Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong sách Tiếng việt 2

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong sách Tiếng việt 2

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Cơ sở lý luận :

Mục đích giáo dục của nhà trường phổ thông trong đó cấp Tiểu học nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo được nhà nước xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện về văn hoá - đạo đức mỗi phương diện nó đều có một phân môn riêng nhưng nói là tổng hoà các mối quan hệ nhằm giúp học sinh phát triển đồng đều môn này hỗ trợ môn kia để có được một tổng thể giáo dục gồm nhiều hình thức, thể loại thì trước hết mỗi thế loại đó phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và lựa chọn phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học để học sinh nắm được kiến thức cơ bản quan trọng phải đem cám giác mới lạ để học sinh không nhàm chán trước kiến thức cùng với tầm quan trọng của các môn học như : Toán, đạo đức, kể chuyện, tự nhiên xã hội. môn Tiếng việt có vai trò rất quan trọng nó là tiếng mẹ đẻ, là phương tiện giao tiếp bởi công cụ giao tiếp của con người là ngôn ngữ mà ngôn ngữ là cái vật chất của tư duy từ đó giúp các em học sinh vận dụng một cách hợp lý trong việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày cũng như trong học tập để đạt hiệu quả cao hơn góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, ươm những mầm non tương lai cho đất nước.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong sách Tiếng việt 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Phần mở đầu
I - Lý do chọn đề tài : 
1. Cơ sở lý luận :
Mục đích giáo dục của nhà trường phổ thông trong đó cấp Tiểu học nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo được nhà nước xem là quốc sách hàng đầu, giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện về văn hoá - đạo đức mỗi phương diện nó đều có một phân môn riêng nhưng nói là tổng hoà các mối quan hệ nhằm giúp học sinh phát triển đồng đều môn này hỗ trợ môn kia để có được một tổng thể giáo dục gồm nhiều hình thức, thể loại thì trước hết mỗi thế loại đó phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và lựa chọn phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học để học sinh nắm được kiến thức cơ bản quan trọng phải đem cám giác mới lạ để học sinh không nhàm chán trước kiến thức cùng với tầm quan trọng của các môn học như : Toán, đạo đức, kể chuyện, tự nhiên xã hội... môn Tiếng việt có vai trò rất quan trọng nó là tiếng mẹ đẻ, là phương tiện giao tiếp bởi công cụ giao tiếp của con người là ngôn ngữ mà ngôn ngữ là cái vật chất của tư duy từ đó giúp các em học sinh vận dụng một cách hợp lý trong việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày cũng như trong học tập để đạt hiệu quả cao hơn góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, ươm những mầm non tương lai cho đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn : 
Hiện nay chương trình các môn học ở trường Tiểu học đã được sắp xếp một cách khoa học, thời gian phân bố hợp lý song bên cạnh đó lượng kiến thức vẫn còn quá tái đối với nhận thức của các em và đặc biệt việc vận dụng phương pháp mới vào dạy học đã gây nhiều bỡ ngỡ cho các em, chính vì thế Bộ giáo dục - đào tạo đã phân bố lại và giảm tải kiến thức ở một số môn học thực tế trong các môn học ở trường Tiểu học môn nào cũng quan trọng đối với học sinh, vì mỗi môn học đã xem lại cho các em những kiến thức về tự nhiên và xã hội, về cuộc sống con người các môn học được gắn kết với nhau một chuỗi kiến thức để hình thành nhân cách con người mới trong tâm hồn các em khi bước vào ngưỡng cửa Phổ thông để từ đó giúp các em lớn lên và hoàn thiện về mọi mặt, đức-thể- mỹ- dục nhưng với sự xuất phát là tìm hiểu toàn bộ các quy trình mà tôi chỉ nhấn mạnh vào khía cạnh đó là “Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp trong sách Tiếng việt 2”, giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc ... nhằm thiết lập quan hệ sự hiểu biết hoặc sự động tác giữa các thành viên trong xã hội người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện thông thường mà quan trọng nhất là ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi và kỹ mã, phát thông tin trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng 2 hình thức là khẩu ngữ, (nghe, nói) và bút ngữ, (đọc biết). Học Tiếng việt không chỉ để hiểu biết mà còn như thế nào trong giao tiếp.
II – Khách thể và đối tượng nghiên cứu : 
1. Khách thể nghiên cứu : 
Thông qua điều tra nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh ở một lớp Tiểu học và sự vận dụng môn học trong quá trình giao tiếp.
2. Đối tượng nghiên cứu : 
Tìm ra hứng thú học tập môn Tiếng việt và vận dụng môn học trong quá trình giao tiếp ở một lớp cụ thể là 2B, trường Tiểu học, muốn nắm được cụ thể việc học từng học sinh phải điều tra bằng các phương pháp để thấy được một cách thực tế mà rút ra kết luận cho bài tập này với quy định và phạm vi đó người tìm hiểu phải đi sâu vào từng đối tượng cụ thể học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh Trung bình, học sinh kém để thấy được cách học tập và khả năng vận dụng; đặc điểm nào quy định sự khác biện đó, căn cứ vào quy định, đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh nói riêng và tập thể trường Tiểu học nói chung qua sự tìm hiểu đó thấy được các em yếu môn Tiếng việt ở chỗ nào, thích hợp từng phương pháp nào, qua đó rút ra kết luận cụ thể có thể áp dụng về sau. Muốn có được kết luận cụ thể thì người tìm hiểu phải nắm được điểm yếu và điểm mạnh khi học sinh tiếp thu kiến thức trong giờ học Tiếng việt để mang lại cho mình một phương pháp áp dụng cho thực tiễn giảng dạy.
III – Xây dựng giá thuyết khoa học : 
Đây là một đề tài đòi hỏi chủ yếu bằng việc tìm hiểu vào thực tế của việc học môn Tiếng việt và khả năng vận dụng môn học này vào quá trình giao tiếp nhưng để có được điều đó cần phải xem xét về cấu trúc chương trình môn Tiếng việt 2.
Tìm hiểu được hứng thú của học sinh lớp 2 trong việc học môn Tiếng việt.
- Thấy được vai trò của nó trong quá trình giao tiếp từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Thấy được “Dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp” là phương pháp đúng, dễ hiểu, vận dụng nhiều vào thực tế.
IV – Nhiệm vụ nghiên cứu :
1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận : 
- Hứng thú học tập là gì ? Tầm quan trọng ?
- Khả năng vận dụng trong quá trình giao tiếp ?
- Tìm hiểu thực tế để nắm được tình hình học tập bộ môn Tiếng việt
- Phân tích và đánh giá nguyên nhân
2. Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn : 
Trong thực tế môn Tiếng việt là môn học khó, đặc biệt là dạy tập đọc theo quan điểm giao tiếp, việc vận dụng môn này để đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp là vấn đề quan trọng.
- Về kiến thức : Cung cấp cho các em những hiểu biết về cấu tạo ngữ âm, ngữ pháp để từ đó các em đọc đúng, viết đúng.
- Về thực tiễn : Vận dụng vào quá trình giao tiếp viết tốt các môn như vậy với nhiệm vụ và nhu cầu các em học tốt môn Tiếng việt thì phải có nhiều phương pháp tạo hứng thú cho học sinh để thấy được các em yêu thích môn Tiếng việt ở chỗ nào ? Và đưa lại cho mình vốn kinh nghiệm giúp ích cho bản thân khi tiến hành dạy bộ môn này.
- Về yêu cầu thực tế : Giáo dục hiện nay được xem là quốc sách hàng đầu, vì thế đặt ra cho giáo viên một yêu cầu cao, giáo viên nâng cao kiến thức tìm hiểu thực tế một cách sâu rộng để rút ra cho mình những phương pháp mới nhằm giáo dục một cách phù hợp cho học sinh nắm bắt được kiến thức.
V – Phương pháp nghiên cứu : 
- Thăm dò tìm hiểu
- Quan sát trò chuyện
- Luyện nói trước lớp
- Kiểm tra viết để xem khả năng vận dụng của các em
B - Nội dung chương trình :
Chương 1 
 Một số khái niệm
* Thế nào là hứng thú học tập : 
Đó là sự say mê hứng khởi trong nghiên cứu tìm tòi, điều này dẫn tới học sinh có tính tự giác tích cực và đạt kết quả cao trong công việc hàng ngày.
Người lớn cũng như trẻ em để có hành động việc làm một cách tự giác là rất quan trọng, việc làm một cách tự giác không bắt buộc gắn bó của thầy giáo và phụ huynh đối với việc học của các em. Mặt khác giáo viên cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy, điều kiện dẫn đến kết quả môn học cao hay thấy để thực hiện điều đó người giáo viên đóng vai trò quan trọng nhất. Giáo viên Tiểu học ngoài kiến thức kỹ được học ở trường Sư phạm. Đây là công cụ về trí thức. Đi vào thực tiễn là giảng dạy. Đó là bước ngoặt trong khi tiếp xúc với trẻ, để hình thành những kiến thức đầu tiên sơ đẳng nhất.
Vì thế cần tìm phương pháp để giáo dục thích hợp với từng đối tượng tạo cho học sinh một cảm giác mới lạ trong học sinh.
Môn Tiếng việt ngoài kiến thức về lý thuyết, phần thực hành là rất quan trọng vì thế giáo viên cần cho học sinh rèn luyện thực hiện nhiều hơn.
Chương 2 
 Nghiên cứu thực tiễn :
1. Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh :
Với đặc điểm nhà trường là một địa điểm giáo dục nhiều ưu thế, địa bàn gần với đội ngũ giáo viên nhiệt tình hơn, các em học sinh đều có ý thức học tập, dẫn đến có nhiều kết quả học tập tốt, với số lượng học sinh trong lớp có 22 em, trong đó có 11 học sinh là nam, 11 nữ. Đa số học sinh đều là con em nông dân.
2. Điều tra thực trạng : 
Đầu năm khảo sát : Khá, giỏi : 	2 em, chiếm 9%
 Trung bình : 12 em, chiếm 55%
 Yếu : 	8 em, chiếm 36%
Học kỳ II : 	Khá, giỏi : 	6 em, chiếm 27%
Trung bình :16 em, 73%
Yếu : 	 Không
Thực tế giảng dạy môn Tiếng việt ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng tôi thấy tình hình như sau :
Khi tôi dạy 1 tiết để xem thái độ học tập của học sinh về môn này như thế nào, tôi đã điều tra bằng cách phát phiếu.
Lớp 2B : Số học sinh 22 em, 22 phiếu.
Tên phiếu : Em có thích học môn Tiếng việt không ? Vì sao ?.
Số phiếu phát ra : 22, số phiếu thu vào 22.
Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau :
Số học sinh thích
Tỷ lệ %
Lý do
10 học sinh 
Cô hay chấm
Số học sinh không thích 
8 học sinh, 36%
Khó, không hấp dẫn
Số học sinh thích vừa 
4 học sinh, 18%
Cô giảng hay
Kết luận : Như vậy qua điều tra chúng ta thấy được một số tiết học việc sử dụng phương pháp với giáo dục trực quan là một vấn đề nhưng khi giảng dạy giáo viên phải chú ý tới học sinh để có sự khuyến khích, không để học sinh mất chú ý khi nghe giảng, động viên các em nhắc lại bài.
- Tìm hiểu hứng thú học qua sổ điểm, nhìn chung kết quả tháng 3 so với đầu năm.
+ Đầu năm : Số học sinh đạt điểm 
Khá, giỏi : 	3 em, chiếm 76%
Trung bình : 	16 em, chiếm 70%
Yếu : 	3 em, chiếm 15% 
+ Tháng 3 : Khá, giỏi :	6 em, chiếm 30%
Trung bình : 	16 em, chiếm 70%
Yếu : 	Không
Để đạt được kết quả đó tôi đã sử dụng dạy môn Tiếng việt theo quan điểm giao tiếp. Tiến trình một giờ dạy của tôi như sau :
- Với phương pháp chấm học sinh giữ vị trí trung tâm
- Các bước đi ở tôi theo phương pháp chung :
1. Kiểm tra bài cũ
Tôi kiểm tra : Yêu cầu học sinh tự đọc bài tập đọc hoặc thuộc lòng bài thơ vừa học theo yêu cầu trong tiết trước. Tôi nhận xét và hỏi thêm về nội dung đoạn, bài đọc để kiểm tra kỹ năng đọc, hiểu của các em. Nói chung văn bản có lời đối thoại, tôi cho một tốp học sinh (mỗi em 1 vai) đọc thể hiện giọng của từng nhân vật.
2. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
Giới thiệu bài theo nhiều cách khác nhau, với những bài tập đọc mở đầu một chữ điểm, trước khi giới thiệu bài giáo viên giới thiệu chữ điểm và tranh minh hoạ chủ điểm.
Cách 1 : Sử dụng tranh minh hoạ rồi dẫn vào bài.
Ví dụ : Trong tiết tập đọc chuyện bốn mùa mở đầu chữ điểm bốn mùa đồng thời mở đầu sách Tiếng việt tập 2. Giáo viên giới thiệu 7 chủ điểm (4 mùa muôn thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân). Sau đó cho học sinh quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
Cách 2 : Nhắc lại nội dung bài trước và dẫn bài mới
3. Truyện đọc : Nội dung và thứ tự các hoạt động trong khâu này là : 
a.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài : 
a.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ, gồm các hình thức sau :
+ Học sinh cùng dãy bàn hoặc cùng nhóm tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đọc trước lớp.
- Cả lớp chia thành các nhóm nhỏ, luyện đọc từng đoạn trong nhóm (đọc vừa phải).
- Các nhóm thi đọc (đọc từng đoạn hoặc cả bài, đồng thanh hoặc cá nhân).
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
c) Luyện đọc lại toàn bài (hoặc học thuộc lòng)
c) Củng cố dặn dò
Tôi tiến hành dạy hai lớp bài “Bốn mùa” trong sách Tiếng việt 2 (tập 2, trang 3) bằng hai phương pháp.
Lớp 2B :
2A
- Tôi đã dạy bài “Bốn mùa” bằng phương pháp tôi trình bày ở trên
- Lớp 2A tôi dạy theo cách gọi 1 em đọc sau đó lần lượt các câu hỏi (không có tranh minh hoạ
Cuối 2 tiết học tôi cho 2 lớp kiểm tra, kết quả thu được như sau : 
Lớp
Số bài khá giỏi
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
2A : 22 em
4
15
6
25
12
60
2B : 
6
25
12
60
4
15
Nhìn vào quy trình trên có thể nhận thấy một số điểm mới sau đây :
- Khâu luyện đọc được thực hiện kỹ lưỡng với nhiều hình thức khác nhau. Có tác dụng kích thích học sinh luyện đọc làm cho nhiều em được đọc, đặc biệt luyện đọc theo nhóm là hình thức tạo điều kiện cho 100% học sinh được đọc.
- Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc, mới chọn đơn vị luyện đọc là những đơn vị giao tiếp, bắt đầu từ câu tới đoạn và kết thúc là bài.
- Khâu luyện đọc luôn được thực hiện trước khâu tìm hiểu nội dung bài.
- Dạy tập đọc theo quy trình trên chính là dạy theo quan điểm giao tiếp và tích cực hoạt động học tập. Các hoạt động trao đổi giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong quá trình luyện đọc và tìm hiểu bài được tăng cường dẫn đến hiệu quả mọi hoạt sinh đều được đọc lưu loát, trôi chảy và hiểu nội đúng nội dung văn bản.
C – Bài học kinh nghiệm :
Từ những phương pháp mà tôi đã thực hiện trong công tác giảng dạy môn Tiếng việt tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau :
- Đối với học sinh lứa tuổi Tiểu học người giáo viên phải biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực cho các em.
- Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng của mình trong việc thực hiện các từ thức.
- Tôn trọng sự cố gắng của học sinh dù học sinh trả lời sai sót.
- Đối với môn Tiếng việt cần cho các em thấy được khả năng vận dụng của nó vào thực tiễn giao tiếp. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.
D – Lời cảm ơn
Qua một số lý luận về phương pháp dạy học và cơ sở thực tiễn vì thực hiện công tác giảng dạy trong mấy chục năm công tác. Từ đó tôi nghĩ việc dạy học môn Tiếng việt góp phần lớn vào quá trình giao tiếp. Đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thây tôi. Tôi rất mong muốn sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để bài học kinh nghiệm của tôi đầy đủ hơn.
 E - Đề nghị :
Để thực hiện tốt công tac giảng dạy và hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của người giáo viên Tiểu học bản thân tôi mạo muội một số đề nghị sau :
- Giáo viên cần đổi mới phương pháp
- Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
- Cần luyện tập nhiều hơn
- Điều quan trọng là ở năng lực của người giáo viên do làm đề tài trong thời gian có hạn cũng như nghị lực của bản thân nên tôi kết thúc đề tại đây. Những vấn đề thiếu sót qua quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp. 
 Xin cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tap_doc_theo_quan_diem_giao_tiep_t.doc