Sáng kiến kinh nghiệm Hiện đại hoá công tác văn thư - Lưu trữ ở Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp

Sáng kiến kinh nghiệm Hiện đại hoá công tác văn thư - Lưu trữ ở Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp

A. PHẦN NỘI DUNG

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác văn thư - lưu trữ chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và nhất là trong việc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.

 Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa. Nếu chỉ xét riêng về mặt này thì toàn cầu hóa hiện nay là sản phẩm, là thành quả của văn minh nhân loại, do vậy mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc không những có cơ hội để tiếp nhận những sản phẩm và thành quả đó, mà còn có quyền và cần phải tìm cách tham gia vào chính quá trình ấy, để góp phần tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế tăng tốc. Việc vào WTO đã mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho đất nước ta.

 

doc 46 trang Người đăng hang30 Lượt xem 547Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiện đại hoá công tác văn thư - Lưu trữ ở Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác văn thư - lưu trữ chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước và nhất là trong việc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.
	Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa. Nếu chỉ xét riêng về mặt này thì toàn cầu hóa hiện nay là sản phẩm, là thành quả của văn minh nhân loại, do vậy mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc không những có cơ hội để tiếp nhận những sản phẩm và thành quả đó, mà còn có quyền và cần phải tìm cách tham gia vào chính quá trình ấy, để góp phần tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh tế tăng tốc. Việc vào WTO đã mang lại những cơ hội, cũng như thách thức mới cho đất nước ta.
	Công tác văn thư là một hoạt động thường xuyên của mọi cơ quan trong hệ thống bộ máy Nhà nước. Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể về công tác này. Công tác công văn, giấy tờ phục vụ cho bộ máy làm việc của chính quyền các cấp được Đảng nhà nước đặc biệt quan tâm, là công cụ để quản lý, điều hành đất nước. Ở nước ta, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt số 01C/VP ngày 03/01/1946 yêu cầu các Bộ trưởng, ban chỉ thị cho nhân viên các Sở phải giữ gìn các công văn, tài liệu có giá trị và cấm không được huỷ bỏ các công văn, tài liệu ấy. Đây là văn bản quan trọng đầu tiên của chính quyền cách mạng đối với công tác lưu trữ. Đánh giá vị trí của công tác lưu trữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”. Tiếp sau đó, nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về công tác công văn, giấy tờ, công tác lưu trữ được ban hành tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành văn thư, lưu trữ Việt Nam. Bộ máy tổ chức quản lý công tác văn thư, lưu trữ từ Trung ương đến địa phương từng bước được hoàn thiện. 
	Sau một thời gian xây dựng bộ máy nhà nước, công tác văn thư lần đầu tiên được đề cập một cách có hệ thống trong Điều lệ về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu trữ, ban hành kèm theo Nghị định 142/CP năm 1963 của Chính phủ. Sau hơn 40 năm áp dụng và qua nhiều biến động của lịch sử, năm 2004, một bản Nghị định mới về công tác văn thư của Chính phủ thay cho Nghị định 142/CP, đó là Nghị định 110/2004-CP được ban hành ngày 8/7/2004.
	Cùng với sự phát triển của bộ máy nhà nước qua các thời kỳ, trên thực tế công tác văn thư trong các cơ quan cũng ngày càng được củng cố, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Các nghiệp vụ của công tác này ngày càng được quy định một cách cụ thể, đặc biệt là nghiệp vụ xây dựng và quản lý văn bản ở khâu văn thư hiện hành trong các cơ quan cũng như hệ thống tổ chức phục vụ công tác văn thư đã được củng cố một bước.
	Công tác văn thư là công tác nhằm đảm bảo thông tin văn bản, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan, tổ chức. Nội dung công tác này bao gồm các việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và các tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan; lập hồ sơ hiện hành, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ; và quản lý, sử dụng con dấu trong văn thư. Còn công tác lưu trữ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan, tổ chức nhằm lựa chọn, lưu giữ, tổ chức một cách khoa học các hồ sơ, tài liệu để phục vụ yêu cầu khai thác, sử dụng của cơ quan và xã hội. Nội dung công tác lưu trữ bao gồm các việc về thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị. 
	Giữa công tác văn thư và lưu trữ không có sự tách biệt mà có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy với nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sự liên tục trong quá trình từ soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đến lưu trữ hiện hành và đưa vào lưu trữ lịch sử. Cụ thể đó là, khi soạn thảo văn bản, việc tìm hiểu các thông tin, các tài liệu đã xử lý trước đó là rất quan trọng để hình thành nên văn bản. Các tài liệu được lưu trữ tốt sẽ là nguồn cung cấp những thông tin có giá trị pháp lý, chính xác và kịp thời nhất cho người soạn thảo văn bản. Trên thực tế, cơ quan quản lý nhà nước không thể rút ngắn thời gian ban hành các quyết định, giải quyết kịp thời, đúng đắn các yêu cầu của công dân nếu không có đầy đủ, kịp thời thông tin từ tài liệu lưu trữ. Công việc của một cơ quan được tiến hành nhanh hay chậm, thiết thực hay quan liêu là do công văn, giấy tờ có làm tốt hay không, do việc giữ gìn hồ sơ, tài liệu có được cẩn thận hay không. Như vậy, thực hiện tốt công tác lưu trữ sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện tốt công tác văn thư.
	Ngược lại, thực hiện tốt công tác văn thư cũng sẽ góp phần thực hiện tốt công tác lưu trữ. Cụ thể là việc quản lý văn bản và lập hồ sơ hiện hành có ảnh hưởng quan trọng đến việc thực hiện tốt công tác lưu trữ. Có thể xem công tác lập hồ sơ như là cầu nối giữa công tác văn thư với công tác lưu trữ. Nếu hồ sơ được lập khoa học sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận lợi để công tác lưu trữ phát triển, từ đó từng bước phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Theo giáo sư Sue McKemmish - Lưu trữ Quốc gia Úc: “lập hồ sơ tốt ngay từ khâu văn thư sẽ phục vụ tốt hơn cho cả mục đích hiện hành cũng như mục đích trong tương lai”.
	Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay, trên mọi lĩnh vực, hầu hết các công việc từ chỉ đạo, điều hành, quyết định, thi hành đều gắn liền với văn bản, cũng có nghĩa là gắn liền việc soạn thảo, ban hành và tổ chức sử dụng văn bản nói riêng, với công tác văn thư và lưu trữ nói chung. Do đó, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước là rất quan trọng.
	Công tác văn thư - lưu trữ góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan.
	Đồng thời, công tác văn thư - lưu trữ cũng giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu suất công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Hồ sơ tài liệu trở thành phương tiện theo dõi, kiểm tra công việc một cách có hệ thống, qua đó cán bộ, công chức có thể kiểm tra, rút ra những kinh nghiệm góp phần thiết thực vào việc thực hiện tốt các mục tiêu quản lý: năng suất, chất lượng, hiệu quả và đây cũng là những mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước ở Trung ương nói chung cũng như ở các cấp địa phương nói riêng hiện nay.
	Công tác văn thư - lưu trữ còn tạo ra công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát.
	Công tác văn thư - lưu trữ góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các bí mật quốc gia.
	Từ những lẽ trên, có thể thấy được nếu quan tâm làm tốt công tác văn thư và lưu trữ sẽ góp phần bảo đảm cho các hoạt động của nền hành chính nhà nước được thông suốt. Nhờ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước và thúc đẩy nhanh chóng công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Thiết nghĩ mỗi cơ quan hành chính nhà nước cần phải có một nhận thức đúng đắn về về vị trí và vai trò của công tác văn thư, lưu trữ để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm đưa công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan, đơn vị mình đi vào nề nếp và góp phần tích cực nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan, đơn vị.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác văn thư - lưu trữ, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài cho bài báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cho mình với nội dung là: 
"Hiện đại hoá công tác văn thư - lưu trữ ở Văn phòng Uỷ ban nhân dân
Thị Trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp"
2. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu về thực trạng hiện đại hoá công tác văn thư - lưu trữ tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá.
3. Phạm vi nghiên cứu
	Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp nghiên cứu về thực trạng hiện đại hoá công tác văn thư - lưu trữ tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời gian 02 năm trở lại đây (2008 - 2010).
4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp, sinh viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học quản lý hành chính nhà nước như phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, sử dụng một số phần mềm tin học. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp xã hội học như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, xử lý tư liệu thứ cấp, chuyên gia,....
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
	Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thực tiễn về thực trạng hiện đại hoá công tác văn thư - lưu trữ ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước nhất là cơ quan hành chính cấp địa phương đề xuất những giải pháp về hoạt động quản lý bằng công tác văn thư - lưu trữ nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơ quan hành chính ở mỗi cấp địa phương đó. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học văn thư - lưu trữ, cho những cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách các cấp nhất là cấp địa phương và cho những người lãnh đạo, quản lý cấp trên.
6. Đóng góp của đề tài
	Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ ở Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, rút ra những kết quả và những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ ở Uỷ ban. 
Mặt khác kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ ở Uỷ ban và sẽ là tài liệu tham khảo cho các giảng viên nghiên cứu, các cơ quan đơn vị lựa chọn thích hợp cho cơ quan, đơn vị của mình.
7. Kết cấu của báo cáo
	Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo; báo cáo được cấu thành hai phần.
Phần thứ nhất
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH T ... văn thư chuyên trách. Như vậy, muốn nâng cao chất lượng công tác văn thư phục vụ công cuộc cải cách hành chính nói chung, cơ chế "một cửa nói riêng" thì việc tất yếu phải làm là trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức cơ bản về công tác văn thư. Cán bộ văn thư chuyên trách cần được trang bị thêm những kiến thức bổ trợ trong chương trình đào tạo như kiến thức về nhà nước, về hệ thống hành chính, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, tin học ứng dụng...
	Nhận thấy tầm quan trọng của công tác văn thư nói chung, cán bộ nhân viên phụ trách về văn thư nói riêng, lãnh đạo Uỷ ban đã kịp thời và quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ văn thư về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm hướng đến một nền hành chính hiện đại. Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên văn thư trong Uỷ ban hàng năm đều đã được đi học lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư, một số cán bộ đã đang theo học các lớp đại học chuyên ngành về hành chính, văn thư...
2.4. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất
	Cung cấp trang thiết bị hiện đại, đúng tiêu chuẩn phục vụ công tác văn thư, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ làm công tác văn thư: tủ, giá, cặp đựng tài liệu theo từng năm của từng phòng, ban trong Uỷ ban; phòng làm việc có đầy đủ hệ thống thông gió, thông khí, máy điều hoà nhiệt độ, ..... tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả cho công tác văn thư nói riêng trong chương trình cải cách nền hành chính nhà nước nói chung.
3. Về công tác lưu trữ
	Yêu cầu công tác lưu trữ cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như: tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về lưu trữ; xác định công tác lưu trữ là lĩnh vực đặc biệt giữ nhiệm vụ quan trọng trong cải cách hành chính và phát triển đất nước. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức của Uỷ ban tuy làm công tác kiêm nhiệm nhưng đều làm tốt về chuyên môn, nghiệp vụ; nhanh nhạy nắm bắt những ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lưu trữ.
	Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban đến công tác lưu trữ về việc lập hồ sơ công việc (của bộ phận chuyên môn nghiệp vụ) hàng năm, không để tài liệu tồn đọng; Việc tuyển dụng, bố trí cán bộ phải đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đủ số lượng đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, hạn chế cán bộ kiêm nhiệm. Công tác lưu trữ của Uỷ ban đã góp phần thúc đẩy công tác văn thư và hành chính, văn phòng đạt hiệu quả; nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện công cuộc cải cách hành chính.
