Hiện nay nhận thức giáo dục trẻ khuyết tật được nâng cao rõ rệt trong cộng đồng, trong trường học. Tháng11 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ. Đây là một việc làm cụ thể , đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Trong nhà trường tiểu học việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cũng được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật cũng được đi dự các lớp tập huấn do tổ chức CRS tổ chức. Tuy nhiên vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường tiểu học gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý không có nhiều kinh nghiệm , kiến thức cũng như phương pháp dạy trẻ khuyết tật. Thời gian tập huấn về dạy hòa nhập trẻ khuyết tật quá ngắn ( chỉ có 3 đợt , mỗi đợt chỉ có thời gian vài ba ngày); Số lượng giáo viên được tham gia tập huấn lại quá ít . Trong khi đó số lượng học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập ngày càng tăng, các em đi học chưa phát huy hết khả năng của mình. Vì thế muốn nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi người GV không những hết lòng yêu trẻ mà phải có vốn kiến thức cơ bản về dạy trẻ khuyết tật. Chính vì vậy tổ 4-5 chọn chuyên đề “ Nâng cao chất lượng GD hịa nhập cho trẻ khuyết tật để trao đổi một số kinh nghiệm giúp GV trong tổ dạy HS khuyết tật được tốt hơn
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TỔ 4-5 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do : Hiện nay nhận thức giáo dục trẻ khuyết tật được nâng cao rõ rệt trong cộng đồng, trong trường học. Tháng11 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ. Đây là một việc làm cụ thể , đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý Nhà nước về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trong nhà trường tiểu học việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cũng được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật cũng được đi dự các lớp tập huấn do tổ chức CRS tổ chức. Tuy nhiên vấn đề giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường tiểu học gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên giảng dạy và cán bộ quản lý không có nhiều kinh nghiệm , kiến thức cũng như phương pháp dạy trẻ khuyết tật. Thời gian tập huấn về dạy hòa nhập trẻ khuyết tật quá ngắn ( chỉ có 3 đợt , mỗi đợt chỉ có thời gian vài ba ngày); Số lượng giáo viên được tham gia tập huấn lại quá ít . Trong khi đó số lượng học sinh khuyết tật tham gia học hòa nhập ngày càng tăng, các em đi học chưa phát huy hết khả năng của mình. Vì thế muốn nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một việc làm hết sức khó khăn đòi hỏi người GV không những hết lòng yêu trẻ mà phải có vốn kiến thức cơ bản về dạy trẻ khuyết tật. Chính vì vậy tổ 4-5 chọn chuyên đề “ Nâng cao chất lượng GD hịa nhập cho trẻ khuyết tật’’ để trao đổi một số kinh nghiệm giúp GV trong tổ dạy HS khuyết tật được tốt hơn. Nhiệm vụ của đề tài: Trong quá trình học HS khuyết tật gặp rất nhiều khĩ khăn về học, phần lớn các em đều chậm phát triển trí tuệ , kĩ năng tư duy kém, bị khiếm khuyết như mắt nhìn khơng rõ, phát âm khĩ khăn, cĩ những hành vi bất thường,..Vì vậy nhiệm vụ của đề tài là: Phát hiện và tìm hiểu những khĩ khăn về học của trẻ khuyết tật. Đưa ra một số biện pháp giáo dục HS chậm