Giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 27 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 27 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

CHINH TẢ

NHỚ - VIẾT: CỬA SÔNG

I.MỤC TIÊU:

 - Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.

 - Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ, PHẤN VIẾT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 27 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 27 : Từ ngày 14/03/2011 →18/03/2011
Thứ
Môn học
Tên bài giảng
Ghi
chú
2
14-03
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Khoa học
Đạo đức
- Nói chuyện dưới cờ
- Tranh làng Hồ.
- Luyện tập.(S/139)
- Cây con mọc lên từ hạt.
- Em yêu hoà bình (Tiết 2).
GV dạy thay
3
15-03
Thể dục
Chính tả
Toán
LTVC
Lịch sử
- Bài 53.( GV chuyên dạy).
- Nhớ-viết: Cửa sông 
- Quãng đường. (S/140).	
- Mở rộng vẫn từ: Truyền thống.
- Lễ kí Hiệp định Pa-ri. 
4
16-03
Tập đọc
Toán
TLV
Địa lí
Kĩ thuật
- Đất nước.
- Luyện tập (S/141).	
- Ôn tập tả cây cối.
- Châu Mĩ.
- Lắp máy bay trực thăng.(Tiết 1) 
5
17-03
Thể dục
LTVC
Toán
Khoa học
Mĩ thuật
- Bài 54 (GV chuyên). 
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
- Thời gian.(S/142) 
- Cây con có thể mọc lên từ 1số bộ phận của cây mẹ.
- Vẽ tranh đề tài môi trường.
- GV chuyên
6
18-03
2010
Toán
TLV
Âm nhạc
Kể chuyện
SHTT
- Luyện tập. (S/143).
- Tả cây cối (Kiểm tra viết).
- Ôn bài: Em vẫn nhớ trường xưa.TĐN số 8.
- Kể chuyện được chứng kiến hoặc than gia.
- Sinh hoạt Đội.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
CHINH TẢ
NHỚ - VIẾT: CỬA SÔNG
I.MỤC TIÊU:
 - Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.
 - Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ, PHẤN VIẾT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét, ghi điểm
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
 2.Hướng dẫn HS nhớ viết:
- HS lắng nghe
 HĐ 1: HD HS viết chính tả : 
- 1 HS đọc to bài viết, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc thuộc lòng 
 HDHS viết từ khó
- HS luyện viết từ ngữ khó: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,...
- Cho HS viết chính tả 
Nhắc HS cách trình bày thơ 6 chữ, các chữ cần viết hoa.
HS gấp SGK + nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài
Chấm, chữa bài 
Chấm 6 ® 8 bài
Nhận xét chung 
- Đổi vở cho nhau sửa lỗi 
HĐ 2: Làm BT 
- Cho HS đọc yêu cầu BT2, đọc 2 đoạn a, b
- Cho HS làm bài. Phát phiếu cho 2 HS 
HS làm vào vở bài tập, 2HS làm vào phiếu.
- HS trình bày kết quả
+Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la-ri,ten-sinh No-rơ-gay.
Cách viết hoa: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
+ Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp
Cách viết hoa: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam...
- Lớp nhận xét
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
HS lắng nghe
HS thực hiện 
-------------------------------***---------------------------
TOÁN
QUÃNG ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
 - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 * HS làm được các bài tập 1,2.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ: Hai HS lên bảng giải bài 1bài: Luyện tập.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2. Hình thành cách tính quãng đường 
- 2HS làm bài 1.
- Lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét bài của bạn.
a) Bài toán 1:
- HS đọc bài toán 1 trong SGK, nêu yêu cầu của bài toán.
- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô.
Quãng đường ô tô đi được là:
42,5 x 4 = 170 (km)
.
- HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
- HS nhắc lại: Để tính quãng đường đi được của ô tô ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi của ô tô.
b) Bài toán 2
- GV cho HS đọc và giải bài toán 2 trong SGK.
- GV HD HS đổi và làm :
- Đổi: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
12 x 2,5 = 30 (km)
- Chú ý: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ.
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
12 x = 30 (km)
GV lưu ý HS:
+ Có thể chọn một trong hai cách làm trên đều đúng.
+ Nếu vận tốc là km/giờ, thời gian tính bằng giờ thì quãng đường tính bằng km
HĐ 3. Thực hành: 
Bài 1: 
Bài 1: 
- GV gọi HS nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc bài giải.
Bài 2: 
Bài 2: 
- GV lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian.
- GV hướng dẫn HS có hai cách giải:
Cách 1: Đổi số đo thời gian về đơn vị giờ:
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của xe đạp là:
12,6 x 0,25 = 3,15 (km)
Cách 2: Đổi số đo thời gian về đơn vị phút: 1 giờ = 60 phút.
Vận tốc của xe đạp với đơn vị km/phút là:
12,6 : 60 = 0,21 (km/phút)
Quãng đường đi được của xe đạp là:
0,21 x 15 = 3,15 (km)
Bài 3:Dành cho HSKG
Bài 3:
- HS đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu.
- Cho HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét bài làm của HS.
HS tự làm bài vào vở bài tập.
3.Củng cố dặn dò: 
- Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại cách tính quãng đường.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU:
- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về Truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1 ; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
II.ĐÔ DUNG DAY HOC:
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, ca dao, dân ca Việt Nam (nếu có).
- Bút dạ + giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 3 HS
-Nhận xét, cho điểm
-HS đọc đoạn văn có sử dung biện pháp thay thế để liên kết
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
 2.Các hoạt động:
 HĐ1:Làm BT : 
 Hướng dẫn HS làm BT1: 
- HS lắng nghe
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1
GV yêu cầu mỗi nhóm minh hoạ các truyền thống đã nêu bằng 1câu tục ngữ hoặc ca dao
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- Chia nhóm 4
- GV phát phiếu cho HS và bút xạ
- Các nhóm làm bài,trình bày
A,Yêu nước:
 + Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
 + Muốn coi lên núi mà coi
Có bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng
B, Lao động cần cù :
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miện trễ.
+ Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
C,Đoàn kết :
 + Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
D, Nhân ái :
+ Thương người như thể thương thân
+ Lá lành đùm lá rách
Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- GV giao việc
- Cho HS làm bài: GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm làm bài 
HS đọc toàn bộ BT2
HS đọc thầm từng câu tục ngữ,ca dao, trao đổi, phỏng đoán từ còn thiếu và điền từ còn thiếu vào ô trống.
Các nhóm dán kết quả lên bảng
 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
-HS tiếp nối nhau đọc các câu tục ngữ,ca dao,...sau khi đã điền hoàn chỉnh.
- Nhận xét ,tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong BT1 + 2 đã làm
- Đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ.
---------------------------------***---------------------------------
LỊCH SỬ
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I.MỤC TIÊU:
 - Biết ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập hòa bình ở Việt Nam:
 + Những điểm cơ bản của Hiệp định : Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN ; có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở Việt Nam.
 + Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri : Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo ĐK thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. 
 *Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thật bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc trong năm 1972.(HS khá giỏi).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ Việt Nam
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : 
 - Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc vào ngày tháng năm nào?
 - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không".
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài : 
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài( làm việc cả lớp) : 
- 2 HS trả lời bài
- Lớp nhận xét.
- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.
- GV trình tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
- HS cả lớp chú ý lắng nghe.
HĐ3: ( làm việc theo nhóm) 
- HS thảo luận nhóm 4 về lí do buộc Mĩ phải kí Hiệp định.
+ Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+ Do Mĩ tìm cách trì hoãn, không chịu kí hiệp định. Cuộc đàm phán phải kéo dài nhiều năm.
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+( Dành cho HSKG) Sau những thất bại nặng nề ở hai miền Nam –Bắc trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí Hiệp định Pa-ri 
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
HĐ4 : ( làm việc cả lớp): 
- Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian nào ? 
+ Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra vào thời gian ngày 27-1-1972
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết?
- 1HS thuật lại
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định : Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VIỆT NAM ; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN ; có trách nhiệm hàn gắn về thương chiến tranh ở VN.
HĐ5: ( làm việc theo cặp) 
- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.Tạo ĐK thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. 
Kết luận:
- 1số HS trình bày
 Ngày 27-1-1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà học lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
-1,2 HS đọc bài học
HS nhắc lại nội dung bài học.
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
 - Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
 - Hiểu ý nghĩa: Niềm vui và tự hào về một đất nước tự do. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 3 khổ thơ cuối).
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bảng phụ, bảng nhóm, phấn viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 HS bài Tranh làng Hồ
Nhận xét, ghiđiểm
HS đọc bài cũ + trả lời câu hỏi 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
2.Luyện đọc và tìm  ... thời gian sau đó ghi sơ đồ trên bảng.
t = s : v
- Viết sơ đồ:
v = s : t
s = v x t
t = s : v
Khi biết hai trong ba đại lượng: Vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba.
