Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh dễ nhớ bảng nhân

Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh dễ nhớ bảng nhân

Toán học là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Toán học giúp con người nhận thức và tri giác thế giới xung quanh về hình dạng và kích thước các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nó lại là một môn học tương đối khó khăn đối với học sinh tiểu học, không ít học sinh từng mơ rằng “Giá như trên đời không có môn toán thì cuộc đời học sinh bớt khổ biết chừng nào ”. Đó là một suy nghĩ tiêu cực song nó phản ánh một phần sự thật là không ít học sinh gặp khó khăn đối với môn toán, tỉ lệ đó ở học sinh nông thôn lại càng đặc biệt cao.

docx 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3118Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh dễ nhớ bảng nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
 Mục lục : .1
	1.Đặt vấn đề (Lí do chọn đề tài)..2
	2. Giải quyết vấn đề (Nội dung SKKN)...	3
	2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề..	3
	2.2. Thực trạng của vấn đề..	3 
	2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ..4
	2.3.1 Nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân..4
	2.3.2 Học bảng nhân dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân6
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...	6
	3. Kết luận.	7
	3.1. Bài học kinh nghiệm:.7
	3.2. Ý nghĩa của đề tài:9
	3.3. Khả năng ứng dụng của đề tài:.9
	3.4. Những kiến nghị và đề xuất:9
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
GIÚP HỌC SINH DỄ NHỚ BẢNG NHÂN
RRR
1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài): 
	Toán học là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Toán học giúp con người nhận thức và tri giác thế giới xung quanh về hình dạng và kích thước các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên nó lại là một môn học tương đối khó khăn đối với học sinh tiểu học, không ít học sinh từng mơ rằng “Giá như trên đời không có môn toán thì cuộc đời học sinh bớt khổ biết chừng nào ”. Đó là một suy nghĩ tiêu cực song nó phản ánh một phần sự thật là không ít học sinh gặp khó khăn đối với môn toán, tỉ lệ đó ở học sinh nông thôn lại càng đặc biệt cao.
	Toán học, bên cạnh việc giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức, kĩ năng phục vụ cho việc học tập và đời sống nó còn góp phần giáo dục và hình thành cho học sinh những phẩm chất cần thiết khác như tính cẩn thận, chính xác; có thói quen tư duy logic, hợp lí; khả năng làm việc độc lập; khả năng liên tưởng, phán đoán, tổng hợp. 
	Chương trình toán tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hiện các phép tính cơ bản ( cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập phân và phân số. Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học sinh cảm thấy “ có vấn đề ” nhất. Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề gặp, ít được làm quen trước đó (kể cả ở gia đinh và mẫu giáo hay lớp 1) nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán cộng và toán trừ các em đã được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường nhật kể từ hồi còn chưa biết chữ. 
	Sách giáo viên toán có hướng dẫn khá kỹ về quy trình hình thành bảng nhân và bảng chia cho học sinh nhưng nhìn chung trong thực tế kết quả giảng dạy đạt được là chưa cao. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp dậy học, chưa thực sự giúp cho học sinh vượt qua khó khăn khi tiếp cận với phép nhân, chia . Nhằm góp thêm ý kiến tháo gỡ vấn đề này, tôi quyến định chọn đề tài “ Giúp học sinh dễ nhớ bảng nhân ”.
	2. Giải quyết vấn đề (Nội dung sáng kiến kinh nghiệm): 
	2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề:
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn Toán ở trường Tiểu học là môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học sinh, nó có trầm quan trọng to lớn, có khả năng giáo dục trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thế hệ mới hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của môn toán ở trường tiểu học, học sinh phải hiểu và học thuộc bảng nhân.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
Thuộc các bảng nhân, bảng chia là một yêu cầu quan trọng giúp cho học sinh thực hiện các phép tính trong chương trình một cách thuận lợi. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc dạy học các bảng nhân chia trong các nhà trường vẫn còn những hạn chế nhất định .
	-Một vài giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy, thực hiện giờ dạy một cách máy móc, chưa thật sự phát huy sự sáng tạo, tích cực của học sinh. 
	-Chưa thực sự quan tâm giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn mà thường chỉ ra mệnh lệnh, yêu cầu một cách võ đoán.Ví dụ: Yêu cầu học sinh phải học thuộc bảng nhân 6 hoặc bảng chia 7. Còn việc phải làm sao để học thuộc được các bảng ấy thì giáo viên không hướng dẫn.
	-Từ đó, học sinh có khuynh hướng học thuộc lòng các bảng nhân chia mà không biết cấu tạo của nó nên không biết kiểm tra tính chính xác của kết quả phát biểu. Điều này làm giảm khả năng tự tin, là giảm độ nhạy của học sinh khi học toán; làm cho các em giảm hứng thú trong học tập.
	-Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia.
2.3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
2 x 1 = 2
- Bảng nhân 2: 
Các tích thứ tự
 tăng 2 đơn vị: 
2, 4, 6, 8, 10, 
12, 14, 16, 18,
 20.
2 x 2 = 4
2 x 3 = 6
2 x 4 = 8
2 x 5 = 10
2 x 6 = 12
2 x 7 = 14
2 x 8 = 16
2 x 9 = 18
2 x 10 = 20
 2.3.1 Nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân 2,5,9.
5 x 1 = 5
- Bảng nhân 5: 
Các tích thứ tự
 tăng 5 đơn vị: 
5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
5 x 2 = 10
5 x 3 = 15
5 x 4 = 20
5 x 5 = 25
5 x 6 = 30
5 x 7 = 35
5 x 8 = 40
5 x 9 = 45
5 x 10 = 50
9 x 1 = 09
 - Bảng nhân 9: Ta thấy ở các tích số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4-5-6-7-8-9. Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-6-5-4-3-2-1-0. 
9 x 2 = 18
9 x 3 = 27
9 x 4 = 36
9 x 5 = 45
9 x 6 = 54
9 x 7 = 63
9 x 8 = 72
9 x 9 = 81
9 x 10 = 90
Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với con số hơn, dễ nhớ hơn.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm quy luật các bảng nhân khác trên cơ sở của bảng nhân 2,5,9.
 	Dựa trên cơ sở các bảng nhân dễ thuộc (2,5,9), GV hướng dẫn cho học sinh nắm được mối quan hệ giữa các bảng nhân 2,5,9 và các bảng nhân khác giúp học sinh tự xây dựng bảng nhân, giúp học sinh dễ khắc sâu hơn.
	Ví dụ: 
 - Dựa vào bảng nhân 2 có thể - Dựa vào bảng nhân 5 có thể
hình thành bảng nhân 3 như sau: hình thành bảng nhân 4 như sau:
3 x 1 = 2 x 1 + 1 = 3
3 x 2 = 2 x 2 + 2 = 6
3 x 3 = 2 x 3 + 3 = 9
3 x 4 = 2 x 4 + 4 = 12
3 x 5 = 2 x 5 + 5 = 15
3 x 6 = 2 x 6 + 6 = 18
3 x 7 = 2 x 7 + 7 = 21
3 x 8 = 2 x 8 + 8 = 24
3 x 9 = 2 x 9 + 9 = 27
3 x 10 = 2 x 10 + 10 = 30
4 x 1 = 5 x 1 – 1 = 4
4 x 2 = 5 x 2 – 2 = 8
4 x 3 = 5 x 3 – 3 = 12
4 x 4 = 5 x 4 – 4 = 16
4 x 5 = 5 x 5 – 5 = 20 
4 x 6 = 5 x 5 – 6 = 24
4 x 7 = 5 x 7 – 7 = 28
4 x 8 = 5 x 8 – 8 = 32
4 x 9 = 5 x 9 – 9 = 36
4 x 10 = 5 x 10 – 10 = 40
Tương tự, ta hướng dẫn học sinh hình thành bảng nhân 6, 7, 8 dựa vào các bảng nhân các em đã thuộc.
2.3.2 Học bảng nhân dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân.
Yêu cầu học sinh ghi nhớ bảng nhân 2 rồi gợi ý các em nên ôn và nhớ lại tính chất giao hoán của phép nhân số tự nhiên: a×b = b×a. Kể từ bảng nhân 2 trở đi, cứ sau mỗi bảng, số dòng ta cần học thuộc mới sẽ giảm dần đi. Cụ thể là:
2 x 1 = 2
2 x 2 = 4
2 x 3 = 6
3 x 3 = 9
2 x 4 = 8
3 x 4 = 12
4 x 4 = 16
2 x 5 = 10
3 x 5 = 15
4 x 5 = 20
5 x 5 = 25
2 x 6 = 12
3 x 6 = 18
4 x 6 = 24
5 x 6 = 30
6 x 6 = 36
2 x 7 = 14
3 x 7 = 21
4 x 7 = 28
5 x 7 = 35
6 x 7 = 42
7 x 7 = 49
2 x 8 = 16
3 x 8 = 24
4 x 8 = 32
5 x 8 = 40
6 x 8 = 48
7 x 8 = 56
8 x 8 = 64
2 x 9 = 18
3 x 9 = 27
4 x 9 = 36
5 x 9 = 45
6 x 9 = 54
7 x 9 = 63
8 x 9 = 72
9 x 9 = 81
2 x 10 = 20
3 x 10 = 30
4 x 10 = 40
5 x 10 = 50
6 x 10 = 60
7 x 10 = 70
8 x 10 = 80
9 x 10 = 90
Như vậy học sinh vừa dễ học, dễ nhớ lại chủ động học một cách sáng tạo. Kinh nghiệm từ đó trở đi, các em chủ động học rất nhanh thuộc và nhớ lâu, lại hiểu bản chất vấn đề, nên nếu lỡ quên thì cũng dễ khắc phục, lại khơi dậy sự sáng tạo.
2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
	Để khẳng định chắc chắn các biện pháp đưa ra ở trên là có hiệu quả, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá theo từng giai đoạn và đã thu được kết quả cụ thể như sau: 
TS HS
Giai đoạn
KS
Kết quả thu được về việc thực hiện phép nhân
Giỏi
Tỉ lệ (%)
Khá
Tỉ lệ (%)
TB
Tỉ lệ (%)
Yếu
Tỉ lệ (%)
32
Đầu năm
4
14,3
8
17,8
9
28,6
11
39,3
Giữa HK I
6
21,4
10
25,0
10
28,6
6
25.0
Cuối HK I
10
28,6
12
28,6
7
25,0
3
17,8
	Do điều kiện thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và rèn luyện cho học sinh còn hạn chế, nên kết quả đạt được chưa thực sự cao nhưng phần nào cho thấy đã hạn chế và làm giảm được số học sinh bị mắc sai lầm và yếu kém khi thực hiện phép nhân. Do đó, có thể khẳng định rằng, nếu cứ tiếp tục áp dụng các biện pháp trên một cách thường xuyên, liên tục thì sau khi học xong lớp 5, tất cả học sinh sẽ đạt được yêu cầu tối thiểu về kỹ năng của phép nhân nói riêng cũng như yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng của môn Toán 5 nói chung.
	3. Kết luận
	3.1. Bài học kinh nghiệm:
	Qua thực tế giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu và làm thực nghiệm, tôi nhận thấy những thiếu sót, sai lầm trong việc học tập môn Toán cũng như trong thực hành, rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân của học sinh là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
	Để khắc phục thực trạng như đã nêu ở trên, theo tôi trong tất cả các yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục chung cũng như chất lượng dạy học toán cho học sinh lớp 5, trong đó có nội dung dạy chia cho số có nhiều chữ số thì các yêu tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định là: 
a. Đối với giáo viên :
	- Phải thực sự nhiệt tình tâm huyết với nghề .
	- Luôn tìm tòi, học hỏi trau dồi kiến thức, chuyên môn .
	- Phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học. 
	- Trong quá trình dạy học nên áp dụng một số biện pháp sau: 
	+ Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn học đặc biệt là về phép chia.
	+ Tạo hứng thú và kích thích tính tò mò, lòng ham muốn học tập cho học sinh.
	+ Ôn tập và củng cố về các bảng cộng, trừ, nhân, chia.
	+ Ôn tập, củng cố và rèn kĩ năng thực hành cộng, trừ, nhân số tự nhiên.
	+ Hướng dẫn tỉ mỉ kỹ năng, thủ thuật ghi nhớ bảng nhân.
	- Ngoài những biện pháp trên, giáo viên cũng nên sử dụng thêm một số biên pháp hỗ trợ như : Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung từng bài học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nội dung dạy học đảm bảo tính hệ thống theo mức độ tăng dần (từ dễ đến khó); cần lựa chọn những dạng toán cơ bản, dạng toán học sinh thường mắc sai lầm để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng; sau mỗi bài học, giáo viên cần khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài; thường xuyên kiểm tra đánh giá việc nắm kiến thức và rèn kỹ năng của học sinh để có sự điều chỉnh, giúp đỡ phù hợp; thường xuyên quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đồng thời phải động viên, khuyến khích học sinh kịp thời khi thấy học sinh có sự tiến bộ; tạo điều kiện để học sinh được thực hành luyện tập thường xuyên liên tục. Mặt khác giáo viên cần phải biết phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thống nhất các biện pháp và phương pháp giáo dục các em.
b. Đối với học sinh:
	- Có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò của môn Toán trong trường Tiểu học, cũng như trong thực tế đời sống hàng ngày.
	- Biết huy động những kiến thức, kỹ năng về số và các phép tính với số tự nhiên đã học ở các lớp 1, 2, 3, 4. Ngược lại, khi học và thực hành bảng nhân phải biết kết hợp ôn tập, củng cố các kiến thức kỹ năng về cộng, trừ, nhân chia.
	- Có phương pháp học tập đúng đắn và có hệ thống.
	- Có ý thức tự thực hành, rèn luyện kĩ năng một cách thường xuyên, liên tục và nỗ lực phấn đấu vượt khó vươn lên.
c. Đối với gia đình:
	- Phải có sự quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ để học sinh có thời gian học tập.
	- Luôn có nhưng thông tin hai chiều về phía giáo viên và nhà trường.
	 Có được những yêu cầu trên tôi tin rằng chất lượng của học sinh sẽ ngày càng được năng cao hơn, tỉ lệ học sinh yếu kém ngày càng giảm. Đồng thời cũng giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao hơn.
3.2. Ý nghĩa của đề tài:
	Đề tài đã góp phần hạn chế được những thiếu sót và sai lầm trong khi thực hành phéo nhân mà học sinh lớp 5 thường mắc phải, từng bước đẩy lùi thực trạng học sinh yếu kém hiện nay ở trường và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, cũng như chất lượng dạy học chung cho học sinh trong nhà trường.
	Bên cạnh đó, đề tài cũng bổ sung thêm vốn kinh nghiệm cho tôi trong quá trình giảng dạy; bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho các giáo viên về việc rèn kĩ năng thực hiện bảng nhân của học sinh lớp 5. 
3.3. Khả năng ứng dụng của đề tài:
	Các giải pháp được đưa ra trong đề tài có thể áp dụng cho tất cả các vùng miền, các đối tượng học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và các học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, xa có hoàn cảnh khó khăn. 
3.4. Những kiến nghị và đề xuất:
	- Đề nghị nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong việc giúp giáo viên vận động học sinh đi học.
	- Đề nghị chính quyền địa phương có giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho các em đi học.
	- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu mở các chuyên đề chuyên sâu về kỹ thuật thực hành trong dạy học toán cho học sinh tiểu học. 
 Người thực hiện 
 Phạm Thanh Lam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 - Toán Tuổi Thơ.
 - Tạp chí Thế giới trong ta.
 - Tạp chí Dạy con học toán.
 - Các chuyên san của Tạp chí giáo
 - Các chuyên đề toán về phép nhân, chia
 - Các tài liệu tra cứu trên Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIUP HS NHO BANG NHAN.docx