I. Dạy học hợp tác theo nhóm.
Nhóm học tập là hình thức tổ chức học tập hợp tác cho HS.
I.1 Đặc điểm của nhóm học tập:
Mỗi nhóm có từ 2 HS đến 6 HS.
Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được chia ngẫu nhiên hay có chủ định. HS có thể thay đổi vị trí và vai trò của mình trong nhóm.
Các thành viên trong nhóm có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc một phần công việc của nhóm.
I.2 Vai trò của nhóm học tập:
HS có cơ hội học hỏi, hợp tác lẫn nhau trong quá trình học tập.
Cho phép HS có nhiều cơ hội để diễn đạt suy nghĩ hoặc ý tưởng, mở rộng hiểu biết. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ hiểu biết của mình về vấn đề đặt ra, từ đó thấy mình cần học hỏi thêm vấn đề gì.
Sự tác động qua lại giữa các thành viên, giữa các nhóm giúp HS có trách nhiệm, mạnh dạn, tự tin hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập.Nếu biết vận dụng một cách hợp lý thì dạy học theo nhóm góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ÁP DỤNG TRONG DẠY TIỂU HỌC Dạy học hợp tác theo nhóm. Nhóm học tập là hình thức tổ chức học tập hợp tác cho HS. I.1 Đặc điểm của nhóm học tập: Mỗi nhóm có từ 2 HS đến 6 HS. Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được chia ngẫu nhiên hay có chủ định. HS có thể thay đổi vị trí và vai trò của mình trong nhóm. Các thành viên trong nhóm có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ hoặc một phần công việc của nhóm. I.2 Vai trò của nhóm học tập: HS có cơ hội học hỏi, hợp tác lẫn nhau trong quá trình học tập. Cho phép HS có nhiều cơ hội để diễn đạt suy nghĩ hoặc ý tưởng, mở rộng hiểu biết. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ hiểu biết của mình về vấn đề đặt ra, từ đó thấy mình cần học hỏi thêm vấn đề gì. Sự tác động qua lại giữa các thành viên, giữa các nhóm giúp HS có trách nhiệm, mạnh dạn, tự tin hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập.Nếu biết vận dụng một cách hợp lý thì dạy học theo nhóm góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học. I.3 Tổ chức nhóm học tập · Cách tạo nhóm: - Ngẫu nhiên : HS đếm “ một”; “hai”;..những HS cùng số vào một nhóm. Hoặc theo biểu tượng: Mỗi HS được gắn với một hình hoặc một vật,..những HS có cùng biểu tượng thành một nhóm - Nhóm cùng trình độ hoặc nhóm tương trợ. - Theo cặp.( 2 HS cùng bàn làm thành một cặp) · Cấu trúc và nhiệm vụ của các thành viên: - Nhóm trưởng: Đọc nhiệm vụ của nhóm, phân việc, điều khiển thảo luận, giúp đỡ các bạn khi cần. - Thư ký: Ghi chép ý kiến(kết quả công việc) của nhóm( nếu cần). - Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao - Mỗi thành viên nắm vững nhiệm vụ của nhóm và của bản thân. Các thành viên hướng vào nhau khi chia sẻ hoặc thảo luận. Mỗi người đều có ý kiến và các thành viên khác lắng nghe ý kiến trao đổi. · Điều cần lưu ý: - Cần lựa chọn nội dung phù hợp với cách học nhóm. - Giao nhiệm vụ vừa sức, đủ thời gian để HS trao đổi và thảo luận. - GV theo dõi hoạt động của các nhóm và hỗ trợ khi cần thiết. - Trong các giờ học cần tạo cơ hội để HS tham gia vào nhiều nhóm khác nhau để học hỏi được nhiều hơn. I.4 Khó khăn và hướng khắc phục khi học nhóm: Khó khăn Hướng khắc phục Bàn ghế chưa phù hợp - Sử dụng cặp nhóm đôi. - HS bàn trên quay xuống bàn dưới. HS chưa chủ động hoặc ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. - Chuẩn bị nội dung và kế hoạch rõ ràng, phù hợp với trình độ của HS. - GV thường xuyên tới gần HS động viên, khuyến khích HS còn lúng túng, bắt nhịp vào hoạt động nhóm chậm, - Giải thích, minh họa, làm mẫu để HS hiểu rõ công việc Kỹ năng điều khiển hoạt động nhóm của GV còn hạn chế - Cần có kế hoạch quan sát quá trình diễn ra khi hoạt động nhóm. - Dựa vào HS cốt cán( hướng dẫn và kiểm tra lẫn nhau) I.5 Các bước tổ chức hoạt động nhóm Làm việc chung với cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho HS. - Tổ chức các nhóm và giao nhiệm vụ. - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. Làm việc theo nhóm: - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm. - Cử người trình bày kết quả làm việc của nhóm. Thảo luận, tổng kết trước lớp: - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - GV tổng kết, nhận xét cách làm việc của các nhóm. II. Kỹ thuật khăn trải bàn. Kỹ thuật khăn trải bàn là kỹ thuật để tổ chức hoạt động học tập mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Cách tiến hành: - Chia HS thành các nhóm và phát giấy A0 cho các nhóm. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh.(ví dụ nhóm 4). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. - Cá nhân HS tập trung vào câu hỏi, chủ đề, viết câu trả lời hoặc giải pháp của mình vào phần xung quanh.( Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong vài phút) - Nhóm thảo luận và ghi ý kiến thống nhất của nhóm vào chính giữa.
Tài liệu đính kèm: