Một số giải pháp dạy các bài toán phân số, tỉ số cho học sinh lớp 5

Một số giải pháp dạy các bài toán phân số, tỉ số cho học sinh lớp 5

Điều 35 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – cộng nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ủy ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình.

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 742Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp dạy các bài toán phân số, tỉ số cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Điều 35 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – cộng nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ủy ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học, bản thân tôi nhận thấy trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường Tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học.
Môn Toán là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn phương pháp suy luận, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh Tiểu học. Là môn học có nhiều học sinh thích học.
Hai năm học qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp bồi dưỡng học sinh lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu cho mình những vấn đề khó trong giảng dạy. Thực tế cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc nhưng khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn. Và tôi nhận thấy trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học các vấn đề về phân số, tỉ số đã trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Và các bài toán về phân số luôn luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi Toán ở bậc Tiểu học. Vì thế, việc giải thành thạo các bài toán về phân số là một yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc Tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh khá giỏi.
Vậy việc dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ động bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế. Và một điều quan trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học toán.
 Chính từ những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp dạy các bài toán phân số, tỉ số cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu. 
II. Mục đích nghiên cứu.
 Tôi chọn đề tài nghiên cứu này để giúp cho việc dạy học phần phân số của lớp 5 được tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Tiểu học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối lớp 5
 * Phạm vi nghiên cứu: Dạy các bài toán phân số, tỉ số ở lớp 5
IV. Giả thuyết khoa học
 Thực trạng là trước khi lên lớp giáo viên chưa chuẩn bị bài chu đáo. Trong giờ dạy chưa lựa chọn được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khoa học phù hợp với nội dung bài học. nếu được quan tâm và tìm ra những nguyên nhân khó khăn dẫn đến việc học sinh chưa hiểu bài và chưa có hứng thú với bài học nếu như trong quá trình dạy học giáo viên biết đề ra những biện pháp phù hợp thì việc hứng thú học môn Toán và chất lượng dạy học phần phân số ở lớp 5 sẽ được nâng cao.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Điều tra thực trạng dạy và học phần phân số của học sinh lớp 5A ở trường Tiểu học Hợp Thanh A - Mỹ Đức - Hà Nội.
Đề xuất cách dạy phân số ở lớp 5
VI. Giới hạn đề tài:
Học sinh khối 5.
Địa bàn: Trường Tiểu học Hợp Thanh A – xã Hợp Thanh - huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội.
Thời gian thực hiện đề tài: năm học 2010 – 2011
Nội dung: Dạy các bài toán về phân số, tỉ số cho học sinh lớp 5 
VII. Phương pháp nghiên cứu.
 Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp:
	 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	 + Phương pháp điều tra khảo sát.
	 + Phương pháp thử nghiệm.
	 + Phương pháp kiểm tra đánh giá.
	 + Phương pháp phân tích tổng hợp.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quá trình dạy và học. Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh để các em tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Việc dạy học Toán theo chương trình sách giáo khoa và giải các bài toán nâng cao đối với học sinh là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc rèn luyện tư duy, làm quen với cách phân tích, tổng hợp. Tao điều kiện cho học sinh hoạt động học tập một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó học sinh mới có thể tự mình tìm tòi, phát hiện, tri thức mới, có hứng thú, tự tin trong học tập.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng.
 Trong chương trình Tiểu học các vấn đề về phân số và tỉ số đã được chính thức đưa vào chương trình Toán ở bậc Tiểu học và trở thành một chủ đề quan trọng. Nói chung các bài toán dạng phân số và tỉ số đa dạng, phức tạp nên học sinh không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm bài.
Qua hai năm thực dạy lớp 5. Qua dự giờ tham khảo ý kiến đồng nghiệp xem bài làm của học sinh. Bản thân tôi thấy trong dạy và học các bài toán về phân số và tỉ số giáo viên và học sinh có những tồn tại và vướng mắc như sau:
 + Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tự tìm cách giải.
 + Học sinh chưa được rèn luyện giải theo dạng bài nên khả năng nhận dạng bài và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa có. Dẫn đến học sinh lúng túng, chán nản khi gặp loại toán này.
 + Đa số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, dạy một cách máy móc, dập khuôn, chứ chú trọng làm rõ bản chất toán học nên học sinh chỉ nhớ lí thuyết một cách máy móc nhưng khi vận dụng vào thực hành thì lúng túng. Đặc biệt chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán cụ thể có trong cuộc sống.