HĐ 3. Thực hành : 
Bài 1( Cột 1,2):
Bài 1( Cột 1,2: 
- GV cho HS tự làm bài vào vở theo hướng dẫn (không cần kẻ bảng)
HS có thể làm: 
35 : 14 = 2,5 giờ
10,35 : 4,6 = 2,25 giờ
Bài 2: 
Bài 2: HS tự làm bài , hai HS lên bảng làm, lớp nhận xét bài làm của bạn.
a)Thời gian của người đó đi là :
23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)
b)Thời gian của người đó đi là :
2,5 : 10 = 0,25 (giờ)
Bài 3: 
Bài 3: Dành cho HSKG
HS tự làm, 2HS đọc bài giải
3.Củng cố dặn dò: 
 - Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
 - GV nhận xét tiết học
- Nhắc lại cách tính thời gian..
------------------------------------***--------------------------------
KHOA HỌC
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẦN CỦA CÂY MẸ
I.MỤC TIÊU:
 - Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ, của cây mẹ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Chuẩn bị theo nhóm:
 + Vài ngọn mía, thân cây sắn, vài củ khoai tay, lá bỏng ( sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
 Cây con mọc lên từ hạt.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài: 
HĐ 2 : Quan sát : 
- GV chia nhóm 4
* HS hoạt động theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp:
+ Tìm chồi trên vật thật ( hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi.
 + Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc.
* Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (hình 1a).
- Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại ( hình 1b). Một thời gian sau , các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình 1.c).
- Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
- Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
- Đối với lá bỏng, chồi được mọc nhô ra từ mép lá.
Yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
+ HS kể: như cây sắn, khoai lang,...
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- 2 HS nhắc lại
GV cùng HS nhận xét, đánh giá từng tổ.
- 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------♥♥----------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. Làm các BT1,2,3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 
- Hai HS lên bảng giải bài tập 2
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 
HĐ 2 : Thực hành : 
- 2HS lên làm BT2a,2b
- Lớp nhận xét.
GV gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian.
Bài 1:
Bài 1:HS tính, điền vào ô trống, gọi HS kiểm tra kết quả của bạn.
Bài 2:
Bài 2:
GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, đổi 1,08 m = 108 cm.
HS tự làm bài rồi chữa bài, 
đổi 1,08 m = 108 cm.
Con ốc sên đó bò 108 cm với thời gian là 
108 : 12 = 9 ( phút)
Bài 3:
Bài 3:HS đọc đề, làm vào vở
GV có thể hướng dẫn HS tính:
72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút
Bài 4:
Bài 4:Dành cho HSKG
- GV hướng dẫn HS có thể đổi:
420 m/phút = 0,42 km/phút 
Hoặc10,5 km = 10500 m
- Ap dụng công thức t = S : v để tính thời gian.
Kết quả là 25 phút.
3.Củng cố dặn dò : 
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc lại cách tính thời gian..
--------------------------------------***-----------------------------------
TẬP LÀM VĂN
 TẢ CÂY CỐI
( Kiểm tra viết)
I.MỤC TIÊU:
 - Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài ; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh vẽ hoặc ảnh về một số loài cây, trái theo đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
b.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
 HĐ 1:HD HS làm bài : 
 - Cho HS đọc đề bài và Gợi ý
 - GV hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình
 - GV dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- HS trình bày 
 HĐ 2:HS làm bài : 27-28’
 GV lưu ý HS cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu, và tránh các lỗi chính tả mắc phải ở bài Tập làm văn trước.
- GV thu bài khi hết giờ
- Lắng nghe
- Làm bài 
- Nộp bài 
3.Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về ôn lại toàn bộ các bài đã học để chuẩn bị kiểm tra TUẦN tới.
-----------------------------------***----------------------------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
- Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỷ niệm với thầy, cô giáo. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết Kể chuyện.
Một số tranh, ảnh phục vụ yêu cầu của đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
Kể chuyện 
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện:
HĐ1:HD HS tìm hiểu đề : 
 GV đã ghi trên bảng lớp
HS lắng nghe
Gạch dưới những từ ngữ quan trọng
+Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
+Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô.
2HS đọc đề, lớp đọc thầm
Giải nghĩa: Tôn sư trọng đạo có nghĩa tôn trọng thày cô, trọng đạo học.
- 4 HS đọc 2 gợi ý trong SGK
- HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể
- HS lập nhanh dàn ý của câu chuyện
HĐ2:Thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện : 
- Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm
- Kể theo nhóm + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Cho HS thi kể chuyện 
- HS thi kể trước lớp. Mỗi em kể xong sẽ cùng các bạn đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
 Lớp nhận xét
- Nhận xét + khen những truyện hay, kể hay 
 3.Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về kể lại cho người thân nghe. Đọc trước yêu cầu và tranh minh họa của tiết Kể chuyện TUẦN 29 
HS lắng nghe
HS thực hiện
-------------------------------***---------------------------
ÂM NHẠC
ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
I.MỤC TIÊU:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 * HS khá giỏi: Biết đọc bài TĐN số 8.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nhạc cụ quen dùng, SGK, nhạc cụ gõ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Phần mở đầu:
 - Giới thiệu bài học gồm 2 nội dung: Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa và TĐN số 8.
 2.Phần hoạt động:
 Nội dung 1: Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa
 HĐ1: Tập hát theo giai điệu và đúng lời ca.
 Trường làng em có hàng tre xanh...thấy vui êm đềm.
 Nhóm 1: Tình quê hương gắn liền yêu thương.
 Nhóm 2: Bao mùa mưa nắng em vẫn đến trường.
 Nhóm 1: Thầy cô em đã dạy cho em.
 Nhóm 2: Yêu nước yêu quê và yêu gia đình.
 Cả lớp đồng ca: Tre xanh kia...em vẫn nhớ trường xưa.
- GV hướng dẫn HS thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
HĐ 2: - Hát kết hợp vận động theo nhạc
 - HS biểu diễn trước lớp theo hình thức song ca, tốp ca.
 - HS hát kết hợp phụ hoạ các động tác .
Nội dung 2: Học bài TĐN số 8.
 - HS đồng thanh nói tên nốt nhạc trong bài theo nhịp gõ của GV.
 - HS luyện tập cao độ.
 - GV chia lớp thành 2 nửa, một nửa đọc nhạc, một nửa hát lời. Sau đó đổi lại.
 - HS đọc nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách, thể hiện đúng phách mạnh, phách nhẹ.
 - GV hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 8.
3.Phần kết thúc:
 - Hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa.
 - Nhắc nhở HS về nhà tập chép bài TĐn số 8.
 - GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS tập hát theo giai điệu.
- HS hát theo nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- HS thực hiện.
- HS luyện tập cao độ.
- HS gõ nhạc, hát lời và gõ đệm theo phách.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
SINH HOẠT ĐỘI
I Ổn định tổ chức:
Tập họp hàng dọc, điểm số, báo cáo chi đội trưởng
Chi đôị trưởng báo cáo với GVCN theo nghi thức đội
II Chào cờ:
Chuyển đội hình chữ U
Chào cờ, hát Đội ca, hô khẩu hiệu Đội
III Tiến hành sinh hoạt:
1 Chi đội trưởng nêu mục đích, lí do sinh hoạt; giới thiệu đại biểu 
2 Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần qua
 Chi đội trưởng giới thiệu lần lượt các bạn trong ban chỉ huy chi đội lên nhận xét ưu, khuyết điểm các hoạt động của chi đội theo thứ tự: CĐP học tập, CĐP văn thể mĩ, CĐP kỉ luật, CĐP lao động
 Thảo luận: Các đội viên tham gia đóng góp ý kiến,bổ sung, giải đáp thắc mắc.
 Chi đôị trưởng nhận xét, đánh giá chung, tuyên dương, nhắc nhở
 Chi đội trưởng phổ biến công tác đến
3 Phổ biến công tác đến:
 ( Chi đội trưởng phổ biến)
4 Ôn nghi thức đôị, nội dung chương trình rèn luyện đội viên, tuyên truyền Đội
 ( Đội tuyên truyền măng non điều khiển)
 Kiểm tra các kiến thức về Đội TNTP Hồ Chí Minh 
5 Sinh hoạt vui chơi:
 Ôn các bài hát múa: Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đội ta lớn lên cùng đất nước.
6 Nhận xét tiết sinh hoạt:
- Chi đội trưởng nhận xét giờ sinh hoạt
- GVCN ý kiến:
Đa số các em thực hiện tốt nội quy của trường: đi học đúng giờ, đem dụng cụ học tập đầy đủ, đến trường chú ý, tích cực tham gia vào hoạt động học tập, sắp hàng ra vào lớp nghiêm túc, bên cạnh đó một số em thực hiện chưa tốt như: đi học quần áo chưa sạch sẽ, gọn gàng, học chưa tích cực, chưa tự giác.
Sắp đến phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, ăn mặc phải sạch sẽ, gọn gàng, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường lớp, ôn các kiến thức về Đội TNTP Hồ Chí Minh, ôn các bài múa hát nhất là hai bài mới để dự thi ở khối. Thi nghi thức đội, Ban chỉ huy giỏi, đi xe đạp chậm, ném bóng vào rổ, kẹp bong bóng. 
7 Kết thúc: Hát bài Đi ta đi lên

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 2720102011.doc