MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÓAN CÓ LỜI VĂN
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở Tiểu học phần lớn thời gian của học sinh dành cho việc học bốn phép tính và giải các bài tóan có lời văn . Trong đó việc học bốn phép tính thường không khó đối với tuyệt đại đa số học sinh còn việc học giải tóan có lời văn lại không dễ đối với hầu hết các em. Vì sao vậy ? Đó là vì trong các bài tóan có lời văn, bốn phép tính cộng trừ nhân chia không hiện ra một cách rõ ràng mà chúng ẩn náu đằng sau các câu chữ nhiều khi rất khó nhận thấy mô tả những tình huống trong đời sống , sinh họat, lao động và học tập thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ tìm hiểu thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số học sinh tiểu học không sợ các bài tóan số mà thường chỉ sợ các bài tóan đố tức tóan có lời văn nhất là các em có sức học từ trung bình trở xuống.
Ngòai ra trong mạch kiến thức cần thiết nầy học sinh giải được những bài tóan có lời văn từ đó tích hợp với các môn học khác như Môn Tiếng Việt : Tập đặt câu lời giải cho đúng , hợp lý và hay . Liên hệ với các môn học khác như Khoa học , lịch sử, địa lý . Biết suy luận lôgic và trình bày bài tóan hợp lý , lời giải rõ ràng , sạch , đẹp.
Tuy nhiên với việc cải cách phương pháp và nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay ở trường Tiểu học phải thay đổi về cả phương pháp giảng dạy và nội dung cho phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới đã làm nhiều giáo viên lúng túng, các tài liệu tham khảo chưa nhiều như chương trình cũ , các dạng tóan nâng cao không còn phù hợp nhất là từ khi Bộ giáo dục và đào tạo bỏ kỳ thi học sinh Giỏi tiểu học hàng năm.
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÓAN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở Tiểu học phần lớn thời gian của học sinh dành cho việc học bốn phép tính và giải các bài tóan có lời văn . Trong đó việc học bốn phép tính thường không khó đối với tuyệt đại đa số học sinh còn việc học giải tóan có lời văn lại không dễ đối với hầu hết các em. Vì sao vậy ? Đó là vì trong các bài tóan có lời văn, bốn phép tính cộng trừ nhân chia không hiện ra một cách rõ ràng mà chúng ẩn náu đằng sau các câu chữ nhiều khi rất khó nhận thấy mô tả những tình huống trong đời sống , sinh họat, lao động và học tập thường ngày. Nếu không biết phương pháp suy nghĩ tìm hiểu thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số học sinh tiểu học không sợ các bài tóan số mà thường chỉ sợ các bài tóan đố tức tóan có lời văn nhất là các em có sức học từ trung bình trở xuống. Ngòai ra trong mạch kiến thức cần thiết nầy học sinh giải được những bài tóan có lời văn từ đó tích hợp với các môn học khác như Môn Tiếng Việt : Tập đặt câu lời giải cho đúng , hợp lý và hay . Liên hệ với các môn học khác như Khoa học , lịch sử, địa lý ... Biết suy luận lôgic và trình bày bài tóan hợp lý , lời giải rõ ràng , sạch , đẹp. Tuy nhiên với việc cải cách phương pháp và nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay ở trường Tiểu học phải thay đổi về cả phương pháp giảng dạy và nội dung cho phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới đã làm nhiều giáo viên lúng túng, các tài liệu tham khảo chưa nhiều như chương trình cũ , các dạng tóan nâng cao không còn phù hợp nhất là từ khi Bộ giáo dục và đào tạo bỏ kỳ thi học sinh Giỏi tiểu học hàng năm. Là một giáo viên dạy lớp nhiều năm và làm công tác quản lý chuyên môn được giao bồi dưỡng kiến thức Tóan cho học sinh giỏi lớp 4,5 và là thành viên của hội đồng bộ môn Tóan cấp Tỉnh, được trực tiếp giảng dạy và tham gia nghiên cứu chương trình Tóan tiểu học qua các năm triển khai thay sách bản thân mạnh dạn đề xuất một số ít kinh nghiệm dạy TÓAN CÓ LỜI VĂN cho học sinh lớp 4,5 trong những năm gần đây. Trong đề tài nầy ngòai những cập nhật theo chương trình thay sách người viết sẽ so sánh với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Tóan nhất là ở lớp 5 trong những năm chín mươi thế kỷ trước từ đó rút ra được một số kinh nghiệm cung cấp kiến thức dạy giải tóan có lời văn cho học sinh lớp 4, 5 vì suy cho cùng kiến thức Tóan tiểu học từ bao năm nay trên thế giới cũng như trong nước chưa có thay đổi về căn bản mà chủ yếu là đổi mới về phương pháp. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: Thuận lợi: Trong một lớp học luôn có những cá nhân nổi trội , đòi hỏi người dạy phải đầu tư một cách đặc biệt hơn nhất là ở môn Tóan cụ thể là mạch kiến thức giải tóan có lời văn ở lớp 4,5, các em mong muốn có những đề tóan ứng dụng nhiều hơn , khó hơn để thử sức mình khi đã hòan tất các bài tập trong sách giáo khoa như các bạn. Qua giảng dạy bản thân đã gặp những học sinh ham hiểu biết luôn đặt câu hỏi về những kiến thức cao hơn chương trình . Đó là nguồn động viên cho người dạy phải tìm hiểu thỏa mản yêu cầu chính đáng cho các em cũng như ngừơi dạy phát hiện học sinh của mình của năng khiếu cần được bồi dưỡng thì phải tìm tòi trong các tài liệu tham khảo, các kiến thức đã được trang bị ở trường Sư phạm để có kế họach bồi dưỡng cho các em nầy , không phải để tham gia các cuộc thi kiểu nuôi gà chọi mà mục đích cuối cùng là hướng cho các em có năng khiếu một con đường đi sau nầy về môn học mà các em yêu thích. Là người Giáo viên không có hạnh phúc nào bằng được nhìn thấy thành quả của mình là những học sinh xuất sắc trong các môn học các em yêu thích và thành quả nầy đôi khi kéo dài cho đến lúc các em vào đại học, trưởng thành đóng góp nhiều cho xã hội. Khó khăn: Việc cung cấp kiến thức tóan cho học sinh nói chung và ở mạch kiến thức giải tóan có lời văn lớp 4, 5 nói riêng chỉ được giáo viên có tâm huyết và yêu thích môn Tóan mới nghiên cứu, tìm hiểu để chắc lọc và cung cấp cho học sinh theo các đối tượng Giỏi, Khá Trung bình, Yếu và nhất là khi có cấp trên tổ chức các cuộc thi học sinh Giỏi các cấp vô tình đã khiến các trường học coi việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng học sinh Giỏi là một phong trào, sau khi thi xong chẳng còn ai để ý và nếu có một kế họach dài hạn cho số học sinh nầy chẳng qua để chạy theo thành tích, nâng thương hiệu của đơn vị mình mà quên mục đích chính của việc bồi dưỡng. Vì đã bỏ trường chuyên , lớp chọn nên đa số giáo viên không đầu tư nhiều cho việc bồi dưỡng học sinh , dù trong phương giảng dạy đổi mới mà giáo viên được tập huấn luôn coi việc dạy học cho từng đối tượng học sinh là một phương pháp tích cực cần được thực hiện trong suốt quá trình dạy học Ngòai ra cũng có một số phụ huynh học sinh vì hòan cảnh gia đình không muốn cho con em học thêm chương trình bồi dưỡng, ngược lại có một số phụ huynh lại muốn con em mình được tham gia hầu hết các lớp bồi dưỡng dù những em nầy không có năng khiếu , không tiếp thu được như các bạn. Số liệu thống kê: Cụ thể 5 năm học ở một trường Tiểu học : Trường TH Hiệp Phước Từ năm 2004-2005 Trường TH hiệp Phước đều đặn tổ chức bồi dưỡng cho số học sinh khá, giỏi 2 môn Tiếng Việt và Tóan vừa để cho các em dự thi cọ xát với các bạn nhưng dù cấp trên không tổ chức các cuộc thi thì việc bồi dưỡng đã thành nề nếp là cung cấp một số kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi có điều kiện theo học tốt ở các lớp trên Số liệu thống kê học sinh được bồi dưỡng Giải tóan có lời văn Năm học Học sinh lớp 4 Học sinh lớp 5 G. chú Tổng số học sinh Số HS được BD T Trong đó b.dưỡng GTCLVăn Tổng số học sinh Số HS được BDT Trong đó b.dưỡng GTCLVăn 2005-2006 174 14 14 181 20 20 2006-2007 170 16 16 181 22 22 2007-2008 136 32 32 182 40 40 2008-2009 192 52 52 139 55 55 2009-2010 180 26 26 198 23 23 Nhận xét qua bảng thồng kê: Hàng năm nhà trường đều tổ chức bồi dưỡng học sinh Giỏi khối 4 và 5 để tham dự các kỳ thi như Hành trình Lê Quý Đôn, Em vui học cùng bạn những năm có tổ chức thi Tuy nhiên với số lượng trên dưới 20 học sinh trên tổng số là ít chỉ chọn được mỗi lớp từ 2 đến 3 học sinh và bồi dưỡng cả Tóan , Tiếng Việt và Tự nhiên –Xã hội. Đây là hình thức theo phong trào không hướng đến học sinh giỏi mà chỉ bồi dưỡng để dự thi. Những năm gần đây người viết đã chọn số học sinh giỏi Tóan nhiều hơn, bồi dưỡng cho các em kiến thức Tóan không phải để dự thi các phong trào mà để các em học lên và có điều kiện phát huy sở trường của mình ở trường THCS và THPT Năm học 2009-2010 vì trường đang xây dựng không có chỗ học nên số học sinh được bồi dưỡng ít NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận: Chương trình Tiểu học mới được ban hành theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD &ĐT ngày 9 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ: Trọng tâm của của môn Tóan ở Tiểu học là số học số tự nhiên, phân số , số thập phân , các đại lượng cơ bản ; một số yếu tố hình học cùng những ứng dụng thiết thực của chúng trong thực hành tính , đo lường , giải bài tóan có lời văn . Nội dung chương trình phối hợp một cách chặt chẽ , hữu cơ với nhau, quán triết tính thống nhất của tóan học , đảm bảo sự liên tục giữa tiểu học và trung học. Các kiến thức và kỹ năng của môn Tóan ở Tiểu học được hình thành chủ yếu bằng họat động thực hành, luyện tập giải hệ thồng các bài tóan trong đó có các bài tóan phát triển trí thông minh giành cho một số học sinh Giỏi có năng khiếu về Tóan đòi hỏi học sinh phải vận dụng độc lập , linh họat, sáng tạo vốn hiểu biết của bản thân. Để trả lời câu hỏi thế nào là phần cứng và phần mềm trong chương trình Tóan Tiểu học GS Phạm Đình Thực một chuyên gia về Tóan Tiểu học đã khẳng định : Phần cứng gồm những kiến thức và kỹ năng có tính chất bắt buộc đối với tất cả học sinh, không trừ một em nào còn phần mềm là những kiến thức và kỹ năng nâng cao không có tính chất bắt buộc đối với tất cả học sinh nhưng rất cấn cho những học sinh khá giỏi được bồi dưỡng riêng. Mỗi Giáo viên đều phải nắm vững chỗ nào thuộc về phần cứng, chỗ nào thuộc về phần mềm trong chương trình để việc giảng dạy vừa đạt yêu cầu phổ cập đối với học sinh đại trà lại vừa không kìm hãm sự phát triển trí tuệ đối với các học sinh khá, giỏi. Ví dụ 1: Trong nội dung giải phương trình ở tiểu học thì : Phần cứng là các phương trình có chứa một quan hệ Phần mềm là các phương trình có chứa hai quan hệ Trong “Các yếu tố về đại số “ thì tòan bộ vấn đề “Giải bất phương trình” thuộc về phần mềm Ví dụ 2 : Đối với các lọai tóan chuyển động có hai động tử ở Học kỳ II lớp 5 thì: Lọai có hai động tử chuyển động cùng chiều (hoặc ngược chiều) cùng khởi hành một lúc , không ngừng nghỉ giữa đường không thay đổi vận tốc thuộc về phần cứng Lọai tóan : không khởi hành đồng thời ; có ngừng nghỉ, giữa đường, có thay đổi vận tốc thuộc về phần mềm. Như vậy trong chương trình Tóan thay sách mà chúng ta đang thực hiện cũng đã nói đến việc vừa dạy học sinh theo chương trình phổ cập đại trà vừa phát hiện bồi dưỡng một số kiến thức nâng cao cho diện học sinh khá giỏi không hề nhằm mục đích tham dự các kỳ thi học sinh Giỏi các cấp . Muốn làm tốt cả hai nhiệm vụ trên người giáo viên dạy lớp cần tham khảo các tài liệu giảng dạy , cần đầu tư bài soạn , đồ dùng giảng dạy và lưu ý đến số học sinh khá giỏi trong lớp để vừa đáp ứng được nội dung kiến thức theo chương trình và còn có những bài tập riêng đòi hỏi tư duy , vận dụng nhiều hiểu biết của cá nhân học sinh giỏi tóan. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : Qua các năm hướng dẫn triển khai công tác thay sách giáo khoa và hướng dẫn cho giáo viên dạy các lớp 4, 5 môn Tóan người viết đã phân tích 4 mạch kiến thức của tóan tiểu học cho giáo viên gồm : Số học –các phép tính; Các yều tố đo đại lượng; các yếu tố hình học và Giải tóan có lời văn Trong các mạch kiến thức trên trong từng bài đều có các khả năng gọi là phần mềm cần chú ý khi dạy cho học sinh khá giỏi không nhất thiết phải tổ chức thành một lớp bồi dưỡng dạng đội tuyển mà trong chính khóa giáo viên nào cũng có thể bồi dưỡng cho học sinh của mình những kiến thức nâng cao về tóan trong các mạch kiến thức Trong đề tài nầy người viết đi sâu vào kiến thức giải tóan có lời văn ở lớp 4,5: 2.1/ Ý nghĩa của việc giải tóan : Trong môn Tóan ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4, 5 nói riêng các bài tóan có lời văn có mợt vị trí rất quan trọng. Một phần lớn thời gian học tóan của học sinh dành cho việc học giải các bài tóan ấy . Kết quả học Tóan của học sinh cũng được ... phép tính để đi tới đáp số của bài tóan Một số cách thử : * Thử lại bằng phương pháp giải theo cách khác * Thử lại bằng cách tính ngược * Thử lại bằng cách thay đáp số vào đầu bài để tính lại * Thử lại bằng phương pháp ước lượng * Cách thử bằng phép thử “Số 9”: Muốn biết số dư của một số chia cho 9 ta có cách nhẩm nhanh: Lấy tổng của các chữ số chia sẽ bằng số dư Ví dụ : 231 : 9 ta có 3+2+1 = 6 vậy 231 : 9 dư 6 8672 : 9 ta có 8+6+7+2 = 23 à 2+3 = 5 vậy 8672 : 9 dư 5 2.2.5 Khai thác bài tóan : Đối với học sinh khá giỏi sau khi đã giải xong bài tóan chính xác Các em nên suy nghĩ tiếp tục để khai thác bài tóan đó . Đây là giai đọan làm việc hòan tòan có tính chất sáng tạo nhằm giúp học sinh tìm hiểu sâu thêm bài tóan. Ta có thể khai thác bài tóan theo các cách sau: * Giải lại bài tóan bằng dãy tính gộp : Có thể gộp các phép tính riêng có từng lời giải thành một phép tính gộp * Tìm nhiều cách giải cho một bài tóan * Tự đặt các bài tóan mới tương tự với bài tóan đã giải bằng cách thay số liệu, thay đối tượng, tăng số đối tượng hay thay câu hỏi khó hơn... * Tự đặt các bài tóan ngược với bài tóan đã giải * Nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi giải mỗi bài tóan 2.3 Một số đề tóan cần tham khảo 2.3.1 Về các yếu tố đo đại lượng : Có các bài tóan dành cho lớp 4 như sau: 5.1 Con trâu nặng 240kg , con bò kém con trâu 85kg . Con heo kém con bò 73kg. Hỏi con trâu nặng hơn con heo bao nhiêu kg? 5.2 Để cắt một khúc gổ dài 15m ra thành các đọan 4m, 3m,2m thì có bao nhiêu cách cắt , mỗi cách cưa bao nhiêu lần để khi cắt xong không còn dư phân gổ nào? 5.3 Em hãy cho biết từ lúc 6 giờ 5 phút sáng đến 3 giờ chiều thì kim dài và kim ngắn của đồng hồ trùng nhau bao nhiêu lần ? Để giải các bài tóan có yếu tố đo lường trên học sinh cần phải biết suy luận và thực hành trên mô hình giúp việc giảng dạy sinh động, tích cực. 2.3.2 Về các yếu tố hình học : Tùy theo từng khối 4 hay 5 giáo viên có thể cho học sinh các đề tóan nâng cao như sau: 6.1 Có 10 cây trồng thành 5 hàng , mỗi hàng 4 cây Nêu cách trồng? 6.2 Hãy trình bày cách trồng 7 cây thành 6 hàng mỗi hàng 3 cây? 6.3 Cho hình chữ nhật có chiều dài bằng 24m chiều rộng bằng 8m .Tìm cạnh của hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật? 6.4 Một căn phòng hình chữ nhật có chu vi 48m .Nếu tăng chiều rộng lên 6m và giảm chiều dài 6m thì ta được một hình vuông có chu vi bằng chu vi căn phòng. Người ta dự định lót gạch căn phòng .Hỏi cần bao nhiêu viên gạch , biết 1m2 cần 25 viên ? 6.5 Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 160m . Ở giữ người ta đào một cái hồ hình vuông có cạnh bằng 1/6 chiều rộng của mảnh đất , chiều rộng của mảnh đất lại kém chiều dài 20m .Phần đất còn lại trồng lúa bình quân mỗi mét vuông thu được 0,2kg lúa . Tìm số kg lúa thu được ? Các bài tóan có yếu tố hình học bắt buộc học sinh trước khi giải phải vẽ hình Vẽ hình đúng là đã giải quyết một phần quan trọng trong các bước giải tóan có yếu tố hình học Ví dụ : Bài 6.5 A | 20 m B _ _ _ _ _ D Chu vi : 160 m C Nhìn chung các dạng tóan có yếu tố đo đại lượng và hình học trên không khó , chỉ cần giáo viên hướng dẫn học sinh cách suy luận từ cái đã cho để tìm cái chưa biết 2.4 Nhận xét chung về Giải tóan có lời văn Là một mạch kiến thức tổng hợp nằm rải rác tòan bộ chương trình để tạo cho học sinh thực hành có hiệu quả. Sau mỗi bài mới xong phần lý thuyết giáo viên cần cho các em khá giỏi thực hành giải tóan nhiều hơn số bài quy định trong sách giáo khoa, bên cạnh đó giáo viên cần sưu tầm các đề tóan phù hợp với trình độ học sinh lớp mình, từ dễ đến khó , đừng dùng những đề tóan mang tính chất đánh đố cả thầy lẫn trò, cũng đừng dùng cách giải lập phương trình để giải quyết các bài tóan khó ở tiểu học mà phải chú trọng việc vận dụng tư duy lôgic những kiến thức đã học , việc sử dụng quá sớm công cụ hết sức “máy móc” nầy sẽ làm giảm tính linh họat trong tư duy của Học sinh, dễ làm cho tư duy các em bị xơ cứng. Do đó người ta chỉ cho phép học sinh tiểu học giải tóan theo cách số học, nghĩa là không được dùng chữ x, y, thay cho số phải tìm, không