 + Khi làm bài nhiều em không đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho.
2. Kết quả của thực trạng.
 Cuối năm học 2009 – 2010, để chuẩn bị cho dạy thực nghiệm năm học tới ( năm học 2010 – 2011 ) tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra, với thời gian làm bài 30 phút.
Đề bài như sau:
Bài 1: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự lớn dần:
a. 
b. 
Bài 2: Một bể nước có hai vòi chảy vào và một vòi tháo ra. Biết vòi thứ nhất chảy một mình mất 8 giờ thì đầy bể, vòi thứ hai chảy một mình mất 6 giờ thì đầy bể, vòi thứ ba tháo ra một mình mất 4 giờ mới cạn. Bể đang cạn nếu mở cả ba vòi cùng một lúc thì mất bao lâu bể đầy?
 Kết quả thu được:
( Tổng số học sinh được làm bài: 28 em )
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
02
7,1
08
28,6
15
53,6
03
10,7
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 Trước thực trạng như vậy, đầu năm học 2010 – 2011, được sự đồng ý của chuyên môn, tôi đã áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần phân số và tỉ số ở lớp 5A. Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi và nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Đối với loại toán về phân số và tỉ số tôi đã thực hiện như sau:
Dạy giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất toán học.
Phân dạng bài tập, giúp học sinh nhận dạng các bài tập và phương pháp giải các bài tập của từng dạng.
Hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước giải toán.
Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tìm tòi phương pháp giải, phương pháp truyền đạt dễ hiểu để học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất.
IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 * Biện pháp 1: Dạy giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất toán học.
 Để làm được điều này thì ngay trên lớp, khi dạy bài mới tôi đã chú trọng giúp học sinh hiểu rõ bản chất toán học, hiểu rõ ý nghĩa, bản chất của nội dung kiến thức. Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức bằng hiểu biết của mình dựa trên những gợi ý rồi tôi mới hướng dẫn học sinh chốt kiến thức. 
 Lưu ý: Để củng cố vững chắc và hướng dẫn học sinh đào sâu các kiến thức đã học đòi hỏi người giáo viên phải tâm đắc với công việc của mình, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, khai thác những kiến thức tiềm ẩn trong đó và dựa trên kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, phát hiện những sai lầm học sinh hay mắc phải, chuẩn bị những câu hỏi, những bài tập giúp học sinh tư duy để nhận thức sâu sắc những kiến thức trong sách.
 * Biện pháp 2: Phân dạng các bài toán về phân số và tỉ số
 Trong thực tế, các bài toán về phân số và tỉ số rất đa dạng về nội dung. Việc phân chia dạng toán để giúp các em nhận dạng là vô cùng quan trọng. Nó giúp các em nắm phương pháp giải một cách có hệ thống và giúp các em rèn luyện kĩ năng giải toán được nhiều hơn. Trong quá trình giảng dạy, củng cố kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi loại toán về phân số và tỉ số tôi đã thực hiện phân dạng như sau:
 1. Một số dạng toán điển hình về phân số.
 	Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số:
 Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số.
 Dạng 2: So sánh phân số.
 Dạng 3: Phân số thập phân - Tỉ số.
 Nhóm 2: Bốn phép tính về phân số.
 Nhóm 3: Toán đố về phân số.
 Dạng 1: Tìm tỉ số của hai số. 
 Dạng 2: Tìm một phân số của một số. 
 Dạng 3: Tìm một số khi biết giá trị một phân số của số ấy.
 Dạng 4: Tìm các số biết tổng và tỉ số của chúng. 
 Dạng 5: Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của chúng. 
 Dạng 6: Tìm số trung bình cộng.
 Dạng 7: Làm tròn phân số thành đơn vị.
 Dạng 8: Giả thiết tạm về phân số. 
 Dạng 9: Loại khử về phân số. 
 Dạng 10: Tính ngược về phân số.
- Sau khi phân dạng các bài toán về phân số tôi sẽ hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số đó và giúp học sinh biết cách phân tích bài toán để nhận biết bài toán đó thuộc dạng nào? Từ đó có thể áp dụng phương pháp giải dạng bài toán đó để giải quyết bài toán một cách nhanh, gọn, chính xác.
2. Hệ thống kiến thức cơ bản và mở rộng kiến thức cho học sinh khi giải các dạng toán về phân số. 
 	 Nhóm 1: Phân số và tính chất cơ bản của phân số.
 	* Dạng 1: Các bài toán về cấu tạo số.
 	1. Phân số là số do một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành. Mỗi phân số gồm hai bộ  ... là: 
Số thứ nhất là: 
Số thứ hai là: 
 Đáp số: 
Bài toán 2. Cho hai số là và . Số thứ ba bằng trung bình cộng của hai số đó. Số thứ tư lớn hơn trung bình cộng của cả 3 số là . Tìm trung bình cộng của 4 số đó ?
Giải
Số thứ ba là: 
 Số thứ tư là : 
Trung bình cộng của cả bốn số là: 
Dạng 7: Làm tròn phân số thành đơn vị.
 	Bài toán: Hôm qua, Cô Bình bán tấm vải giá 20 000đ một mét thì lãi 200 000đ. Hôm nay, cô Bình bán phần còn lại của tấm vải giá 18 000đ một mét thì lãi 90 000đ. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu mét ?
Giải
 ( Làm tròn: Giả sử ngày nào cũng bán hết một tấm vải)
Phân số chỉ số vải ngày hôm nay là:
 (tấm vải)
Nếu hôm qua, bán được cả tấm thì lãi:
(đồng)
Nếu hôm nay, bán được cả tấm thì lãi:
 (đồng)
Số tiền lãi hôm trước hơn tiền lãi hôm nay là:
320.000 – 240.000 = 80.000 (đồng)
Mỗi mét vải hôm qua bán đắt hơn hôm nay là:
20.000 – 18.000 = 2000 (đồng)
Vậy tấm vải dài là: 80.000 : 2000 = 40 (m).
 Đáp số: 40m vải.
Dạng 8: Giả thiết tạm về phân số.
 Bài toán: Một người buôn băng đĩa đã mua vào 7.000đ một đĩa. Sau đó, bán lại số băng đĩa với giá 10.000đ một băng và chỗ còn lại bán giá 9.000đ một băng. Bán xong, người đó được lãi 56.000đ. hãy tính số băng đĩa người đó đã mua vào ?
Giải
Giả sử chỉ có 5 băng đĩa thì lần đầu bán 4 băng, còn lần sau bán một băng.
Giá bán 4 băng lần đầu và 1 băng lần sau là:
(đồng)
Giá mua vào 5 băng đó là:
( đồng)
Tiền lãi khi bán 5 băng đó là:
49.000 – 35.000 = 14.000(đồng)
Vậy số băng đĩa đã mua vào so với 5 băng thì gấp:
560.000 : 10.000 = 40 (lần)
Số băng đĩa đó người đó đã mua vào là:
(băng đĩa)
 Đáp số: 200 băng đĩa.
Dạng 9: Loại khử về phân số
 	Bài toán: Cả đàn trâu và bò có tất cả 50 con. Biết rằng nếu số trâu và số bò gộp lại thì được 27 con. Tính số trâu? số bò?
Giải
 Theo bài ra ta có: trâu + bò = 50 con (1)
 trâu + bò = 27 con (2)
 Nhân cả hai vế của (1) với ta có:
 trâu + bò = (3)
 Đem từng vế của (3) trừ đi từng vế của (2). Ta có:
 trâu - trâu = 
 trâu = trâu = (con)
 Số bò là: 50 – 30 = 20 (con)
 Đáp số: trâu: 30 con
 bò: 20 con
Dạng 10: Tính ngược về phân số.
Bài toán: Tìm một phân số biết rằng nếu đem số đó chia cho 3, được bao nhiêu chia trừ đi thì được phân số mới .
Giải
(Với dạng bài toán này, hướng dẫn giải bằng cách vẽ lưu đồ)
Phân số trước khi trừ đi là: + = 
Phân số trước khi chia cho 3 hay phân số cần tìm là:
 Đáp số: 
 * Biện pháp 3: Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng
 - Trong giảng dạy, người giáo viên Tiểu học lên lớp giảng dạy nhiều môn học nên cần phải thực sự có kiến thức, am hiểu các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Phải trang bị cho mình một phương pháp giảng dạy hoa học, dễ hiểu với học sinh. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì mới đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay.
 - Trong dạy học Toán nói chung cũng như dạy các dạng bài về phân số và tỉ số nói riêng để nâng cao chất lượng giảng dạy, trước hết giáo viên phải hiểu biết sâu rộng về kiến thức. Quá trình tích luỹ kiến thức cần phải xác định là quá trình lâu dài, thường xuyên. Vì nếu giáo viên không nắm chắc kiến thức, mơ hồ về kiến thức thì chắc chắn dạy học không thể có chất lượng. để làm được điều này tôi đã dành thời gian đọc kĩ sách giáo khoa. Tìm hiểu kĩ chương trình sách giáo khoa của toàn cấp học.
