I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Toán học là môn học được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Tìm được lời giải cho một bài toán khó quả là một niềm hạnh phúc đối với người học toán. Tuy nhiên , đối với các em có năng khiếu về các môn học xã hội thì từ trước tới nay, Toán học vẫn bị coi là môn học khô khan khó tiếp thu.
Thực tế cho thấy, để ghi nhớ một công thức hay một quy tắc toán học ( đặc biệt trong hình học ) đối với học sinh tiểu học quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh nói chung và các em ít có năng khiếu về các môn tự nhiên nói riêng có thể ghi nhớ các “ Cách tính diện tích một số hình cơ bản trong chương trình toán tiểu học ” một cách dễ dàng hơn, đó là một điều khiến mọi giáo viên phải băn khoăn suy nghĩ.
Từ những câu nói vần về cách tính diện tích hình thang mà các thầy cô đã dạy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến nay, tôi vẫn còn nhớ mãi:
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy nhỏ ta đem cộng vào
Thế rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
Vì vậy, tôi quyết định tìm những câu nói vần phù hợp với nội dung của từng quy tắc tính diện tích một số hình để củng cố mỗi khi học xong nội dung của từng bài có liên quan:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ======úúú====== Sáng kiến kinh nghiệm: giúp học sinh ghi nhớ cách tính diện tích một số hình cơ bản trong chương trình toán tiểu học I. đặt vấn đề. Toán học là môn học được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Tìm được lời giải cho một bài toán khó quả là một niềm hạnh phúc đối với người học toán. Tuy nhiên , đối với các em có năng khiếu về các môn học xã hội thì từ trước tới nay, Toán học vẫn bị coi là môn học khô khan khó tiếp thu. Thực tế cho thấy, để ghi nhớ một công thức hay một quy tắc toán học ( đặc biệt trong hình học ) đối với học sinh tiểu học quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Vậy, làm thế nào để giúp học sinh nói chung và các em ít có năng khiếu về các môn tự nhiên nói riêng có thể ghi nhớ các “ Cách tính diện tích một số hình cơ bản trong chương trình toán tiểu học ” một cách dễ dàng hơn, đó là một điều khiến mọi giáo viên phải băn khoăn suy nghĩ. Từ những câu nói vần về cách tính diện tích hình thang mà các thầy cô đã dạy từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đến nay, tôi vẫn còn nhớ mãi: Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy nhỏ ta đem cộng vào Thế rồi nhân với chiều cao Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra. Vì vậy, tôi quyết định tìm những câu nói vần phù hợp với nội dung của từng quy tắc tính diện tích một số hình để củng cố mỗi khi học xong nội dung của từng bài có liên quan: II. giải quyết vấn đề. Những câu nói vần dùng để củng cố nội dung một số bài học cụ thể: Diện tích hình chữ nhật. * Quy tắc: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng ( cùng đơn vị đo ) * Công thức: S = a x b ( S là diện tích, a là chiều dài, b là chiều rộng của hìnhchữ nhật). Củng cố: Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình chữ nhật Cách tính thật dễ không Chiều dài nhân chiều rộng Cùng đơn vị là xong. Diện tích hình vuông. * Quy tắc: Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. * Công thức: S = a x a ( S là diện tích, a là số đo cạnh hình vuông ). Củng cố: Diện tích hình vuông Muốn tính diện tích hình vuông Cạnh nhân chính nó – lẽ thường ra ngay. 3. Diện tích Hình bình hành. * Quy tắc: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao . ( cùng một đơn vị đo ) * Công thức : S = a x h ( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành). Củng cố: Diện tích bình hành Độ dài của đáy Nhân với chiều cao Chỉ đúng khi nào Cùng một đơn vị. 4. Diện tích Hình thoi. * Quy tắc: Diện tích hình thoi bằng tích các độ dài của hai đường chéo chia cho 2 . ( cùng một đơn vị đo ) * Công thức: S m x n 2 ( S là diện tích của hình thoi; m, n là độ dài của hai đường chéo ) Củng cố: Diện tích Hình thoi Tích các độ dài Của hai đường chéo Cùng đơn vị đo Tích đó chia hai chẳng sai kết quả. 5. Diện tích tam giác. * Quy tắc: Diện tích tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2 . ( cùng một đơn vị đo ) * Công thức: S a x h 2 ( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình tam giác). * Củng cố: Diện tích tam giác Diện tích tam giác thế nào ? Chiều cao với đáy nhân vào chia hai. III. Kết luận. Từ các trường hợp cụ thể nêu trên, mọi giáo viên đều có thể vận dụng để củng cố kiến thức bài học một cách linh hoạt. Đặc biệt là trong các giờ ôn tập tổng hợp kiến thức về hình học ở tiểu học, bằng những câu nói vần dễ thuộc, dễ nhớ như trên học sinh sẽ hứng thú với việc học toán hơn, hiệu quả mang lại là rất lớn nếu giáo viên khéo léo và linh hoạt tổ chức ôn tập thông qua hình thức trò chơi học tập. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh ghi nhớ cách tính diện tích một số hình cơ bản trong chương trình Toán tiểu học, thông qua một số câu nói vần dễ thuộc – dễ nhớ mà mọi giáo viên và học sinh đều có thể vận dụng. Tôi xin trao đổi kinh nghiệm của mình và mong muốn được sự góp ý của các đồng nghiệp để việc dạy và học Toán ở tiểu học mang lại hiệu quả tốt hơn nữa Xác nhận của bgh Điệp Nông, ngày 7 tháng 5 năm 2006 Người viết Trần Xuân Kháng
Tài liệu đính kèm: