Phương pháp và hình thức tổ chức tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu buổi thứ hai môn toán

Phương pháp và hình thức tổ chức tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu buổi thứ hai môn toán

I. Đặt vấn đề:

Năm học 2010-2011 ngành GD-ĐT chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” và thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và phát huy học sinh khá giỏi để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Hưởng ứng cuộc vận động này, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh. Đặc biệt đánh giá chất lượng học tập thực chất của học sinh.

Đầu năm học tổ đã tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm hai môn Toán và Tiếng việt. Trên cơ sở chất lượng của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch cụ thể để phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong các tiết dạy. Chính vì thế tổ chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “Phương pháp và hình thức tổ chức tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu ở buổi thứ hai môn Toán”.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp và hình thức tổ chức tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu buổi thứ hai môn toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC TIẾT HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU BUỔI THỨ HAI MÔN TOÁN
I. Đặt vấn đề:
Năm học 2010-2011 ngành GD-ĐT chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” và thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng thực sự cho học sinh, tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp và phát huy học sinh khá giỏi để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Hưởng ứng cuộc vận động này, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh. Đặc biệt đánh giá chất lượng học tập thực chất của học sinh.
Đầu năm học tổ đã tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm hai môn Toán và Tiếng việt. Trên cơ sở chất lượng của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch cụ thể để phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong các tiết dạy. Chính vì thế tổ chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “Phương pháp và hình thức tổ chức tiết học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu ở buổi thứ hai môn Toán”.
II. Đặc điểm tình hình:
a/ Tổng số học sinh toàn khối 5 là 157 em
Qua khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán kết quả như sau:
- Học sinh giỏi: 28 em	Tỉ lệ: 21,4%
- Học sinh yếu kém : 60 em	Tỉ lệ: 38,4%
b/ Thực trạng:
Trong quá trình giáo dục, để đạt hiệu quả cao thì không dễ chút nào bởi vì trong thực tế một lớp bao giờ cũng có sự chênh lệch vì trình độ, sự tiếp thu của mỗi học sinh có khác nhau. Học sinh yếu kém thường có tâm lý ít tự tin trong học tập, thụ động, còn rụt rè, ít phát biểu ý kiến. Đây thực sự là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cũng cần thiết, là động cơ thúc đẩy phong trào của lớp. Thường những em này mạnh dạn, tự tin hơn, phát biểu xây dựng bài tốt. Để kết hợp phụ đạo 2 dạng học sinh này trong buổi thứ 2 đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hơn nữa, tìm tòi và nghiên cứu bài dạy, sách tham khảo để kết hợp giảng dạy đạt hiệu quả cao.
III. Mục tiêu:
1/ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn, là tiêu chí thi đua không thể thiếu được trong mỗi nhà trường. Cùng với nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đây là một nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhà trường.
Mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh góp phần đào tạo những tài năng tương lai cho đất nước.
2/ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh nên việc phụ đạo học sinh yếu kém là một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng trong mỗi lớp. Cụ thể là:
Nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “ 2 không” trọng tâm là không để học sinh ngồi nhầm lớp.
Thực hiện tốt việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đặc biệt cho học sinh lớp 5.
Nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện việc đổi mới PP giảng dạy, hạn chế tối đa học sinh yếu kém.
Việc dạy buổi thứ hai có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học sinh yếu kém trong lớp.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
IV. Nội dung và biện pháp:
1/ Đối với học sinh yếu kém:
Giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém. Thông thường có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém:
Do mất căn bản ở các lớp dưới.
Do hoàn cảnh gia đình
Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không tập trung, thiếu tự tin trong học tập.
Tất cả những nguyên nhân trên tác động vào quá trình học tập của học sinh dẫn đến việc các em chán học, lơ là, học không có mục đích.
Để nắm được nguyên nhân học yếu kém của mỗi học sinh, giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiều biện pháp sau:
Thông qua nghiên cứu học bạ kết hợp với thực tế để nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, nghề nghiệp của phụ huynh để từ đó có biện pháp cụ thể kết hợp với phụ huynh giáo dục học sinh.
Qua hồ sơ, học bạ, sổ liên lạc và khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh. Đồng thời theo dõi trong quá trình dạy học để phát hiện kịp thời lỗ hổng trông kiến thức mà học sinh vấp phải.
Giáo viên phải luôn quan tâm theo dõi chặt chẽ quá trình học của học sinh; trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh; khơi gợi cho học sinh nói lên những mong muốn, trăn trở của mình. Từ đó giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, thái độ học tập của học sinh đồng thời phát huy sở trường của mỗi em từ đó kích thích các em học tập.
Biện pháp cụ thể:
a/ Học sinh yếu do mất căn bản:
Do mất căn bản nên học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần:
Dạy phân hóa đối tượng học sinh
Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, phân tổ. kết hợp kiểm tra thường xuyên để rèn các em thói quen học tập.
Thường xuyên động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời có tác dụng:
+ Xác nhận sự tiến bộ của học sinh
+ Kích thích sự say mê hứng thú học tập của học sinh, giúp các em tự tin rằng mình cũng có thể giỏi như các bạn.
+ Tập cho các em có thói quen tự học, tự làm bài.
b/ Học sinh yếu do hoàn cảnh:
Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Sự quan tâm giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn với các em. Giáo dục gia đình là một điểm mạnh, là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ em. Song mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng nên giáo viên phải xem xét phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình giáo dục. Giáo viên cần:
- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của học sinh.
- Sự hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều kiện cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến với phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các hoạt động tham gia khác.
- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em (không nên lạm dụng)
- Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài tập ở lớp.
c/ Học sinh yếu do lười học, không chăm chỉ, ít chuyên cần:
Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do không học bài, không làm bài, thường xuyên quên vở bài tập, ít tập trung lúc gv giảng bài
Để các em hứng thú trong học tập, gv phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi nhiều hình thức thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 ; các trò chơi; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục.
2/ Đối với học sinh khá giỏi:
a/ Nội dung:
Giảng dạy theo phân phối chương trình, không dạy những nội dung ngoài chương trình, không dạy trước chương trình.
Khi giảng dạy không đưa kiến thức từ lớp trên xuống lớp dưới, điều quan trọng là: Đối với mỗi đơn vị kiến thức bồi dưỡng, học sinh biết cách tự học, biết tư duy độc lập, biết cách thực hành để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những đối tượng học sinh khác.
b/ Phương pháp dạy học:
GV lựa chọn nội dung mỗi tiết phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy trí thông minh, sáng tạo ; giải đáp các bài tập, tạo điều kiện để học sinh giỏi biết cách hướng dẫn đối tượng học sinh khác học tập và đạt kết quả tốt đẹp.
Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để các em hứng thú học tập, phát triển năng lực sở trường, năng khiếu của từng học sinh.
Tổ chức các hoạt động một cách đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh.
Tổ chức giao lưu học sinh giỏi giữa các lớp trong khối nhằm tạo điều kiện để học sinh thể hiện khả năng vận dụng tư duy sáng tạo về một vấn đề, một đơn vị kiến thức trong chương trình nhằm giúp HS tự tin và có hướng phấn đấu trong tương lai.
V. Về nội dung chương trình toán 5:
1. Về số và phép tính:
- Bổ sung những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân,hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.
- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân, biết thực hiện 4 phép tính về số thập phân.
- Biết tính giá trị biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng cách thuận tiện nhất, biết áp dụng tính nhẩm.
2. Về đo lường:
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng.
-Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng số thập phân.
3. Về hình học:
- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu và một số dạng của hình tam giác
- Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn
- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình chữ nhật, hình lập phương.
4. Về giải toán có lời văn:
- Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các dạng toán điển hình như: quan hệ tỉ lệ, tổng và tỉ số, hiệu và tỉ số, tổng và hiệu, các bài về tỉ số phần trăm.
5. Về một số yếu tố thống kê:
- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ.
6. Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và góp phần hình thành nhân cách của học sinh:
- Biết diễn đạt một số nhận xét, qui tắc, tính chất bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức) ở dạng khái quát.
- Tiếp tục phát triển năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; phát triển trí tưởng tượng không gian.
- Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm học, cẩn thận, chính xác, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao.
VI. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, thực hành:
Mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập, thực hành là củng cố nhiều lượt các kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản của môn Toán. Hệ thống hóa các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh phát triển năng lực học toán.
GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập, thực hành như sau:
a/ Hướng dẫn HS nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự.
Nếu HS tự đọc đề bài và nhận ra được dạng bài tương tự đã làm hoặc kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập, HS sẽ trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa tự nhận ra dạng bài tương tự các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý (hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn) để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làmGV không nên làm thay những gì HS có thể làm.
Nội dung trọng tâm của toán 5 ở HKI là dạy số thập phân và phép tính số thập phân. Về thực chất, nội dung này là sự mở rộng những hiểu biết về số tự nhiên và phép tính số tự nhiên.
GV nên giúp HS nhớ lại:
Cách làm dạng bài tương tự đã có khi học số tự nhiên.
Kiến thức mới học về số thập phân có liên quan trực tiếp đến việc làm bài tập đó.
Đây là cơ hội để học sinh củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về bốn phép tính về số thập phân.
VD: Qui tắc so sánh 2 số thập phân có đặc điểm khác với qui tắc so sánh 2 số tự nhiên là: So sánh phần nguyên trước, nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh tiếp phần thập phân. Khi so sánh phần nguyên hoặc phần thập phân làm tương tự như so sánh số tự nhiên.
b/ Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng học sinh:
- GV nên yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập mà GV đã soạn sẵn (trừ trường hợp có các bài toán nâng cao dành cho HS khá giỏi)
- Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra ( hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
GV nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác. Gv nên trực tiếp hỗ trợ hoặc tổ chức cho HS khá giỏi hỗ trợ HS yếu cách làm bài, không làm thay cho HS.GV nên khuyến khích HS khá giỏi hoàn thành các bài tập nâng cao.
Nói chung GV nên có kế hoạch tổ chức cho HS làm hết các bài tập do GV đã lựa chọn (trừ các dạng toán nâng cao đối với HS khá giỏi).
c/ Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS:
- Nên cho HS trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc các cách giải một bài tập.
- Sự hỗ trợ của HS trong nhóm, trong lớp sẽ giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót (nếu có) của bản thân.
- Cần giúp cho HS nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân. Thông qua giúp đỡ bạn, HS càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
d/ Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
- GV nên khuyến khích HS tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa những sai sót (nếu có)
- Động viên HS tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự đề xuất phương án điều chỉnh.
e/ Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập
- Khi HS chữa bài xong hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành, tạo cho HS niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, niềm vui vì những kết quả đã đạt được của mình, của bạn.
- Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm ra cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải toán hoặc để giải quyết vấn đề trong bài tập.
VD: Với bài tập “ Tính bằng cách thuận tiện nhất”:
4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
Cách 1: 	 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 
= 4,2 + (3,5 + 4,5) + 6,8
= 4,2 + 8 + 6,8
= (4,2 + 6,8) + 8
= 11 + 8
= 19
Cách 2: 	 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
= (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
= 11 + 8
= 19
VII.Thiết kế bài dạy:
- Bài soạn có nội dung phong phú, phân hóa theo đối tượng, phù hợp với tiết dạy buổi thứ hai, đi sâu vào củng cố kiến thức cũ.
- Nội dung củng cố lại kiến thức phù hợp với bài tập thực hành để khắc sâu kiến thức cho từng nhóm đối tượng.
- Bài tập thực hành có 1/3 nội dung nâng cao dành cho HS khá giỏi
- Tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, có tính hỗ trợ cao, tạo điều kiện cho HS học tập có hiệu quả.
- Hệ thống bài tập đa dạng để luyện cho các em có tư duy cao trong phần luyện tập kĩ năng.
VIII. Kết quả:
Nhiều năm tổ đã vận dụng chuyên đề này và giành được nhiều kết quả đáng kể. Học sinh yếu kém qua từng đợt kiểm tra giảm dần. Học sinh khá giỏi tăng lên.
Cuối năm, chất lượng HS lớp 5 đạt kết quả đáng kể: Số lượng HS yếu kém không còn, số lượng HS khá giỏi tăng. Xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. HS giỏi cấp Thành phố nhiều. HS khối 5 chuyển lên cấp 2 học tốt.
 Bằng nhận thức chủ quan của tổ, chúng tôi đã mạnh dạn viết chuyên đề này. Tất nhiên là còn nhiều sai sót và bổ sung nên mong lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp góp ý xây dựng chuyên đề tốt hơn.
Kính chào HĐSP

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de bd hs gioi pd HS yeu to 5.doc