Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằmphát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằmphát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học

Để phát huy tính tích cựu hoạt động nhận thức của người học trong dạy học, nó là cả một vấn đề lớn quan tâm đến việc dạy học. Bởi tính tích cực là tỏ ra chủ động hoạt động tạo ra những sự thay đổi.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn hiện nay tôi thấy rằng tất cả các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung và môn toán nói riêng là môn học quan trọng. Nội dung kiến thức phong phú và đa dạng chương trình đòi hỏi kiến thức cao, phương pháp dạy học mới, phương pháp dáp đặt cho học sinh, giáo viên là người chỉ đạo, học sinh là người tìm ra kiến thức, lấy học sinh làm trung tâm.

Do đó phương pháp truyền thụ gặp nhiều khó khăn trong giáo viên đã đầu tư nhiều, nhưng do hiện tượng giáo viên còn thực hiện theo sách hứơng dẫn, chưa sáng tạo cho việc soạn giảng. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn giảng dạy theo phương pháp cũ, giáo viên là chủ thể của giờ học, là người đọc soạn, chế biến tri thức rồi giảng giải cho học sinh; học sinh là đối tượng của dạy học có nhiệm vụ ghi nhớ tri thức và nắm phương pháp tái hiện để giải quyết các vấn đề.

Việc phát huy tính tích cực trong môn toán thực tế hiện nay giáo viên Tiểu học đang từng bước đi sâu, kể cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Song thực tế ở các trường Tiểu học nói chung tuy đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả cao, bản thân là một giáo viên Tiểu học nên điều băn khoăn nhất hiện nay là làm thế nào để dẫn dắt học sinh tìm ra chân lý khám phá kiến thức phát huy năng lực tự học của học sinh vì thế tôi chọn đề tài này “Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằmphát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học”.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằmphát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học là một bậc học đầu tiên và được xác định là “bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân” vì vậy người giáo viên Tiểu học phải nắm được ý nghĩa của bậc Tiểu học và thực hiện dạy đủ các môn.
Toán học là một sự phát triển của trình độ khoa học, ý thức cho con người. Bởi môn toán ở Tiểu học là nhằm cung cấp cho học sinh kỷ năng tính toán, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng đảm nhận kiến thức làm nền tảng bởi tính chính xác, lô gích là vành nuôi dưỡng nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, óc quan sát là công cụ cần thiết để học các môn khác. Từ đó có khả năng vận động kiến thức vào cuộc sống thực tiễn và làm cơ sở để nhận thức thế giới xung quanh.
Để phát huy tính tích cựu hoạt động nhận thức của người học trong dạy học, nó là cả một vấn đề lớn quan tâm đến việc dạy học. Bởi tính tích cực là tỏ ra chủ động hoạt động tạo ra những sự thay đổi.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn hiện nay tôi thấy rằng tất cả các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung và môn toán nói riêng là môn học quan trọng. Nội dung kiến thức phong phú và đa dạng chương trình đòi hỏi kiến thức cao, phương pháp dạy học mới, phương pháp dáp đặt cho học sinh, giáo viên là người chỉ đạo, học sinh là người tìm ra kiến thức, lấy học sinh làm trung tâm. 
Do đó phương pháp truyền thụ gặp nhiều khó khăn trong giáo viên đã đầu tư nhiều, nhưng do hiện tượng giáo viên còn thực hiện theo sách hứơng dẫn, chưa sáng tạo cho việc soạn giảng. Bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn giảng dạy theo phương pháp cũ, giáo viên là chủ thể của giờ học, là người đọc soạn, chế biến tri thức rồi giảng giải cho học sinh; học sinh là đối tượng của dạy học có nhiệm vụ ghi nhớ tri thức và nắm phương pháp tái hiện để giải quyết các vấn đề.
Việc phát huy tính tích cực trong môn toán thực tế hiện nay giáo viên Tiểu học đang từng bước đi sâu, kể cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Song thực tế ở các trường Tiểu học nói chung tuy đã thực hiện nhưng chưa có hiệu quả cao, bản thân là một giáo viên Tiểu học nên điều băn khoăn nhất hiện nay là làm thế nào để dẫn dắt học sinh tìm ra chân lý khám phá kiến thức phát huy năng lực tự học của học sinh vì thế tôi chọn đề tài này “Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằmphát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học”.
II – Phương pháp nghiên cứu đề tài 
Để tiến hành tìm hiểu biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong bộ môn Toán ở một lớp Tiểu học cần sử dụng những phương pháp sau :
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp thực nghiệm
III – Nội dung 
Toán học với tư cách là khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt lao động đó là công cụ cần để học sinh học các môn khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và hoạt động có hiệu qua, khả năng nhiều mặt của cuộc sống.
Môn Toán đóng vai trò quan trọng, bởi khả năng để nhận thức thế giới hiện thực như : Trừu tượng hoá, thái quá hoá, phân tích và tổng hợp, so sánh và dự đoán trong việc rèn luyện. Phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Có tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Vậy đối với người giáo viên Tiểu học, vấn đề quan trọng không phải chỉ làm sao dạy cho học sinh các kiến thức trong chương trình mà vấn đề quan trọng là làm sao khai thác được ở học sinh những ý thức để phát huy tư duy sáng tạo.
- Thế nào là phát huy tính tích cực, là chủ động sáng tạo của học sinh và tập trung vào học sinh hay còn gọi là hướng vào người học tính tích cực tỏ ra chủ động, nhằm tạo ra những sự biến đối tức là nó làm chủ tri thức, là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động nhằm : 
Huy động mọi khả năng của học sinh, để tự học sinh tìm tòi khám phá ra nội dung, kiến thức mới của bài học.
Giúp học sinh có điều kiện và phương tiện hoạt động để học sinh tự phát hiện ra các tình huống, các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch và bước lựa chọn kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề.
Tập trung mọi cố gắng để phát huy năng lực sở trường của mỗi học sinh tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui hướng trong học tập
Dạy học bằng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên phải chủ động sáng trong nghề nghiệp. Đồng thời phải tôn trọng mọi cố gắng dù nhỏ bé của cách dạy học, như thế không chỉ góp phần hình thành cho học sinh lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết mà chủ yếu xây dựng cho học sinh năng lực tự học và phương pháp sáng tạo. Như nhà triết học cổ Hy Lạp nói “Dạy học không phải chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa” phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được tập trung nghiên cứu hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hiện đại và trình độ văn minh, xã hội đòi hỏi phải có những người lao động rất năng động và sáng tạo, học sinh cũng hiểu ra rằng thực tế phức tạp hơn và bí ẩn hơn; tái phần nhỏ bé mà khoa học đã làm chủ được. Do đó người học không thế thụ động, tiếp thu bài học, giáo viên phải học vào vị trí chủ động nhận thức học, phải tham gia phát triển và phát minh ra cái mới, tức là phải tạo ra tri thức riêng của mình dưới sự điều khiển của giáo viên, về bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực. Khi các em đến trường đến mang theo một vốn sống, một trình độ hiểu biết của riêng mình. Tức là chúng có một hành trang, trí tuệ nhất định, đó là mầm móng của sự phát huy được tính tích cực của học sinh.
Đặc biệt vai trò của biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập
Trong quá trình giáo dục học sinh, với tư cách là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể của quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện nhân cách của mình, phải tạo ra sự kết hợp hài hoà, giữa hoạt động của thầy và hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh, cũng như hoạt động tích cực đọc lập của tập thể học sinh với tư cách vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Khi áp dụng đòi hỏi ở giáo viên phải có trình độ sư phạm vững vàng, hiểu sâu sắc đối tượng để chọn nội dung, phương pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng sự tích cực sáng tạo của các em học sinh trong học tập.
Làm thế nào để có biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập trong môn Toán.
Giáo viên hiện đại chú ý đến chức năng phát triển đặc biệt phương pháp dạy học môn Toán, ngay từ Tiểu học coi chức năng phát huy tính tích cực độc lập suy nghĩ của học sinh. Trong hoạt động nhận thức có ý nghĩa hết sức to lớn, để nhẫn mạnh vai trò tính phát huy tính tích cực của bản thân học sinh với tư cách là chủ thể nhận thức dưới sự tổ chức hứơng dẫn của giáo viên, học sinh khám phá tìm tòi để lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động.
Để phát huy tính tích cực trong môn Toán người giáo viên phải có biện pháp, tức là phải biết kết hợp các phương pháp dạy học ở Tiểu học.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp trực tượng hoá, khái quát phân tích tổng hợp.
Qua các phương pháp đó giáo viên phải hướng học sinh làm vấn đề trung tâm độc lập, sáng tạo.
Tính độc lập là một phẩm chất của nhân cách, coi phương pháp độc lập là phương pháp học, để học sinh phát huy được tính tích cực học tập trong môn Toán. Trước hết là giáo viên cần đưa ra cách học, cách giải cho học sinh giỏi, khá, trung bình, để các em tư duy sáng tạo cách học của mình. Phát huy tiếp thu được của mỗi cá nhân một cách lô gích, khoa học phù hợp với tâm lý của các em với thời gian không quá căng thẳng để các em có hứng thú. Dĩ nhiên đã phát triển về tư duy và hướng tạo lúc ấy mới phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
Như vậy biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập môn Toán của học sinh nó có tác dụng rất lớn điều đó thúc đẩy tôi đi sâu đi sát vào vấn đề tìm hiểu này. Nhưng bên cạnh đó có đạt được hay không thì tôi trình bày qua một tiết dạy Toán chương trình lớp 2
Bài : 36 + 15 (trang 36)
Bài này với kiến thức phong phú và đa dạng và một giờ dạy ngoài các bước sau :
1. Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được cách cộng có nhớ trong phạm vi 100.
2. Chuẩn bị : 51 que tính
3. Hoạt động trọng tâm :
a) Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên viết : 
Gọi 4 học sinh lên bảng làm
b) Hoạt động 1 :
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên đưa ra 3 bó que tính và 6 que lẻ nắm lên bảng rồi hỏi.
- Có tất cả bao nhiêu que tính
Học sinh : 36 que tính
Giáo viên ghi 36 lên bảng
Hỏi đưa ra 1 bỏ và 5 que tính bỏ vậy có thêm mấy que
Học sinh : 15 que
Giáo viên ghi : 15 que lên bảng
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta phải làm gì ?
Học sinh : Ta phải làm phép tính cộng : Lấy 36 + 15
Giáo viên ghi 36 + 15 lên bảng
Đây chính là bài học hôm nay
Giáo viên ghi mục bài lên bảng
Vì đây là bài dạy có liên quan bài trước là 26 +5
Giáo viên
Học sinh
Đưa que tính ra cầm trên tay và hỏi có ? bó và mấy que lẻ ?
- 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị
- Một chục bó thành mấy bó và mấy que lẻ.
- Giáo viên hỏi 1 bó cộng thêm với 4 bỏ và mấy que lẻ
- Giới thiệu cách đặt que tính
36 gồm mấy chục ? đơn vị
15 gồm mấy chục ? đơn vị
11 gồm mấy chục ? đơn vị
36 = 30 +6
15 = 10 + 5
36 + 15 = 40 + 11 = 51
Giới thiệu cách đặt phép tính theo cột dọc
Vót : 36 ở trên
 15 ở dưới
Vì chữ số 6 và 5 đều là số đơn vị nên ta phải viết thẳng khi đặt dấu cộng ta phải đặt ở giữa hai số 36 và 15 sau đó cộng trừ phải sang trái.
- Lấy ố đơn vị cộng với số đơn vị
- Lấy số chục cộng với số chục
6 + 5 = 11 viết 1 nhớ 1
3 + 1 = 4 nhớ 1 là 5 viết 5
Ví dụ : 32 48
 19 36
Cho cả lớp làm vào giấy nháp học sinh làm
Cho cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung
- Cho học sinh làm bài tập 1, 2, 3 vào vở
- Giáo viên cho học sinh nhắc lạc
c) Hoạt động 3
Củng cố dặn dò
Tổ chức trò chơi
Theo từng nhóm : 4 nhóm thi đúng, sai
4 bó
11 que lẻ
- 1 chục và 1 đơn vị
- 1 bó và 1 que lẻ
5 bó và 1 que lẻ
3 chục, 6 đơn vị
1 chục, 5 đơn vị
1 chục, 1 đơn vị
36
15
 32 48
 19 36
- 2 học sinh lên bảng làm rút ra quy tắc lấy số đơn vị + đơn vị, lây số chục + số chục
- Cho nhiềuhọc sinh đọc lại
- Cộng hàng đơn vị vó nhớ phải ghi nhớ thêm ở hàng chục
Ví dụ 2 : Bài toán giải để học sinh tìm ra chân lý 
Bài toán : Lớp 2B trồng được 28 cây, lớp 2C trồng được ít hơn lớp 2B là 5 cây. Hỏi cả hai lớp trồng được bao nhiêu cây ?
- ở trong bài toán này yêu cầu học sinh phải làm được hai phép tính, vì vậy là phát huy tính tích cực, tìm tòi
- Khi giải mỗi bài toán cần phải được thực hiện một khâu không thể thiếu đó là trình bài lời giải, bài giải của học sinh là kết quả tổng hợp các bước quy trình, song nhiều học sinh không nhận ra tầm quan trọng của khâu trình bày lời giải.
- Một bài toán bao giờ cũng có 2 yếu tố cấu thành.
+ Phần đã biết
+ Phần chưa biết
Giáo viên : Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết hai lớp trồng bao nhiêu cây ta làm thế nào ?
Học sinh : Làm vào vở nháp, 1 em lên giải
- Chấm chữa bài, tuyên dương học sinh
- Qua tiết học này các m đã hiểu gì không
- Kết quả học tập của học sinh 
Khá giỏi
Trung bình
Yếu
50%
41%
9%
Nhìn chung qua kết quả điều tra giữa biện pháp của giáo viên và kết quả học tập của học sinh đã áp dụng được phương pháp hợp lý, phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức của người học trong dạy học là tư tưởng tiến bộ đã xuất hiện từ lâu.
Trong lịch sử giáo dục và hiện đang được dư luận quan tâm đánh giá cao trong phương pháp mới, bản chất của dạy học phát huy tính tích cực của người học là biến quá trình học tập của học sinh thành quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới kỹ năng mới bằng sự nổ lực của bản thân. Dạy học phương pháp này khuyến khích học sinh tự học và vận dụng vào vốn hiểu biết của bản thân và quá trình học tập
Để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phải đổi mới đồng bộ cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thành tổ chức, phương tiện dạy học
Trước hết bản thân mỗi phương pháp dạy học toán đều có khả năng phát huy tính tích cực của học sinh ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu biết sử dụng chúng một cách đúng đắn, hợp lý, đúng mức và đúng chỗ trong mọi kết hợp hài hoà, với các phương pháp dạy học khác. (Tổ chức trò chơi, điều tra thụt tiến báo cáo).
Hơn nữa mỗi phương pháp hình thức tổ chức dạy Toán đều có một mặt mạnh và một mặt yếu, phù hợp với từng loại bài, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy không nên lạm dụng tuyệt đối hoá hoặc hạn chế phủ định hoàn toàn, một phương pháp hay hình thức tổ chức nào. Phải đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Toán. Khắc phục tính chất nghèo nàn đơn điệu khuôn mẫu cứng nhắc trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài toán, trình độ học sinh, điều kiện, hoàn cảnh của lớp để thiết lập tiết học thành một chuỗi các hoạt động phong phú, đa dạng và thu hút, lôi cuốn. Động viên học sinh tự giác tích cực tham gia các hoạt động, tuy tôi đã sử dụng các biện pháp đó vào dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh khá cao, nhưng do điều kiện đặc điểm kinh tế phần nào còn ảnh hưởng đến việc daỵ học của cả thầy và trò; mặt khác các thông tin đại chúng còn yếu, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu nên tổ chức dạy học có khi gặp khó khăn.
IV – Kết luận
Bước đầu tìm hiểu các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong môn Toán ở một lớp Tiểu học biện nay là rất quan trọng.
Những vẫn đề các em học tập tốt theo phương pháp này trong nhà trường là một vấn đề phải làm, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, lương tâm với nghề nghiệp và phải yêu nghề mến trẻ sâu sắc và tận tâm, tận lực với nghề, có như vậy mới cuốn hút được học sinh học tập tốt.
Qua thời gian tôi dạy đã 9 năm tôi cũng đã nghiên cứu tìm hiểu và cũng đã rút ra được kinh nghiệm như vậy. Mong các bạn đọc góp ý để đề tài của tôi được phong phú hơn và để có phương pháp hay hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_buoc_dau_tim_hieu_cac_bien_phap_nhamph.doc