Một số trò chơi học tập môn tiếng Việt ở tiểu học

Một số trò chơi học tập môn tiếng Việt ở tiểu học

MỤC ĐÍCH

- Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ.

- Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau.

CHUẨN BỊ

- Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3,.) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối câu thơ,

- Chuẩn bị giấy, bút để làm bài; có thể cử một người làm trọng tài.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3754Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số trò chơi học tập môn tiếng Việt ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC
HOÀN CHỈNH BÀI THƠ CÓ VẦN GIỐNG NHAU
MỤC ĐÍCH
- Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ.
- Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau.
CHUẨN BỊ
- Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau; chép bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3,...) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối câu thơ, 
- Chuẩn bị giấy, bút để làm bài; có thể cử một người làm trọng tài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có các chỗ trống; sẵn sàng giấy bút để làm bài.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ ghi tiếng đã điền âm đầu.
- Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ trọng tài quy định), tất cả dừng bút. Từng người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu cho cả nhóm nghe. Trọng tài cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng, được 1 điểm. (Ở bài thơ trên, đúng toàn bộ 19 tiếng, được 19 điểm).
- Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người, có thể xếp hạng Nhất, Nhì, Ba, hoặc tặng danh hiệu "Người khôi phục bài thơ giỏi nhất".
THI ĐỌC NHANH VÀ ĐÚNG 
CÂU CÓ ÂM ĐẦU, VẦN, THANH DỄ LẪN
MỤC ĐÍCH
- Rèn kỹ năng phát âm tiếng Việt, khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn âm đầu (phụ âm đầu), vần, thanh do ảnh hưởng cách phát âm địa phương
- Góp phần trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt
CHUẨN BỊ
Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sâu tầm một số câu thơ, câu văn cõ những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc - viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm "đề bài" thi đọc trong nhóm.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Đưa ra từng "đề bài" để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: Đọc nhanh, phát âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo ba loại A, B, C).
- Khi đọc xong tất cả "đề bài", tính tổng số điểm của từng người (hoặc thốn kê từng loại A, B, C) để chọn ra các bạn đạt giải Nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
THI LÀM THƠ
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt 
- Góp phần khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn qua việc luyện đọc những câu thơ vui.
CHUẨN BỊ
- Chép lại (hoặc photocopy) thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi) bài tập vui dưới đây để làm "đề thi".
)
- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi 01 bản "đề thi" được gấp lại (hoặc cho vào bì thư) để giữ bí mật.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu (điền "s" hay "x" vào chỗ trống ...). Ai làm xong thì nộp bài, người tổ chức cần ghi thứ tự trước sau (1, 2, 3...) để tính thời gian làm bài nhanh hay chậm. (Hoặc quy định sau 5 phút hay 10 phút, tất cả đều phải nộp bài!).
- Đối chiếu "bài thi" với kết quả để đánh giá điểm số: Mỗi chỗ trống điền đúng, được 01 điểm; điền đúng 10 chỗ trống - 10 điểm. Nhiều người bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự về thời gian làm bài (ai nộp bài trước xếp trước, ai nộp bài sau xếp sau); người có số điểm cao nhất nhưng nộp bài sau cũng không được giải Nhất mà chỉ tuyên dương. (Nếu quy định số phút để làm bài, nộp bài thì căn cứ vào số điểm để xếp giải Nhất, nhì...).
THI ĐIỀN THƠ - GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi tìm tiếng điền được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép thành một cụm từ có ý nghĩa (từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ); trò chơi này chủ yếu danh cho HS lớp 4, lớp 5.
CHUẨN BỊ
- Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham gia cuộc thi):

‚
ƒ
„
†
‡
ˆ
‰
Š
12
11
- Ghi vào một tờ giấy to (hoặc bảng đen) những câu ca dao có chỗ trống, theo thứ tự như sau:
(1)
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm..............
(2)
Làng ta phong cảnh hữu tình
.............cư giang khúc như hình con long.
(3)
Nhơ ai dãi năng dầm .............
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(4)
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp................ đầu khen ngon.
(5)
Ngó lên ruột ............. mái nhà
Bao nhiêu ruột lại nhớ ông bà bấy nhiêu.
(6)
Chim ........... ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
(7)
Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa ................vừa ăn.
(8)
............... cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(9)
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
....................cày , vợ cấy, con trâu đi bừa
(10)
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ................
(11)
Ai ơi bưng bát ................. đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
(12)
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha................. trăm đường con hư
(Theo Minh Thương -
Báo Nhi đồng chăm học, số 36/2001)
* Chú ý: Bảng chép những câu ca dao trên cần được che lại cho đến khi bắt đầu cuộc chơi mới mở ra.
- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi một bảng ô chữ.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" và mở bảng ghi các câu ca dao để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu sâu: Tìm chữ còn thiếu (chỗ trống ở từng câu ca dao) để ghi vào các ô trong bảng ô chữ - mỗi ô chỉ ghi 1 chữ cái.
- Sau 10 phút (hoặc 15 phút), tất cả đều phải nộp lại bảng ô chữ đã điền.
- Đối chiếu bảng ô chữ của từng người với phần "giải đáp" để đánh giá điểm số: Điền đúng mỗi chữ (theo thứ tự các ô chữ trong bảng, từ 1 đến 12), được 1 điểm. Ai điền đúng toàn bộ 12 chữ, được 12 điểm và là người thắng cuộc hoặc đạt giải Nhất (có thể có nhiều giải Nhất nếu nhiều người đạt kết quả đúng toàn bộ).
CHƠI CỜ GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Phát triển vốn từ tiếng Việt; rèn trí thông minh, nhanh nhẹn khi ghép chữ, tạo từ (từ đơn).
CHUẨN BỊ
Một tờ giấy kẻ ô li (hoặc giấy kẻ ca rô); mỗi người một bút mực (hoặc bút chì) có màu khác nhau để dễ phân biệt.
CÁCH TIẾN HÀNH (vận dụng trò chơi cờ ca - rô0
- Trò chơi có 2 người tham gia, 01 người làm trọng tài theo dõi và ghi điểm (hoặc 2 em vừa chơi vừa tự giác tính và ghi điểm lấy).
- Người đi trước tự chọn một từ đơn (1 tiếng có nghĩa) bất kì và viết vào giữa trang giấy theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Người tiếp theo căn cứ vào các chữ cái ghi từ đơn của người đi trước, chọn tiếng có nghĩa (từ đơn) để ghép thành chữ mới theo hàng ngang (hoặc hàng dọc) - được tính 1 điểm. Nếu chữ mới viết vào liên kết được với các chữ cái xung quanh để tạo thêm được nhiều chữ mới khác nữa, thì mỗi chữ mới đó được tính thêm 1 điểm. Cứ lần lượt chơi như vật cho đến khi hết ô trống trên giấy (hoặc quá hạn định thời gian cùng chơi 5 hay 10 phút...), hai bên cộng lại số điểm, ai nhiều hơn là thắng cuộc.
GỢI Ý
Dưới đây là một ví dụ minh hoạ cho 6 bước đi ban đầu của 2 người (A và B):
Bước 1: A
Bước 2: B
Bước 3: A
C
Ô
C
Ô
M
C
Ô
M
N
G
1 điểm (cô)
1 điểm (cốm)
1 điểm (ống)
Bước 4: B
Bước 5: A
Bước 6: B
Đ
C
Ô
M
C
Ô
M
C
Ô
M
N
Ơ
N
Ơ
N
Ơ
G
G
I
G
I
2 điểm (nơ, mơ)
2 điểm (gì, mời)
1 điểm (đống)
TÌM NHANH CẶP TỪ TRÁI NGHĨA
MỤC ĐÍCH
Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Việt; củng cố kiến thức từ ngữ đã học từ lớp 2 đến lớp 5.
CHUẨN BỊ
- Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo từng cặp (A - B) như sau:
(1)
A
B
To
ngắn
béo
chậm
cao
nhỏ
dài
gầy
nhanh
thấp
(2)
A
B
ồn ào
lười biếng
vui vẻ
chậm chạp
chăm chỉ
đau khổ
nhanh nhẹn
im lặng
hạnh phúc
buồn bã
- Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời một bạn làm trọng tài để đánh giá kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa, được 1 điểm)
CÁCH TIẾN HÀNH
- Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những cặp từ trái nghĩa ở cột 2 cột với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người. Ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc; hai người có số điểm banừg nhau thì phần thắng thuộc về người thực hiện nhanh hơn.
GIẢI ĐÁP
Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng:
(1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm
(2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng, nhanh nhẹn - chậm chạp, hạnh phúc - đau khổ.
PHÂN LOẠI BẢNG TỪ
MỤC ĐÍCH
- Trau dồi kĩ năng nhận biết, phân loại các từ trên cơ sở tìm ra những đặc điểm giống nhau của sự vật; củng cố vốn từ ngữ đã học ở lớp 2, lớp 3.
- Rèn trí thông minh, óc phân tích và khái quát nhanh về đặc điểm của đối tượng.
CHUẨN BỊ
- Kẻ trên mỗi mảnh giấy một bảng như dưới đây để lần lượt thực hiện từng bài tập:
Bảng 1:
hổ
bò
sư tử
dê
trăn
trâu
báo
thỏ
chó sói
cừu
Bảng 2:
ngô (bắp)
bầu
khoai
bắp cải
kê
bí ngô
lúa
su su
sắn (mì)
mướp
Bảng 3:
sà lan
tàu hoả
tàu thuỷ
ô tô
đò
xe bò
xe đạp
ca nô
xe máy
thuyền
xích lô
bè
* Chú ý: Dựa vào số người chơi để chuẩn bị số mảnh giấy kẻ từng bảng, ví dụ: 3 người chơi - 3 mảnh giấy đều ghi Bảng 1...
- Mỗi người chuẩn bị 2 chiếc bút chì màu khác nhau để tô vào 2 nhóm từ có đặc điểm khác nhau (hoặc mỗi người đều dùng bút để đánh dấu vào các từ cùng nhóm 1, các từ còn lại sẽ thuộc nhóm 2!).
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người một tờ giấy ghi bảng từ giống nhau. Từng người đọc bảng từ và tìm ra những đặc điểm giống nhau của sự vật (nghĩa từ ghi trong bảng) để phân loại thành 2 nhóm sao cho hợp lí.
- Đánh giá kết quả để tính điểm. Ai phân loại nhanh và hợp lý nhất là người thắng cuộc!
THI TÌM CÁC TỪ GHÉP CÓ TIẾNG 
MỤC ĐÍCH
Làm giàu vốn từ bằng cách cấu tạo các từ ghép từ một tiếng cho trước; trò chơi chủ yếu dành cho học sinh các lớp 4, 5.
CHUẨN BỊ
Giấy bút cho mỗi người tham gia chơi; hoặc sử dụng phấn, bảng để đi tìm từ theo nhóm.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Nêu đề bài: Tìm các từ ghép có chứa tiếng quốc
- Dựa vào tiếng cho trước nêu ra ở đề bài (quốc), trong khoảng thời gian quy định (5 phút hay 10 phút...), mỗi người (hoặc nhóm) phải tìm được thật nhiều từ ghép có chứa tiếng quốc và ghi vào một mảnh giấy (hoặc ghi lên bảng).
- Hết thời gian quy định, mọi người cùng nhau đánh giá kết quả tìm từ. Người (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều nhất số từ ghép đúng yêu cầu sẽ thắng cuộc (cá nhân hoặc nhóm có vốn từ phong phú nhất).
THI GHÉP TỪ VÀ NGHĨA 
MỤC ĐÍCH
- Luyện tập về kĩ năng nhận biết nghĩa chính (nghĩa đen) và những nghĩa phụ (nghĩa bón ... hoà thuận./ (Người chủ trì hô "dừng", H1B chỉ định H2A :"Tiếp sức" kể chuyện).
* H1B (kể tiếp chặng 2): Khi lớn lên... người cha rất buồn phiền./ (Người chủ trì hô "dừng", H1B chỉ định H2A "tiếp sức" kể chuyện).
* H2A không kể được, phải đứng tại chỗ. H3A xung phong kể thay cho H2A (nếu H3A kể đúng thì sẽ được chỉ định tiếp H2B; nếu kể sai thì lại bị đứng, nhóm A phải có người kể thay cho H3A, nếu không có người "nối dây" kể tiếp nữa thì nhóm A phải chịu thua cuộc).
... ...
- Tiến hành như trên cho đến khi kể hết câu chuyện (hoặc có nhóm thua cuộc); nhóm nào ít (hoặc không có) người bị đứng tại chỗ là nhóm thắng cuộc.
* Mấy điểm chú ý thêm về "luật chơi":
+ Trường hợp bị chỉ định kể tiếp nhưng cả nhóm không ai kể được (hoặc kể sai, kể thiếu chi tiết...) thì coi như nhóm đó thua cuộc ngay (vì đã làm "đứt đầu" kể chuyện).
+ Mỗi người trong nhóm chỉ được kể thay cho bạn 1 lần. Nếu nhóm bị chỉ định kể tiếp không còn người để kể nữa thì nhóm đó cũng thua cuộc.
+ Người nhóm này được chỉ định người nhóm kia kể tiếp phải chú ý tránh chỉ định lại người đã kể trước đó (cần chỉ định cho đều để nhiều bạn ở nhóm kia có cơ hội tham gia kể chuyện "nối dây).
- Kết thúc cuộc chơi, Người chủ trì nhận xét và đề nghị các bạn biểu dương nhóm (cá nhân) kể chuyện tốt ("nối dây" nhanh và đúng; kể bằng lời diễn đạt của bản thân khá lưu loát, diễn cảm...).
BẮT LỖI KỂ SAI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng nghe, nhớ chính xác, biết phát hiện nhanh các chi tiết kể sai so với nội dung câu chuyện đã học.
- Luyện kĩ năng kể đúng và đầy đủ các chi tiết trong một câu chuyện.
CHUẨN BỊ
- Cử một bạn học khá, giỏi làm Người chủ trì cuộc chơi.
- Người chủ trì có nhiệm vụ thực hiện trước các việc sau:
+ Chọn 1 câu chuyện đã học trong các giờ Tập đọc và Kể chuyện (SGK Tiếng việt 2);
+ Dự kiến một số chi tiết sẽ kể sai đi so với nội dung câu chuyện (có đánh dấu sẵn trong văn bản để dễ nhớ khi kể cho các bạn nghe);
+ Ngắt lời kể (/) để dừng lại khi đã có chi tiết kể sai, tạo điều kiện cho người nghe dễ phát hiện (bắt lỗi).
* Chú ý: Cần chọn các chi tiết kể sai là những chi tiết nổi bật, giúp người nghe không đến nỗi khó phát hiện (không nhận ra được). Mỗi câu chuyện chỉ nên kể sai dưới 10 chi tiết.
Ví dụ: Câu chuyện Bác sĩ Sói (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 41) có thể được chuẩn bị như sau (từ ngữ gạch dưới là chi tiết kể sai, từ ngữ trong ngoặc là chi tiết đúng):
1. Thấy ngựa đang ăn thịt (ăn cỏ), Sói thèm rỏ dãi./ Nó toan xông đến làm thân với Ngựa (ăn thịt Ngựa), nhưng lại sợ Ngựa chạy mất./ Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đen (chữ thập đỏ) chụp lên đầu./ Xong, nó bùng nổ lao về phía Ngựa (khoan thai tiến về phía Ngựa)./
2. Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.
Sói đến gần NGựa, giả giọng hiền lành bảo:
- Bên xóm mờ ta sang ăn cỗ (sang chữa bệnh). Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho./
Ngữa lễ phép:	
- Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau răng quá (đau chân quá). Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu./
Sói đáp:
- Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem.
- Đau ở chân trước ấy ạ. (Đau ở chân sau ấy ạ). Phiền ông xem giúp./
3. Sói mừng rơn , mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào cổ Ngựa (đớp sâu vào đùi Ngựa) cho Ngựa hết đường chạy./
Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỏ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú nhẹ nhành (đá một cúi trời giáng), làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.../
- Mỗi nhóm chơi có 1 cái chuông nhỏ (hoặc 1 cái còi, 1 tấm kim loại kèm que gõ để phát ra âm thanh báo hiệu).
CÁCH TIẾN HÀNH
- Lập 2 hay 3, 4 nhóm chơi với số người bằng nhau, ngồi quây lại và hướng về người kể chuyện (Người Chủ trì); đặt chuông (hoặc còi...) ở vị trí thuận lợi để trong nhóm có người phát hiện ra chi tiết kể sai thì lấy nhanh được vật để báo hiệu.
- Các nhóm cùng lắng nghe Người chủ trì kể chuyện (có thể vừa kể vừa kết hợp nhìn vào sách, nhớ "điểm dừng"). Đến đoạn có chi tiết kể sai, nhóm nào nhận biết được thì nhanh chóng phát tin hiệu (rung chuông hoặc thổi còi, gõ mảnh kim loại) báo cho Người chủ trì biết.
Nhóm phát tín hiệu trước tiên sẽ được đứng lên nêu ra chi tiết sai ("bắt lỗi") và sửa lại cho đúng (có thể kể lại cả đoạn có chi tiết đó cho các bạn nghe), nếu đạt yêu cầu, nhóm đó được 10 điểm.
Trường hợp nhóm phát tín hiệu trước nhưng "bắt lỗi" không đúng (hoặc "bắt lỗi" đúng nhưng sửa lại không đúng) sẽ không được tính điểm (hoặc bị trừ 5 điểm, tuỳ theo nhóm chơiquy định); Người chủ trì sẽ chỉ định tiếp nhóm phát tín hiệu thứ hai (nếu có) đứng lên nhận xét, nếu đúng sẽ được tính 10 điểm... (Người chủ trì ghi điểm lên bảng cho từng nhóm để theo dõi kết quả).
* Chú ý: Nếu kể xong đoạn có chi tiết sai mà vẫn chưa có nhóm nào "bắt lỗi", Người chủ trì có thể nhắc các nhóm chú ý nghe kể lại để phát hiện cho tinh.
- kể xong toàn bộ câu chuyện có những chi tiết sai, Người chủ trì nhận xét, đánh giá và cùng các bạn tính tổng số điểm của từng nhóm, xếp hạng Nhất, Nhì, Ba... Kết thúc cuộc chơi, Người chủ trì cũng có thể mời đại diện cho nhóm đạt giải Nhất kể lại toàn bộ câu chuyện cho các bạn cùng nghe.
THI TÀI KỂ HAY
MỤC ĐÍCH
- Nâng cao năng lực cảm thụ truyện kể; trau dồi trí tưởng tượng nhằm giúp cho việc bổ sung thêm chi tiết cụ thể, sinh động khi kể lại một đoạn truyện đã học dựa vào tranh minh hoạ (đối với HS khá, giỏi).
- Rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, phối hợp với cử chỉ, động tác, điệu bộ, làm việc kể chuyện thêm hấp dẫn; góp phần bồi dưỡng năng khiếu kể chuyện.
CHUẨN BỊ
- Cử một bạn học khá, giỏi làm Người chủ trì cuộc chơi
- Người chủ trì chọn 1 truyện kể có các tranh minh hoạ trong SGK (tiết Kể chuyện) để các bạn thi tài kể hay.
- Căn cứ vào từng tranh minh hoạ (có đánh số 1, 2, 3...), Người chủ trì (có thể nhờ cô giáo, thầy giáp giáo giúp đỡ) soạn 1 câu hỏi (hoặc 2 câu hỏi, tuỳ yêu cầu cuộc thi) nhằm gợi ý bổ sung thêm 1 (hoặc 2) chi tiết cụ thể trong đoạn truyện sẽ kể; ghi câu hỏi gợi ý đã soạn (theo số thứ tự của tranh) vào từng phiếu.
* Chú ý: Mỗi phiếu trên có thể có 2 câu hỏi (yêu cầu bổ sung thêm 2 chi tiết), hoặc chỉ 1 câu hỏi (bổ sung 1 chi tiết). Nội dung chi tiết gợi ra trong câu hỏi cần có "điểm tựa" trong tranh minh hoạ, tạo điều kiện cho HS dễ quan sát, tưởng tượng và diễn tả (kể chuyện).
- Ghi vào các mảnh giấy nhỏ số thứ tự đoạn kể (số thứ tự tranh) cho người dự thi "bắt thăm". Ví dụ: 4 người dự thi "bắt thăm" để biết mình kể đoạn 1 hay đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4.
- Những người chứng kiến cuộc thi đều có bảng con, phấn trắng để đánh giá bạn thi kể chuyện bằng cách xếp loại A, B, C.
- Bảng kết quả Thi tài kể hay (kẻ trên bảng phụ hay tờ giấy to):
Đoạn kể
Họ tên người kể
Kết quả kể
Kết quả
XL chung
A
B
C
...........
...........
...........
...........
...........
...........
CÁCH TIẾN HÀNH
- Số người tham gia mỗi đợt Thi tài kể hay bằng số tranh minh hoạ cho câu chuyện và số phiếu gợi ý. Ví dụ: Câu chuyện Bà cháu có 4 tranh minh hoạ, sẽ có 4 HS dự thi cho mỗi đợt.
