Sáng kiến kinh nghiệm Giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 1

I - ĐẶT VẤN ĐỀ :

1. Cơ sở lý luận :

Rèn luyện cho học sinh lớp 1 biết giữ vở sạch viết chữ đẹp là một việc làm rất cần thiết quan trọng không thể thiếu được. Các nhà giáo dục đã đúc rút ra rằng : Lớp một là lớp ấn tượng nhất của các em, những gì làm được các em sẽ nhớ suốt đời. Nếu không rèn luyện ngay từ đầu thì việc rèn luyện các em sau này sẽ rất khó. Chúng ta biết viết chữ đẹp không những quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt. Nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn; viết chữ xấu, tốc độ viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.

Muốn học tập tốt điều quan trọng nữa là phải có những thói quen như biết giữ gìn sách vở cẩn thận, sạch đẹp, gọn gàng như lời dạy bảo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng :

“Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người”

Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với thầy, cô giáo và bạn bè. Lời dạy có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy Tiểu học tôi luôn luôn thiết nghĩ rằng mình là người đầu tiên hình thành nét chữ cơ bản của học sinh, đồng thời hình thành cho học sinh những thói quen,phẩm chất tốt. Mỗi cô giáo luôn có một nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em những hành vi, thói quen qua việc rèn chữ. Nên rèn cho học sinh “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đó cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết về chất lượng giáo dục toàn diện.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giữ vở sạch viết chữ đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề :
1. Cơ sở lý luận :
Rèn luyện cho học sinh lớp 1 biết giữ vở sạch viết chữ đẹp là một việc làm rất cần thiết quan trọng không thể thiếu được. Các nhà giáo dục đã đúc rút ra rằng : Lớp một là lớp ấn tượng nhất của các em, những gì làm được các em sẽ nhớ suốt đời. Nếu không rèn luyện ngay từ đầu thì việc rèn luyện các em sau này sẽ rất khó. Chúng ta biết viết chữ đẹp không những quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt. Nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn; viết chữ xấu, tốc độ viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
Muốn học tập tốt điều quan trọng nữa là phải có những thói quen như biết giữ gìn sách vở cẩn thận, sạch đẹp, gọn gàng như lời dạy bảo của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng :
“Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người”
Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với thầy, cô giáo và bạn bè. Lời dạy có ý nghĩa sâu sắc đối với mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy Tiểu học tôi luôn luôn thiết nghĩ rằng mình là người đầu tiên hình thành nét chữ cơ bản của học sinh, đồng thời hình thành cho học sinh những thói quen,phẩm chất tốt. Mỗi cô giáo luôn có một nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em những hành vi, thói quen qua việc rèn chữ. Nên rèn cho học sinh “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” đó cũng là một trong những yêu cầu cấp thiết về chất lượng giáo dục toàn diện.
2. Thực trạng vấn đề : 
Trong nhiều năm qua trường chúng tôi đã thực hiện tốt các Công văn của Sở giáo dục về việc chỉ đạo đồng bộ cho học sinh thực hiện tốt giữ vở sạch, viết chữ đẹp; ở trường cũng đã tổ chức cho học sinh thi vở sạch viết chữ đẹp. Nhưng việc làm đó chỉ diễn ra đối với học sinh các lớp 2, 3, 4, 5. Đối với lớp một việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp quá là một vấn đề khó. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân.
- Học sinh lớp 1 thường hiếu động, từ học ở Mẫu giáo các em hoạt động vui chơi là chính, chuyển lên lớp 1 bắt đầu các em phải vào một khuôn khổ, nên tính kiên trì bắt đầu mới được hình thành khó có thể thực hiện các động tác có tính cẩn thận.
- ở Mẫu giáo các em đi học chưa phải mang sách vở nhiều, đồ dùng được để tại lớp, lên lớp 1 tất cả các thứ đó các em có quyền sử dụng. Có nhiều em còn sử dụng tự do muốn vẽ ở đầu cũng được tuỳ theo sở thích, chưa có ý thức về giữ gìn đồ dùng sách vở sạch đẹp.
Người giáo viên cần phải nắm vững các thao tác cần thiết cho học sinh như cách cầm bút, cách chọn bút để viết, tư thế ngồi viết, khoảng cách viết.
- Do học sinh ngồi học còn đông. Trong phòng chưa đủ các mẫu chữ để các em tiện theo dõi.
- Học sinh hầu hết đều con gia đình làm nghề nông. Một số gia đình còn nhiều sự quan tâm đối với con cái phó mặt cho thầy, cô giáo.
-Thiếu sách vở, đồ dùng học tập chưa đầy đủ, chưa có sự đầu tư đúng đắn từ gia đình.
Từ thực tế trên tôi có một số kinh nghiệm khi rèn cho học sinh “giữ vở sạch viết chữ đẹp” như sau :
II – giải quyết vấn đề :
1. Đối với giáo viên :
- Hàng ngày chữ viết bảng thường xuyên đập vào mắt học sinh do vậy giáo viên khi viết bảng phải đẹp, trình bày bảng khoa học, gọn gàng để gây ấn tượng tốt cho học sinh.
- Mỗi giáo viên đều có một quyển vở luyện việt, theo từng tuần, mỗi tuần phải luyện viết 1 trang, viết đúng mẫu chữ, viết đủ nét. Vở này có trong các loại hồ sơ quy định của nhà trường.
- Nghiên cứu kỹ mục tiêu của phân môn tập viết, chính tả, soạn giáo án có chất lượng chu đáo, đọc thêm các tài liệu có liên quan đến phục vụ cho việc rèn chữ - giữ vở sạch.
- Chuẩn bị mức độ, bút mực để viết mẫu cho học sinh.
- Thường xuyên trao đổi với cha, mẹ học sinh để khắc phục những chỗ học sinh còn sai sót.
- Đề cao sự gương mẫu chữ viết của giáo viên : Giáo viên viết chữ mẫu khi viết bảng, chấm bài, lời nhận xét trong vở, giấy kiểm tra. Lời nhận xét của cô giáo có tác dụng chỉ bảo, khuyến khích học sinh vươn lên trong học tập, luôn luôn chứa đựng tình cảm với học sinh.
Ví dụ : “Em làm bài đúng, chữ viết đẹp” đáng khen nếu học sinh có viết sai mẫu chữ tôi có thể nhận xét : “Em viết sai nét móc hai đầu có thắt ở giữa (B) và viết mẫu cho các em 2 đến 3 chữ yêu cầu về nhà viết mỗi chữ một dòng.
- Hồ sơ giáo viên và các loại sách giáo khoa dùng để giảng dạy cho các em đều phải bọc ni – long có màu trắng trong.
2. Về phòng học cho học sinh :
Ngay từ đầu năm học, tuy còn thiếu thốn về phòng học nhưng Ban giám hiệu đã tạo điều kiện dành cho lớp 1 những phòng học rộng rãi, mỗi lớp 1 phòng để thường xuyên học 2 buổi/ngày trong suốt cả tuần. Trong phòng được trang bị hai học sinh 1 bàn theo kích cỡ đúng quy định, thích hợp với lứa tuổi. Học sinh có chỗ ngồi phù hợp, thoải mái. Nền học bằng phẳng được lát gạch, phòng học có tủ đựng đồ dùng, sách vở và những dụng cụ học tập để tại lớp, tránh tình trạng học sinh tự mang đồ dùng học tập về nhà, tự ý viết không quy định của giáo viên. Các bảng chữ mẫu có đầy đủ và treo tại phòng học.
Trong lớp đều gắn với không khí thi đua, mỗi học sinh đều có ý thức làm đẹp trường, đẹp lớp .
3. Đồ dùng học tập của học sinh :
Ngay từ đầu cuộc họp phụ huynh đầu năm giáo viên chủ nhiệm đã hướng dẫn cho các phụ huynh mua các loại đồ dùng học tập của học sinh như sách giáo khoa, vở ô li, các đồ dùng khác như thước, bút chì, bảng phấn ... theo yêu cầu của giáo viên, tất cả sách vở đều bọc ni long dán nhãn đúng vị trí quy định, phải có bao bì đựng giấy kiểm tra. Bảng con dùng loại bảng viết phấn, có khăn lau bảng sạch sẽ có bao đựng bảng và hộp đựng phấn riêng để tránh làm bẩn sách vở. Cặp sách phải phù hợp với lứa tuổi của các em, phải vừa bỏ các loại sách vở tránh tình trạng cặp quá to gây khó khăn trong khi mang đến lớp. Nếu quá nhỏ thì làm cho sách vở bị quăn góc, gãy góc sách.
Ngay từ buổi đầu tiên tôi đã quy định học sinh nơi để cặp, gáo viên tập cho học sinh làm quen với các “lệnh” ví dụ “bảng – b” “sách – s” “vở – v”... ở đầu năm bắt đầu giờ học môn nào giáo viên đưa quyển sách để học sinh nhìn và biết được để đưa sách vở ra cho đúng tránh tình trạng làm ồn lớp đưa hết sách vở ra hỏi cô sách nào ? Vở nào ?
- Hàng tháng theo quy định của chuyên môn tôi thường xuyên chấm giữ sách vở sạch, viết chữ đẹp cho các em đều đặn vào ngày 24 trong tháng theo một quyển vở nhất định.
- Giáo viên phải nắm và hiểu được tác dụng của môn tập viết lớp 1, nó góp phần hình thành nhiều đức tính, thói quen đầu tiên của trẻ : Kiên trì, cẩn thận, cần cù. Như vậy đòi hỏi giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn có sự kiên trì cẩn thận, lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Việt tổ chức lớp học đi vào nề nếp,thực hiện theo quy định chặt chẽ đảm bảo các quy định về giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để hứơng dẫn học sinh luyện viết thêm và rèn luyện tính cẩn thận, giữ gìn sách vở sạch đẹp không chỉ trên lớp mà cả ở nhà.
4. Đối với việc rèn chữ viết trên lớp cho học sinh : Giáo viên phải nắm vững yêu cầu nhiệm vụ, nội dung của môn tập viết lớp 1 tôi đã đưa ra các giai đoạn :
- Học sinh luyện viết chữ trên bảng con trước khi vào vở, khi sử dụng bảng giáo viên hứơng dẫn các em cả cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết bảng để giữ vệ sinh.
- Luyện tập viết trong vở tập viết. Giai đoạn học sinh còn viết bút chì hướng dẫn chi mẹ học sinh mua loại bút chì nét nhỏ, đen, ít gãy sau mỗi lần viết xong nắp ngay bỏ vào hộp bút. Hướng dẫn học sinh giở vở nhẹ nhàng, để đúng vị trí ngay ngắn. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách cầm bút khi viết, ngồi đúng tư thế khi viết cũng như khi học bài. Đối với học sinh lớp một các em dễ quên và chưa quan do vậy giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tình và chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công. Đối với học sinh kém giáo viên phải cầm tay giúp các em viết chữ đầu để quen dần định hướng viết. Thường xuyên khen ngợi học sinh để các em hứng thú học tập.
- Ngay từ đầu giáo viên dạy thật kỹ các nét cơ bản như nét móc, nét cong, nét cong khép kín, nét thắt, nét khuyết trên, nét khuyết dưới. Trong quá trình dạy viết giáo viên phải thường uyên củng cố lại các nét đó để học sinh dễ hiểu caáo tạo nét từng con chữ.
Ví dụ : Khi giới thiệu chữ a gồm một nét công trái và nét móc ngược, hoặc đưa vào các nét và mối quan hệ cách viết các chữ cái có thể chia thành các nhóm trẻ học sinh dễ nhớ.
Nhóm 1 : n, m, i, u, ư, v, t, r trọng tâm rèn luyện là các nét móc, móc ngược, móc xuôi và móc hai đầu.
Nhóm 2 : l, b, h, k, y đều giống nhau nét cơ bản là nét khuyết
Nhóm 3 : ô, o, ơ, ă, a, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s loại chữ này đều có nét cong phải, công trái, công khép kín.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, một số học sinh còn vụng về khi cầm bút do đó chữ viết chư đúng mẫu. Khi viết nét số giáo viên cho học sinh vào đường kẻ dọc trên vở để dễ viết và viết thẳng. Nếu học sinh cầm bút chưa đúng quy định giáo viên phải kiên trì, ân cần sửa chữa cho học sinh cầm bút đúng, động viên khen ngợi học sinh thực hiện tốt.
Tư thế ngồi viết của các em cũng cần phải uốn nắn không ngồi ngực áp sát vào mép bàn, lệch đầu nghiêng người; vẹo cố
Muốn học sinh ngồi đúng giáo viên phải làm mẫu chỉ dẫn tỷ mỉ cho học sinh làm theo. Trong các giờ tập viết cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, viết chữ đẹp. Trong lớp sắp xếp cho những học sinh viết chữ đẹp, giữ gìn sách vở cẩn thận ngồi canh bạn viết chữ xấu, chưa biết cách trình bày vở sạch đẹp để các em có điều kiện học tập nhau. Hàng tuần giáo viên chẩm điểm thi đua giữa các tổ trong giờ tập viết, chính tả, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh viết nắn nót, ngồi ngay ngắn, biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Trình bày sạch, không lảng phí giấy và trình bày đúng theo quy định chung.
Sang giai đoạn tập chép, viết bút mực, giáo viên yêu mua một loại bút giống nhau mực ra đều, không trơn để dễ đưa nét. Bài tập chép bốn tuần đầu giáo viên phải kẻ hàng trên bảng để viết cho chuẩn cở chỡ, nhắc học sinh khoảng cách giữ các tiếng, cách trình bày bài ở trong vở. Khi chấm xuống dòng, khi viết bài thơ giáo viên có thể làm mẫu lần đầu để học sinh học tập. Trong quá trình viết giáo viên uốn nắn từng em, tránh sai sót nhỏ, giáo viên chấm viết lại bền lề vở, cho học sinh viết lại.
Mỗi học sinh đều phải có vở luyện viết. Khi giáo viên chấm chữa lối, hoặc sau mỗi bài tập đọc yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài đó lấy việc luyện viết là việc làm thường xuyên.
5. Tổ chức tốt các phong trào thi đua :
Vào các ngày lễ 20/11, 8/3... chúng tôi đã tổ chức thi các bộ sách vở đẹp giữa các lớp, chọn các bộ sách vở để tuyên dương trước trường.
Trong các buổi sinh hoạt Đội – Sao nhờ các anh chị phụ trách Đội giúp đỡ các em biết giữ gìn bảo quản sách vở. Hứơng dẫn các em hình thức luyện đọc, luyện viết. Việc làm đó có ý nghĩa về nhiều mặt, vừa nâng cao chất lượng “vở sạch chữ đẹp” vừa có tác dụng giúp học sinh yếu vươn lên
Giáo viên cần động viên kịp thời những thành tích đạt được của từng em như bảng chấm vở sạch chữ đẹp hàng tháng treo to ở lớp để học sinh tiện theo dõi thi đua giữa các tổ. Thường xuyên báo cáo kết quả cho gia đình để có sự giúp đỡ các em trong các loại đồ dùng học tập.
III – Kết luận 
Qua một thời gian bên cạnh học sinh để giúp các em có những nét chữ đúng, đẹp và có những bộ sách vở đẹp kết quả đạt được thật bất ngờ.
Kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng như sau :
Học kỳ I : Tổng số học sinh 20 em
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
30%
50%
20%
50%
40%
10%
55%
40%
5%
55%
40%
5%
Học kỳ II : Tổng số học sinh 20
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4 +5
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
XLA
XLB
XLC
60%
35%
5%
62%
36%
2%
65%
35%
Lớp tôi đã được tuyên dương về sách rèn luyện giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 100% sách vở học sinh được gim bọc ni long cẩn thận.
Giáo viên có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, tỷ mỉ, dày công, nhiệt tình thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
IV - Đề xuất và kiến nghị :	
Để đạt được một lớp có nhiều thành tích trong phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp theo tôi ngoài sự nhiệt tình, kiên trì của giáo viên thì một số yếu tố sau cũng không kém phần quan trọng đó là :
- Học sinh được tuyển vào lớp một nhất thiết phải thực chất có học Mầm non. Tránh tình trạng một số học sinh còn học Mầm chưa đến nơi đến chốn (thậm chí chưa biết hết chữ cái) cũng vào lớp 1 nên giáo viên phải đổ công cho thời gian rèn luyện các nề nếp ban đầu.
- Giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có sự giúp đỡ kịp thời về đồ dùng học tập của các em.
- Ngoài sự động viên về tuyên dương những em có bộ sách vở sạch đẹp thì cần có một sự quan tâm động viên nhỏ đối với những em đó về vật chất qua các đợt thi vở sạch chữ đẹp trong toàn trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn luyện cho học sinh lớp một giữ giữ sạch chữ đẹp. Chắc đang còn có nhiều điều chưa đề cập đến mong các thầy, các cô trong hội đồng khoa học góp ý, bổ sung nhiều cho tôi để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong việc rèn chữ viết cho học sinh.
 Tôi xin cảm ơn nhiều./.
Ngày tháng năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giu_vo_sach_viet_chu_dep_cho_hoc_sinh.doc