phát triển trí tuệ. Đưa ra một số biện pháp giáo dục HS khĩ khăn về nhìn. Đưa ra một số biện pháp giáo dục HS khĩ khăn về nĩi. Đưa ra một số biện pháp giáo dục HS cĩ hành vi bất thường. Phương pháp tiến hành: Ngay từ đầu năm học ,GV các lớp điều tra số lượng HS khuyết tật của lớp, phối hợp với phụ huynh HS KT, giáo viên dạy các em ở các lớp trước để nắm các dạng khuyết tật, mức độ học tập của từng em . Lập kế hoạch giáo dục riêng cho từng em . Thực hiện giáo dục hịa nhập trên lớp, thay đổi hình thức và phương pháp dạy học cho phù hợp từng đối tượng HS khuyết tật. Mỗi lần họp chuyên mơn tổ cĩ sự trao đổi và đúc kết lại kinh nghiệm , trao đổi lẫn nhau giữa các GV tham gia dạy các em. IV- Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài được thực hiện tại tổ 4-5 trường Tiểu học số1 Cát Hanh trong năm học 2009-2010 KẾT QUẢ: I- Mơ tả hiện trạng thực tế: Trong năm học 2009-2010, trường tiểu học số 1 Cát Hanh có tổng số 10 học sinh KT với đủ các dạng tật : Khó khăn về nhìn, khó khăn về học, khó khăn về nghe nói; có hành vi bất thường. Trong đó tổ 4-5 đã chiếm 5/10 em : 1.Nguyễn Văn Thiện (4A) –Khó khăn về nói,khó khăn về học. 2.Lê Thị Mỹ Linh ( 4B)- Khó khăn về học. 3.Lê Hoài Hận ( 5B) -Khó khăn về học, có hành vi bất thường. 4.Đỗ Phi Nhung ( 5C) – Khó khăn về nhìn, khó khăn về học. 5.Võ Thị Mĩ Linh ( 5C) – Khó khăn về học . Phát hiện dạng khuyết tật và tìm hiểu những khó khăn về học của HS khuyết tật tổ4-5: Ngay từ thời gian đầu năm học năm học, khi nhận lớp GV chủ nhiệm đã phối hợp với GV chủ nhiệm lớp cũ và cha mẹ HS để nắm số lượng HSKT trong lớp , điều tra các em thuộc dạng tật gì, khả năng học của các em ra sao, lập sổ kế hoạch giáo dục cá nhân nếu cần. Cụ thể như sau: 1.Em Nguyễn Văn Thiện – Sinh năm :1999 -Dạng KT:Em không những khó khăn về nói , phát âm rất khó khăn nhất là những tiếng có phụ âm, mắt nhìn không bình thường , khi nhìn phải nghiêng đầu, trí tuệ kém phát triển . -Khả năng học: tiếp thu bài rất khó khăn, viết bài và đọc bài rất khó khăn , học yếu tất cả các môn.Khả năng tư duy kém, khó vận dụng những kiến thức đã học vào vận dụng thực hành. Hiểu cái mới rất chậm, quên cái vừa tiếp thu được nhanh. Quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy đủ và thiếu chính xác.Trong lớp ít tập trung nghe GV giảng bài , hơi đãng trí , ít giao tiếp với bạn bè. 2 .Lê Thị Mỹ Linh - Sinh năm :1999. -Dạng khuyết tật:Chậm phát triển trí tuệ, phát âm còn khó khăn một số tiếng có phụ âm đầu như đ, ch, tr,.. -Khả năng học:Tiếp thu bài chậm, ít nhớ nhưng hay quên nhanh, phát âm một số phụ âm đầu chưa chính xác, học yếu hầu hết các mơn, cịn nhút nhát , ít phát biểu xây dựng bài. 3. Lê Hồi Hận :Sinh năm 1999 -Dạng khuyết tật : Chậm phát triển trí tuệ, có hành vi bất thường như cắn vào tay, vào bàn , làm cho bản thân bị chảy máu, tự xé sách vở, bài kiểm tra, vui vẻ bất thường, hoặc cĩ khi GV hỏi khơng thèm trả lời, chui xuống gầm bàn trong giờ học,xử lí mọi việc khơng phù hợp với hồn cảnh. - Khả năng học: Thích thì học khơng thích thì khơng học , khả năng tiếp thu bài tùy theo lúc, đơi khi rất nhạy cịn cĩ lúc thì hầu như khơng biết gì. Cĩ lúc thì xung phong phát biểu xây dựng bài , làm bài như mọi học sinh bình thường khác nhưng khi khơng thích lên ngồi chơi suốt buổi học , cịn trêu chọc bạn bè ngồi bên cạnh, cĩ khi xé cả bài kiểm tra cơ giáo cho ném xuống đất , khơng thực hiện mọi yêu cầu của giáo viên kể cả lúc thi cử. 4.Đỗ Phi Nhung - Sinh năm 1999 - Dạng khuyết tật: Khó khăn về nhìn,mắt em bị co giật nhãn cầu bẩm sinh khó khăn về học. -Khả năng học: Mỗi khi đọc sách, em phải ghé mắt nhìn sát vào sách mới thấy chữ, do khó nhìn thấy nên em đọc rất chậm còn nhìn ở bảng thì phải có sự giúp đỡ của bạn bên cạnh. 5.Võ Thị Mĩ Linh : Sinh năm :1997 -Dạng khuyết tật: Chậm phát triển trí tuệ -Khả năng học: So với học sinh bình thường , em chậm 2 lớp so với các bạn, tiếp thu bài chậm , chữ viết xấu. II- Nội dung giải pháp: -Ngay từ đầu năm, các giáo viên chủ nhiệm đã phân loại ,nắm kĩ từng dạng HS khuyết tật trong lớp và tình hình tiếp thu bài của từng em thông qua phối hợp với phụ huynh, GV chủ nhiệm cũ cùng tổ chuyên môn bàn bạc để đưa ra một số giải pháp giúp đỡ các em học hòa nhập tốt hơn. Cụ thể như sau: A-Đối với dạng HS bị khuyết tật : Chậm phát triển trí tuệ: -Đặc điểm chung của các em bị chậm phát triển trí tuệ là tiếp thu bài rất chậm, khó nhớ kiến thức nhưng lại quên rất nhanh, ít tập trung nghe giáo viên giảng bài, trong giờ học lơ đễnh, ít hứng thú trong học tập. Các em ít xung phong phát biểu xây dựng bài, không tham gia vào các hoạt động nhóm, nhút nhát , rụt rè , diễn đạc ý kiến riêng của mình rất khó khăn. - Nguyên nhân dẫn tới khó khăn về học hòa nhập: +Nguyên nhân chủ quan: Phần lớn HS CPTTT có chức năng hoạt động trí tuệ ở dưới mức bình thường( IQ< 70).Tư duy trẻ CPTTT chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, vì vậy các em gặp khó khăn trong việc nắm bắt nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm, tư duy lô gich kém, có khả năng ghi nhớ máy móc, khó ghi nhớ ý nghĩa, khó tập trung trong một thời gian dài , dễ bị phân tán, vốn từ nghèo. +Nguyên nhân khách quan: Gv thường ít quan tâm đến đối tượng HS CPTTT trong các tiết học, ít gọi các em phát biểu sợ mất thời gian, ngại xây dựng kế hoạch cá nhân cho các em. -Biện pháp giúp đỡ các em học hòa nhập như sau: -Muốn cho các em học hòa nhập tốt thì vai trò của giáo giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng phải tiến hành các bước sau : + Bước1: Tìm hiểu thật kĩ lưỡngđặc điểm tâm sinh lí, khả năng, những nhu cầu cụ thể và sở thích của HS CPTTT . HS cần giúp đỡ những gì trong quá trình sinh hoạt và học tập. Trong học tập , HS cần được giúp đỡ những môn học nào? Có thích cùng vui chơi học tập cùng các bạn không? Có khả năng học hòa nhập theo trình độ, chương trình chung với những trẻ bình thường khác không? Có cần lập sổ giáo dục cá nhân không?Từ đó giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ đề ra phương pháp giáo dục phù hợp cho từng em. VD:Em Lê Hoài Hận- Chậm phát triển trí tuệ ( Lớp 5B) Ngay từ đầu năm học , Cô Võ Thị Aùnh giáo viên chủ nhiệm lớp đã nhận em từ lớp cũ là lớp 4C do cô Đặng Thị Thu chủ nhiệm, cô Aùnh đã thông qua cô Thu cùng với việc gặp gỡ phụ huynh em Hận. Qua tìm hiểu, được biết em Hận là một học sinh không những chậm phát triển trí tuệ mà còn là HS có những hành vi bất thường, có lúc em tự làm chảy máu mình, cắn vào bàn, hoặc bướng bỉnh muốn học thì học, không thích học thì ngồi chơi. Ở lớp cũ trong một kì thi , em xé bài thi ngồi chơi .GV chủ nhiệm cũng phát hiện được mặt mạnh của em khả năng đọc rất tốt, tiếp thu bài được nếu em chịu tập trung và em cũng rất thích được bạn bè , cô giáo khen. Từ đó GV chủ nhiệm đã đề ra biện pháp giáo dục thích hợp: Đầu tiên là xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa GV chủ nhiệm với em, các HS trong lớp với em tạo cho em cảm giác được an toàn, được tôn trọng. Khuyến khích ,tuyên dương những mặt mạnh của em như mỗi lần em đọc , hoặc phát biểu xây dựng bài,..để tạo hứng thú học tập cho em.Giao nhiệm vụ học tập phù hợp với trình độ, khả năng và sở thích của em. Khi cần GV cũng đưa ra hình thức xử lí cứng rắn để trách phạt buộc em phải thực hiện. +Bước 2: Sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp cho từng học sinh khuyết tật : thông thường GV chủ nhiệm lớp thường sắp xếp các em ngồi những chỗ mà GV tiện theo dõi và quan sát sát giúp đỡ nhất, ngồi ở phía các dãy bàn trên của lớp. +Bước 3:Thành lập nhóm / vòng bè bạn the ... øi học:Kết thúc bài cần tiến hành theo cách: để HS có nhiều cơ hội tham gia. HS khuyết tật cần có cơ hội biểu đạt những gì các em đã học được. Trên cơ sở đó, Gv kiểm tra được những kiến thức, kĩ năng HS đã chiếm lĩnh được qua bài học. Kết thúc bài học cần đạt 3 yêu cầu sau: *HS tự biểu đạt, tóm tắt những phát hiện chính qua bài học. *Tất cả HS , kể cả HS KT được tham gia. *Vận dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn. *Lưu ý :Trong một giờ học hòa nhập , GV cần sử dụng cácphương pháp dạy học phù hợp tùy thuộc vào dạng khuyết tật và mức độ tiếp thu như:Phương pháp đồng loạt ( đối với HS KT có thể tham gia vào các hoạt động thường xuyên của lớp, có thể lĩnh hội nội dung kiến thức như HS bình thường ); Phương pháp đa trình độ; phương pháp trùng lặp giáo án( đối với HS KT có mức độ tiếp thu quá chậm phải lập hồ sơ cá nhân ). Ví dụ : Tiến trình bài dạy của bài: VIỆT BẮC THU - ĐÔNG NĂM 1947 – Trang 30 sách ĐLvàLS lớp 5 đối với một tiết học hòa nhập có HS chậm PTTT. Hoạt động giáo viên Hoạt động HS bình thường Hoạt động HS KT A – Ổn định lớp : B – Kiểm tra bài cũ : “ Thà hi sinh tất cả , chứ không chịu mất nước “ 1) Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? 2) Đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 3)Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? - Nhận xét . C– Bài mới : a – Giới thiệu bài :Dùng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc( Tuyên Quang,Bắc Kạn, Cao Bằng,..nhấn mạnh: Đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc.Bài “ Thu – Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” sẽ giúp các em nắm rõ sự kiện lịch sử này. -GV nêu nhiệm vụ bài học. b – Hoạt động : 1.Nguyên nhân địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc: - * HĐ 1 : Làm việc cá nhân . +Mục tiêu: HS nắm được vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc: +Tiến hành: Cho HS đọc thầm nội dung SGK:Từ Sau khitấn công lên Việt Bắc và trả lời theo hai câu hỏi: +Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thực dân Pháp phải làm gì ? + Tại sao Căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp +Trước âm mưu của Thực dân Pháp, Đảng và chính phủ ta có chủ trương gì ? - GV kết luận, cho HS xác định lại 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên quang, Thái Nguyên,Lạng Sơn, Hà Giang. 2.Diễn biến sơ lược của chiến lược Việt Bắc thu – đông 1947: * HĐ : Làm việc cả lớp . +Mục tiêu: HS dựa vào lược đồ và nội dung SGK trình bày được diễn biến của chiến lược. +Tiến hành: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK , sau đó dựa vào SGK và sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 . GV nêu một số câu hỏi gợi ý để HS trình bày diễn biến của chiến dịch: + Lực lượng của địch khi bắc đầu tiến công lên Việt Bắc như thế nào ? +Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào ? + Sau 75 ngày đêm đánh địch ta đã thu được kết quả ra sao ? Cho một số học sinh lên bảng dựa vào lược đồ để trình bày diễn biến, kết quả của chiến lược. GV nhận xét và chốt lại. 3. Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947: Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi. +Mục tiêu:HS nắm được ý nghĩa của chiến thắng +Tiến hành:Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau: + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 . -GV có thể nêu thêm một số câu hỏi gợi ý để HS nêu ý nghĩa của chiến thắng. D – Củng cố : -Gọi 2 HS đọc nội dung chính của bài . E– Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau “ Chiến thắng biên giới Thu-Đông 1954 - Hát tập thể -2 HS trả lời câu1,3 - HS quan sát, lắng nghe.. HS đọc thầm nội dung SGK:Từ Sau khitấn công lên Việt Bắc và trả lời câu hỏi: +Sau khi đánh chiếm các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Căn cứ Vệt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến & tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh . + Vì căn cứ địa Việt bắc là nơi tập trung cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.. +phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc. - HS lắng nghe . -HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn: + Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn, chia làm 3 mũi tấn công lên Việt Bắc . + Quân địch rơi vào tình thế bị động, rút lui, tháo chạy. + Ta đã chiến thắng . . . +HS lên bảng dựa vào lược đồ trình bày diễn biến, kết quả của chiến lược. - HS thảo luận nhóm đôi & trả lời . + Chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh kết thúc chiến tranh của TDP; Cơ quan đầu não của kháng chiến Việt Bắc được bảo vệ vững chắc; khẳng định sức mạnh kháng chiến của Đảng & nhân dân ta có thể đè bẹp mọi âm mưu xâm lược của địch ; cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân ta. - 2 HS đọc . - HS lắng nghe . -Hát -Trả lời câu hỏi 2 . HS quan sát, lắng nghe.. -HS đọc to kênh chữ nhỏ trong SGK. -Nhắc lại nội dung trả lời đúng của các bạn. -Tham gia nhóm cùng với HS bình thường. . -HS đọc phần chú giải trên lược đồ. -Theo dõi bạn trình bày. -Đọc lại phần diễn biến và kết quả ở SGK. -Tham gia thảo luận với một HS khá, giỏi. -Có thể trình bày những ý mà HS cảm nhận được. -HS đọc bài học ở SGK. - HS lắng nghe . +Bước 6: Học sinh CPTTT thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức vì thế khi đánh giá cần chú ý đến sự phát triển của HS, động viên khích lệ các em học tập. B-Đối với dạng HS bị khuyết tật : Chậm phát triển trí tuệ và có hành vi bất thường. Ngoài một số biện pháp như đã nêu như ở HS chậmPTTT , trong lớp học GV cần lưu ý thêm một số hướng giáo dục khắc phục : -Giải thích, thuyết phục. -Động viên, khen thưởng. -Trách phạt. -Điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học. -Tổ chức hoạt động tập thể. Ví dụ : Trong giờ học toán của lớp 5C, em Hận đã không làm bài tập , nằm trên bàn, lấy kim đâm vào bạn ngồi bên cạnh, sau đó tự cào tay mình cho chảy máu. Cô giáo chủ nhiệm đã vận dụng biện pháp giải thích, thuyết phục. Lúc đầu hỏi nguyên nhân vì sao em làm như vậy, sau đo thuyết phục em kết hợp dùng nội quy của lớp để em tiếp tục tiết học. C-Đối với dạng HS bị khuyết tật : Chậm phát triển trí tuệ và khó khăn về nói. GV chú ý thêm một số hướng khắc phục như: Tăng cường luyện các em phát âm trong các giờ tập đọc.Thường xuyên gọi các em đọc bài , khen thưởng kịp thời dù là tiến bộ nhỏ của học sinh. Tập cho các em thói quen mạnh dạn phát biểu trước mọi người. Thông qua các môn học cung cấp vốn từ cho cácem. C-Đối với dạng HS bị khuyết tật : Chậm phát triển trí tuệ và khó khăn về nhìn. Cũng ngoài một số biện pháp đã nêu ở phần A. Cần chú ý thêm một số hướng khắc phục: Vị trí ngồi của HS phải ở bàn đầu gần bảng. Phải tổ chức nhóm vòng tay bè bạn giúp đỡ HS tronghọc tập, sinh hoạt và vui chơi. Hình thức ghi bảng của GV phải khoa học, đúng tầm mắt của HS. Nên giúp HS tiếp thu bài bằng phương tiện âm thanh nhiều hơn là hình ảnh. KẾT LUẬN: Qua những biện pháp mà tổ 4-5 đã và đang thực hiện đối với một số lớp dạy hòa nhập HSKT bước đầu đã đem lại một số kết quả như sau: Hầu hết 5 em khuyết tật trong tổ đã có tiến bộ đáng kể về mặt học tập cũng như các mặt khác. Em Võ Thị Mĩ Linh, em Đỗ Phi Nhung trong kì thi GHKI hai môn TV và Toán đã đạt điểm trung bình. Em Lê Hoài Hận, Nguyễn Văn Thiện, Lê Thị Mĩ Linh tuy còn yếu ở môn toán nhưng xét về mặt tiến bộ thì các em cũng có những chuyển biến đáng kể. Về sinh hoạt ,vui chơi thì các em đã biết hòa đồng cùng bạn bè, tham gia các hoạt động tập thể , những hành vi bất thường của em Hận giảm nhiều so với năm cũ, em đã biết ham học nhất là phân môn Tập đọc, em rất thích được đọc bài , rất thích khi nghe cô giáo và các bạn khen. Theo chúng tôi, những biện pháp giáo dục HSKT không chỉ áp dụng cho tổ 4-5 mà có thể áp dụng cho tất cả những lớp học hòa nhập trong toàn trường . Để chất lượng giáo dục hòa nhập có hiệu quả cần phải có lòng nhiệt tình của mỗi giáo viên dạy HSKT và kiến thức kinh nghiệm. Các giáo viên trong trường cần được tham gia đầy đủ các đợt tập về dạy HS khuyết tật do tổ chức CRS tổ chức đồng thời cần phải học hỏi nhiều kiến thức thông qua sách ,báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và các tổ chức y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho HS KT. Những vấn đề mà chúng tôi nêu trên đây rất cần sự trải nghiệm trên thực tế và sự đóng góp của các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn.Rất mong sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp để chất lượng giáo dục hòa nhập ngày càng nâng cao. Cát Hanh, ngày 01 tháng 12 năm 2009 Người viết Đỗ Thị Tuyết Nhung TÀI LIỆU ĐỂ VIẾT CHUYÊN ĐỀ: Các tài liệu của tổ chức CRS như: 1.Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ ở tiểu học. 2.Tài liệu tập huấn phát hiện trẻ khuyết tật ở cộng đồng. 3.Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Tài liệu đính kèm: