Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt bài văn tả người

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt bài văn tả người

Trong phần ghi chép trên, Tô Hoài chú ý tới các màu “đỏ lịm” của da, cái dáng “cứng dựng đứng” của bộ tóc bạc, cái độ “cao ngang cằm của ngực”, những “u múi gồ ghề, lồi lõm” ở vai và lưng. Đặc biệt tác giả phát hiện ra các chi tiết rất lạ, tương phản với nhau và với tuổi tác: cằm, má, môi có những nú vạc “xuống” dấu hiệu của tuổi già nhưng con mắt như “ làn sóng”, “ rất tinh” và cái nhìn “ nhọnhoắt”. Tô Hoài đã tìm ra được những nét có góc cạnh, ít ai chú ý nhưnglại thể hiện chân thật hình ảnh người dân chài cao tuổi. Nó độc đáo và gây ấn tượng cho người đọc tạo cảm xúc mạnh.

 Qua sự phân tích trên, trong sáng kiến này tôi cũng muốn giúp học sinh làm được những điều như nhà văn Tô Hoài đã làm. Có nghĩa tả người phải tả được những nét riêng, nổi bật của người đó, không tả người này giống với người kia được, không tả cô giáp cũng có những nét như mẹ, như bà. Đa số học sinh hiện nay đều viết văn tả người theo lối như trên. Chính vì lẻ đó mà tôi chọn cho mình sáng kiến “ Giúp học sinh làm tốt bài văn tả người” qua các tiết học tập làm văn ở lớp cũng như dạy ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh làm tốt bài văn tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. Đặt vấn đề
Trong văn miêu tả nói chung, kiểu văn tả người vừa quan trọng vừa khó. Quan trọng vì nó giúp học sinh quan sát, khắc họa và đánh giá một con người mà các em tiết xúc trong cuộc sống; đánh giá chung tỏ thái độ yêu ghét đúng mức tức là tự bồi dưỡng được những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người mới. Tả người khó vì phải biết chọn lọc những chi tiết thật nổi bật, cho biết người đó ở lứa tuổi nào, làm nghề gì và tính nết ra sao.Hơn thế nữa bài văn tả người thành công nhấtlà ở chỗ nó tô đậm một vài nét đặc sắc làm cho người ta phân biệt rõ người được tả với người khác.
+. Nhà văn Bùi Hiển viết: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau-nói ít mà gợi được nhiều lá tiêu chuẩn cao nhất”. Trong văn miêu tả cũng vậy thôi. Đừng tả dài dòng mà tìm hiểu và quan sát thật kỹ, nắm bắt được cái thần, cái hồn,cái dáng vẻ đặc biệt của con người, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình.
 Ang – toan An- ba –la, một nhà nghiên cứu Pháp viết:”Một bài văn tốt nhất không phải miêu tả với nhiều sự việc nhất mà miêu tả dẫn đến cảm giác mãnh liệt nhất, không phải nhiều vấn đề đưa vào nhiều chi tiết mà là diễn đạt cái chi tiết có góc cạnh, sinh động. Cường độ cảm xúc gây cho người đọc nằm trong chất lượng và trong sự chọn lọc điều gì mình muốn nói ra, vì vậy ta phải chọn cái nét có tính chất tạo hình, tạo thành hình ảnh và khung cảnh. Các chi tiết này thu được do quan sát nhạy bén và độc đáo. Chúng làm lộ ra những gì chân thật nhưng ít được chú ý, những gì làm người đọc nhìn ra rõ và rất có ấn tượng”.
 Qua các ý kiến trên ta thấy:” Chất lượng của bài văn tả người là”nói ít - gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải “dẫn” đến “cảm giác mãnh liệt”, dẫn đến những hình ảnh sinh động” hiện lên trước mắt người đọc”, khiến họ” nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”
 Qua quan sát của một người lao động vùng biển, Tô Hoài ghi lại các chi tiết ấn tượng sâu sắc:” Hình thức một người tiêu biểu lao động cụ Sóng, có nhiều nét đặc sắc: da đỏ lịm, tóc bạc cứng dựng đứng, Ngực cao ngang đầu, vai và lưng u múi, gồ ghề, lồi lõm. Hai chân là chiếc võ đứng, hai cái cột đình. Nhưng nét cằm, nét má, nét vôi vạc xuống, nhác trông khoằm khoằm, làm sóng hai con mắt rất tinh- cái nhìn nhọn hoắt”
 Trong phần ghi chép trên, Tô Hoài chú ý tới các màu “đỏ lịm” của da, cái dáng “cứng dựng đứng” của bộ tóc bạc, cái độ “cao ngang cằm của ngực”, những “u múi gồ ghề, lồi lõm” ở vai và lưng. Đặc biệt tác giả phát hiện ra các chi tiết rất lạ, tương phản với nhau và với tuổi tác: cằm, má, môi có những nú vạc “xuống” dấu hiệu của tuổi già nhưng con mắt như “ làn sóng”, “ rất tinh” và cái nhìn “ nhọnhoắt”. Tô Hoài đã tìm ra được những nét có góc cạnh, ít ai chú ý nhưnglại thể hiện chân thật hình ảnh người dân chài cao tuổi. Nó độc đáo và gây ấn tượng cho người đọc tạo cảm xúc mạnh.
 Qua sự phân tích trên, trong sáng kiến này tôi cũng muốn giúp học sinh làm được những điều như nhà văn Tô Hoài đã làm. Có nghĩa tả người phải tả được những nét riêng, nổi bật của người đó, không tả người này giống với người kia được, không tả cô giáp cũng có những nét như mẹ, như bà. Đa số học sinh hiện nay đều viết văn tả người theo lối như trên. Chính vì lẻ đó mà tôi chọn cho mình sáng kiến “ Giúp học sinh làm tốt bài văn tả người” qua các tiết học tập làm văn ở lớp cũng như dạy ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi
 II. Nội dung
1.Đánh giá thực trạng:
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh làm tốt các kiểu bài ở thể loại văn miêu tả như: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật , tả cảnh. Nhưng tronh chương trình lớp 5, tôi nhận thấy khi làm bài tả người , học sinh còn nhiều lúng túng, máy móc, khuôn mẫu. Trong phân môn tập làm văn, kiểu bài tả người được bắt đầu từ tuần 12 của chương trình. Sau khi tiến hành khảo sát bài đầu tiên, tôi nhận thấy học sinh làm bài có một số điểm chung như sau:
 Các em thường tả cô giáo là một người trẻ đẹp, ăn mặc thời trang, tính nét dịu hiền, không bao giờ mắc mỏ học sinh. Tiếp đến đề bài tả mẹ, hầu như học sinh cả lớp có bài viết đều giống nhau: mẹ của bạn nào cũng có nước da trắng hồng, đôi mắt bồ câu đen láy, lông mi cong vút, sống mũi sọc dừa, miệng hình trái timtính nét dịu hiền, không bao giờ mắng mỏ con cái. Trong con mắt học sinh, mẹ và cô là những người hoàn mĩ, đẹp như những diễn viên điện ảnh, hiền lành như cô Tấm. 
 Tóm lại, cái han chế lớn nhất của các em trong làm bài văn tả người là thiếu tính chân thực và cả nghệ thuật. Nói cụ thể là các em thường phụ thuộc bài mẫu, không kể đề bài quy định thế nào, không kể mẹ mình, bà mình, bố mìnhcó khác mẹ, bà, bố của bạn khác. 
 Nguyên nhân chính là do các em không biết hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình, hoặc các em không biết cách quan sát để nhận ra những nét riêng của người mình tả, hoặc là các em bí từ, hoặc là các em cho các câu trên là câu chuẩn, câu hay. Cũng có thể là do các em nghĩ cần phải tả những người mình yêu quý phải đẹp, phải hiền vì thế mà sinh ra những bài văn giống nhau, mẹ của người này cũng giống mẹ của người kia, cô giáo nào cũng đẹp, cũng xinh.
2. Nội dung và biện pháp
 Vậy để giúp học sinh làm được bài văn tả người đạt những yêu cầu như vừa mang tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật và mỗi bài văn là một sản phẩm sáng tạo của mỗi học sinh. Hay nói cách khác, tả người trước hết phải tả được đặc điểm riêng của người đó, những nét nổi bật đáng yêu của người đó ( người thì không ai giống ai ). Kể từ khi nhận lớp 5c tôi đã chú ý dến vấn đề này và tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Giúp họ sinh nắm chắc lí thuyết văn tả người trong tiết học tăng buổi bồi giỏi.
Mục tiêu của phần này là giúp học sinh hiểu được người ta ai cũng có đặc điểm
+. Thật vậy người ta ai cũng có dặc điểm: để trả lời câu hỏi này tôi đã giúp học sinh như sau;
Sau khi các em học xong bài “ cấu tạo bài văn tả người “ở tiết tăng buổi tôi dã hỏi học sinh:
Hôm nay cô muốn các em tự giới thiệu về bạn của mình
Cả lớp nhau phát biểu:
Bạn này là Chung, một người rất nhiệt tình với bạn bè,năng nổ hoạt bát tham gia mọi hoạt động trong lớp.
Bạn này là Chúc, người bạn béo tròn, hơi thấp nhưng tính nết rất hiền, ít nói mà học giỏi.
Bạn này là Như, bạn có khuôn mặt tròn xoe xinh xắn. Đôi mắt to sáng thông minh, bạn là một lớp trưởng rất giỏi và gương mẫu.
Cả lớp giới thiệu đặc điểm của các bạn mình một cách dễ dàng, không phải đắn đo suy nghĩ. Tôi nghe hết lượt bỗng nói: “Những lời giới thiệu vừa rồi rất đúng với tính cách ngoại hình của từng bạn “. Tôi hỏi: “Thế tại sao các em ai cũng giới thiệu được về bạn của mình? “
- Vì mọi người ai cũng có đặc điểm riêng.
Qua cách giới thiệu đó tôi giúp học sinh hiể được: Người ta ai cũng có cái riêng của mình, tức là cá tính. Đó có thể thuộc về phẩm chát, tư tưởng, cũng có thể là tính cách, sở thích hay thói quen. Bởi thế khi ta giới thiệu là nắm lấy cái khác biệt với mọi người, đó là cái đặc điểm của bạn mình.
Sau đó tôi lại cho học sinh kể tiếp bằng câu hỏi “ Vậy các em có thể kể ra những sự việc gì đã gây ấn tượng không? “. Học sinh lại tranh nhau nói:
Thưa cô, bạn Chung là người nhiệt tình cả lớp ai cũng biết. Thường ngày bạn nào thiếu đồ dùng học tập bạn sẵn sàng cho mượn ngay. Đến lớp có hôm tổ trực nhật làm vệ sinh để dụng cụ lộn xộn bạn đã gom lại và để vào một góc, hơn nữa bạn lại rất nhiệt tình hăng say phát biểu.
Thấy học sinh nói đúng quá tôi gật đầu đồng ý.Học sinh lại kể tiếp bạn Chúc cẩn thận như thế nào trong làm toán, hay giảng bài cho các bạn học yếu, học giỏi nhưng bạn không kiêu ngạo, khiêm tốn, chăm chỉ.
Tôi kết luận: Đặc điểm của một người chính là cái hành động của người đó mà ta nhận biết được. Chẳng hạn đó chính là chí công vô tư hay tự tư, tự lợi, là nhiệt tình cởi mở hay trầm tư ít nói, là thận trọng hay qua loa đại khái.Tất cả những cái đó đều thể hiện ra ở những việc làm của con người. Bởi vậy, các em tìm và phát hiện ra đặc điểm của bạn mình qua hàng loạt những việc bạn ấy làm là đúng.Và những dẫn chứng điển hình này chính là đặc điểm của nhân vật. Qua đó các em thấy giữa hai bạn Chung và Chúc có những điểm rất khác nhau.
Tôi hỏi tiếp vậy qua bài học này các em rút ra được bài học gì để vận dụng vào viết văn tả người?
Học sinh nêu: Em hiểu ra được:
 +. Người ta ai cũng có đặc điểm riêng.
 +. Đặc điểm chính là chỗ khác với mọi người.
 +. Đặc điểm là cái ta nhận biết được qua hành động của con người, tức là qua những việc người đó làm. Em nghĩ chỉ cần để ý quan sát từng hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm của nhân vật thì sẽ nắm được đặc điểm.
Biện pháp 2: Làm sao để nắm đặc điểm
Muốn tìm hiểu đặc điểm của người nào đó, ta phải để ý quan sát lời nói, vẻ mặt, cử chỉ của người đó qua sự việc, từ đó tìm ra điểm khác với mọi người, vậy là nắm được đặc điểm.
Mục tiêu của biển pháp này tức là quan sát để nắm được đặc điểm.
Hôm đó có tiết học tăng buổi, tôi ra đề bài: Lập dàn ý tả một người bạn mà em thích.
Để lập dàn ý tả bạn ta phải quan sátđể nắm đặc điểm riêng, tôi đã gọi hai bạn nữ Nga, Như trong lên làm người mẫu để học sinh quan sát.
Trước hết ta yêu cầu học sinh quan sát hai bạn ; cả lớp nói bạn Nga cao, gầy, mảnh khảnh; bạn Như thấp hơn cái đầu, béo tròn
Quan sát mái tóc, học sinh nêu: Bạn Nga tóc xoăn hơn hoe vàng; bạn Như tóc đen mượt, dày rậm được buộc gọn gàng
Đôi mắt: Mắt bạn Nga to, tròn, con ngươi màu nâu nhạt ; mắt bạn Như to, tròn xoe, con ngươi đen nhánh.
Cứ tiếp tục như thế học sinh nêu ra, so sánh sau đó chọn những nét tiêu biểu để nào
 + Học sinh nêu tiếp tính tình của hai bạn:
 Bạn Nga và bạn Như đều vui vẻ, hoạt bát, cởi mở vì đây là hai người bạn thân với nhau. Nhưng về học tập bạn Như giỏi hơn, thông minh hơn; bạn Nga chăm chỉ, siêng năng, học chưa bằng bạn Như
Từ quan sát trực tiếp trên tôi đã giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm riêng của hai bạn, từ đó học sinh rất dễ dàng lập dàn bài và tả hai bạn với những đặc điểm riêng khác nhau.
Biện pháp 3: Để làm nổi bật hơn đặc điểm của nhân vật, quatiết học bồi dưỡng học sinh giỏi tôi lại tung ra biện pháp này đó là: Miêu tả trực diện để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật.
Miêu tả trực diện nghĩa là không miêu tả nhân vật chủ yếu( chính) từ chính diện mà là miêu tả người , việc, cảnh quanh nhân vật chính, làm nổi bật nhân vật chính qua những cái chung đó.
Phần 1: Làm nổi bật nhân vật qua việc tả hoàn cảnh chung quanh.
Trước khi dạy phần này tôi đã đọc ví dụ sau cho học sinh hiểu: Bài Trong cơn lốc biển ( TV4, tập 2) có những đoạn miêu tả hoàn cảnh như sau:
Bong tối quánh lại, dày đặc như cái chảo đen khổng lồ úp chụp xuống. Gió rít từng cơn hát tung nước biển lên sàn ràn rạt. Con tàu lắc lư, dếnh lên, dập xuống.
Gió vận khung gỗ buồng lái. dể sóng lướt tới.
Biểngào thét.như con cá kình giữa muôn ngàn lướt sóng.
Những đoạn miêu tả trên đã làm nổi bật sự điềm tĩnh, can trường của thuyền trưởng thắng, trong quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Vận dụng cách viết này tôi ra đề cho học sinh giỏi: Tả chị lao động đang quét rác trong đêm đông giá rét. Học sinh vận dụng cách tả hoàn cảnh đêm đông giá rét, gió hun hút lạnh lùng, đường phố vắng teo, vắng ngét không một bóng người. Mọi người trùm trong chăn ấm ngủ ngon lành thì chính ảnh chị lao công vẫn lầm lùi làm việc, quét rác. Qua đó học sinh làm nổi bật được đức tính hy sinh, chịu đựng gian khổ của chị, miệt mài làm việc giữa cái khắc nghiệt để kiếm sống tồn tại.
Biện pháp 4: Giúp học sinh nhận ra đặc điểm riêng qua một số bài văn mẫu ở sách giáo khoa.
Khi tìm hiẻu bài văn “Hạng A Cháng “, “Bà tôi “, “ Chú bé vùng biển “, ngoài những câu hỏi trong sách , tôi còn giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm riêng của từng nhân vật được tả.
Ví dụ: Em hãy nêu những chi tiết cho thấy Hạng A Cháng là một thanh niên dân tộc có vẻ đẹp khỏe khoắn, lực lưỡng, thẳng thắn, trung thực?
Hoặc là câu hỏi: “ khi tả cậu bé vùng biển tác giả đã nêu chi tiết nào đặc sắc giúp ta thấy rõ cậu bé vùng biển rất khác với những cậu bé ở vùng thành phố?
Đó là “ Nó cởi trần phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.”.
Với sự dẫn dắt trên học sinh dễ dàng nhận được cách viết văn nêu ra đạc điểm riêng của nhân vật được tả . Từ đó các em viet văn cũng dễ dàng hơn mà không cần phụ thuộc văn mẫu.
 III. Kết luận
Tóm lại để giúp học sinh làm tốt bài văn tả người theo đặc điểm riêng thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo các bước:
 +. Quan sát để nắm bắt được đặc điểm riêng của người được tả.
 +. Hướng dẫn học sinh ghi chép những cái tiêu biểu của đối tượng
 +. Chọn lọc sắp xếp ý theo trình tự hợp lý.
Bằng phương pháp trên tôi nhận thấy kỷ năng viết văn tả người của học sinh có biến chuyển. Bài viết của học sinh đã biết chú ý đến tả đặc điểm riêng của nhân vật bài viết không còn giống nhau không còn phụ thuộc văn mẫu như trước nữa . Kết quả đạt được như sau :
Tr­íc khi ch­a cã s¸ng kiÕn 
 SÜ sè líp 
 §¹t yªu cÇu 
 Ch­a ®¹t yªu cÇu 
 20
 15
 5
Sau khi cã s¸ng kiÕn 
 SÜ sè líp 
 §¹t yªu cÇu 
 Ch­a ®¹t yªu cÇu 
 20
 19
 1
Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của tôi rút ra từ thực tế giảng dạy m«n tËp lµm v¨n . Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và góp ý của các các bạn đồng nghiệp và ban lãnh đạo cùng hội đồng cốt cán chuyên môn của trường để giúp tôi có phương pháp giảng dạy tốt hơn nữa, nhằm nâng cao chất lợng giáo dục. 
 Tôi cũng tha thiết mong được sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo về chuyên môn thường xuyên của các cấp lãnh đạo để tôi bổ sung thêm được những kinh nghiệm hay, những bài học quý để tích luỹ, sử dụng trong quá trình giảng dạy ở các năm học tiếp theo.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Hậu thành, ngày 19 tháng 5 năm 2010 
 Người viết
 Mai ThÞ Nhung 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lam_tot_bai_van_ta_nguoi.doc