Phương pháp dạy học mỹ thuật ở tiểu học

Phương pháp dạy học mỹ thuật ở tiểu học

I. Mục tiêu:

1. Kến thức:

- Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu

- Biêt quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung và riêng của mẫu

2. Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp, khối cầu

3. Thái độ: Học sinh quan tâm, hứng thú hơn khi tìm hiểu các đồ vật, các hình dạng khối hộp, khối cầu.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bài vẽ màu, bảng phụ hướng dẫn cách vẽ mẫu khối hộp, khối cầu.

- Học sinh: Giấy vẽ, sách giáo khoa, bút chì, tẩy

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học mỹ thuật ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Mỹ thuật
Lớp: 5
Bài 4: Vẽ theo mẫu – Khối hộp và khối cầu
Nhóm soạn: Tổ 1
Lớp: K29A12
Trường: Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội
I. Mục tiêu:
1. Kến thức: 
- Học sinh hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu
- Biêt quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng chung và riêng của mẫu
2. Kĩ năng: Biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp, khối cầu
3. Thái độ: Học sinh quan tâm, hứng thú hơn khi tìm hiểu các đồ vật, các hình dạng khối hộp, khối cầu.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bài vẽ màu, bảng phụ hướng dẫn cách vẽ mẫu khối hộp, khối cầu.
- Học sinh: Giấy vẽ, sách giáo khoa, bút chì, tẩy
III. Phương pháp:
- Quan sát
- Hỏi đáp
- Thuyết trình
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung dạy học
Thời gian
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức lớp:
1’
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
Để đồ dung học tập của bộ môn lên bàn để cán bộ lớp kiểm tra
2. Kiểm tra bài cũ:
3’
- Yêu cầu 2 – 3 học sinh mang bài vẽ tiết trước (đề tài: Trường em) lên bảng giới thiệu bài của mình
- Yêu cầu học sinh nhận xét
- Nhận xét chung, cho điểm
- 2 – 3 học sinh mang bài lên giới thiệu
- Nhận xét với các tiêu chí sau:
+ Phù hợp với nội dung đề tài
+ Hình ảnh chính phụ cân đối, sinh động, màu sắc tươi sáng có đậm nhạt.
- Lắng nghe
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
1’
-Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Trên tranh vẽ của cô có hình gì?(vật trong tranh)
+ Trên bàn của cô có hình gì?(vật thật)
- Cho nhận xét
- Nhận xét chung
- Kết luận: 2 vật của cô các con quan sát có thể thấy được các mặt của vật mẫu nên nó được gọi là hình khối. Vậy, hôm nay lớp mình sẽ tập vẽ theo mẫu, khối hộp và khối cầu
- Quan sát
+ Hình hộp và hình cầu
+ Hình hộp và hình cầu
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
b. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
5’
- Đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát
- Khối hộp gồm mấy mặt?Các mặt giống hay khác?
+ Cho học sinh nhận xét
+Nhận xét chung và kết luận: Khối hộp gồm 6 mặt: Mặt trên, mặt dưới và 4 mặt xung quanh; các mặt đều phẳng. Khi quan sát từ một phía sẽ chỉ thấy một hay hai hoặc ba mặt của khối hộp. Khi vẽ khối hộp nhìn thấy ba mặt sẽ đẹp hơn.
- Khối cầu có đặc điểm gì? Bề mặt khối hộp có giống khối cầu không?
+ Cho học sinh nhận xét
+ Nhận xét chung và kết luận: Khối cầu không có các mặt phân biệt rõ như khối hộp mà có bề mặt cong đều, quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn
- So sánh độ đậm nhạt của khối hộp, khối cầu
+ Cho nhận xét
+ Nhận xét chung
- Quan sát
- Khối hộp có 6 mặt; Các mặt đều giống nhau
+ Nhận xét
+ Lắng nghe
- Khối cầu rất tròn; Bề mặt khối hộp không giống khối cầu
+ Nhận xét
+ Lắng nghe
- Khi ánh sáng chiếu từ một phía thì các độ đậm nhạt của khối hộp sẽ phân biệt rõ rang, còn ở khối cầu thì các độ đậm nhạt sẽ biến chuyển nhẹ nhàng
+ Nhận xét
+ Lắng nghe
c. Hoạt động 2: Cách vẽ:
7’
- Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đặc điểm của khối hộp, khối cầu. Vậy, cách vẽ của nó ra sao chúng ta cùng nhau quan sát hình:
- Giáo viên nêu cách vẽ:
+ So sánh tỉ lệ chiều cao và ngang của mẫu vật
+ Vẽ khung hình chung và riêng
+ Xác định tỉ lệ tâm hình cầu
+ Phác các nét thẳng rồi sửa thành nét cong đều
+ Hoàn chỉnh hình
+ Vẽ đậm nhạt
- Vẽ mẫu lên bảng ( Vẽ rõ nội dung của hoạt động)
- Lắng nghe
- Lắng nghe và đọc lại
+ Hình a
+ Hình b
+ Hình c
+ Hình d
+ Hình e
- Quan sát
d. Hoạt động 3: Thực hành:
18’
- Yêu cầu học sinh làm bài trên giấy vẽ
- Bao quát lớp 
- Nhắc học sinh chú ý bố cục cân đối, vẽ đậm nhạt đơn giản
- Vẽ bài
- Lắng nghe
e. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
3’
- Lấy 5 bài của học sinh treo lên bảng để nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu học sinh nhận xét
- Nhận xét chung và đánh giá, cho điểm
- 5 học sinh mang bài treo lên bảng
- Nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Bố cục
+ Hình vẽ
+ Độ đậm nhạt
- Lắng nghe
4. Củng cố, dăn dò:
2’
- Cho học sinh nhắc lại các bước vẽ
- nhắc nhở học sinh tập quan sát, so sánh các đồ vật xung quanh
- Dặn dò: Nhắc học sinh quan sát sưu tầm tranh ảnh về con vật và hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị đất nặn, bảng con cho buổi sau
- Nhắc lại
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgi+ío +ín mß+¦ thuߦ¡t 5 b+ái 4.doc