- Người chủ trì mời những người dự thi lên "bắt thăm" nhận đoạn kể. Sau đó "bắt thăm" được đoạn 1 sẽ nhận phiếu có câu hỏi gợi ý bổ sung chi tiết cho đoạn 1 rồi về chỗ, chuẩn bị trong khoảng 2, 3 phút (được phép quan sát tranh minh hoạ trong SGK để tìm ý). Hết thời gian chuẩn bị, người dự thi đứng trước lớp để kể chuyện.
- Người dự thi kể xong, HS cả lớp tiến hành đánh giá kết quả bằng cách xếp loại (A, B, C) - Ghi vào bảng con. Sau đó, giơ bảng theo từng loại (A hay B, C) để Người chủ trì đếm và ghi vào bảng kết quả.
* Tiêu chuẩn xếp loại như sau:
+ Loại A: Kể rành mạch, rõ ràng, đủ ý chính; chi tiết được bổ sung cụ thể, sinh động và hợp lí; cách kể hấp dẫn (có kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác, điệu bộ thích hợp).
+ Loại B: Kể rõ ràng, đủ ý chính; chi tiết được bổ sung cụ thể, hợp lý nhưng chưa sinh động; cách kể chưa hấp dẫn.
+ Loại C: Kể rõ ràng nhưng chưa đủ ý chính (hoặc còn có chỗ sai); chi tiết bổ sung chưa rõ (hoặc quá sơ sài); cách kể còn nhiều hạn chế.
(Chú ý: Nghe kể xong mỗi đoạn, cả lớp vỗ tay động viên bạn dự thi trước khi kết quả xếp loại).
- Tiếp tục tiến hành với người "bắt thăm" kể đoạn 2 (lên nhận phiếu có câu hỏi gợi ý, chuẩn bị và lên kể chuyện)... cho đến người kể đoạn cuối cùng.
- Kết thúc cuộc thi, Người chủ trì cùng các bạn trong lớp tính kết quả xếp loại chung của từng người dự thi để tặng giải Nhất, Nhì... (hoặc đồng hạng) trong cuộc Thi tài kể hay. Cách tính kết quả xếp loại chung có tính "tương đối" nhằm động viên các bạn thi kể chuyện, cụ thể:
+ Ai được xếp phiếu nhiều nhất ở loại nào thì lấy đó là kết quả xếp loại chung. Ví dụ:
14A, 14B, 13C - XL chung: A
13A, 17B, 12C - Xếp loại chung B
+ Trường hợp 2 hay 3 loại (A, B, C) có số người xếp bằng nhau, Người chủ trì có thể cho các bạn đánh giá lại, hoặc chủ động nhận xét thêm vào một loại thích hợp.
PHÂN VAI DỰNG LẠI CÂU CHUYỆN
MỤC ĐÍCH
- Tập dựng lại câu chuyện đã học theo lối phân vai; trau dồi trí tưởng tượng và khả năng diễn tả tính cách của nhân vật bằng thái độ, cử chỉ , hành động và lời nói (đối với HS khá, giỏi).
- Rèn kĩ năng kể chuyện theo lối "diễn kịch", "đóng hoạt cảnh" (có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm). Nâng cao năng lực cảm thụ truyện; góp phần bồi dưỡng năng khiếu kể chuyện, đóng kịch
CHUẨN BỊ
- Dựa vào yêu cầu thực hành bài tập phân vai dựng lại câu chuyện trong tiết kể chuyện (SGK Tiếng Việt 2), có thể chọn một câu chuyện đơn giản trong SGK (hoặc sách tham khảo) để chuyển thành "màn kịch ngắn" phục vụ cho việc diễn kịch hay đóng hoạt cảnh.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Nhóm tham gia đóng kích cùng nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói...) của nhân vật trong câu chuyện. Ví dụ: Từng người nhận vai theo "kịch bản" Những quả đào: ông, Bà, cậu bé Xuân, cô bé Vân, cậu bé Việt.
- Các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên (chưa cần diễn xuất cụ thể).
- Tập diễn xuất theo "kịch bản" đã chuẩn bị (có thể mời cô giáo, thầy giáo góp ý, giúp đỡ giống như "đạo diễn" dựng kịch nói hay hoạt cảnh); trình diễn thử với đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong "kịch bản".
- Trình diễn "màn kịch ngắn" trước lớp; các bạn nhận xét, bình chọn những vai diễn giỏi để biểu dương, khen thưởng.
 SƯU TẦM
 THÁNG 10/2011

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNK tro choi Tieng Viet Tieu hoc.doc