Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng toán 5

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng toán 5

A. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm.

1. Cơ sở lý luận.

-Trong chương trình môn toán lớp 5, phần kiến thức về : “ Đại lượng và đo đại lượng” là một chương trình học đóng vai trò hết sức quan trọng đây củng là cơ sở nền tảng giúp cho học sinh học tốt một số chương còn lại của môn toán.

- Nội dung về dạy học “ Đại lượng và đo đại lượng toán 5” được sắp xếp đan xen với nhau - Đan xen với các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ mạch kiến thức về số học và phù hợp với mạch phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.

- Bổ sung, hoàn thiện, khái quát, hệ thống hóa các kiễn thức về đại lượng đã học ở các lớp trước phù hợp với đặc diểm của lớp 5 – Lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích được hệ thống thành các bảng, tăng cường các bài tập thực hành, luyện tập, ôn tập giúp cho nội dung các bài toán có lời văn phong phú hơn, gần với thực tế hơn. Việc thực hiện các phép tính trên số đo đại lượng sẽ củng cố thêm kĩ năng thực hiện các phép tính “ số

học”.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 938Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng toán 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm “ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TOÁN 5"
?&@
A. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lý luận.
-Trong chương trình môn toán lớp 5, phần kiến thức về : “ Đại lượng và đo đại lượng” là một chương trình học đóng vai trò hết sức quan trọng đây củng là cơ sở nền tảng giúp cho học sinh học tốt một số chương còn lại của môn toán. 
- Nội dung về dạy học “ Đại lượng và đo đại lượng toán 5” được sắp xếp đan xen với nhau - Đan xen với các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ mạch kiến thức về số học và phù hợp với mạch phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Bổ sung, hoàn thiện, khái quát, hệ thống hóa các kiễn thức về đại lượng đã học ở các lớp trước phù hợp với đặc diểm của lớp 5 – Lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích  được hệ thống thành các bảng, tăng cường các bài tập thực hành, luyện tập, ôn tập giúp cho nội dung các bài toán có lời văn phong phú hơn, gần với thực tế hơn. Việc thực hiện các phép tính trên số đo đại lượng sẽ củng cố thêm kĩ năng thực hiện các phép tính “ số 
học”.
2. Cơ sở thực tiển.
	Từ tình hình thực tiển trong một số năm học qua, củng như trong năm học này (2010-2011), tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh trong mạch kiến thức này còn rất hạn chế. Cụ thể về chất lượng đầu năm học của lớp như sau :
Kết quả học tập của lớp 5b đầu năm :
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
24
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6
25
4
16,6
7
29,2
7
29,2
Trong số học sinh yếu, thậm chí có em học sinh không làm được các bài tập về dạng toán này. Nguyên nhân chính là do các em bị hỏng kiến thức. thậm chí có em không thuộc được bảng đơn vị về đại lượng đã học ở lớp dưới.
	Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển của lớp học, tôi nhận thấy học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của môn học. nên tôi quyết định chọn viết sang kiến : “ Đổi mới phương pháp dạy học đại lượng và đo đại lượng toán 5” nhằm mục đích góp phần giúp đở học sinh học tốt môn học này.
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Tìm hiểu những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học nói riêng.
- Thiết kế một số hoạt động dạy học mạch kiến thức nghiên cứu trong chuyên đề theo hướng đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở tiểu học.
C TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
-Sách giáo viên và sách giáo khoa.
-Nội dung nghiên cứu : đại lượng toán 5.
D. CÁCH THỨC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. TÓM TẮT NỘI DUNG CẦN ĐẠT TRONG ĐỀ TÀI
- Nội dung về dạy học “ Đại lượng và đo đại lượng toán 5” được sắp xếp đan xen với nhau - Đan xen với các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ mạch kiến thức về số học và phù hợp với mạch phát triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.
- Bổ sung, hoàn thiện, khái quát, hệ thống hóa các kiễn thức về đại lượng đã học ở các lớp trước phù hợp với đặc diểm của lớp 5 – Lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích  được hệ thống thành các bảng, tăng cường các bài tập thực hành, luyện tập, ôn tập giúp cho nội dung các bài toán có lời văn phong phú hơn, gần với thực tế hơn. Việc thực hiện các phép tính trên số đo đại lượng sẽ củng cố thêm kĩ năng thực hiện các phép tính “ số học”.
- Mạch kiến thức “ Đại lượng đo đại lượng” được thể hiện qua nội dung cụ thể sau:
a. Ôn tập về đơn vị đo đọ dài và đơn vị đo khối lượng: 
+ Nội dung : Ôn tập về đơn vị đo đọ dài và đơn vị đo khối lượng.
+ Yêu cầu cần đạt: 
* Bảng đơn vị đo độ dài: Biết tên gọi , kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng đơn vị đo độ dài : từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm :
135m = . Dm ; 15km =  m
8600cm = . m ; 150mm =  cm.
Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo một tên đơn vị và ngực lại.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm :
4 km 37 m =  m 235 dm =  m . dm
Biết thực hiện phép tính với các số đo độ dài và vận dụng trong giải quyết một số tình huống trong thực tế.
* Bảng đơn vị đo khối lượng
Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo.
Biết chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng : Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
13 tạ = . Kg ; 2500 kg = .. tạ.
25 tấn = . Kg ; 25000 kg = . Tấn
Từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có hai tên đơn vị và ngược lại.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
2 kg 326 g = .. g ; 3008 g = . Kg .. g
Biết thực hiện các phép tính với các số đo khối lượng và vận dụng trong giải qưyết một số tình huống trong thực tế.
b. Diện tích và bảng đơn vị đo diện tích :
- Nội dung:
Đề-ca-mét-vuông ( dam2), héc-tô-mét vuông ( hm2), mi-li-mét vuông (mm2); héc-ta(ha); quan hệ giữa m2 và ha; Bảng đơn vị đo diện tích.
- Yêu cầu cần đạt.
Biết dam2, hm2, mm2 là những đơn vị đo diện tích; ha là đơn vị đo diện tích thường dùng khi đo diện tích ruộng đất.
Biết đọc, viết các số đo diện tích theo những đơn vị đo đã học.
Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích : từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị khác.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm 
8 km2 = ..m2 ; 14 ha =  dam2 
8 m2 = . Cm2 ; 1200dam2 =  ha
Từ số đo có hai đơn vị đo sang số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại.
Ví dụ : Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
14m2 9 dm2 = dm2 ; 180 cm2 =  dm2  cm2.
c. Đơn vị đo thể tích. : (cm3 , dm3 , m3)
Biết đọc, viết các số đo thể tích theo những đơn vị đo đã học.
Biết mối quan hệ giữa m3 và dm3
Ví dụ : 1dm3 = 1000 cm3 
 1m3 = 1000000cm3
1m3 = 1000 dm3
Biết chuyển đổi đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản
Ví dụ : 
315 dm3 = ..cm3
3 =  cm3
2000 cm3 =  dm3
d. Đơn vị đo thời gian.
- Nội dung: Bảng đơn vị đo thời gian; cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Yêu cầu cần đạt.
Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
Ví dụ 
1thế kỉ = 100 năm
1năm có 365 ngày
1năm = 12 tháng
1năm nhuận có 366ngày
1tuần = 7 ngày
1ngày = 24 giờ
1giờ = 60 phút
1phút = 60 giây
Biết đổi đơn vị đo thời gian.
Ví dụ : viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 6 năm = . Tháng giờ = . phút
 1năm rưởi =  tháng 0,5 ngày = . Giờ
 2giờ35phút =  phút 182 phút = ..giờ . phút
Biết thực hiện cộng trừ các số đo thời gian ( có 2 tên đơn vị đo)
Ví dụ : Tính : 
12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây.
5giờ 20 phút _ 2 giờ 45 phút
Và biết nhân, chia số đo thời gian có đến 2 tên đơn vị đo với – cho một số tự nhiên khác 0.
Ví dụ : Tính. 
 12 phút 25 giây x 5.
 8 giờ 40 phút : 4.
e. Vận tốc.
-Nội dung.
Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc của một chuyển động và quản đường đi được.
- Yêu cầu cần đạt.
Bước đầu nhận biết được vận tốc của một chuyển động.
Biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc ( km/giờ ; m/phút ; m/giây)
II. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG ĐỂ DẠY HỌC “ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG”
	Để dạy nội dung “ đại lượng và đo đại lượng toán 5” có nhiều phương pháp để tiến hành. Song người giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, căn cứ vào trang thiết bị - cơ sở vật chất nhà trường mà phối hợp lựa chọn ra phương pháp ưu việc nhất để truyền thụ kiến thức cho học sinh lĩnh hội khoa học nhất. Dưới đây là một số phương pháp gợi ý có thể sử dụng để dạy học mạch kiến thức “ đại lượng và đo đại lượng” là :
- Nhóm phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề
+ Phương pháp dạy học thảo luận nhóm.
+ Phương pháp động nảo.
+Phương pháp trò chơi học tập.
- Nhóm phương pháp dạy học truyền thống.
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp thuyết trình.
+ Phương pháp trực quang.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp thực hành.
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC.
- Dạy học cá nhân.
- Dạy học nhóm đôi.
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Dạy học kết hợp trò chơi toán học.
- Dạy học thông qua hệ thống phiếu học tập.
- Dạy học khám phá phát hiện – giải quyết vấn đề 
IV. QUY TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. ( kiểm tra một số kiến thức tiết trước hoặc nội dung có lien quang)
3. Dạy học bài mới.
* Đối với loại bài lý thuyết
a. Tìm hiểu bài.
b. Thực hành luyện tập.
* Đối với loại bài thực hành.
	Thực hành luyện tập.
	4. Củng cố dặn dò
	-Nhận xét
	-Tuyên dương
	-Dặn dò.
E. VẬN DỤNG ĐỂ THIẾT KẾ BÀI HỌC.
HÉC – TA.
I. Mục tiêu.
	Học sinh biết:
- Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc – ta.
	- Biết quan hệ giữa ha và m2.
	- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( trong mối quan hệ với héc – ta ).
II. Đồ dung dạy học.
- Giáo viên : Giáo án, 4 loại quả để chia nhóm, bảng nhóm, bông hoa để chơi trò chơi củng cố.
	- Học sinh : Vở bài tập, xem bài trước, SGK, viết, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ổn định
-GV giới thiệu buổi học
-Học sinh nghe
Kiểm tra bài
- Gọi 2 HS lên làm bài : Viết các số đo sau có đơn vị là đề-xi-mét vuông ?
95 cm2 ; 102dm2 7cm2.
-Kết họp gọi HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
- GV nhận xét chấm điểm.
- 95 cm2 = dm2.
102 dm2 7 cm2 =102dm2. 
-HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
Bài mới
- GV giới thiệu bài
HS nghe, xác định nhiệm vụ.
* Giới thiệu đơn vị diện tích.
- GV giới thiệu : 
+ Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng, ao, hồ  người ta thường dung đơn vị đo là héc-ta.
+ Héc-ta viết tắt là : ha.
+ 1 ha = 1hm2.
+ 1ha = 10000 m2.
- Hỏi : 
+ héc-ta kí hiệu như thế nào ?
+ 1ha bằng bao nhiêu héc-tô mét vuông ?
Bằng bao nhiêu mét vuông ?
- HS nghe.
+ ha.
+ 1ha = 1hm2 = 10000m2.
* Thực hành
Bài 1a (2dòng đầu)
-Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm cặp(3/ )
- Gọi đại diện 3HS lên bảng làm bài ( mỗi em 2 bài)
-Gọi HS nhận xét. Và giải thích thêm nếu cần
- 1 HS đọc 
- HS thảo luạn làm bài
- 4ha = 40000m2. 
2. 
(1ha=10000m2. ha=x 10000= 5000m2)
Bài 2.
-Gọi HS đọc đề.
- Đề yêu cầu gì ?
- Gv chia nhóm ( theo biểu tượng quả đã chuẩn bị )
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm ( 2/)
-Gọi đại diện các nhóm dán ( Đính) kết quả 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhân xét nêu kết quả :
22200ha = 222 km2.
- 1HS đọc đề,
- Viết số đo diện tích rừng Cúc Phương về dạng số đo là kí-lô-mét vuông.
- HS ngồi theo nhóm.
- HS trao đổi làm bài vào bảng nhóm.
- HS đính kết quả.
- HS nhận xét chéo.
Củng cố.
-Hỏi tên bài đã học.
-1ha bằng bao nhiêu mét vuông ?
* trò chơi “ Ai nhanh-ai đúng”
 1 ha = 
 5ha=
VIẾT VỀ
ĐƠN VỊ
 dam2 ?
15ha=
 10ha=
-GV phát cho mỗi nhóm 1 cánh hoa.
-GV treo nhụy hoa lên bảng
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu các nhóm làm bài. Nhóm nào 
làm xong lên dán kết quả vào nhụy hoa.
- Gọi HS nhận xét
-GV nhận xét. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
- Liên hệ bài : 
Đây là kiến thức quan trọng trong chương trình toán 5. Mặt khác nó có ứng dụng trong cuộc sống chúng ta. Vậy các em cần học kĩ.
- héc- ta.
- 1ha = 10000 m2.
-HS nhận học cụ
- HS quan sát
-1HS đọc yêu cầu
-HS làm bài
-HS nhận xét chéo
- Hs nghe
- HS lắng nghe.
Dặn dò
HS học bài.
HS làm bài tập ở nhà.
HS chuẩn bị bài mới.
Hs nghe
F. KếT QUẢ THỰC NGHIỆM
	Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau : 
-Học sinh học tập sinh động hơn, mạnh dạng tự tin hơn trong học tập.
- Học sinh nắm vững kiến thức về mạch kiến thức “đại lượng và đo đại lương”.
- Học sinh biết cách thực hiện đổi các đơn vị từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc từ hai đơn vị về một đơn vị.
- Phát huy được tính chủ động sáng tạo, tự học tự rèn của học sinh.
- Phát huy được việc học tập theo nhóm nhỏ trong quá trình học tập của học sinh.
- Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi có cho học sinh làm một bài kiểm tra để đánh giá việc thực hiện sang kiến kinh nghiệm. Kết quả đạt được như sau :
TSHS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
24
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
10
41,7
11
45,8
3
12,5
0
0
G. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp như sau :
- Để dạy tốt môn toán 5 nói chung và dạy mạch kiến thức “ đại lượng và đo đại lượng nói riêng”, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên cần nắm vững kiến thức cơ bản, đa dạng hóa các phương pháp dạy học để vận dụng vào thực tế giảng dạy linh hoạt.
- Giáo viên cần nắm vững nội dung và phương pháp dạy học theo phương pháp đổi mới. Đồng thời cần trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 
- Giáo viên phải lập kế hoạch giảng dạy, xác định rõ mục tiêu bài học, vị trí, vai trò của giáo viên và học sinh, các tài liệu và thiết bị dạy học trong từng hoạt động cho phù hợp.
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần chủ động sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên và khoa học. 
-Động viên khuyến khích học sinh yếu, khen ngợi học sinh khá giỏi kiệp thời, đúng lúc nhằm phát huy tính mạnh dạng tự tin, chủ động cho học sinh để góp phần phát huy tính chủ động học tập của học sinh.
- Giáo viên tăng cường dự giờ, thao giảng mở chuyên đề, họp tổ chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm dạy họcvới đồng nghiệp nhất là với giáo viên giỏi nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân.
	Trên đây là một số kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp để giúp nhau cùng tiến bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong giảng dạy. Kính trình hội đồng khoa học các cấp xem xét. 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG.
...............................................................................................................................
Tân Bình ngày 11-12-2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
THÁI TRUNG TÍNH

Tài liệu đính kèm:

  • doctinh.doc