Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5C viết đúng chính tả vần ân / anh

Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5C viết đúng chính tả vần ân / anh

 Nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Luyện học sinh viết từ có vần ân/ anh trong bài chính tả trước khi giáo viên đọc ,học sinh nghe viết vào vở là một bước rất quan trọng trong giờ dạy phân môn chính tả nên nhiều giáo viên đã vận dụng hình thức và phương pháp dạy học mới, phù hợp đặc trưng của môn học , giúp học sinh viết được nhiều từ có vần ân/anh nhằm giảm số lượng sai lỗi trong bài viết .Tuy nhiên thời gian dành cho viết từ có vần ân/anh không nhiều nên số từ khó được viết cũng hạn chế , phần lớn học sinh thuộc diện khó khăn nên cha mẹ chưa quan tâm đến việc học ,do ảnh hưởng vùng phương ngữ , hỏng nhiều kiến thức . Nhiều em đọc trôi chảy nhưng chưa chú ý đến cách viết ( cấu tạo từ ), nghĩa của từ nên các em còn viết sai nhiều lỗi chính tả .

 Giải pháp của Tôi là sử dụng phiếu viết từ có vần ân/anh trong bài chính tả phát hằng ngày cho học sinh về viết ở nhà mỗi lần viết 30 từ trong bài chính tả chuẩn bị viết trong tuần ,và nộp lại cho giáo viên kiểm tra vào đầu giờ học ngày hôm sau .

 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương trong cùng lớp học ( Lớp 5C ) .Nhóm A ( có 12 học sinh) là nhóm thực nghiệm , nhóm B (có 12 học sinh )là nhóm đối chứng .Nhóm A được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ : 11 đến 16 ( Luật bảo vệ môi trường ; Mùa thảo quả ;Hành trình của bày ong ;Chuỗi ngọc lam;Buôn Chư Lênh đón cô giáo ;Về ngôi nhà đang xây) .Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh ;nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng .Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là .,Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là .,Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P < 0,05="" có="" nghĩa="" là="" có="" sự="" khác="" biệt="" lớn="" giữa="" điểm="" trung="" bình="" của="" hai="" nhóm="" thực="" nghiệm="" và="" đối="" chứng="" .="" điều="" đó="" chứng="" minh="" rằng="" việc="" sử="" dụng="" phiếu="" viết="" từ="" có="" vần="" ân/anh="" ở="" nhà="" cho="" học="" sinh="" trong="" dạy="" học="" ,="" làm="" nâng="" cao="" kỹ="" năng="" viết="" chính="" tả="" cho="" học="" sinh="" của="" lớp="">

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5C viết đúng chính tả vần ân / anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM DỤNG
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I/ TÊN ĐỀ TÀI
 Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5C viết đúng chính tả vần ân/anh.
II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh là góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt . Luyện học sinh viết từ có vần ân/ anh trong bài chính tả trước khi giáo viên đọc ,học sinh nghe viết vào vở là một bước rất quan trọng trong giờ dạy phân môn chính tả nên nhiều giáo viên đã vận dụng hình thức và phương pháp dạy học mới, phù hợp đặc trưng của môn học , giúp học sinh viết được nhiều từ có vần ân/anh nhằm giảm số lượng sai lỗi trong bài viết .Tuy nhiên thời gian dành cho viết từ có vần ân/anh không nhiều nên số từ khó được viết cũng hạn chế , phần lớn học sinh thuộc diện khó khăn nên cha mẹ chưa quan tâm đến việc học ,do ảnh hưởng vùng phương ngữ , hỏng nhiều kiến thức . Nhiều em đọc trôi chảy nhưng chưa chú ý đến cách viết ( cấu tạo từ ), nghĩa của từ nên các em còn viết sai nhiều lỗi chính tả .
 Giải pháp của Tôi là sử dụng phiếu viết từ có vần ân/anh trong bài chính tả phát hằng ngày cho học sinh về viết ở nhà mỗi lần viết 30 từ trong bài chính tả chuẩn bị viết trong tuần ,và nộp lại cho giáo viên kiểm tra vào đầu giờ học ngày hôm sau .
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương trong cùng lớp học ( Lớp 5C ) .Nhóm A ( có 12 học sinh) là nhóm thực nghiệm , nhóm B (có 12 học sinh )là nhóm đối chứng .Nhóm A được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ : 11 đến 16 ( Luật bảo vệ môi trường ; Mùa thảo quả ;Hành trình của bày ong ;Chuỗi ngọc lam;Buôn Chư Lênh đón cô giáo ;Về ngôi nhà đang xây) .Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh ;nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng .Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là .,Điểm kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là .,Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng . Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phiếu viết từ có vần ân/anh ở nhà cho học sinh trong dạy học , làm nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh của lớp 5C.
 Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả các tiếng có vần ân/anh. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đã là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5C viết đúng chính tả vần ân/anh. Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.
 II/ MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm:
 1. Giải quyết những khó khăn trong việc dạy chính tả, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng chính tả, nhằm nâng cao chất lượng mônTiếng Việt.
 2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt phân môn Chính tả.
 3. Làm cho tất cả các giáo viên Tiểu học thấy rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả, kiên trì rèn luyện cho các em viết đúng chính tả ngay từ các lớp dưới.
 4. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng chính tả , rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh khối 4, 5.
 5.Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy chính tả cho học sinh Tiểu học.
III/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào nội dung dạy phân môn chính tả ở trường Tiểu học, đối tượng chính là học sinh lớp 5.
 Tôi bắt đầu thực hiện đề tài từ đầu năm học 2008- 2009 đến nay.
 B. PhẦN NỘI DUNG
 I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU
 Qua kết quả thống kê chất lượng học tập ở từng khối lớp của trường tôi trong 2 năm đầu hưởng ứng cuộc vận động “ hai không “ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu phải thi lại trong hè đa số rơi vào môn Tiếng Việt, mà nguyên nhân chính là do điểm viết chính tả quá thấp ( 70 % bài bị điểm 0 ). 
 Đầu năm học 2008- 2009, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm, tỉ lệ học sinh lớp tôi đạt điểm bài chính tả cụ thể như sau:  bài.
 Trong những năm học qua, khi họp tổ để trao đổi tìm biện pháp dạy chính tả cho học sinh, giáo viên nào cũng than phiền về lỗi chính tả và chữ viết của học sinh lớp mình. Có những em, trong suốt một năm học không đạt nỗi một điểm 5 trong vở Chính tả. Các em viết sai chính tả nhiều thì không thể viết được một bài tập làm văn đạt yêu cầu, không thể làm tốt các bài kiểm tra Khoa học, Lịch sử, Địa lí, dẫn đến việc học yếu và phải thi lại là đương nhiên. Giải quyết được vấn đề học sinh viết sai chính tả thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu hàng năm, sẽ thực hiện được phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, và đặc biệt là sẽ góp phần quan trọng vào việc “ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt “, giúp học sinh vững vàng tự tin trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
 Sau khi kết thúc năm học 2007- 2008, thấy kết quả thi lại môn Tiếng Việt của khối 4 khá cao, trong đầu tôi đã nảy sinh ý tưởng tìm biện pháp để rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Hè đó, tôi được phân công ôn tập cho 17 em học sinh khối 4 thi lại trong hè (trong đó có 13 em yếu môn tiếng Việt ). Tôi đã vận dụng các biện pháp mới và kết quả là cả 17 em đều được lên lớp 5 sau khi thi lại. Năm học 2009- 2010 này, tôi đã có thêm kinh nghiệm dạy phân môn Chính tả. Vì vậy, tôi muốn ghi lại kinh nghiệm này để để phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong khối, trong trường, với mong muốn hạ thấp tỉ lệ học sinh yếu cuối năm, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy -học và rèn luyện chữ viết của giáo viên và học sinh trong toàn trường.
 II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
 1. Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai.Có những giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai.
 2. Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt 60 đến 70 tiếng / phút. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.
 3. Học sinh không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy, có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch,
 4. Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
 5. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả.
 Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các biện pháp thực hiện sau đây:
 * Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả.
 * Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả.
 * Vận dụng qui tắc dạy chính tả theo khu vực.
 * Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 * Tuyên dương khen thưởng kịp thời những học sinh có nhiều tiến bộ trong học tập.
1) Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả
 Trong năm học 2008-2009, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nề nếp lớp học, sinh hoạt nội qui của trường, của lớp; tôi cho các em chép chính tả bài “ Quyết định độc đáo “ (Bài tập luyện từ và câu tuần 18 ) :
 Quyết định độc đáo
 Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nót- tinh- ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi , công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
 Theo báo Công an nhân dân
 Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng các câu hỏi sau đây: 
 +Vì sao những công chức nước Anh lại bị phạt tiền?
 + Mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt bao nhiêu ?
 + Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh, Ông Chủ tịch hội đồng thành phố đã dùng biện pháp gì?
 + Vì sao viết sai lỗi chính tả lại bị phạt như vậy?
 + Muốn viết đúng chính tả thì các em phải làm sao?
 Từ việc tìm hiểu bài văn này, tôi làm cho các em hiểu rằng ở đất nước nào cũng vậy, việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí còn làm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người viết. Có viết đúng chính tả thì mới học tốt môn Tiếng việt và mới học tốt các môn học khác. Nếu như các em viết sai lỗi chính tả nhiều thì sẽ bị điểm kém môn Tiếng Việt. Và cuối năm sẽ bị thi lại, thậm chí sẽ phải ở lại lớp.Việc rèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉ cần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theo hướng dẫn của cô thì nhất định các em sẽ thành công. 
 Sau đó, tôi cho các em xem một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả) của học sinh năm trước để tác động vào ý thức của học sinh.
 2) Rèn kĩ năng đọc đi đôi với luyện viết chính tả
 Như chúng ta đã biết: đọc thông thì mới viết thạo. Học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng chính tả.Vì đọc chưa thông nên khi viết chính tả các em thường mắc các lỗi do không nắm vững chính tự và cấu trúc âm tiết Tiếng Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện đọc cho các em.
 Đầu năm học, lớp tôi có 5 em đọc yếu, đó là các em:
 - Nguyễn Thị Việt Trinh
 - Nguyễn Văn Tài
 ... , sư sãi, giáo sư, gia sư,
 + Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, si, sim, ...
 + Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,
 + Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sông, suối, sấm, sét,
 Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, xuồng, xoan, xoài, túi xách, xương, xô, xẻng, xưởng, xã, trạm xá, bà xơ, mùa xuân. Học sinh có thể ghi nhớ các trường hợp ngoại lệ trên bằng cách học thuộc câu văn sau:
 Mùa xuân, bà xơ đi xuồng gỗ xoan, mang một xe xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng, đem về trạm xá cho bệnh nhân đau xương.
 5. Mẹo viết d, r, gi:
 - Trong những từ láy đôi, nếu tiếng đầu có phụ âm l thì tiếng thứ hai có phụ âm là d, chứ không thể là r hay gi: lò dò, lai dai, lắc dắc, 
 - Đối với các trường hợp khác, muốn xác định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa: 
 + gia(tăng thêm): gia hạn, gia vị, gia tăng, tăng gia, tham gia,
 + gia ( nhà): gia đình, gia tài, gia sản, gia sư, gia trưởng, quản gia, gia phong,..
 + da ( lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da dẻ, da trời, da mặt, 
 + ra ( sự di chuyển) : ra vào, ra ngoài, ra sân, ra chơi,
 Nhờ có bảng tổng hợp các qui tắc và mẹo luật chính tả này mà học sinh lớp tôi trở nên sôi nổi học tập, em nào cũng thuộc những câu thơ về mẹo luật chính tả, lỗi chính tả đã giảm đi đáng kể. Nhưng chỉ nắm các qui tắc và các“ mẹo” chính tả thì vẫn chưa khắc phục được triệt để các lỗi chính tả. Vì vậy, khi dạy chính tả , tôi phỉa phối hợp vận dụng cả qui tắc “ Kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức”. Phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu như ghi nhớ các qui tắc, các mẹo chính tả,Nhưng trong một số trường hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào thì tôi dạy các em cách “ nhớ từng chữ một” ( cách không óc ý thức), đây cũng là giải pháp hữu hiệu, hợp lí. Bởi vì, phần lớn những người viết đúng chính tả hiện nay đều dựa vào cách nhớ từng từ một.Theo cách này, tôi hướng dẫn học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai. Những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. 
 Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, xoong, quần xoóc, xe goòng, hoặc từ những chỉ viết ngã chư không viết hỏi, từ để chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, từ kể chỉ viết hỏi chứ không viết ngã, 
 4) Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi
 Song song với việc ôn tập gúp học sinh nắm vững các qui tắc và mẹo chính tả, việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi trong bài viết cũng rất quan trọng. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh , không chỉ ở chính tả mà ở tất cả các môn học khác. 
 * Đối với bài chính tả Đoạn bài, sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho học sinh đổi vở và soát lỗi lẫn nhau. Tôi qui định lỗi cụ thể, yêu cầu các em soát lỗi bài viết của bạn, dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai, tổng hợp số lỗi rồi trả về cho bạn tự sửa ( ghi từ chứa tiếng sai rồi sửa lại đúng chính tả).
 Đối với những em viết sai nhiều, tôi phân công 1 học sinh giỏi đổi vở và soát lỗi với học sinh đó. Sau khi các em soát lỗi xong, tôi mới thu vở để chấm điểm.Trong giờ chính tả, tôi chỉ chấm nhanh khoảng 1/3 lớp. Nhưng giờ ra chơi, tôi cố gắng chấm hết , chấm thật kĩ và ghi nhận xét cụ thể, khen những em có tiến bộ. Khi trả vở cho học sinh, tôi khen ngợi những em đã soát lỗi bài viết của bạn chính xác, tuyên dương những em có tiến bộ, nhắc nhở những em còn viết sai nhiều về nhà sửa lỗi trong vở và trong bảng tổng hợp. 
 * Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ bằng nhiều hình thức thi đua như: Ai nhanh ai đúng, Tìm nhanh viết đúng,  Các nhóm ghi bài làm của nhóm mình vào bảng nhóm hoặc phiếu bài tập để cả lớp nhận xét, bầu chọn nhóm thắng cuộc.
 * Đối với những tiết học khác, tôi cũng luôn nhắc nhở học sinh viết đúng chính tả . Khi chấm đoạn văn hoặc bài tập làm văn hoặc các bài kiểm tra của học sinh, tôi chấm kĩ càng, tỉ mỉ, chỉ rõ các lỗi chính tả và hướng dẫn học sinh sửa lỗi khi trả bài.
 5. Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập
 Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính tả nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi sát quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời.
 - Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.
 - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây viết( loại có thể thay ngòi), hoặc một chiếc nón kết,Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện. 
 III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đã từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả; các em viết chính tả một cách có ý thức chứ không tùy tiện như trước. Đầu năm ½ số học sinh không có điểm chính tả ( sai trên 10 lỗi, tôi không chấm điểm ), nhưng đến cuối học kì I, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt, hơn 1/3 đạt điểm 9-10; 1/3 đạt điểm 7-8; chỉ còn 2 em viết sai nhiều, có bài vẫn phải chép lại. Nhưng so với đầu năm, các em vẫn có tiến bộ rất nhiều. Các em không chỉ có ý thức viết đúng chính tả mà còn có ý thức rèn luyện chữ viết, về nhà các em tự luyện viết thêm, rồi mang đến lớp khoe với tôi. Điều đó làm tôi rất mừng. Sang học kì II, các em càng tiến bộ hơn. Những em đầu năm viết sai những lỗi riêng biệt đều đã khắc phục được. Em Nguyễn Thị Việt Trinh không còn viết ung thành unh, anh thành ang nữa; Em Nguyễn Thị Phường và em Võ Nhựt Thiện không còn lẫn lộn âm m- n; em Nguyên Văn Tài đã viêt đúng vần ây; em Nguyễn Duy Khánh không còn lẫn lộn thanh huyền và thanh sắc nữa. Ki thi học kì II, phần thi viết chính tả, lớp tôi, em nào cũng có điểm chứ không đạt điểm 0 như những năm học trước. Cuối năm, lớp tôi đều được lên lớp thẳng 100 %.
 IV/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI
 Tôi có được thành công trong dạy học phân môn Chính tả là do các nguyên nhân chính sau đây;
 1. Tôi hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em.
 2. Tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi, xác định được “ trọng điểm chính tả” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc chính tả, các” mẹo” chính tả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tôi vận dụng linh hoạt 3 nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. 
 3.Tôi đã mạnh dạn thay đổi nội dung và yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với yêu cầu” Dạy chính tả theo khu vực”.
 4.Tôi nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy chính tả trong cuốn” Sách Giáo dục &Thư viện trường học” và đã bắt gặp được những ý tưởng của đồng nghiệp trùng với ý tưởng của mình,
 5.Tôi luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
 Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình.
 V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Rèn cho học sinh Tiểu học viết đúng chính tả là một việc làm khó khăn và lâu dài. Nhưng đây là phân môn Tiếng Việt rất quan trọng, nó quyết định chất lượng học tập và tỉ lệ học sinh lên lớp cao hay thấp; nó không những giúp các em học tốt mà còn góp phần “ giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Mặt khác, học sinh viết đúng chính tả thì chắc chắn chữ viết cũng sẽ đẹp hơn; khi chấm bài, giáo viên sẽ có tâm lí thoải mái phấn chấn hơn. Nếu chỉ dùng các phương pháp, biện pháp, hình thức dạy học thông thường ; nếu chỉ cho học sinh làm các bài tập có sẵn trong SGK thì không thể khắc phục được lỗi chính tả ; đặc biệt là lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.Tôi tin rằng mỗi thầy cô giáo sẽ có những cách làm khác nhau, sẽ có những kinh nghiệm dạy chính tả hiệu quả . Nhưng theo tôi, muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả thì người giáo viên cần phải:
 1. Viết chữ đẹp, đúng mẫu hiện hành và luôn viết đúng chính tả.
 2. Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học bằng nhiều hình thức thi đua.
 3. Phát huy tính có ý thức trong dạy chính tả, coi nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh Tiểu học.
 4. Xác định và tập trung vào “ trọng điểm chính tả” cần dạy, biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả các “ mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống .
 5.Tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu; thường xuyên kiểm tra vở , nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở ; động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ.
 C/ PHẦN KẾT LUẬN
 Dạy chính tả cho học sinh ở vùng Tây Nam Bộ thì nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ. nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh để hình thành nội dung giảng dạy chính tả. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương có một” trọng điểm chính tả” riêng. Vì vậy, giáo viên cần chú ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực. Song song với dạy chính tả theo khu vực, giáo viên cần khai thác tối đa phương pháp có ý thức trong dạy chính tả, đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp Tiểu học.
 Tóm lại: Việc dạy chính tả ở trường Tiểu học cần tập trung vào các “ trọng điểm chính tả”, tránh sự dàn trải, tản mạn thì sẽ khắc phục được các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm theo phương ngữ; chất lượng, hiệu quả dạy-học chính tả sẽ được nâng cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong sang kien kinh nghiem.doc