CHƯƠNG TRÌNH GDBVMT Ở TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU
• Kiến thức:
Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu về:
- Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật;
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Ô nhiễm môi trường
- Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm,
bản làng, phố phường )
• Thái độ - Tình cảm:
- Có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên, yêu quí gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước
- Có thái độ thân thiện với môi trường
- Có ý thức:
+ Quan tâm đến các vấn đề môi trường xung quanh
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh
CHƯƠNG TRÌNH GDBVMT Ở TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU · Kiến thức: Giúp cho học sinh biết và bước đầu hiểu về: - Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật; - Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường. - Ô nhiễm môi trường - Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (môi trường nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường) · Thái độ - Tình cảm: - Có tình cảm yêu quí, tôn trọng thiên nhiên, yêu quí gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước - Có thái độ thân thiện với môi trường - Có ý thức: + Quan tâm đến các vấn đề môi trường xung quanh + Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường xung quanh · Kĩ năng - Hành vi: - Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên - Sống ngăn nắp, vệ sinh - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với độ tuổi - Sống tiết kiệm, chia sẻ và hợp tác II. NỘI DUNG Lớp Môn/phân môn Địa chỉ tích hợp Nội dung GDBVMT 1 Tự nhiên và xã hội Chủ đề: Tự nhiên Bài 12 : Nhà ở Bài 13: Công việc ở nhà - Biết nhà ở là nơi sống của mỗi người - Sự cần thiết phải giữ sạch MT nhà ở. - Ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng. - Các công việc cần làm để nhà ở luôn được sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp. Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp - Sự cần thiết phải giữ sạch MT lớp học. - Ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy - Các công việc cần làm để lớp học sạch, đẹp. Bài 29 : Nhận biết cây cối và các con vật - Cây cối và các con vật xung quanh là thành phần của MT tự nhiên - Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc - Yêu quý cây cối và các vật Bài 30 : Thời tiết - Thời tiết là một yếu tố của MT - Mối quan hệ giữa thời tiết và sức khỏe của con người Tiếng Việt Chủ điểm: Thiên nhiên - đất nước Tập đọc: Bài: Hoa ngọc lan Bài: Ai dậy sớm Bài: Đầm sen Bài: Sau cơn mưa Bài: Mùa thu ở vùng cao Bài: Luỹ tre Bài: Hồ gươm Bài: Mời vào Quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên: - Giới thiệu vẻ đẹp của thiên nhiên: Hương thơm đặc biệt của hoa, vẻ đẹp của đầm sen, của luỹ tre làng, của Hồ Gươm, cảnh đẹp của thiên nhiên vào buổi bình minh hoặc sau cơn mưa, vẻ đẹp của mùa thu ở vùng cao - Sự giao cảm của con người với thiên nhiên, - Trân trọng, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thế giới tự nhiên. - Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu thế giới tự nhiên xung quanh. Bài: Chú công, Bài: Anh hùng biển cả, Bài: ò.. ó..o, Bài: Không nên phá tổ chim - Vẻ đẹp, nét đãng yêu của thế giới độngvật - Yêu quý, bảo vệ loài vật Đạo đức Bài 14: Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Ích lợi của cây và hoa đối với cuộc sống của con người. - Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hại cây và hoa nơi công cộng. - Biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng Nghệ thuật Âm nhạc Bài: Quê hương tươi đẹp Bài: Lí cây xanh Bài: Đàn gà con Bài: Thật là hay Thông qua việc dạy hát một số bài hát nhi đồng có nội dung về môi trường giúp cho các em: - Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước - Cảm nhận được vẻ đẹp của bầu trời trong xanh - Cảm nhận được vẻ đẹp, nét đáng yêu những con vật bé nhỏ quanh em; Từ đó bồi dưỡng lòng nhân ái, bồi dưỡng tình yêu quê hương, ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi, ý thức bảo vệ cây xanh và các loài chim Mĩ thuật - Bài 4, 5, 6, 7, 8, 10, 15, 16, 20: Vẽ, nặn, xé dán một số quả cây, hoa quen thuộc - Bài 13, 19, 22, 23: Vẽ, nặn, xé dán các con vật. - Bài 17, 21, 24, 26, 29, 31, 33; Vẽ tranh phong cảnh. - Xem tranh hoặc quan sát phong cảnh thiên nhiên - Vẽ cảnh thiên nhiên - Vẽ, nặn, xé dán một số hình quả, cây, hoa, con vật, làm đẹp cho cuộc sống. - Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát môi trường xung quanh, thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh, - Giáo dục ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường - Rèn luyện đức tính ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, ý thức tiết kiệm vật liệu khi làm thủ công. 2 Tự nhiên và xã hội Chủ đề : Con người và sức khỏe Bài 9. Đề phòng bệnh giun - Các con đường lây nhiễm giun - Một số biện pháp phòng lây nhiễm giun. . - Giữ vệ sinh trong ăn, uống Chủ đề : Xã hội Bài 13. Giữ sạch MT xung quanh nhà ở - Nhận biết MT xung quanh nhà ở - Ích lợi của việc giữ vệ sinh MT xung quanh nhà ở. - Có ý thức giữ sạch khu vệ sinh của gia đình, - Thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh. - Bỏ rác đúng nơi quy định.. Bài 14. Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Một số thứ sử dụng trong nhà có thể gây ngộ độc. - Cách tạo ra một MT nhà ở an toàn, phòng tránh ngộ độc. - Rèn luyện thói quen cẩn thận, gọn gàng ngăn nắp. - Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. Bài 18. Thực hành “Giữ trường học sạch đẹp” - Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch, đẹp đối với sức khỏe và học tập. - Có ý thức giữ trường, lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp. Chủ đề : Tự nhiên Bài 24, 25, 26: Cây sống ở đâu ? Bài 27, 28, 29, 30: Loài vật sống ở đâu?, Nhận biết cây cối và các con vật - Sự phong phú, đa dạng của các loài thực vật, động vật. - Thực vật có thể sống trên mặt đất, dưới nước - Động vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: trên mặt đất, dưới nước và trên không. - Bảo vệ các điều kiện sống của động, thực vật. Bài 31. Mặt trời Khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Tiếng Việt Tập đọc: Bài. Mẩu giấy vụn - Con người phải biết giữ sạch môi trường sống - Không vứt rác ra lớp học Tập đọc: Bài: Con chó nhà hàng xóm, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Chim rừng Tây nguyên, Nội quy đảo khỉ, Gấu trắng là chúa tò mò, Voi nhà - Tìm hiểu về một số loài động vật: chim, khỉ, voi... - Con người sống hoà hợp, thân thiện với các loài - Yêu quý loài vật - Bảo vệ loài vật Tập đọc: Bài: Sông Hương, Cây đa quê hương, Cậu bé và cây si già - Cảnh đẹp của thế giới tự nhiên quanh em: Con sông, cây đa, bến nước - Ý nghĩa của môi trường xanh, sạch, đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sông của con người - Bảo vệ môi trường: Giữ gìn cảnh đẹp quê hương, trống và chăm sóc, bảo vệ cây. Tập đọc: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Hiểu biết về nạn lũ lụt - Bảo vệ rừng để tránh lũ Tập làm văn: Kể ngắn về loài vật , Tả ngắn về chim Thông qua mô tả hoặc kể chuyện, giúp các em hiểu biết thêm về các loài động vật, cuộc sống của chúng và việc bảo vệ chúng Tập làm văn: Tả ngắn về biển - Tìm hiểu về biển - Giữ gìn môi trường biển Đạo đức Bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp , Bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, Bài 8: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng - Nếp sống gọn gàng, ngăn nắp. - Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, - Tôn trọng trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích Yêu quý và bảo vệ các loài vật có ích Nghệ thuật Âm nhạc Bài: Hoa lá mùa xuân, Chim chích bông, Chú chim nhỏ dễ thương - Bồi dưỡng xúc cảm của học sinh về thế giới tự nhiên: Cây cối, hoa lá, các con vật, - Bảo vệ các loài cây, các loài hoa, các loài chim Mĩ thuật Làm đồ chơi bằng vật liệu dễ kiếm: Bài 14,15, 16, 17, 18. - Tận dụng một số vật liệu phế thải để làm đồ chơi. - Cách làm đồ chơi bằng vật liệu phế thải.. Vẽ, nặn, xé, dán con vật: Bài 5, 24, 29. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hàng ngày. - Yêu mến, bảo vệ các con vật, chăm sóc vật nuôi Vẽ tranh: Bài 3, 4, 9, 10, 13, 20, 23, 26, 30, 34. Vẽ tranh vườn hoa, phong cảnh thiên nhiên; vẽ tranh vệ sinh lớp học, vẽ tranh chăm sóc cây 3 Tự nhiên và xã hội Chủ đề : Con người và sức khỏe Bài 2. Tại sao ta nên thở bằng mũi và thở không khí trong lành - Phân biệt không khí trong lành và không khí bị ô nhiễm - Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe con người. - Một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí Chủ đề : Xã hội Bài 32. Làng quê và đô thị Bài 35- 36- 37: Giữ vệ sinh MT Bài 38-39: Thực hành : Tìm hiểu về điều kiện sống của địa phương - Nhận ra sự khác biệt giữa MT sống ở làng quê và MT sống ở đô thị - Rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại đến sức khỏe con người và động vật. - Một vài biện pháp xử lí rác, phân, nước thải hợp vệ sinh. - Tình hình môi trường ở địa phương và việc bảo vệ môi trường địa phương Chủ đề: Tự nhiên Bài 40, 41, 43, 45, 47, 48: Cây cối ở xung quanh Bài 49, 53, 54: Các con vật ở xung quanh, Một số động vật có vú nuôi trong nhà, Một số động vật có vú sống trong rừng - Sự phong phú đa dạng của thực, động vật trong thế giới tự nhiên. - Điều kiện sống của động, thực vật - Bảo vệ sự đa dạng của thế giới tự nhiên, bảo vệ các điều kiện sống của động, thực vật, bảo vệ rừng Bài 55-56. Thực hành : Đi thăm thiên nhiên - Hình thành biểu tượng về MT tự nhiên - Giáo dục tình yêu thiên nhiên - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Bài 58, 65, 66, 67: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời ?, Các miền khí hậu, Bề mặt Trái Đất, Bề mặt lục địa - Mặt Trời và trái đất. Ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đối với sự sống. - Địa hình trên Trái Đất (núi, sông, biển ) là thành phần tạo nên MT sống của các sinh vật - Giới thiệu các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật Tiếng việt Bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Mùa thu của em, Quê hương, Nắng phương Nam, Cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tùng, Đất quý, đất yêu - Giúp cho học sinh hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên trên đất nước ta - Sự gắn bó giữa con người với các cảnh quan của thiên nhiên - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước - Bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên của quê hương, đất nước Đạo đức Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước - Tài nguyên nước - Những việc cần làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi - Ích lợi của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người - Những việc các em cần làm để bảo vệ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Nghệ thuật Âm nhac: Bài: Gà gáy, Con chim non, Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng Bằng hình thức âm nhạc, bồi dưỡng tình yêu, sự xúc cảm với cái đẹp của ánh trăng, của chú chim non, sự gắn bó với mái trường xây dựng tình cảm và ý thức trân trọng, bảo vệ và giữ gìn cái thế giới mà các em đang sống Mĩ thuật Vẽ, nặn con vật: Bài 14, 15, 26 Vẽ tranh Phong cảnh: Bài 3, 4, 5, 11, 20, 31, 34 - Hiểu biết thêm về một số loại động vật phổ biến và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữa động vật và con người. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh. - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam - Biết giữ gìn cảnh quan MT, phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên 4 Khoa học Chủ đề: Con người và sức khoẻ Bài 1: Con người cần gì để sống và phát triển? Bài 2: Cơ thể lấy những gì từ MT và thải ra những gì ? Bài 3: Vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể và MT Mối quan hệ giữa con người và MT trong cuộc sống hàng ngày: Con người cần không khí, nước, thức ăn để duy trì sự sống. Con người cần quần áo, chỗ ở và những nhu cầu khác. Môi trường cũng là nơi chứa các chất thải của con người. Chủ đề: Vật chất và năng lượng * Nước - Tài nguyên nước và việc sử dụng tài nguyên nước ở địa phương - Nước và vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên nước. - Một số cách làm sạch nước và nguyên tắc cơ bản của từng cách. - Bảo vệ nguồnnước, sử dụng nước hợp lí * Không khí - Không khí và sự sống của động thực vật - Các thành phần chính của không khí - Tình hình ô nhiếm không khí và nguyên nhân làm ô nhiễm không khí - Biện pháp phòng, chống ô nhiễm không khí * Âm - Tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn, nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn - Các cách chống ô nhiễm tiếng ồn Lịch sử và Địa lí Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du - Một số đặc điểm chính của MT và TNTN ở miền núi và trung du: Rừng nhiều gỗ, cây thuốc, động vật quý; khoáng sản: Than, sắt, bôxit ; đất đỏ badan ; sức nước - Nhận biết sự thích nghi và cải tạo MT của con người ở miền núi và trung du - Tình hình và nguyên nhân gây ô nhiễm MT miền núi - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ rừng, khai thác rừng và khoáng sản hợp lí - Biết một số biện pháp bảo vệ MT miền núi: Bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm, bảo vệ nguồn nước Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng - Một số đặc điểm chính của MT và TNTN ở miền đồng bằng - Nhận biết sự thích nghi và cải tạo MT của con người ở vùng đồng bằng. - Biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, đất, nước - Có ý thức bảo vệ MT, phê phán các hành vi phá hoại MT Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền duyên hải - Biết một số đặc điểm chính của MT và TNTN ở miền duyên hải - Nhận biết sự thích nghi và cải tạo MT của con người ở miền duyên hải. - Biết tình hình MT và nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước. - Biết một số biện pháp bảo vệ MT miền duyen hải Biển Đông, các đảo, quần đảo - Một số đặc điểm chính của MT và TNTN ở biển Đông, các đảo và quần đảo. - Nhận biết sự thích nghi và cải tạo MT ở biển, đảo - Vấn đề khai thác TNTN và các nguyên nhân gây ô nhiễm biển và cách khắc phục - Một số biện pháp bảo vệ MT ở vùng biển Đông, các đảo và quần đảo. Tiếng việt Kể chuyện: Bài Sự tích hồ Ba Bể Tập đọc: Bài: Thư thăm bạn, Ở Vương quốc tương lai - Lũ lụt là hậu quả của việc phá rừng - Chống lũ bằng bảo vệ rừng - Chia sẻ với đồng bào bị lũ - Ước mơ của trẻ em về cuộc sống không có thiên tai Bài: Con chuồn chuồn nước, Vệ sĩ của rừng xanh, Con chim chiền chiện - Giáo dục tinh thần hướng thiện, yêu thích cái đẹp, - Yêu quý và bảo vệ các con vật Tập làm văn: Bài: Tả cây, Bài: Tả con vật. Bằng việc quan sát, tiếp xúc và mô tả cây cối, các con vật, các em có điều kiện để nhận biết đặc điểm, điều kiện sống và những nét đáng yêu của chúng, các em sẽ chia sẻ những cảm nhận của mình và đưa ra các ý tưởng bảo vệ và chăm sóc chúng Đạo đức Bài 14: Bảo vệ môi trường - Khái niệm ban đầu về môi trường, quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. - Hậu quả mà con người phải gánh chịu khi MT bị ô nhiễm, khi rừng bị suy thoái. - Biết những việc các em cần làm để bảo vệ MT xung quanh. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần bảo vệ MT xung quanh. Âm nhạc Bài: Chim sáo Bài: Đi chơi rừng Bài: Cò lả bài: Chú voi con ở bản Đôn - Thông qua bức tranh về thế giới tự nhiên: mảnh rừng, cánh đồng lúa, đàn chim bay, chú voi con, giáo dục tình yêu cái đẹp, sự xúc cảm đối với thiên nhiên. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức trân trọng, bảo vệ và sống hoà hợp với thiên nhiên. Kỹ thuật - Kĩ thuật phục vụ - Kĩ thuật trồng cây: Bài: Lợi ích của việc trồng cây, Bài: Chăm sóc cây - Lắp ghép mô hình kĩ thuật -Tận dụng phế thải làm thêu may, đồ chơi - Lợi ích của cây xanh đối với cuộc sống - Cách trồng và chăm sóc cây, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây, làm đất, lên luống, trồng cây Tận dụng các loại phế thải lắp đồ chơi như xe, đu và các mô hình tự chọn Mĩ thuật Bài 3, 5, 8., 9, 10, 12, 18, 19, 21, 24, 26, 28, 29, 32: Vẽ tranh Cảnh quan thiên nhiên - Vẽ tranh phong cảnh quê hương em - Vẽ trang trí các chậu trồng cây cảnh - Vẽ cây - Vẽ tranh về mùa hè - Vẽ tranh theo chủ đề BVMT - Cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên, yêu quý cảnh đẹp và có ý thức gìn giữ cảnh quan. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên 5 Khoa học Chủ đề: Con người và sức khoẻ Phòng tránh một số bệnh (Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não) Giữ vệ sinh môi trường để hạn chế các vật trung gian truyền bệnh Chủ đề: Vật chất và năng lượng Sử dụng một số dạng năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt, Mặt trời, gió, nước - Việc khai thác các loại năng lượng và vấn đề môi trường liên quan - Việc nghiên cứu và ứng dụng các loại năng lượng sạch (Mặt trời, gió, nước) là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường Chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Vai trò của con người đối với MT - Tác động của con người đối với MT - Dân số và tài nguyên - Thế nào là môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo? - Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người - Tác động của con người đối với môi trường tự nhiên (tích cực và tiêu cực) - Mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên, môi trường - Một số vấn đề môi trường ở địa phương - Một số biện pháp bảo vệ môi trường Lịch sử và Địa lí Địa lí Việt Nam Một số đặc điểm chính về MT và TNTN của Việt Nam: - Tự nhiên: Đặc điểm về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông , biển, các loại đất chính và động thực vật: khai thác và bảo vệ - Cư dân: Sự gia tăng dân số và hậu quả của nó - Kinh tế: Phân bố nông nghiệp, công nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường của các nghành nghề Địa lí thế giới Một số đặc điểm chính về MT và TNTN của của một số châu lục, đại dương, quốc gia tiêu biểu ở các châu lục: - Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh là những châu lục có tỷ lệ mất rừng cao do khai thác bừa bãi, phá rừng lấy đất canh tác, do đó cần phải bảo vệ rừng - Châu phi là châu lục nghèo nhất thế giới, một phần do tỷ lệ sinh cao - Một số biện pháp bảo vệ môi trường ở các châu lục: Giảm tỷ lệ sinh (châu á, châu Phi), nâng cao dân trí (châu á, châu Phi), xử lí chất thải công nghiệp ở tất cả các châu lục và một số quốc gia, khai thác, sử dụng TNTN hợp lí ở các châu lục, đại dương và các quốc gia Tiếng việt Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh Tập đọc: Bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Sắc màu em yêu, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh Tập làm văn: Tả cảnh thiên nhiên Luyện từ và câu: Bảo vệ môi trường - Cung cấp cho học sinh những đặc điểm về sinh thái môi trường, sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên - Con người cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và thiên nhiên giao hoà, gắn bó với nhau - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, giữ gìn, vun đắp vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên, quê hương, đất nước - Có hành vi ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh Chủ điểm: Cánh chim hoà bình Tập đọc: Bài: Những con sếu bằng giấy, Bài ca về trái đất -Tác hại của chất độc hoá học, chất phóng xạ đối với môi trường và sức khoẻ con người - Bất bình trước những hành động phá hoại môi trường sống. - Góp phần lên án những hành vi phá huỷ môi Đạo đức Bài 10: Tham gia xây dựng quê hương - Tích cực tham gia các hoạt độngphù hộ với khả năng để bảo vệ MT ở nhà, ở trường và ở địa phương. Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô hạn; nếu không biết gìn giứ, bảo vệ, sử dụng hợp lí và tái tạo sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày. - Tiết kiệm trong tiêu dùng. Âm nhạc Bài: Cánh chim tuổi thơ, Reo vang bình minh, Tre ngà bên lăng Bác - Cảnh quan tươi đẹp - Sự hoà quyện giữa con người và thiên nhiên - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước - Yêu quý di tích lịch sử, văn hoá - Bảo vệ, giữ gìn các công trình văn hoá Kĩ thuật - Kĩ thuật phục vụ Bài : Sử dụng một số loại bếp thông thường - Nguyên liệu dùng để đun nấu như củi, than, dầu.. . được khai thác từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của MT. - Việc chặt cây rừng làm củi là hành động phá hoại MT. - Cách sử dụng các loại bếp không gây ô nhiễm MT và tiết kiệm nguyên liệu đun nấu. - Kĩ thuật chăn nuôi Bài: Lợi ích của việc chăn nuôi, Chăm sóc và phòng dịch cho vật nuôi Chăm sóc và vệ sinh sinh phòng dịch vật nuôi, bảo vệ vật nuôi - Lắp ghép mô hình kĩ thuật Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn Mĩ thuật - Bài 6, 21, 27: Vẽ, nặn con vật. - Bài 4, 10, 17, 26, 29: Vẽ cảnh và tranh về môi trường. - Vẽ tranh vệ sinh môi trường, - vẽ, nặn các con vật mà em yêu thích - Vẽ tranh cảnh đẹp quê hương - Vẽ tranh về rừng - Vẽ tranh cắm trại dưới rừng cây
Tài liệu đính kèm: