quê Bác?
	4. Tả cảnh nơi em ở (hoặc nơi em đã từng đến) vào một buổi sáng đẹp trời.
Gợi ý câu 3:
	Đoạn văn dùng các từ ngữ chỉ màu xanh thật đa dạng và rất phú hợp với từng cảnh vật : ruộng mía xanh pha vàng , lúa chiêm đương thời con gái(giai đoạn phát triển mạnh) có màu xanh rất mượt , rặng tre xanh đậm , phi lao xanh biếc. Cách tả như vậy góp phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê Bác.
 Đề 4
Câu 1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: 
a , Chúng ta bảo vệ những ( thành công, thành tích, thành tựu, thành quả.) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b , Các quốc gia đang phải gánh chịu những ( kết quả, hiệu quả, hệ quả, hậu quả.) của sự ô nhiễm môi trường.
c , Học sinh phải chấp hành( quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học.
a , Chúng ta bảo vệ những .............................................. của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b , Các quốc gia đang phải gánh chịu những .................................... của sự ô nhiễm môi trường.
c , Học sinh phải chấp hành..............................................của lớp học.
Câu 2:Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống ( chọn trong các từ đồng nghĩa):
a , Loại xe ấy............................. nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ................................. nên rất khó ............................................
 ( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao ) 
b , Các .................................. là những người có tâm hồn .........................................
 ( thi sĩ, nhà thơ )
 Câu 3:Đọc bài thơ sau: 
 Quê em
 Bên này là núi uy nghiêm 
 Bên kia là cánh đồng liền chân mây
 Xóm làng xanh mát bóng cây
 Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
 ( Trần Đăng Khoa ) 
Em hình dung được Cảnh quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa như thế nào ?
Câu 4: Tả một cảnh đẹp mà em từng quan sát kĩ và cảm thấy yêu thích vào buổi chiều trong ngày.
 Gợi ý câu 3:
Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đời nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân trời. Ở giữa là xóm làng thân yêu được che chở bởi bóng cây xanh mát. Xa xa hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm , trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. Vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm ta thêm tự hào về đất nước Việt Nam.
 ĐỀ 3
Bài 1: Thực hiện dãy tính : 
5,2 x 3134 + 10,44 x 275 + 20,88 x 1,079
 9,4 + 19,4 +29,4 + ... + 199,4
Bài 2: Một người đi từ A về B với vận tốc 12 km/ giờ. Khi từ B trở về A, lúc đầu, người ấy cũng đi với vận tốc 12 km/ giờ. Sau khi đi dược 5km , người ây tăng vận tốc lên 15 km/ giờ. Vì vậy Thời gian về ít hơn thời gian đi là 24 phút . Tính chiều dài quãng đường AB.
Bài 3:Cho hình vuông ABCD có cạnh dài 36cm. Trên cạnh AB lấy AM = 12 cm. Trên cạnh BC lấy BN = 12 cm . Trên cạnh AD lấy DP = 12 cm.
 a , Tính diện tích tam giác MNP.
b , Nối PM và PN, chúng lần lượt cát đường chéo AC tại S và R. Tính diện tích tứ giác MNRS.
Bài 4: Tìm số có 4 chữ số mà nếu ta đem số ấy nhân với 2 rồi cộng với 1003 thì kết quả nhận được là số có 4 chữ số viết bởi các chữ số như số ban đầu nhưng theo thứ tự ngược lại.
 ĐỀ 5
Câu 1:Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: 
 a , Trong như tiếng hạc bay qua
 Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
 ( Nguyễn Du )
 b , Sao đang vui vẻ ra buồn bã
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.
 ( Trần Tế Xương )
 c , Đắng cay mới biết ngọt bùi
 Đường đi muôn dặm dã ngời mai sau.
 ( Tố Hữu )
 Các cặp từ trái nghĩa là:
a , ..........................................................................................................................................
b , ..........................................................................................................................................
c , ...........................................................................................................................................
 Câu 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ dưới đây:
 a, Chết đứng còn hơn sống ..............
 b, Chết ................ còn hơn sống đục.
 c, Chết vinh còn hơn sống ...................
 d, Chết một đống còn hơn sống ...................................
 Câu 3: Trong bài tiếng đàn Ba -la –lai – ca trên sông Đà, nhà thơ Quang Huy ... ngữ.
 b. Dừng từ nối, lặp từ ngữ
 c. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối
ĐỀ 26
1. Chỉ ra các từ nối trong câu sau và nêu tác dụng của từ nối thứ nhất và từ nối thứ ba:
	Thì ra chẳng có một ông già Nô-en áo đỏ nào tặng quà cho tôi, mà có tới ba ông già Nô-en mặc áo màu đỏ là ba, mẹ và anh tôi.
.
2. a) Tìm bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và trạng ngữ trong câu sau:
	Tối hôm ấy, ba đã tỉ mẩn gọt đẽo khúc gỗ thành con búp bê trai; mẹ cần mẫn chắp 
những mẩu vải vụn thành bé búp bê; còn anh tôi loay hoay cả buổi để làm xong con búp 
bê bằng bìa bồi
 b) Đặt một câu với từ loay hoay và một câu với từ hì hục
3. Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau:
	a)Tôi dốc ngược chiếc tất ra, không phải là một đâu nhé, mà có tới ba em búp bê: một bé trai bằng gỗ, một bé gái bằng vải tốc xoăn bạch kim và một bé gái nhỏ mũm mĩm bằng bìa bồi.
.
b) Ông cười bảo tôi:
- Nín đi con. Hôm nay là ngày Nô-en, trước khi ngủ, con hãy cầu nguyện xin ông già Nô-en cho con một con búp bê. Điều ước sẽ thành sự thật.
.
4. Chỉ rõ các từ ngữ được thay thế để nối câu 1 và câu 2 và các từ ngữ được lặp lại để nối câu 2 và câu 3 trong đoạn văn sau:
	Hôm nào mà ba mẹ không bắt ngủ trưa là tôi phóng vọt sang nhà cái Ngọc hàng xóm chơi ké. Nhà nó rất giàu, có nhiều đồ chơi và đương nhiên, có cả búp bê. Lúc nào tôi cũng mong ước có được một con búp bê như thế.
.
ĐỀ 25
1. Từ tư duy cùng nghĩa với từ nào?
	a. học hỏi	b. suy nghĩ	c. tranh luận
2. Chủ ngữ trong câu “Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.” là gì?
	a. Đằng sau
	b. Đằng sau những câu đơn giản
	c. Những câu đơn giản
3. Dấu phẩy trong câu “Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu” có nhiệm vụ gì?
	a. Ngăn cách vị ngữ
	b. Ngăn cách các vế câu ghép
	c. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ bổ trợ cho động từ nói
4. “Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.” Dựa vào ý đầu của câu văn trên, viết ba câu ghép chính phụ theo từng mẫu câu sau:
	a) Nếu C – V thì C – V.
	b) Vì C – V nên C – V.
5. Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng cách nào?
	Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản
ĐỀ 24
1. Đặt hai câu có từ sơn là từ đồng âm, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một từ sơn là động từ.
2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
	Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa 
.
3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì?
	Ông không việc gì, những nó thì “ị thương”.
4. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng” thuộc kiểu câu Ai là gì? hay Ai thế nào?
5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến  thì chiếc bi đông theo ông đến 
b)  biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi  quý nó
Ic) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị  thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông 
ĐỀ 23
1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ phức tạp?
	a. đơn giản	b. đơn sơ	c. đơn cử
2. Tìm các từ nối trong câu sau:
	Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận được một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho người khác với tấm lòng tận tuỵ.
.
3. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
	Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa tôi một cặp kính.
	a. Chỉ thời gian và sự so sánh
	b. Chỉ thời gian và phương tiện
	c. Chỉ thời gian và nguyên nhân
4. Câu nào sau đây là câu ghép?
	a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
	b. Khi nhìn thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì đó không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt
	c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
5. Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì?
	- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô!
	a. Đánh dấu những ý liệt kê
	b. Đánh dấu bộ phận giải thích
	c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
6. Câu sau đây thuộc loại gì?
	Cô làm cho tôi trỏ thành người có trách nhiệm.
Câu kể Ai là gì?
Câu kể Ai làm gì?
Câu kể Ai thế nào?
7. Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp
a) Tôi  cầm sách để đọc, cô giáo  nhận ra là mắt tôi không bình thường.
b)  cho nhiều  nhần được nhiều.
c. Người ta càng biết cho nhiều  thì họ càng nhậ lại nhiều..
 ĐỀ 22
1. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau:
	a) Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hôi ấy.
.
	b) Bố An-mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con.
.
	c) Nước mắt lấp lánh trên khoé mắt An-mi Rô-dơ
.
2. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau:
	- Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự? - Chồng tôi đề nghị.
	Có thể nói đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ.
.
3. Điền tiếp vế câu vào chỗ trống:
a) Vì trước lễ Giáng sinh hai ngày An-mi Rô-dơ vẫn nói rằng em thích xe đạp hơn bất kỳ đồ chơi nào khác nên 
b) Vì bố mẹ An-mi không kịp mua chiếc xe đạp thật nên 
4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
a)  đó không phải là chiếc xe đạp thật  An-mi Rô dơ rất thích  đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình thương.
b)  chiếc xe đạp bằng đất sét không phải do bố nặn tặng  An-mi đã không cảm động như vậy khi nhận nó.
 ĐỀ 21
Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? Chúng có thể nối với nhau bằng một từ nào khác?
	 Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối trong bếp , bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ.
2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp:
a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc độngvì......
b. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì..................
3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để có câu ghép: 
a) cậu bé hiểu được tình yeeulowns lao của mẹ dành cho mình là vô giá cậu bé vô cùng xúc động.
b)  cậu bé hiểu được tình yeeulowns lao của mẹ dành cho mình là vô giá cậu bé vô cùng xúc động.
4. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt của con làm mệ khóc trong những năm qua: miễ phí.
- Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
...
 ĐỀ 20
Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tuyệt vọng?
a. vô vọng b. hi vọng c. thất vọng
2. Từ ý chí thuộc từ loại nào?
a. Tính từ b. Động từ c. Danh từ
3. Có những quan hệ từ nào trong câu sau:
Cuộc đời của Xti – phen Guôn – đơ đúng là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.
của, về.
của, là, về.
của , là , về, một.
4.Chủ ngữ trong câu sau là gì?
Cuộc đời của Xti – phen Guôn – đơ đúng là tấm gương sáng về một nghị lực phi thường
a. Cuộc đời 	
b Cuộc đời của Xti – phen Guôn – đơ 
c. Xti – phen Guôn – đơ 
5. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
	Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn- đơ đã cùng những người cộng tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hoá các loài khác hẳn với thuyết tiến hoá truyền thống của Đác – uyn.
Chỉ thời gian và phương tiện.
Chỉ thời gian và mục đích.
Chỉ thời gian và địa điểm.
6.Câu nào sau đây là câu ghép? Những quan hệ từ nào được dùng trong câu đó.
a. Vậy là Xti- phen Guôn- đơ quyết tâm dùng ý chí để chiến đấu với căn bệnh quáy ác ấy.
b. Ông vẫn tiếp tục với căn bệnh quái ác ấy.
c. Như vậy ông đã không chỉ “lọt” vào danh sách những người “ sống quá tám tháng” mà ông có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học.
7. Câu “ Ngoài ra, Guôn – đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí Khoa học.” thuộc kiểu câu gì?
 ĐỀ 19
1.Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ.
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành , đã là một thanh niên, đã có công ăn 
việc làm , đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ 
mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà , về sự thương yêu của bà, 
và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ
2. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi: .
3. a.Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép? 
 c.Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.
 ĐỀ 18
1. Tiếng truyền trong cụm từ “ kẻ thù truyền kiếp” có ý nghĩa gì?
a. Trao lại cho người khác ( thường thuộc thế hệ sau) .
b. lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
c. Nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
2. Xác định từ loại của từ anh hùng trong các câu sau: 
a. Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ!
b. con đã có một hành động thật anh hùng, con trai ạ!
3.a. Đặt 3câu có 3 từ con đồng âm là danh từ , tính từ ,đại từ. 
c.Đặt 2 câu có từ nhỏ đồng âm là danh từ, động từ.
 ĐỀ 17
1.Xếp các từ trong câu sau thành 3 nhóm từ đơn, từ ghép, từ láy: 
 Thời gian / như / lắng đọng / khi / ông / mãi / lặng yên / đọc / đi / đọc / lại / những / dòng / chữ / nguệch ngoạc / của / con / mình .
- Từ đơn: ...
- Từ ghép: .
- Từ láy: .
2. Tìm : 
 a, Các từ láy , từ ghép tổng hợp có tiếng “lặng”: - - -- .
.
b. 3 từ ghép phân loại có tiếng “lặng”
3. Tìm các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ cố ý
-Từ đồng nghĩa:.
- Từ trái nghĩa:...
4. Tìm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu Ai làm gì? Hay Ai thế nào?
 Tôi nhẹ nhàng vuốt lại mảnh giấy cho phẳng rồi đưa cho mẹ của Tôm- mi. 
Bà đọc và đưa nó cho chồng mà không hề nói lời nào.
Bố Tôm- mi cau mày. 
Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra.
 ĐỀ 16
1.Tìm từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ biết ơn:
2. Chia các từ sau thành 3 nhóm: Danh từ, động từ , tính từ.
biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.
Danh từ: 
Động từ :
Tính từ: .
3. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong hai câu sau:
 Chúng ta . phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được ..phải biết ơn những tình cảm, dù nhỏ nhoi, của người khác dành cho mình.
 ĐỀ 15

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HSG KIM ANH.doc