Ôn luyện Tiếng Việt giữa học kì II

Ôn luyện Tiếng Việt giữa học kì II

Ôn luyện Tiếng Việt giữa HKII

Đề 1:

Những bác khổng lồ

Đầu mùa mưa. Càng vào sâu trong đồng, đường càng lầy lội khó đi. Có lúc cái xe hơi bốn chỗ ngồi, chở sáu người trong đoàn làm phim phải rẽ xuống đồng tránh những chỗ lầy. Tới lúc nó không kịp tránh và bốn bánh xe ngập trong bùn nhão, bốn người đàn ông xúm vào đẩy mà xe vẫn không nhúc nhích một tẹo nào. Chú lái xe thở phì phì như cái xe bị trói cẳng. Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp được gì cho đoàn. Nhưng rồi chính cô đã cứu đoàn thoát hiểm. Đấy là khi một toán chừng mươi người nông dân đủ mọi lứa tuổi đi làm đồng về ngang qua. Một ông lão tóc búi củ hành, vứt điếu thuốc rê hút dở xuống đất, chỉ cô biên tập viên mà nói:

- Ai như nhỏ khuyến nông vậy cà? Tối qua còn thưa bà con nông dân, mặt mày tươi rói trên ti vi sao giờ ngồi bí xị ở đây?

- Cô ấy chứ ai. Coi bộ cổ muốn xuống xe đi bộ với bà con nông dân mình.

- Dạ, con đây bác Hai! – Cô biên tập viên lên tiếng. – Tụi con khuyến nông thì được mà khuyến xe thì chịu. Bác Hai coi cái xe kìa.

- Dễ ợt! Nào, mấy đứa bây xúm vô! Chú lái tắt máy xuỗng. Nhỏ khuyến nông lên xe để khỏi dơ! Những người còn lại cùng đẩy nghe.

- Nào, mời lên xe!

Tất cả nói như reo khiến cô biên tập viên không thể từ chối.

- Một, hai, ba ! Dô nè! Một, hai, ba ! Dô nè! Một, hai, ba ! Dô!.

Nhờ những cú đẩy cực mạnh của các bác khổng lô, chiếc xe thoát khỏi vũng lầy. Lần đầu tiên, cô biên tập viên truyền hình biết thế nào là ngồi trên xe hơi để mọi người đẩy đi, mặt cô hơi tái đi vì “đặc ân” ấy. Mọi người hả hê sung sướng.

Ba kịp bấm máy ghi lại cảnh này cho chương trình khuyến nông kì tới, con nhớ coi nghe.

Theo Trần Quốc Toàn

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện Tiếng Việt giữa học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn luyện Tiếng Việt giữa HKII
Đề 1:
Những bác khổng lồ
Đầu mùa mưa. Càng vào sâu trong đồng, đường càng lầy lội khó đi. Có lúc cái xe hơi bốn chỗ ngồi, chở sáu người trong đoàn làm phim phải rẽ xuống đồng tránh những chỗ lầy. Tới lúc nó không kịp tránh và bốn bánh xe ngập trong bùn nhão, bốn người đàn ông xúm vào đẩy mà xe vẫn không nhúc nhích một tẹo nào. Chú lái xe thở phì phì như cái xe bị trói cẳng. Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp được gì cho đoàn. Nhưng rồi chính cô đã cứu đoàn thoát hiểm. Đấy là khi một toán chừng mươi người nông dân đủ mọi lứa tuổi đi làm đồng về ngang qua. Một ông lão tóc búi củ hành, vứt điếu thuốc rê hút dở xuống đất, chỉ cô biên tập viên mà nói:
Ai như nhỏ khuyến nông vậy cà? Tối qua còn thưa bà con nông dân, mặt mày tươi rói trên ti vi sao giờ ngồi bí xị ở đây?
Cô ấy chứ ai. Coi bộ cổ muốn xuống xe đi bộ với bà con nông dân mình.
Dạ, con đây bác Hai! – Cô biên tập viên lên tiếng. – Tụi con khuyến nông thì được mà khuyến xe thì chịu. Bác Hai coi cái xe kìa.
Dễ ợt! Nào, mấy đứa bây xúm vô! Chú lái tắt máy xuỗng. Nhỏ khuyến nông lên xe để khỏi dơ! Những người còn lại cùng đẩy nghe.
Nào, mời lên xe!
Tất cả nói như reo khiến cô biên tập viên không thể từ chối.
Một, hai, ba! Dô nè! Một, hai, ba! Dô nè! Một, hai, ba! Dô!...
Nhờ những cú đẩy cực mạnh của các bác khổng lô, chiếc xe thoát khỏi vũng lầy. Lần đầu tiên, cô biên tập viên truyền hình biết thế nào là ngồi trên xe hơi để mọi người đẩy đi, mặt cô hơi tái đi vì “đặc ân” ấy. Mọi người hả hê sung sướng.
Ba kịp bấm máy ghi lại cảnh này cho chương trình khuyến nông kì tới, con nhớ coi nghe.
Theo Trần Quốc Toàn
Chú giải:
Thuốc rê: thuốc lá sợi, sản xuất thủ công, khi hút dùng giấy vấn thành điếu.
Cà: kìa
Cổ: cô ấy
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Cô biên tập viên đài truyền hình ra vẻ bối rối vì:
Cô sợ đến nơi ghi hình trễ
Xe hỏng và tất cả mọi người đều lo trễ giờ
Xe bị sa lầy mà cô không giúp gì được cho đoàn
Cô sợ bị dơ quần áo khi phải đi dưới ruộng
Cô biên tập viên đã cứu được đoàn thoát hiểm nhờ:
Cô đã gọi xe cứu hộ đến kịp thời
Các bác nông dân nhận ra cô và đẩy xe giúp đoàn
Chú lái xe điều khiển xe thoát khỏi chỗ lầy rất giỏi
Cô đã mua nước cho cả đoàn và động viên mọi người
Bác nông dân lớn tuổi nhất bảo cô biên tập viên lên xe ngồi vì:
Cô lái xe rất giỏi
Mọi người khuyên bác
Sợ cô làm vướng víu mọi người
Bác rất quý cô, sợ cô bị dính bùn bẩn
Mọi người đã đưa chiếc xe thoát hiểm bằng cách:
Tất cả cùng hô to và đẩy xe đi
Tất cả cùng đẩy xe một lúc
Nghe theo lời bác nông dân lớn tuổi
Nghe theo cách hướng dẫn của cô biên tập viên
Những người khổng lồ là:
Đoàn làm phim khuyến nông
Các bác nông dân và cô biên tập viên
Tất cả mọi người
Các bác nông dân
Dấu phẩy trong câu “Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp được gì cho đoàn.” được dùng với chức năng:
Ngăn cách giữa các bộ phận của chủ ngữ
Ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ
Ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm vị ngữ
Dấu chấm lửng trong câu “Một, hai, ba!” được dùng với chức năng:
Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ
Biểu thị âm thanh kéo dài
Biểu thị âm thanh ngắt quãng
Các vế trong câu “Càng vào sâu trong đồng, đường càng lầy lội khó đi” được nối với nhau bằng cách:
Nối trực tiếp (không dùng từ nối
Nối bằng cặp từ hô ứng
Nối bằng một quan hệ từ
Câu cuối cùng cua bài văn trên có những từ ngữ làm chủ ngữ là:
Ba kịp bấm máy
Ba kịp bấm máy, con
Ba, con
Ba kịp bấm may ghi lại cảnh này
Hai câu văn “Cô biên tập viên xinh đẹp, áo dài màu lá mạ, đi lại, đứng ngồi ra chiều bối rối vì không giúp được gì cho đoàn. Nhưng rồi chính cô đã cứu đoàn thoát hiểm.” liên kết với nhau bằng cách:
Thay thế từ ngữ (cô thay cho cô biên tập viên xinh đẹp)
Lặp từ (cô, đoàn) và dùng từ nối (nhưng)
Dùng từ nối (nhưng)
Đề 2: 
Cây mía đỏ
Năm nào bà cũng đi chợ Tết phiên cuối năm. Bé háo hức theo bà đi chợi Tết. Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi:
Bà ơi? Bà lại đi mua cỗ để nhà mình ăn Tết à?
Bà âu yếm xoa đầu bé bảo:
Không. Nhà mình sắm sửa cho cỗ Tết đủ rồi, cháu ạ. Bà chỉ còn đi sắm cây gậy cho cụ. Các cụ phải có gậy chống mới về kịp ăn cỗ tối ba mươi được.
Ngày cuối tháng Chạp, trời vẫn còn rét ngọt. Thế mà bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đâu mất. Mọi ngả đường đến chợi đều nhộn nhịp người qua lại, ai ai cũng hớn hở. Chẳng mấy chốc, hai bà cháu đã tới chợ. Chợ Tết đông ngịt người và ngồn ngộn hàng hoá. Bà dẫn bé vào hàng mua mía ngay đầu chợ. Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp ngô xanh xanh. Bà nói một mình: “Rõ là mía thờ bán chợ Tết.” Bé ngạc nhiên:
Bà ơi? Bà mua mía làm gì?
Đã bảo mà. Gậy của các cụ chống, các cụ về ăn Tết.
Bà chọn hai cây, cô bán mía lấy cho bà hai cây mẫm hơn, rồi bó lại. Bà xách đuôi cho Bé vác ngọn mía. Bé nghênh ngang đi trước. Cái chợ ồn ào đằng sau lưng như không còn gì nữa.
Bà cháu đã mau chân về đến nhà. Trên bàn thờ, bộ đồ thờ bằng đồng đã được bố lau chùi bóng loáng, bên cạnh ống hương, cái mâm bồng ngũ quả nhô ra nải chuối xanh. Nén hương đen dài khói lơ lửng khắp gian nhà cũng được bố thắp lên từ sáng sớm.
Bé đã thuộc việc bày bàn thờ Tết. Bé vác mía ra rửa. Bà thắp một tuần hương nữa rồi xếp mía vào các bức vách hai bên giường thờ. Bà nhìn ra sân rồi bảo bé:
Các cụ phải đi nhanh mới về kịp giao thừa.
Cháu nhìn lên giường thờ rồi nói:
Thế thì các cụ đã có cây mía làm gậy rồi.
Theo Tô Hoài
Chú giải:
Tháng Chạp: tháng mười hai âm lịch
Mẫm: mập chắc, đầy đặn
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Bà đi chợ Tết phiên cuối năm để:
Mua áo quần mới cho con cháu
Mua thịt, cá, rau để chuẩn bị cho cỗ tất niên
Mua mía để làm “gậy” cho ông bà tổ tiên về ănTết
Mua mía về cho cả nhà ăn trong ngày 30 Tết
Quang cảnh chợ Tết:
Đông nghịt người, ai ai cũng hồ hởi
Đường đến chợ tấp nập người qua lại
Đông nghịt người, đầy ắp hàng hoá
Mọi người chen lấn, xô đẩy nhau
Điều khiến Bé vui chân đi theo bà và thấy cái rét đi đâu mất là:
Bà rủ Bé đi cùng
Bà sẽ mua quà tặng cho Bé
Bà hứa sẽ lì xì nhiều hơn
Bé được đi chợ Tết cùng bà
Cây mía thờ bà mua có hình dáng và màu sắc mà:
Ngọn mía như cái bắp ngô, cây mía rất mẫm
Mập, ngọn có cái búp xanh xanh như cái bắp ngô
Màu mận tía, ngọn mía để búp lại như cái bắp ngô, câymập
Mía màu xanh, ngọn như cái búp ngô, thân mập
Qua câu chuyện, tác nhỏ muốn các bạn nhỏ biết thêm điều:
Hình ảnh cây mía thờ ngày Tết
Bé biết cùng bà đi chợ Tết và giúp bà dọn dẹp bàn thờ
Tập tục mua mía thờ ngày Tết của người Việt Nam
Bà hay đi chợ Tết vào ngày ba mươi tháng chạp
Chủ ngữ trong câu “Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà, Bé đã ríu rít hỏi:” là bộ phận:
Hai bà cháu chưa ra khỏi nhà
Hai bà cháu
Hai bà cháu, bé đã ríu rít
Hai bà cháu, bé
Các vế của câu “Thế mà Bé vui chân đi theo bà, cái rét như bay biến đi đâu mất.” được nối với nhau bằng cách:
Bằng một quan hệ từ
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng một cặp quan hệ từ
Dòng gồm các từ đồng nghĩa với từ “vui” là:
Vui vẻ, vui tươi, vui sướng, thích thú
Vui tươi, tươi vui, vui sướng, hài lòng
Vui sướng, vui tươi, hồ hởi, phấn khởi
Dòng gồm các từ đồng âm là:
ngôi nhà/ nhà bé có 4 người
cây mía/ cây gậy cho các cụ chống
bộ đồ thờ bừng đồng, mua hết hai ngàn đồng
Ba câu “Bà dẫn bé vào hàng mua mía ngay đầu chợ. Những cây mía màu mận tía, trên ngọn để búp lại như cái bắp ngô xanh xanh. Rõ là mía thờ bán chợ Tết.” liên kết với nhau bằng cách:
Lặp từ ngữ (mía)
Thay thế từ ngữ (cây mía thờ thay cho những cây mía)
Dùng từ nối (rõ là)
Đề 3:
Cái bi đông của ông tôi
Cái bi đông ấy cũ lắm rồi nhưng ông tôi vẫn dùng. Mặc dù trong nhà tôi có nhiều đồ đựng nước xịn hơn rất nhiều. Mỗi lần ông tôi đi đâu xa cái bi đông ấy là hành trang không thể thiêiý.
Cái bi đông như quả dừa nhưng hơi thuôn dài và hơi dẹt. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây, đôi chỗ móp mép, trầy trua lộ ra mày bạc xỉn. Nắp bi đông làm bằng nhựa rất cứng. Khi cần uống nước, cái nắp ấy sẽ trở thành cái cốc nhỏ, rất tiện lợi. Bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai đủ dài để vắt qua vai. Những sợi dây cũng một màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng vẫn còn rất bền. Những lúc ông treo cái bi đông lên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới cinh xắn của chị Thắm, chỉ khác là quả thị màu vàng.
Có lần tôi hỏi ông:
Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à?
Ông xoa đầu tôi và âu yếm trả lời:
Thích cháu ạ. Với lại cái bi đông này phải sơn màu xanh là cây để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc mà cháu.
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đuờng, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện ra bên hông nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô được hàn lại rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích:
Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, mảnh đạn của bọn giặc văng vào người ông, trúng ngay chỗ đeo bi đông. Ông không việc gì nhưng mà nó “bị thương”.
Ôi, thương quá, bi đông! Thế mà mãi bây giờ ông mới kể? Và từ đấy, tôi hiểu vì sao ông lại nâng niu chiếc bi đông đến thế.
Theo Lê Hữu Tỉnh – Trần Hoà Bình
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Mỗi lần đi đâu xa, đồ vật không thể thiếu trong hành trang của ông là:
Cái ba lô
Cái bình đựng nước rất tốt
Cái bi đông đã rất cũ
Cái bi đông còn rất mới
bi đông
Hình dáng và màu sắc của chiếc bi đông là:
Giống quả dừa, màu bạc xỉn
Thuôn dài, dẹt hơn quả dừa, màu xanh lá cây
