Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học

Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Mục tiêu

- Tiểu môđun Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ

trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để dạy học Tiếng Việt ở

Tiểu học, giúp cho sinh viên có năng lực tổ chức quá trình chiếm lĩnh tiếng

mẹ đẻ trong trường học cho học sinh tiểu học.

1. Kiến thức

Sinh viên có được các hiểu biết về:

- Đối tượng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.

- Đặc điểm của học sinh tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh tiếng Việt ở

trường tiểu học.

- Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở

trường tiểu học.

pdf 54 trang Người đăng hang30 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 
Mục tiêu 
- Tiểu môđun Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ 
trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng để dạy học Tiếng Việt ở 
Tiểu học, giúp cho sinh viên có năng lực tổ chức quá trình chiếm lĩnh tiếng 
mẹ đẻ trong trường học cho học sinh tiểu học. 
1. Kiến thức 
Sinh viên có được các hiểu biết về: 
- Đối tượng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
- Đặc điểm của học sinh tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh tiếng Việt ở 
trường tiểu học. 
- Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở 
trường tiểu học. 
2. Kĩ năng 
Sinh viên có các kĩ năng dạy học Tiếng Việt, bao gồm: 
- Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học. 
- Kĩ năng phân tích mục tiêu, tìm hiểu chương trình, SGK và các tài liệu 
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
- Kĩ năng thiết kế bài dạy Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng 
Việt ở Tiểu học. 
- Kĩ năng đánh giá kết quả học tập Tiếng Việt của học sinh 
- Kĩ năng phân tích, đánh giá thực tế dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
3. Thái độ 
Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm, thái độ: 
- Yêu quý tiếng mẹ đẻ 
- Có ý thức rèn luyện năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh 
- Yêu mến, đồng cảm với học sinh tiểu học 
II. Giới thiệu tiểu mô đun 
STT Tên chủ đề 
1 Những vấn đề chung của phương pháp dạy Tiếng Việt 
ở Tiểu học 
2 Phương pháp dạy học Học vần 
3 Phương pháp dạy học Tập viết 
4 Phương pháp dạy học Chính tả 
5 Phương pháp dạy học Tập đọc 
6 Phương pháp dạy học Luyện từ và câu 
7 Phương pháp dạy học Tập làm văn 
8 Phương pháp dạy học Kể chuyện 
III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện tiểu mô đun 
1. Chương trình Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2005. 
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005. 
3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5. Nhà xuất bản GD, 2005, 2006. 
4. Sách bài tập Tiếng Việt 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005. 
5. Vở Tập viết 1, 2, 3, 4. Nhà xuất bản GD, 2005. 
6. Mẫu chữ viết trong trường tiểu học. Nhà xuất bản GD, 2005. 
7. Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 1. 
8. Các băng hình dạy học chương trình Tiếng Việt mới. Ban chỉ đạo đổi 
mới chương trình giáo dục phổ thông. Vụ Giáo dục Tiểu học, 2005 
9. Băng hình dạy học tiếng Việt. Dự án phát triển Giáo viên Tiểu học, 2005 
Chủ đề 1 
Những vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng 
Việt ở Tiểu học 
Hoạt động 1. Phân tích đối tượng, nhiệm vụ của 
phương pháp dạy học Tiếng Việt 
Thông tin cơ bản 
- Khái niệm “quá trình dạy học” 
- Khái niệm “phương pháp” 
- Hệ thống các khoa học thuộc sư phạm học 
(GT Lí luận dạy học) 
 S- ph¹ m häc 
(Gi¸ o dôc häc) 
LÝ luËn d¹ y häc bé m«n LÝ luËn d¹ y häc 
®¹ i c- ¬ng 
LÝ luËn d¹ y häc LÝ luËn gi¸ o dôc LÝ luËn vÒ 
 tr- êng häc 
 X .... ... 
 Phương pháp dạy học Tiếng Việt 
- Khái niệm về đối tượng của khoa học. 
- Quan điểm triết học về động lực của sự phát triển. 
 (GT Triết học) 
Nhiệm vụ của hoạt động 1 
Nhiệm vụ 1. Định vị phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ thống các 
khoa học sư phạm. 
Nhiệm vụ 2. Phân tích đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt 
Nhiệm vụ 3. Mô tả nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt. 
Đánh giá hoạt động 1 
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt là gì? 
2. Phân tích đối tượng của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
3. Phân tích một thực tế dạy học để làm rõ thế nào là dạy học lấy học sinh 
làm trung tâm trong giờ tiếng Việt. 
4. Nêu và phân tích các nhiệm vụ của phương pháp dạy học Tiếng Việt với 
tư cách là một ngành khoa học, với tư cách là một môn học ở trường sư 
phạm. 
Hoạt động 2. Phân tích cơ sở khoa học của phương 
pháp dạy học tiếng Việt 
Thông tin cơ bản 
- Bản chất xã hội của ngôn ngữ, bản chất tín hiệu của ngôn ngữ 
(Phần dẫn luận của giáo trình Tiếng Việt) 
- Quá trình nhận thức 
(Giáo trình Triết học, Tâm lí học) 
- Hoạt động ngôn ngữ 
(Đại cương Ngôn ngữ học - Giáo trình Ngữ dụng học) 
- Quá trình dạy học 
(Giáo trình Lí luận dạy học đại cương) 
- Đặc điểm tâm lí và ngôn ngữ học sinh lứa tuổi tiểu học 
Nhiệm vụ của hoạt động 2 
Nhiệm vụ 1. Thảo luận nhóm, phân tích làm rõ triết học Mác - Lênin chi 
phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào. 
Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, phân tích làm rõ cơ sở ngôn ngữ học, văn học 
của phương pháp dạy học Tiếng Việt. 
Nhiệm vụ 3. Đọc tài liệu làm rõ các nguyên tắc của Giáo dục học đã chi 
phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào. 
Nhiệm vụ 4. Đọc tài liệu, tìm ví dụ để làm rõ những hiểu biết về tâm lí học, 
tâm lí ngữ học đã chi phối việc dạy học Tiếng Việt như thế nào. 
Nhiệm vụ 5. Thực hành theo nhóm, dựa vào các cơ sở khoa học để phân 
tích, đánh giá việc dạy học tiếng Việt (một điểm nào đó trong chương trình, 
SGK, một tình huống dạy học, một bài tập tiếng Việt cụ thể). 
Đánh giá hoạt động 2 
1. Trình bày các cơ sở khoa học của phương pháp dạy học Tiếng Việt. 
2. Giải thích và chứng minh phương pháp dạy học Tiếng Việt vận dụng 
những nguyên tắc của lí luận dạy học theo đặc trưng riêng của mình. 
3. Chỉ ra một số lỗi sử dụng tiếng Việt của HS tiểu học và những kết luận 
sư phạm của mình. 
4. Dựa vào các căn cứ khoa học, phân tích, bình giá một điểm nào đó trong 
chương trình, SGK hoặc một tình huống dạy học, một bài tập tiếng Việt cụ 
thể. 
Hoạt động 3. Xác định những điểm cần lưu ý khi dạy 
học tiếng Việt ở tiểu học 
Thông tin cơ bản 
- Các giai đoạn phát triển tâm lí trẻ em. Những đặc điểm của học sinh tiểu 
học, đặc biệt là các giai đoạn phát triển lời nói của trẻ em tiểu học. 
(GT Tâm lí học, “Tâm lí học sinh tiểu học” - Nguyễn Khắc Viện - Nghiêm 
Chưởng Châu - Nguyễn Thị Nhất, NXB GD). 
- Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, hội thoại và độc thoại. 
(Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học tr. 170, 173, 122, 92; Đại 
cương ngôn ngữ học - Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán - NXB GD; Phần dẫn 
luận của GT Tiếng Việt). 
- Khái niệm về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá lời nói. 
(Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học tr. 53, 56) 
Nhiệm vụ của hoạt động 3 
Nhiệm vụ 1. Thảo luận nhóm để xác định những đặc điểm gì ở học sinh tiểu 
học, đặc biệt là học sinh lớp một chi phối quá trình dạy học Tiếng Việt ở 
Tiểu học. 
Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm để đề xuất những điểm cần lưu ý khi tiến hành 
hoạt động dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
Nhiệm vụ 3. (Làm việc cá nhân) phân tích các tình huống dạy học để làm rõ 
những đặc thù của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. 
Đánh giá hoạt động 3 
1. Phân tích làm rõ những việc cần thực hiện để bảo đảm sự thành công của 
học sinh trên giờ học Tiếng Việt trong những ngày đầu đến trường. 
2. Cần phải chú ý những gì để giáo dục học sinh tiểu học ý thức về “Chuẩn 
ngôn ngữ” và “Chuẩn văn hoá lời nói”? 
3. Thực hành nêu những nhiệm vụ anh (chị) sẽ giao cho học sinh thực hiện 
để hình thành ở các em ý thức và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh 
ngôn ngữ của chính mình. 
Hoạt động 4. Tìm hiểu môn học Tiếng Việt ở trường 
tiểu học 
Thông tin cơ bản 
1. Vị trí môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học 
(Chương trình Tiểu học - NXB GD tr. 8). 
2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học 
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho 
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và 
các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn 
bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (theo Điều 23 Luật Giáo dục - 
1998). 
3. Mục tiêu môn Tiếng Việt 
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: 
a) Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt 
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt 
động của lứa tuổi. 
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư 
duy. 
b) Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những 
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của 
Việt Nam và nước ngoài. 
c) Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người 
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
d) Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. 
(Chương trình Tiểu học NXB GD trang 9 - 26) 
e) Chuẩn trình độ tối thiểu môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 
f) Một số vấn đề về đổi mới đánh giá môn Tiếng Việt ở TH - Nguyễn Thị 
Hạnh - NXB GD trang 22 - 56) 
g) Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo Tiếng Việt ở Tiểu học. 
Nhiệm vụ của hoạt động 4 
Nhiệm vụ 1. Đọc tài liệu, xác định vị trí môn học Tiếng Việt ở trường tiểu 
học. 
Nhiệm vụ 2. Đọc tài liệu, phân tích mục tiêu môn học Tiếng Việt ở trường 
tiểu học chương trình mới. 
Nhiệm vụ 3. Thảo luận nhóm phân tích các cơ sở xây dựng chương trình 
Tiếng Việt tiểu học mới và nguyên tắc để biên soạn SGK. 
Nhiệm vụ 4. Thực hành mô tả, phân tích và các tài liệu dạy học môn Tiếng 
Việt chương trình mới. 
Đánh giá hoạt động 4 
1. Tại sao nói Tiếng Việt là môn học trung tâm ở trường tiểu học? 
2. Phân tích mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học mới, có đối 
chiếu với chương trình Tiếng Việt cải cách giáo dục. Thực hành phân tích 
mục tiêu của môn học được thể hiện trong một phân môn, một nội dung dạy 
học, một bài tập cụ thể. 
3. Giải thích các căn cứ xây dựng chương trình và các nguyên tắc biên soạn 
SGK Tiếng Việt. 
4. Phân tích, mô tả chương trình Tiếng Việt (chương trình khung, chương 
trình chuẩn, chương trình chi tiết chương trình của một phân môn hay một 
mạch kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt của một lớp). 
5. Mô tả việc trình bày của một bài học của một phân môn trong SGK, một 
số đề mục, kí tự và cách thức trình bày của một bài học cụ thể trong SGK. 
6. Đọc SGK, phát hiện những phần, những nội dung chưa hiểu rõ để tìm lời 
giải đáp trong nhóm. 
7. Phát hiện những phần, những bài tập trong SGK dự đoán là học sinh khó 
thực hiện và đề xuất cách xử lí. 
Hoạt động 5. Phân tích và vận dụng các nguyên tắc 
dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 
Thông tin cơ bản 
- Khái niệm nguyên tắc dạy học trong lí luận dạy học, các căn cứ để đề ra 
nguyên tắc dạy học, vấn đề phân loại nguyên tắc dạy học trong lí luận dạy 
Tiếng Việt. 
(GT Lí luận dạy học) 
- Triết học Mác - Lê nin về chức năng xã hội của ngôn ngữ (giao tiếp, tư 
duy), quá trình nhận thức. 
 (GT Tiếng Việt phần Dẫn luận; GT Triết học) 
- Những kiế ... nh gặp khó khăn hoặc sai sót 
từ khâu nào mà sửa chữa kịp thời. Khâu đánh giá rất quan trọng vì nó vừa 
có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa đưa ra một mẫu 
lời giải đúng. Giáo viên cần dành thời gian thích hợp cho khâu này. Quan 
trọng là phải có mẫu sản phẩm đúng. Để tổ chức hệ thống việc làm cần phải 
trải được quá trình học tập theo tuyến tính và biết chia cắt, nhóm gộp đúng 
lúc. Ba yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, có trải ra theo tuyến tính 
mới chia cắt được và ngược lại. 
- Trật tự tuyến tính của việc làm: Trong thực tế dạy học, giáo viên thường 
chú ý đến kết quả cuối cùng mà không để ý đến quá trình. Điều này rất tai 
hại vì không đảm bảo cho dạy học lúc nào cũng thành công, kết quả đạt 
được (dù tốt) cũng chỉ ngẫu nhiên, may rủi, nằm ngoài tầm kiểm soát của 
thầy cô giáo. Hai là, khi kết quả sai, ta không nắm được sai từ khâu nào. Ba 
là, có những quy trình cũng cho kết quả đúng nhưng không phải là quy 
trình tối ưu, ví dụ việc dạy viết chữ O lần đầu tiên ở lớp 1 theo toạ độ 
là đã đưa ra một quy trình tối ưu viết chữ O 
O cho những học sinh thuận tay phải. Nếu thầy giáo chỉ đưa ra một chữ O 
đã viết sẵn và nói “Các em hãy viết chữ O” thì trên thực tế có hai khả năng 
sau sẽ xảy ra: 1. Học sinh có thể viết được chữ O nhưng viết ngược theo 
trật tự 2143 hoặc viết không liền nét 123, 143; 2. Viết không đúng mẫu, 
nghĩa là không viết được chữ O “tròn trặn”. Lúc này giáo viên không hiểu 
học sinh gặp khó khăn ở khâu nào để sửa chữa nên lại bắt đầu lại từ đầu. 
Điều quan trọng là nắm đúng trật tự. Ví dụ: Xếp tên người theo bảng chữ 
cái: đầu tiên là xét tên rồi đến họ, đến tên đệm. Xét tên thì phải xét hết các 
âm vị đoạn tính (các chữ cái) rồi xét sang thanh. Đảo trật tự này (ví dụ xét 
hết các chữ cái của tên giống nhau lại xét sang họ, họ trùng nhau mới xét 
sang thanh của tên) thì sẽ cho một kết quả khác hẳn. Cũng như vậy với việc 
viết một đoạn văn, nếu ra nhiệm vụ viết câu với các từ cho trước, sau đó từ 
các câu viết thành đoạn là đã đi ngược trật tự tự nhiên của việc sản sinh văn 
bản nói chung, sản sinh đoạn văn nói riêng. 
- Phân cắt và nhóm gộp: Khi chỉ ra quy trình thực hiện, ta đồng thời cũng 
đã phân các việc làm ra thành những đơn vị nhỏ hơn. Phân nhỏ đến mức 
nào, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết đó là độ tuổi của học sinh, hai là 
dựa vào từng giai đoạn của quá trình học tập Đồng thời lại phải biết 
nhóm gộp đúng lúc để chuyển kết quả của việc làm trước thành một khâu 
của việc làm sau. Có như vậy mới tạo ra sự phát triển trong dạy học. Ví dụ, 
khi học sinh lớp 1 đã viết thành thục chữ O thì không cần thiết viết theo toạ 
độ nữa. Lúc này thao tác viết chữ O đã thành một khâu để thực hiện một 
nhiệm vụ khác, ví dụ, viết chữ “con cò”. 
Nhiều giáo viên tiểu học khi giao nhiệm vụ cho học sinh đã bỏ qua quá 
trình. Họ không biết đặt mình vào địa vị đứa trẻ 6 - 11 tuổi để thấy những 
khó khăn của nó. Họ không lí giải được mình đã làm như thế nào, dường 
như là “lập tức” có kết quả, không có quá trình. Lên lớp giao nhiệm vụ, ra 
câu hỏi và chờ kết quả, không hướng dẫn, không kiểm tra, không điều 
chỉnh, sửa chữa. Khi không nhận được kết quả như dự định, những giáo 
viên này không biết làm gì khác hơn là làm thay học sinh và trình bày kết 
quả của mình. Đó là cách dạy học đáng phê phán. 
Bài tập Tiếng Việt 
Trong nghĩa bao quát nhất, phương pháp chính là “ý thức về hình thức của 
sự tự vận động bên trong của chính nội dung” (Hêghen). Việc đổi mới 
phương pháp dạy học Tiếng Việt chính là việc ngày càng tìm ra cách đi vào 
bản chất của quá trình dạy học tiếng Việt, tìm ra những quy luật chi phối sự 
vận động của quá trình này. Như vậy, phương pháp dạy học Tiếng Việt chỉ 
có hiệu quả khi nó phản ánh đúng đặc trưng của quá trình dạy học tiếng 
Việt. Gần đây, nhiều tác giả đã thống nhất rằng mục đích của dạy tiếng 
không phải là cung cấp cho học sinh những tri thức lí thuyết ngôn ngữ một 
cách bị động (những quy luật về kết cấu của nội bộ ngôn ngữ: âm vị, từ, 
câu...). Trong quá trình dạy tiếng có cung cấp những tri thức này nhưng đó 
không phải là mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng là hình thành ở học 
sinh những kĩ năng hoạt động giao tiếp ngôn ngữ - người học sử dụng được 
ngôn ngữ như một ngôn ngữ thông tin giao tiếp. Những thành tựu lí thuyết 
hoạt động lời nói đã cho phép rút ra kết luận: đơn vị của việc dạy và học 
tiếng là các hành động lời nói chứ không phải là các đơn vị ngôn ngữ đã 
trừu tượng hóa. Hành động nói năng tạo ra đặc trưng của quá trình dạy và 
học tiếng. Muốn tối ưu hóa quá trình dạy học tiếng Việt phải tối ưu hóa 
hoạt động nói năng của học sinh. ở trường tiểu học, dạy tiếng Việt là tổ 
chức hoạt động lời nói. Đối với học sinh, có thể xem việc giải bài tập tiếng 
Việt là hình thức chủ yếu của hoạt động tiếng Việt. Các bài tập tiếng Việt là 
một phương tiện rất có hiệu quả và không thể thay thế được trong việc giúp 
học sinh có năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy. Hoạt động giải bài tập 
tiếng Việt là điều kiện để thực hiện tốt các mục đích dạy học tiếng Việt. Vì 
vậy, tổ chức thực hiện có hiệu quả các bài tập tiếng Việt có vai trò quyết 
định đối với chất lượng dạy học tiếng Việt. 
Trên thực tế dạy học tiếng Việt, bài tập tiếng Việt được sử dụng với những 
mục đích khác nhau. Một bài tập có thể dùng để vào bài, dạy bài mới, củng 
cố, kiểm tra. 
Lịch sử hình thành lí thuyết bài tập tiếng Việt phức tạp, nhiều tác giả, có 
thể chia làm hai giai đoạn lớn, tương ứng với hai giai đoạn phát triển của 
phương pháp dạy học Tiếng Việt: giai đoạn 1, phương pháp dạy học tiếng 
Việt sử dụng trực tiếp các tri thức khoa học khác; giai đoạn 2, phương pháp 
dạy học Tiếng Việt xác lập một quan hệ mới với các khoa học tiếp cận, đi 
vào bản chất của đối tượng nghiên cứu của mình để tìm ra những quy luật 
chi phối sự vận động của nó, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Điều làm 
cho giai đoạn 2 có sự phát triển về chất là sự ra đời của lí thuyết hoạt động 
lời nói, ở đó người ta quan niệm về sự hình thành, phát triển ngôn ngữ như 
là hình thành phát triển một hoạt động. Hệ quả kéo theo là việc dạy tiếng 
không phải cung cấp một kho tri thức thụ động về ngôn ngữ. Muốn hình 
thành, phát triển hành động nói năng phải thông qua một hệ thống bài tập. 
Quan điểm hoạt động lời nói đưa hệ thống bài tập dạy tiếng lên hàng ưu 
tiên. Bản thân hoạt động nói năng (đưa người học vào một hoạt động nói 
năng có tính chất tâm lí hiện thực) đã bao hàm tính chất thực hành. ở giai 
đoạn 1 của dạy tiếng, hệ thống bài tập không nhằm đưa học sinh vào hoạt 
động nói năng mà chỉ để củng cố những tri thức lí thuyết ngôn ngữ học. Hệ 
thống bài tập cần được xây dựng sao cho có khả năng giúp học sinh thực 
hiện đến mức thành thục các thao tác nói năng. Nó phải phản ánh được một 
cách bao quát cơ chế lĩnh hội và sản sinh lời nói. 
Tài liệu tham khảo 
1. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Nguyễn Trí, Lê Phương Nga. Phương pháp 
dạy học Tiếng Việt. GT dùng trong các trường Sư phạm đào tạo giáo 
viên Tiểu học - Vụ Giáo viên, H, 1993. 
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán. Phương pháp dạy học 
Tiếng Việt. NXB GD, H, 1996. 
3. Lê A, Đỗ Xuân Thảo. Tiếng Việt 1. NXB ĐHSP, 2004. 
4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán. Đại cương ngôn ngữ học. NXB GD, 
1993. 
5. Đỗ Hữu Châu. Giản yếu về ngữ dụng học. NXB GD, 1995. 
6. Chương trình tiểu học. NXB GD, H, 2002. 
7. Nguyễn Thị Hạnh. Một số vấn đề về đổi mới đánh giá kết quả học tập 
môn Tiếng Việt ở Tiểu học. NXB GD, H, 2002. 
8. Đỗ Đình Hoan. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học tiểu học ở nước 
ngoài, Báo cáo khoa học tại Hội nghị “Đổi mới phương pháp khoa 
học”.H, 1995. 
9. Đỗ Đình Hoan. Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới. 
NXB GD, H, 2002. 
10. Nguyễn Thanh Hùng. Sự tồn tại của phương pháp dạy học là cụ thể. 
Trong “Văn học và nhân cách”. NXB Văn học, H, 1994. 
11. Nguyễn Xuân Khoa. Phát triển năng lực hoạt động lời nói trong việc 
dạy tiếng Việt ở nhà trường. Ngôn ngữ số 3, 1981. 
12. Phương Lê - Phương pháp dạy học Tiếng Việt trong hệ đào tạo thạc sĩ 
Giáo dục Tiểu học – NCGD - 11/1994. 
13. Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh. Phương pháp dạy học 
Tiếng Việt 1. NXB GD, H, 1998. 
14. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2. NXB 
GD, H, 1999. 
15. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (chuyên 
luận). NXB ĐHQG, H, 1999. 
16. Lê Phương Nga: 
1/ Bàn về kĩ năng xác định mục tiêu dạy học trong giờ học Tiếng Việt ở 
Tiểu học - GDTH - số 5 - 2000. 
2/ Sử dụng phương pháp luyện theo mẫu trong giờ tiếng Việt ở Tiểu học. 
TCKH - ĐHSPHN - số 6, 2003. 
3/ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - một vài hướng nghiên 
cứu và kết quả. TCGD, số 12 - 2003. 
4/ Giáo dục “chuẩn ngôn ngữ”, “chuẩn văn hóa lời nói” cho học sinh 
tiểu học, TCGD, số 1, 2004. 
5/ Những sai phạm cần tránh khi xây dựng bài tập tiếng Việt cho học 
sinh tiểu học. TCGD, số 2, 2004. 
6/ Để có thành công của học sinh trong giờ học tiếng Việt những ngày 
đầu đến trường. TC TLH, số 2, 2004. 
17. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học, Tập 1. NXB GD, H, 1987. 
18. Phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ. Tài liệu dịch, Tập 1. NXB GD, H, 
1989. 
19. Nguyễn Ngọc Quang. Lí luận dạy học đại cương, Tập 1. Trường Cán 
bộ quản lí giáo dục Trung ương, H, 1996. 
20. Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành và chương trình 
Tiếng Việt bậc Tiểu học sau năm 2000. NXB GD,1997. 
21. SGK, SGV Tiếng Việt tiểu học lớp 2. Lớp 5. NXB GD, 2002, 2003, 
2004, 2005. 
22. Phan Thiều. Về vấn đề phương pháp luận dạy Tiếng Việt. T/C Ngôn 
ngữ, số 1, 1982. 
23. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên). Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4. 
NXB GD, H, 2003, 2004, 2005. 
24. Nguyễn Trí. Dạy và học môn tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình 
mới. NXB GD, H, 2002. 
25. Nguyễn Trí (chủ biên). Hỏi và đáp về sách Tiếng Việt 1. NXB GD, H, 
2002. 
26. A.V Chêcuchep. Phương pháp giảng dạy tiếng Nga ở trường Trung 
học. NXB GD, M, 1980 (Tiếng Nga) 
27. M.R. Lơvốp, T.G Ramzaieva, N. N Xvetlôpxcaia. Phương pháp dạy 
học tiếng Nga ở trường cấp I. NXB GD, M, 1987 (tiếng Nga) 
28. M. R. Lơvốp. Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy tiếng Nga. NXB GD, 
M, 1988 (tiếng Nga) 
29. Nguyễn Khắc Viện, Nghiêm Chưởng Châu. Tâm lí học sinh tiểu học. 
NXB GD, 1988. 
30. Nguyễn Như ý (chủ biên). Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. 
NXB GD, 1996. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfChude1_Chuan.pdf