 - Nghiên cứu xác định đúng trọng tâm của từng bài học. Tìm hiểu rõ nội dung kiến thức này học sinh đã được tiếp cận chưa, nếu đã được tiếp cận thì ở mức độ nào. Dự kiến điều gì là vấn đề khó đối với học sinh để tìm ra cách truyền đạt tốt nhất, dễ hiểu nhất đối với học sinh.
 - Đọc các chuyên đề, tài liệu tham khảo về các dạng toán đó để mở rộng kiến thức.
 - Thông qua dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, nêu vấn đề còn phân vẩntước các buổi sinh hoạt chuyên môn để làm sáng tỏ những băn khoăn, vướng mắc về nội dung kiến thức hó, về phương pháp truyền đạt.
 - Trong khi nghiên cứu mở rộng kiến thức, tìm phương pháp giải cho các dạng toán cần tìm tòi nhiều hướng giải khác nhau. Để cuối cùng rút ra hướng giải ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với học sinh Tiểu học.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết quả nghiên cứu:
 - Từ việc nghiên cứu, vận dụng biện pháp dạy các bài toán về phân số và tỉ số cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Hợp Thanh A - Mỹ Đức – Hà Nội, năm học 2010 – 2011. Với đề khảo sát cùng kì năm ngoái như nêu ở phần thực trạng cho kết quả như sau:
Kết quả
( Trên tổng số 27 học sinh )
Năm học
Tổng số
học sinh
Điểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2009- 2010
28
02
7,1
08
28,6
15
53,6
03
10,7
2010- 2011
27
06
22,2
10
37
11
40,8
0
0
 - Từ kết quả trên và qua theo dõi trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy biện pháp dạy toán về phân số cho học sinh lớp 5 của tôi đã bước đầu thu được kết quả tốt.
 + Học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề, tiếp thu bài tốt, chất lượng học tập đồng đều hơn. Học sinh ít mắc sai lầm trong quá trình làm bài. Tỉ lệ điểm khá giỏi được nâng lên không còn điểm yếu.
 + Với học sinh khá giỏi, qua phân dạng toán và hướng dẫn phương pháp giải từng dạng như đã trình bày ở trên, học sinh không còn lúng túng trong bước tìm phương pháp giải cho mỗi bài toán. Học sinh học hứng thú hơn. Nhiều học sinh đã biết chọn cách giải hay cho mỗi bài toán. Giải và trình bày bài giải khoa học, lập luận chặt chẽ, đủ ý.
2. Đề xuất những biện pháp dạy - học những kiến thức cơ bản và giải toán nâng cao về phân số.
 	Việc dạy và học giải toán cho học sinh tiểu học nói chung và việc dạy giải toán nâng cao phần phân số nói riêng là một việc làm công phu, nhiều thời gian và có hệ thống. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách ngắn gọn dễ hiểu. Đối với học sinh, việc nắm vững kiến thức đại trà về phân số đã là khó, do vậy việc làm quen với các dạng toán nâng cao về phân số lại càng khó hơn. Bởi vậy, khi dạy học sinh các kiến thức cơ bản hoặc giải các bài toán nâng cao về phân số, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm giúp học sinh lĩnh hội được nhiều nhất lượng kiến thức mà giáo viên đã định hướng đưa vào nội dung tiết dạy.
 Các biện pháp thường dùng khi dạy và học giải toán nâng cao về phân số là:
 	* Lồng vào nội dung bài học:
 	Biện pháp này giúp học sinh mở rộng kiến thức ngay từ nội dung bài học trên lớp. Học sinh được vận dụng thực hành những bài toán nâng cao trên cơ sở những kiến thức vừa tiếp thu trong kiến thức sách giáo khoa; biện pháp này tuy có hiệu quả cao nhưng ít giáo viên sử dụng bởi phần lớn giáo viên đều ngại nghiên cứu sách giáo khoa, sách nâng cao, một nguyên nhân nữa nếu không nghiên cứu kĩ thì dẫn đến nội dung tiết học nặng nề, quá tải. Do vậy, với biện pháp này giáo viên sử dụng trong nội dung tiết học toán vào buổi thứ hai trong ngày sẽ có hiệu quả cao bởi học sinh được củng cố, mở rộng kiến thức ngay sau khi học nội dung cơ bản.