được thiết lập phương trình và không được dùng phép biến đổi tương đương các phương trình để giải. Chính sự hạn chế nầy làm cho các cách giải tón ở Tiểu học trở nên phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo, chúng tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện trí thông minh và phát triển óc sáng tạo cho các em Với giải tóan có lời văn giáo viên cần tìm thêm các đề tóan theo từng dạng bài như: Tóan tính tuổi, tóan tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ, hiệu và tỉ, tóan chuyển động , đề tóan có nội dung hình học , đo lường , trồng cây Lưu ý các đề tóan như tính tuổi , tìm hai số cần hướng dẫn học sinh biết cách tóm tắt bằng sơ đồ đọan thẳng, tóm tắt đúng gọn chính xác theo yêu cầu là đã phần nào giải quyết được bài tóan . Ví dụ: Chị năm nay 21 tuổi, trước đây khi tuổi chị bằng tuổi em hiện nay thì tuổi em bằng 3/5 tuổi chị. Hỏi năm nay em bao nhiêu tuổi? Giải Ta có sơ đồ sau chỉ quan hệ về tuổi của hai chị em là: Tuổi em trước đây | | | | Tuổi chị trước đây | | | | | | Tuổi em hiện nay | | | | | | Tuổi chị hiện nay | | | | | | | | (21 tuổi) Tuổi em hiện nay: 21 : 7 x 5 = 15 ( tuổi) Đáp số : Em năm nay 15 tuổi Còn rất nhiều ví dụ khác nhưng vì khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể trình bày ở đây. Điều cần thiết là giáo viên phải sưu tầm trong các sách tham khảo, sách nghiệp vụ bồi dưỡng thường xuyên và nên lập riêng cho mình một sổ ghi các đề tóan hay, tương đối khó để làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi của lớp và mỗi tổ, khối khi sinh họat tổ chuyên môn cũng cần trao đổi thảo luận làm phong phú thêm nguồn tài liệu không riêng môn Tóan. KẾT QUẢ: Qua những năm trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho giáo viên dạy kiến thức tóan học nâng cao cho học sinh giỏi lớp 4,5 người viết nhận được những kết quả đáng khích lệ sau đây: Số học sinh giỏi được bồi dưỡng lên lớp trên thường đạt học sinh giỏi ở cấp THCS và PTTH nhất là các em ham thích học tóan được tiếp tục bồi dưỡng ở cấp THCS dự thi học sinh giỏi Tóan Tỉnh,Huyện thường đạt giải cao. Giáo viên lúc đầu e ngại việc không đủ giờ để dạy chung cho cả lớp dần dần các thầy cô đã biết phân công hợp lý để chú ý đến đối tượng học sinh giỏi , cho bài tập về nhà, dạy trong các ngày nghỉ, việc tiến bộ của các em là nguồn động viên lớn cho thầy cô. Ngòai ra có một số phụ huynh rất tâm đắc trong việc cùng con em giải các bài tóan khó , cùng trao đổi với giáo viên hình thành một cách học xã hội hóa giúp cho sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình đạt hiệu quả cao. Trong các kỳ thi do Huyện, Tỉnh tổ chức các em chứng tỏ sự vượt trội trong tư duy, trong khả năng tính tóan. Số liệu cụ thể qua những năm áp dụng sáng kiến: Năm học 2006-2007: Số học sinh lớp 4, 5 được giáo viên bồi dưỡng Tóan tăng gấp đôi những năm trước . Một học sinh lớp 4 đạt giải Trạng nguyên khối tiểu học qua cuộc thi hành trình Lê Quý Đôn cấp Huyện. Đội thi chương trình:”Em vui học cùng bạn “ Khối 5 đạt giải nhì cấp Hưyện. Năm học 2008-2009 vá năm học 2009-2010: Số học sinh lớp 4, 5 được giáo viên bồi dưỡng Tóan tăng gấp ba lần những năm trước .Học sinh lớp 4, 5 dự thi Olimpic Tóan đạt giải cao ở Cụm đã thể hiện cách giải tóan nhanh nhẹn , hợp lý khiến Giáo viên dạy rất phấn khởi Như đã nói ở trên kết quả những hội thi không phản ánh hết những thành quả mà thấy trò nhà trường đạt được , đều quan trọng là các em được thỏa mản tính ham hiểu biết tìm tòi những kiến thức nâng cao hơn yêu cầu sách giáo khoa làm tiền đề cho các em học lên bậc học cao hơn và có những thành tích đáng khích lệ sau nầy. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những năm thực hiện sáng kiến người viết đúc kết được kinh nghiệm trong việc cung cấp kiến thức tóan cho học sinh khá, giỏi lớp 4, 5 như sau: -Đa số học sinh tiểu học có năng khiếu do bản tính tò mò của lứa tuổi rất cần có những thử thách trong các môn khoa học mà tóan là một công cụ giúp các em khẳng định năng khiếu của mình : nhạy bén trong tư duy, có cách suy nghĩ và làm việc khoa học giúp học tốt các môn học khác nên việc bồi dưỡng, cung cấp thêm các kiến thức tóan nâng cao cho các em là rất cần thiết. -Không cần phải tổ chức lớp chọn hay lớp bồi dưỡng riêng, giáo viên dạy lớp có nhiệt tình và chịu khó tìm hiểu kiến thức nâng cao ở từng bài học giành một ít thời gian trong chính khóa và các buổi khác trong tuần là có thể bồi dưỡng, cung cấp thêm kiến thức tóan cho các em khá giỏi. -Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi không nhằm mục đích nuôi gà cho những cuộc thi mà phải làm thường xuyên kết quả thường không nhất thời nhưng điều quan trọng là hướng các em có năng khiếu một phương pháp học rèn luyện cho các em tư duy khoa học để học lên bậc cao hơn. Việc phối hợp với gia đình học sinh không phải chỉ để giáo dục những học sinh yếu kém mà đối với học sinh giỏi nếu giáo viên làm tốt sẽ đem lại sự tin tưởng và hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh học sinh rất phấn khởi khi cùng giáo viên giải quyết những khó khăn trong việc giáo dục học sinh, từ niềm tự hào có con em học khá giỏi phụ huynh càng tin tưởng giáo viên , tin tưởng nhà trường. KẾT LUẬN: Kinh nghiệm dạy kiến thức Giải tóan có lời văn ở lớp 4, 5 được trình bày khi người viết có một số năm trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn giáo viên trong tổ thực hiện với phương châm Tất cả vì học sinh thân yêu , dạy theo đối tượng học sinh , phát hiện và bồi dưỡng nhân tài theo chủ trương của Đảng và nhà nước cùng những hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình thay sách giáo khoa tiểu học , đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học . Bước đầu có ý đồ tạo dựng cho học sinh giỏi tóan có tư duy khoa học, vận dụng những hiểu biết của mình để động não suy nghĩ hợp lý, trình bày bài giải mạch lạc làm tiền đề cho những bước phát triển sau nầy của học sinh khi học lên và khi tự nghiên cứu. Với ước mơ đó người viết sẽ hòan thiện hơn nữa sáng kiến của mình trong những năm học tới, góp phần đào tạo thế hệ trẻ cho một thành phố công nghiệp trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 100 câu hỏi và đáp về việc dạy Tóan ở Tiểu học : Tg: Phạm Đình Thực NXB Giáo dục 2002 Giúp Học sinh Tiểu học giải tóan có lời văn Tg: Phạm Đình Thực NXB Giáo dục 2007 Những đề Tóan hay của Tiểu học Tg: Đỗ Trung Hiệu- Lê Thống Nhất NXB Giáo dục 2008 Chương trình Tiểu học Tg: BGD&ĐT NXB Giáo dục 2000 Người thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) HỨA TRƯỜNG XUÂN
Tài liệu đính kèm: