Nghiên cứu một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5

Nghiên cứu một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5

PHẦM MỞ ĐẦU.

1. LÍ DO CHỌN DỀ TÀI.

 Qua thời gian 10 năm là giáo viên của trường TH. Hình ảnh người thầy đầu tiên càng rõ nét trong tôi, bởi những gì tôi có đều được (tri thức tâm hồn) tất cả đều nhớ công lao của thầy cô vun đắp.

Rất có thể người ta bảo rằng: cái thời vỡ lòng ấy đâu có gì để nói. Tri thức đơn giản mà thời gian dạy dỗ thì chẳng bao lâu. Chỉ vậy thôi! nhưng đó chính là cái vốn ban đầu, để rồi đây là một sứ mệnh vinh quang của tôi. Để rồi người ta mãi mãi chẳng thể nào quên được hình ảnh về “người thầy đầu tiên” trong tâm hồn trẻ thơ. Những tâm hồn mà người ta ví như “những tờ giấy trắng tinh khôi”. Tôi sẽ là người viết lên trên đó những chữ đầu tiên. Đây là một công việc vô cùng lớn lao. Một cái đích mà cả đời tôi phải phấn đấu không ngừng.

Chúng tôi những người thầy cô viết lên những tờ giấy trắng đó: những tri thức kĩ năng về văn - trí- thể mĩ để các em vững bước vào thiên nhiên kỉ mới.

Con đường mà tôi muốn đi đến là làm thế nào để hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5. Để các em viết câu đúng, có gợi cảm và cảm xúc, có khả năng tạo câu và khả năng tạo văn bản”.

Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện nội dung nghiên cứu ở khối lớp 5 của trường. Đề tài này sẽ là một phần nào đó giúp cho những người làm công tác giảng dạy thực hiện được cái đích mà mình muốn đi tới. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc rằng không tránh những thiếu sót và ý tứ nông cạn trong khi viết và trình bày. Bởi vậy tôi rất mong được sự tham gia góp ý kiến của các đồng nghiệp, các đồng trí lãnh đạo để đề tài của tôi thêm phung phú và hoàn thiện hơn để tôi thực hiện nhiệm vụ “trồng người” cao cả này.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phầm mở đầu.
1. Lí do chọn dề tài.
 Qua thời gian 10 năm là giáo viên của trường TH. Hình ảnh người thầy đầu tiên càng rõ nét trong tôi, bởi những gì tôi có đều được (tri thức tâm hồn) tất cả đều nhớ công lao của thầy cô vun đắp.
Rất có thể người ta bảo rằng: cái thời vỡ lòng ấy đâu có gì để nói. Tri thức đơn giản mà thời gian dạy dỗ thì chẳng bao lâu. Chỉ vậy thôi! nhưng đó chính là cái vốn ban đầu, để rồi đây là một sứ mệnh vinh quang của tôi. Để rồi người ta mãi mãi chẳng thể nào quên được hình ảnh về “người thầy đầu tiên” trong tâm hồn trẻ thơ. Những tâm hồn mà người ta ví như “những tờ giấy trắng tinh khôi”. Tôi sẽ là người viết lên trên đó những chữ đầu tiên. Đây là một công việc vô cùng lớn lao. Một cái đích mà cả đời tôi phải phấn đấu không ngừng.
Chúng tôi những người thầy cô viết lên những tờ giấy trắng đó: những tri thức kĩ năng về văn - trí- thể mĩ để các em vững bước vào thiên nhiên kỉ mới. 
Con đường mà tôi muốn đi đến là làm thế nào để hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5. Để các em viết câu đúng, có gợi cảm và cảm xúc, có khả năng tạo câu và khả năng tạo văn bản”.
Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ thực hiện nội dung nghiên cứu ở khối lớp 5 của trường. Đề tài này sẽ là một phần nào đó giúp cho những người làm công tác giảng dạy thực hiện được cái đích mà mình muốn đi tới. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc rằng không tránh những thiếu sót và ý tứ nông cạn trong khi viết và trình bày. Bởi vậy tôi rất mong được sự tham gia góp ý kiến của các đồng nghiệp, các đồng trí lãnh đạo để đề tài của tôi thêm phung phú và hoàn thiện hơn để tôi thực hiện nhiệm vụ “trồng người” cao cả này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã bám sát vào mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn từ ngữ - ngữ pháp nói riêng. Từ đó có hướng rèn viết câu đúng cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiêncứu biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai là học sinh lớp 5 
Học sinh lớp 5 ở độ tuổi 10 đến 11. ở tuổi này các em đã có ý thức ngoan ngoãn, lễ phép, hiếu động nhưng giàu tình cảm. Trong hoạt động học tập đã có nhiều em viết được câu đúng, câu hay, đúng ngữ pháp, hợp văn cảnh. Bên cạnh còn một số em chưa lưu ý nghe giảng, chưa suy nghĩ kĩ đã làm bài, chóng chán, thích vui chơi. Do vậy một số em có nhiều khuyết điểm (mắc lỗi trong học tập) một trong những khuyết điểm đó là viết câu sai. Đó là những đặc điểm cơ bản của đối tượng mà tôi cần nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khảo sát và thống kê các bài tập làm văn, bài tập đặt câu, viết đoạn văn của học sinh lớp 5 trường TH Cộng Hoà. Tổng hợp và phân loại lỗi câu thường mắc của học sinh, những số liệu điều tra chính xác, thực chất. Sau đó tìm ra nguyên nhân của tình trạng viết câu sai này xem do không chú ý nghe giảng, do giáo viên giảng ít, hay do thời gian học ít tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết câu sai để từ đó người giáo viên đề ra được những biện pháp để sữa chữa cho học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tôi nhận thấy rằng không chỉ ở lớp 5 mà tất cả các lớp trong bậc tiểu học và các bậc học khác việc rèn cho học sinh viết đúng câu, tạo văn bản là vô cùng quan trọng. Nó phải được thực hiện thường xuyên , liên tục, cùng một lúc sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như:
Khảo sát để có con số cụ thể kèm theo danh sách những học sinh viết câu sai, các lỗi phổ biến và các lỗi thường mắc với từng cá nhân.
Điều tra, quan sát trong giờ ngữ pháp, tập làm văn Ngoài ra phải thực nghiệm, trắc nghiệm tìm ra biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng viết câu sai cho học sinh.
6. Đóng góp của đề tài.
Qua việc nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã tìm ra nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi trong khi viết câu, tạo văn bản Từ đó có biện pháp ứng dụng thực tế trong giờ dạy từ ngữ-ngữ pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
7. Kết cấu của đề tài
Phần một: Mở đầu
1. Lí do chọn dề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
Phần hai: nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Phần ba: Bài học kinh nghiệm
Phần hai: Nội dung của đề tài
Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở khoa học
Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng Việt hướng tới là hình thành và phát triển kĩ năng hoạt động ngôn ngữ như: Nghe-nói-đọc-viết. Dần dần nâng cao cho học sinh những tri thức “Tiếng Việt” và giúp học sinh sử dụng thành thạo tiếng Việt trong giao tiếp, tiến tới có ý thức, có thói quen nói và viết hay. Tuy nhiên thực tế cho thấy khi sử dụng Tiếng Việt học sinh có mắc rất nhiều lỗi, đặc biệt về câu. Nó trở thành một thứ bệnh mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lău nhưng mức độ hạn chế, lỗi về câu chưa giảm.
2. Cơ sử thực tiễn
Học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường TH nói riêng khả năng sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp còn hạn chế. Đặc biệt là trong việc viết văn bản của học sinh lớp 5, tình trạng viết câu sai vẫn là hiện tượng khá phổ biến. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới các bài tập làm văn Một sản phẩm mang đậm cá tính sáng tạo cả về kĩ năng tạo câu lẫn kĩ năng tạo văn bản.
Hiện nay, việc chú ý đến tình trạng hạn chế tình trạng viết câu sai của học sịnh lớp 5, chưa có biện pháp nào hữu hiệu nhất đem lại kết quả. bên cạnh những nguyên nhân chủ quan là do bản thân các em, còn có những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới việc học tập của các em: gia đình, nhà trường và xã hội
Học sinh trường Tiểu học An Chõu đa phần là con em nông dân. Do điều kiện kinh tế và thời gian nên các bậc phụ huynh ít chú ý đến việc học tập của con em mình, hầu như phó mặc cho nhà trường và thầy cô.
Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 5 trong nhà trường, tôi nhận thấy việc sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp đặc biệt là việc viết văn bản của học sinh còn nhiều hạn chế. 
Tôi thấy cần phải có biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5. Để giúp các em có những kĩ năng tạo câu lẫn “kĩ năng tạo văn bản”, đáp ứng yêu cầu của môn học. Xuất phát từ cơ sở lí luận và nhận thức thực tiễn trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5”. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng nói, viết câu đúng, kĩ năng tạo văn bản phù hợp.
Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
I. Quá trình nghiên cứu
1. Thâm nhập thực tế.
Để đề tài đạt kết quả cao, tôi đã dự định và tiến hành dự giờ các đồng nghiệp cùng khối 5 ở các tiết dạy như: Từ ngữ, ngữ pháp, tập làm văn. Sau mỗi giờ dạy tôi đề nghị giáo viên trong khối cho tôi được trực tiếp chấm các bài Tập làm văn, bài tập đặt câu của học sinh sau mỗi tiết dạy nêu trên. Để xác định học sinh viết câu sai và dùng dấu câu chưa thích hợp như:
1. Khảo sát thực tế
Sau khi tiến hành khảo sát thực tế các bài tập Từ ngữ -Ngữ pháp, bài tập đặt câu và thống kê các Tập làm văn của học sinh tôi đã tổng hợp được số học sinh thường mắc lỗi của khối lớp 5 như sau:
Tổng số: 32 em
-Số mắc lỗi cụ thể:
* Câu sai ngữ pháp:
+Câu thiếu chủ ngữ vị ngữ: 20/32
+ Câu thiếu chủ ngữ; 20/32
+ Câu thiếu vị ngữ: 25/32
* Câu sai chính tả: 18/32bài
* Câu sai logic-ngữ nghĩa: 22/32 bài
* Câu tối nghĩa: 23/32 bài
II. Nguyên nhân
Theo tôi, hiện trạng mắc lỗi câu như đã nói ở trên có thể có lí giải bằng những nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân chủ quan:
a. Nguyên nhân học sinh viết sai câu (thiếu chũ ngữ, vị ngữ) là do các em phát triển quá rộng thành phần phụ nào đó của câu hoặc dùng từ chỉ quan hệ không phù hợp ở các dạng câu:
+ Ví dụ: Trong bài Tập làm văn “Tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp” em Quân viết: “Bằng nỗ lực phấn đấu của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của tập thể lớp và tình yêu thương trìu mến của cô giáo chủ nhiệm.
b. Câu thiếu chủ ngữ: nguyên nhân do các em không ý thức rõ về thành phần phụ: trạng ngữ và chủ ngữ dẫn đến nhầm lẫn trạng ngữ là chủ ngữ.
Ví dụ: Trong bài văn “Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi” em Nguyễn Anh Văn (5A) viết:
“Qua cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi càng thấy yêu mái trường Cộng Hoà.
c, Câu thiếu vị ngữ: Nguyên nhân do các em chưa nghĩ chọn vẹn, không cần quan tâm xem câu đã đủ chủ ngữ, vị ngữ đã viết
Ví dụ: Khi viết đoạn văn về “Việc đồng áng” em Hường (5A) viết: “Trên cánh đồng, bà con nông dân.”
d. Câu sai chính tả:
Nguyên nhân: do các em không phân biệt phụ âm đầu như: l/n; s/x nên khi viết câu làm nghĩa, câu lệch lạc, không chuẩn ý diễn đạt.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn nói về việc “trồng cây” em Quân (5A) viết: “Xớm xớm”, chúng em lại tới tưới cho vườn cây mới trồng”.
đ. Câu sai logic
Nguyên nhân: do năng lực tư duy còn yếu nên học sinh không thể thực hiện một cách chính xác ý định của mình làm sai nội dung cần diễn đạt làm ngữ nghĩa của câu thiếu logic, thiếu chặt chẽ.
Ví dụ: Khi làm bài văn viết “Thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật vừa qua” cú em viết:
“Em rất vui đã làm được những việc tốt do bạn em làm hộ”.
e. Câu tối nghĩa, lủng củng.
Nguyên nhân: do không xác định được chủ ngữ, vị ngữ bởi kết câu nhièu tầng bậc (hoặc diễn đạt rườm rà, lủng củng) không thoát ý vì không dùng dấu chấm câu.
Ví dụ: Khi tả “quang cảnh trường” 
Tuổi thơ của mình gắn bó với mái trường thân quen quê mình như một mái trường không phải ai cũng có mà yêu thương nhớ nhung khi xa nhà xa quê hương rất mực yêu dấu mà những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đã đi qua cùng năm tháng.
Tóm lại: Do học sinh thiếu tập trung trong các giờ ngữ pháp nên không nắm được khái niệm về các câu. học sinh chưa có ý thức khi viết câu, dẫn đến sử dụng từ, sử dụng dấu câu tuỳ tiện, chưa chọn vẹn cả câu đã viết, không cần quan tâm xem câu đó có đủ chủ ngữ, vị ngữ chưa, đã rõ ràng, mạch lạc chưa đã viết. Chưa chăm luyện tập thực hành (viết câu, dựng đoạn văn, đặt câu) ở lớp và ở nhà ít đọc sách báo, ít đọc các bài văn mẫu, các bài văn hay để học cách diễn đạt, cách viết câu
2. Nguyên nhân khách quan:
ở đầu bậc học (lớp 2,3) học sinh bắt đầu làm quen với khái niệm câu một cách “chính thống”. Trên thực tế luyện từ và câu bao gồm cả từ ngữ và Ngữ pháp trong 35 phút, nhiều giáo viên còn lúng túng cả phần dạy lí thuyết lẫn tổ chức thực hành. Với thời gian ít ỏi này chỉ dừng lại những hiểu biết chung sơ đẳng. Vì vậy các em chỉ có những biểu tượng về câu chứ không có khái niệm đích thực về câu, chưa sử dụng được nó như như một phương tiện hữu hiệu trong hoạt động viết. Mặt khác ở cuối bậc Tiểu học, khả năng viết câu thể hện rõ nhất trong giờ Tập làm văn của học sinh nhưng khi chấm bài giáo viên thường chú ý nhiều đến những sai sót về nội dung mà ít chú ý đến các lỗi trong đó có lỗi về câu nên thường bỏ qua. Còn trong các giờ trả bài Tập làm văn giáo viên thường không chữa lỗi câu (lỗi chính tả, lỗi dùng từ) thành một nội dung của tiết học, nếu có chỉ nhận xét chung chung.
III. Một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai.
Qua thâm nhập, khảo sát thực tế tôi biết được những nguyên nhân đẫn đến tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5. Từ những nguyên nhân trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra “một số biện pháp hạn chế tình trạng viết câu sai” trao đổi với các giáo viên dạy khối 5, và cùng nhau thực hiện. Các biện pháp tôi đề ra là:
+ Trong giờ dạy Từ ngữ-ngữ pháp giáo viên cần coi trọng phần luyện tập, tổ chức cho các em làm bài tập thực hành, bài tập ngữ pháp. Giúp các em hiểu biết đầy đủ và chính xác các khái niệm về câu, các thành phần phụ của câu, các loại câu Từ đó các em biết sử dụng chúng trong hoạt động nói, viết một cách thành thạo.
+ Luôn quan tâm trong các giờ dạy Tập làm văn miệng ở lớp, khi học sinh thực hành cách diễn đạt bằng miệng từng phần, từng đoạn của bài văn. Giáo viên chú ý theo dõi và sửa câu sai cho các em.
+ Khi chấm bài tập làm văn giáo viên phải chấm kĩ từng bài, phát hiện đánh dấu các câu sai. Sau đó giáo viên thống kê và phân loại lỗi câu của lớp (có ghi chú những em hay viết câu sai và thường mắc lại lỗi câu nào để lưu tâm giúp đỡ, kèm cặp).
Khi trả bài tập làm văn, giáo viên nên dành thời gian nhất định để chữa các câu cho học sinh, mỗi dạng câu sai dẫn ra một- hai câu trong bài làm của học sinh để cả lớp cùng chữa. Mặt khác giáo viên có thể cho các em đọc lại bài của mình để tự chữa (hoặc đổi bài cho bạn mang về nhà chữa cho nhau). Sau đó giáo viên kiểm tra, đánh giá, tuyên dương và rút kinh nghiệm kịp thời.
Kết hợp với sự quan tâm nêu trên, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách sửa câu sai khi học các môn học nói chung, phân môn Từ ngữ-ngữ pháp , tập làm văn nói riêng theo một số cách sau:
1. Câu thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ.
Với các câu sai dạng này cần phải hướng dẫn các em chữa cho câu có đủ cả hai thành phần chính là chủ ngữ, vị ngữ như: thêm chủ ngữ cho câu (hoặc thiếu vị ngữ cho câu); hoặc có thể sửa một thành phần có sẵn trong câu làm chủ ngữ, vị ngữ.
Ví dụ: Câu văn sai do thiếu chủ ngữ, giáo viên hướng dẫn sửa bằng cách thêm chủ ngữ, câu đúng sẽ là: “Quang cảnh nhộn nhịp sân trường, trong giờ ra chơi, em càng thấy yêu mái trường.
2. Đối với câu thiếu cụm chủ vị.
Phần lớn các câu sai kiểu này chỉ có thành phần phụ (P) với các kiểu câu này giáo viên cần hướng dẫn học sinh thêm vào sau thành phần một cụm chủ vị nòng cốt (hoặc sửa đổi một thành phần phụ để có cụm chủ vị nòng cốt).
Ví dụ: Câu sai trong bài của em Quân đã nêu ở phần (ví dụ về câu sai (CN-VN) giáo viên hướng dẫn học sinh thêm vào thành phần phụ một cụm chủ vị nòng cốt cho phù hợp như sau:
Bằng sự nỗ lực của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của tập thể lớp và tình thương yêu trìu mến của cô giáo chủ nhiệm bạn đã thương lên trong học tập và đạt học sinh giỏi cấp tỉnh trong năm học vừa qua. 
3. Câu sai chính tả
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt các phụ âm đầu dễ lẫn do cách phát âm địa phương để các em viết đúng.
4. Câu sai logic, ngữ nghĩa và câu tối nghĩa, lủng củng.
Giáo viên cần hướng dẫn họ sinh dùng từ, sử dụng dấu câu, xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ đối với câu định diễn đạt.
IV. Kết quả khảo sát.
Tổng số: 32 em
- Số bài mắc lỗi cụ thể bhư sau:
+ Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ: 4/32
+ Câu thiếu vị ngữ: 5/32
+ Câu thiếu chủ ngữ: 3/32
+ Câu sai chính tả: 2/32
+ Câu sai ngữ nghĩa; 3/32
+ Câu lủng củng: 5/32
Phần ba: Bài học kinh nghiệm
Qua thực hiện nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm để rèn luyện hạn chế tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 5.
- Giáo viên phải thực sự yêu nghề.
- Giáo viên cần nghiên cứu từng bước lên lớp của một giờ ngữ pháp, tập làm văn
- Giáo viên nắm chắc và bám vào mục tiêu của môn học để truyền thụ kiến thức.
- Thái độ giáo viên phải ân cần, vui vẻ, kiên trì kết hợp với sự đổi mới phương pháp dạy học để thu hút học sinh ham học đạt kết quả cao.
- Thường xuyên sửa và uốn nắn từng lời nói, từng câu trong khi nói và viết của học sinh.
- Giáo viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Phối hợp với gia đình, đoàn thể, bạn bè của các em để cùng dạy bảo các em đạt kết quả cao.
 Trên đây là vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình nghiên cứu. Song để đáp ứng được nhu cầu đổi mới hiện nay không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của đồng nghiệp đề đề tài nghên cứu của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 5(2).doc