Giống quả dừa, có túi lưới màu xanh lá cây
Giống quả dừa, màu xanh lá cây
Những chi tiết cho thấy chiếc bi đông đã cũ là:
Vỏ đôi chỗ móp mép, giống quả dừa nhưng hơi dẹt, sợi dây đã sờn
Vỏ móp mép, trầy trụa lộ màu nhôm bạc xỉn cạnh màu xanh lá cây
Vỏ móp mép, túi lưới đeo màu xanh lá cây đã sờn cũ
Vỏ móp mép, trầy trụa lộ màu bạc xỉn, túi lưới đeo đã sờn
Ông chọn màu xanh lá cây cho vỏ bi đông lẫn cái túi lưới đeo vì:
Ông thích màu xanh lá cây và để nguỵ trang làm cho giặc không thấy
Màu xanh lá cây hợp với màu quân phục của ông
Vì đấy là màu có sẵn, hoà hợp với màu áo của ông
Ông thích màu xanh và nó rất hợp với đôi giày ông mang
Cậu bé thốt lên “Ôi, thương quá, bi đông” vì:
Cái bi đông có một vết thủng đã được hàn lại
Nó là vật bất li thân của ông ngày ông đi bộ đội và hiện tại
Cái bi đông đã đựng nước giúp ông bớt khát trong khi chiến đấu
Bi đông là kỉ vật  ...  trông về phía ấy.
Theo Võ Đắc Danh
Chú giải:
Giạ: Đơn vị đo lường ở miền nam dùng để đong lúa, gạo; bằng khoảng 35-40 lít
Cây gừa: thuộc họ dâu tằm, thân to vạm vỡ, mọc dựa ở bờ kênh rạch có tác dụng giữ đất.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Bà mẹ giao con cho người đồng đội của chồng mình vì:
Để trốn tránh làn đạn mũi tên của chiến tranh
Bà sợ nếu giữ con ở lại với mình nó sẽ khó trưởng thành
Muốn con trai tiếp bước cha anh cầm súng bảo vệ Tổ quốc
Bà sợ con trai ở nhà sẽ đua đòi ham chơi không nên người
Bà mẹ mua mấy khúc vải xanh cho con trai để:
May quần áo
Mang tặng cho các chú trong chiến khu
Mang theo đi kháng chiến
Mang đi tặng người bà con
Sau khi chồng mất, con trai lớn mất, bà mẹ trong bài văn trên đã cho người con trai kế:
Đào đất, phát cỏ, nhổ mạ, cấy lúa,
Để anh tiếp bước cha anh đi kháng chiến
Giữ anh lại để phụ lao động giúp bà nuôi các em
Ở lại cùng gì đình vì sợ anh đi sẽ hi sinh
Qua đoạn văn thứ 2, em thấy bà mẹ là người:
Rất dũng cảm
Đau khổ và dũng cảm
Bình thường như bao bà mẹ khác
Thương con
Theo em, bà mẹ trong bài văn trên là người:
Cần cù, giản dị, tiết kiệm, giàu tình thương
Rất thương chồng, thương con, dành tất cả cho chồng con
Thương chồng con, hi sinh vì chồng con, vì kháng chiến
Luôn chăm lo đầy đủ cho các con, cho gia đình
Chủ ngữ trong câu “Từ ngày anh hai tôi mất, mẹ tôi cố tránh nhìn về phía cây gừa.” là bộ phận:
mẹ tôi
anh hai tôi
mẹ tôi cố tranh
anh hai, mẹ tôi
Câu “Nhưng từ ngày anh ba tôi ra đi, mẹ tôi lại nửa buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.” là câu đơn hay câu ghép? Vì sao?
Câu ghép, vì nó có hai nòng cốt câu là anh ba tôi ra đi; mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.
Câu ghép.Vì nó có quan hệ từ: nhưng, và
Câu đơn. Vì nó chỉ có một nòng cốt câu là mẹ tôi lại nửa đau buồn và nửa hi vọng ngóng trông về phía ấy.
Câu đơn.Vì có quan hệ từ : nhưng, và
Các vế của câu “Ba năm sau, vào một ngày giữa tháng giêng, tôi đang hì hục bắt cá đìa thì một thằng bạn cùng xóm tìm đến.” được nối với nhau bằng cách:
Nối bằng một quan hệ từ: thì
Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Nối bằng cặp quan hệ từ: vào, thì
Dấu 2 chấm trong câu thứ 3 của đoạn 1 và câu thứ nhất của đoạn 2 có tác dụng:
Báo hiệu phần giải thích
Báo hiệu phần liệt kê
Báo hiệu phần dẫn trực tiếp lời người khác
Hai câu “Có người mẹ nào lại muốn con mình xông ra làn đạn mũi tên đâu anh Tư. Nhưng chiến tranh mà, biết làm sao giữ được.” liên kết với nhau bằng cách:
Thay thế từ ngữ (chiến tranh thay cho làn đạn mũi tên)
Thay thế từ ngữ (mình thay cho người mẹ)
Thay thế từ ngữ (chiến tranh thay cho làn đạn mũi tên); dùng từ nối (nhưng)
Đề 7
Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
Đá không có cánh, làm sao bay được?
Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lựu. Hòn đá khích:
Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng, nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Chim ưng và hòn đá ở:
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển
Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới
Trong tổ, phía dưới biển khơi
Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất
Trò chuyện với chim ưng có:
Gió và sóng
Hòn đá, sóng biển
Mây, sóng
Mây, đá
Hòn đá đề nghị chim ưng điều:
Đẩy nó để nó lăn xuống biển
Cùng nó bay xuống biển xanh
Bay thi xuống biển với nó
Cùng bay lên những đám mây
Hòn đá phải khích chim ưng vì:
Chim ưng là biểu tượng của dòng giống thượng võ
Chim ưng xem thường, không thèm nói chuyện với hòn đá
Chm ưng nói hòn đá không có cánh nên không thể bay được
Chim ưng đang mải nói chuyện với sóng biển nên không để ý
Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển:
Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc
Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn
Hòn đá vui vì được sống trong ngôi nhà mới, chim ưng buồn vì mất bạn
Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm
Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều:
Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè
Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè
Không nên làm điều gì mà mình không có khả năng
Không nên nhờ vả người khác những điều mình không làm được
Chủ ngữ trong câu “Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán” là bộ phận:
Hỡi chim ưng, ta
Chim ưng, ta
Ta, ta
Ta cao không kém gì ngươi
Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là bộ phận:
Sau một lúc phân vân
Sau một lúc phân vân, phía trước
Sau một lúc phân vân, hòn đá
Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước
Các dấu hai chấm và dấu gạch ngang trong câu chuyện trên có tác dụng:
Báo hiệu phần liệt kê, mở đầu lời nói của nhân vật
Báo hiệu phần giải thích, mở đầu lời nói của nhân vật
Báo hiệu lời mở đầu của nhân vật trong đoạn đối thoại
Câu “Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh.” có những hình ảnh so sánh và nhân hoá là:
So sánh: hòn đá như luồng đạn; nhân hoá: hòn đá kiêu hãnh
So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn; nhân hoá: xé gió rít lên kiêu hãnh
So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn. Nhân hoá: Hòn đá nhào, xé gió rít lên kiêu hãnh.
Hai câu “Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu.” liên kết với nhau bằng cách:
Lặp từ ngữ (nhìn)
Thay thế từ ngữ (nó thay cho chim ưng
Thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ, dùng từ nối (nó, nhìn, và)
Đề 8
Tiền của ai?
Mạc Đĩnh Chi (1280 – 1346) là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ. Ông được người đời ca tụng vì không chỉ nổi tiếng là người thông minh tài giỏi, mà còn nổi tiếng là người rất liêm khiết, thẳng thắn.
Một lần vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị dến đưa cho ông 100 quan tiền, rồi ghé sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu:
Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tập quyền. Lúc trở vào nhà, ông bỗng kêu lên kinh ngạc:
Tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn trăm quan. Ông nghĩ: “Đêm qua không có ai tới, sao lại có tiền rơi?”. Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến vua:
Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắp mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.
Nhà vua mỉm cười bảo:
Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ giữ lấy mà dùng
Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
Nhà ngươi yên tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho chính lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông tạ ơn và về nhà.
Theo Vũ Ngọc Khánh
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Mạc Đĩnh Chi được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” vì:
Ông giỏi cả văn lẫn võ
Ông được Trung Quốc phong là Trạng nguyên
Ông được phong là Trạng nguyên của hai nước
Ông được phong Trạng nguyên hai lần tại nước ta
Ông được người đời ca tụng vì:
Ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên
Ông thông minh, tài giỏi, liêm khiết, thẳng thắn
Ông là người văn võ song toàn, nổi tiếng cả nươc
Ông được nhà vua yêu quý
Vua sai đem 100 quan tiền đến để trước nhà Mạc Đĩnh Chi để:
Thử lòng quan nội thị và Mạc Đĩnh Chi
Để thử tài Mạc Đĩnh Chi: xem ông có nhận ra tiền của ai không
Để thưởng cho Mạc Đĩnh Chi vì ông rất tài giỏi
Để thử lòng trung thực, liêm khiết của ông
Khi thấy 100 quan tiền trước cửa nhà mình, Mạc Đĩnh Chi đã:
Ông mang vào nhà và sai người đem đến trả cho quan nội thị
Ông mang tiền đến gặp vua và nhờ vua trả lại cho người đã mất
Ông yết kiến vua và đề nghị vua trả lại cho người đã mất
Đem vào nhà ngay vì sợ có người đến nhận là tiền của mình
Thái độ của nhà vua đối với Mạc Đĩnh Chi là:
Nể phục vì Mạc Đĩnh Chi là Lưỡng quốc Trạng nguyên
Quý trọng vì ông tài giỏi,liêm khiết, chính trực
Khâm phục vì ông rất thông minh, tài giỏi hơn người
Yêu mến vì ông giỏi cả văn lẫn võ
Các dấu gạch ngang trong bài dùng để:
Mở đầu lời nhân vật trong đoạn văn đối thoại
Ngăn cách giữa hai mốc thời gian
A và B đều đúng
A và B đều sai
Dòng gồm các từ trái nghĩa với “thông minh” là:
yếu ớt, kém, dốt
dốt, đần, đần độn
dốt, yếu ớt, đần độn
đần độn, mềm yếu, ngốc
Dòng gồm các danh từ và động từ là:
tiền, người, của (của cải) / thưa, mất, xót, tìm, trả
tiền, người, của (của cải) / ít, mất, xót, tìm, trả
tiền, người / thưa, mất, xót, tìm, trả
tiền, người / liêm khiết, mất, xót, tìm, trả
Dòng có chứa từ đồng âm là:
Người mất của chắc xót lắm/ Đây không phải là tiền của tôi
Lúc vào nhà, ông rất kinh ngạc/ Nhà em có bốn người
Sao lại có tiền rời?/ Ngôi sao Mai lấp lánh trên bầu trời.
Vị ngữ trong câu “Lúc trở vào nhà, bỗng ông kêu lên kinh ngạc.” là bộ phận:
Kêu lên kinh ngạc
Trở vào nhà, kinh ngạc
Bỗng ông kêu lên kinh ngạc
Lúc trở vào nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docon luyen Tieng Viet giua HKII.doc