 	* Tổ chức nhóm học sinh năng khiếu.	
 	Đây là biện pháp mà nhiều trường, nhiều giáo viên sử dụng. Việc tổ chức theo nhóm học sinh năng khiếu có thuận lợi là trình độ học sinh đồng đều. Bài tập nâng cao sẽ phù hợp với ngưỡng nhận thức của học sinh, điều đó dẫn đến việc không mất nhiều thời gian cho một đơn vị kiến thức. Hơn nữa, Việc tổ chức theo nhóm học sinh năng khiếu sẽ gây cho các em hứng thú học tập, cạnh tranh lành mạnh khi tìm và phát hiện ra lời giải hay và học sinh sẽ phát huy hết mặt mạnh, sở trường của mình.
 	* Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ ( hoạt động ngoại khoá).
 	Đây là hình thức tổ chức nói chuyện theo chuyên đề, học sinh sẽ được mở rộng kiến thức kết hợp củng cố kiến thức về một mảng nào đó về phân số hay số thập phân...Tuy nhiên với biện pháp này cũng không được áp dụng thường xuyên vì khả năng tập trung nghe và ghi nhớ của học sinh chưa cao, các em mau chán và để ý sang những vấn đề khác. Hơn nữa biện pháp này được tổ chức không chu đáo sẽ dẫn đến việc làm hình thức kém hiệu quả vì học sinh phải thụ động lĩnh hội kiến thức.
 	* Tổ chức thi giải toán trên báo tường, báo toán tuổi thơ...
 	Việc tổ chức cho học sinh thi giải toán trên báo sẽ tạo ra phong trào học tập trong toàn trường. Học sinh được thử sức trên các sân chơi rộng hơn, điều này kích thích học sinh tích cực học tập, chăm đọc sách, báo để tìm đề toán hay, lời giải hay. Việc tổ chức học tập này, ngoài việc học sinh biết giải toán mà còn giúp các em có kĩ năng ra đề toán.
 	Biện pháp này tuy được ít trường áp dụng nhưng nếu thường xuyên tổ chức cho học sinh thì hiệu quả đem lại không phải là nhỏ.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình thực nghiệm đề tài.
	Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp dạy các bài toán về phân số và tỉ số lớp 5 ” tôi nhận thấy rằng:
 * Để giúp các em nắm chắc kiến thức và giải được các bài toán về phân số từ đễ đến khó, giáo viên cần:
 - Trang bị cho học sinh một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản cũng như các quy tắc, công thức. Nắm vững bản chất của vấn đề.
 - Người giáo viên cần biết phân dạng, hệ thống hoá các bài tập theo dạng bài.Giúp học sinh nắm phương pháp giải theo dạng bài từ đơn giản đến phức tạp. Trong mỗi dạng cần phân nhỏ từng loại theo mức độ kiến thức tăng dần. để khi gặp các dạng bài hác nhau hcọ sinh phải tự nhận dạng được bài toán thuộc dạng toán gì? Vận dụng kiến thức nào để giải.
 - Khi dạy học toán, giáo viên cần phải lưu tâm tới những học sinh có năng khiếu để chú trọng bồi dưỡng. Việc dạy học cho các em cách giải, phương pháp giải các bài toán nâng cao là việc làm thiết thực, giúp học sinh vượt qua khó khăn vướng mắc, tạo cho các em niềm tin, lòng say mê, tìm tòi, sáng tạo trong học toán để nâng cao trí tuệ.
 	- Trong phạm vi đề tài này, tôi đã cố gắng đề cập tới một số vấn đề cơ bản giúp học sinh nhận biết các dạng toán cơ bản cũng như các dạng toán nâng cao về phân số và cách giải mỗi dạng toán. Trong mỗi dạng toán, tôi đã đưa ra những kiến thức cơ bản, một số ví dụ minh hoạ từ dễ đến khó. Tuy vậy, trong khoảng thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập tới một số dạng bài toán phù hợp với hoàn cảnh nghiên cứu của địa bàn công tác. Với những bài toán có lời văn, tôi đã cố gắng đưa nội dung gắn với thực tế để thông qua việc giải các bài toán đó giúp học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và vân dụng ngoài cuộc sống.
Hợp Thanh, ngày 09 tháng 5 năm 2011
 Người viết
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TAI SKKN GIAI C THANH PHO(4).doc