3.1. Về công tác tổ chức và cán bộ
Công tác kiện toàn hệ thống tổ chức công tác lưu trữ và tổ chức, bố trí cán bộ có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác lưu trữ ở Uỷ ban mặc dù làm kiêm nhiệm nhưng cán bộ được phân công phụ trách về bảo quản tài liệu lưu trữ tại văn phòng Uỷ ban đã có chất lượng và hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý, góp phần thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước ngày càng hiện đại.
	Hàng năm văn phòng Uỷ ban đã cử 01 cán bộ đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng tiếp thu về nghiệp vụ lưu trữ về công tác lưu trữ của cơ quan. Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ phụ cấp trách nhiệm, độc hại cho cán bộ lưu trữ theo quy định hiện hành.
	Từ thực tế thực tập tại cơ quan Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ chỉ trong thời gian ngắn, em xin được trình bày những kiến nghị của mình về công tác văn thư, lưu trữ nhằm hướng đến một nền hành chính nhà nước nói chung, một Uỷ ban hiện đại hoá về mọi mặt, hoạt động năng động trong chương trình áp dụng Chính phủ điện tử - nền hành chính điện tử.
	Chính phủ điện tử có phát triển mạnh được chính là sự đóng góp không nhỏ từ nền hành chính điện tử cấp địa phương, ở đây là cơ quan Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, đã góp phần tích cực vào mối quan hệ công việc của cá nhân hay cơ quan đến cơ quan cấp trên với cấp dưới được khẳng định.
3.1. Về công tác xây dựng và ban hành văn bản
	Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nội vụ và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân Thị Trấn đã ban hành những văn bản: Quy chế về hoạt động và hiện đại hoá công tác văn phòng; Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; Quy trình ban hành và soạn thảo văn bản.
II. KIẾN NGHỊ
	Sau 1 tháng thực tập ( từ ngày 29/8 đến ngày 29/9/2010) tại Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ, từ thực tế khách quan, những kiến thức chuyên ngành em được học từ nhà trường, từ thầy cô, em xin được đưa ra những kiến nghị của mình nhằm góp phần không nhỏ vào công tác văn thư - lưu trữ, hiện đại hoá văn phòng nói chung, văn phòng Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thủy nói riêng nhằm hướng đến một Chính phủ điện tử toàn diện trên cả nước.
	Thứ nhất, nhà nước cần đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử đến Uỷ ban nhân dân các Xã, Thị Trấn. Uỷ ban nhân dân Huyện đã được trang bị máy vi tính, nối mạng (INTERNET, LAN, .....), cán bộ đào tạo chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống Uỷ ban nhân dân các Xã, Thị trấn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về đầu tư trang thiết bị phục vụ văn phòng, văn thư - lưu trữ, hạn chế về trình độ người nhân viên phụ trách bên văn phòng, văn thư - lưu trữ. Vì vậy, em rất mong nhà nước quan tâm đầu tư hơn nữa về trang thiết bị nhằm hướng đến một Chính phủ điện tử từ Trung ương đến tuyến địa phương được thông suốt.
	Thứ hai, Nhà nước cần có văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ của các văn phòng, công tác văn thư - lưu trữ; văn phòng cấp uỷ - văn phòng Uỷ ban nhân dân đối với cấp xã, phường, thị trấn; đặc biệt là công tác lưu trữ ở cơ sở.
	Thứ ba, đối với cán bộ làm công tác văn phòng uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hiện nay; là cấp trực tiếp gặp công dân, nhà nước cần bố trí những cán bộ vừa có nghiệp vụ chuyên môn văn phòng vừa có khả năng làm công tác dân vận. Đồng thời, nhà nước cần thay đổi về qui định chế độ phụ cấp thích đáng để khuyến khích hơn nữa lòng nhiệt tình, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách về văn phòng, văn thư - lưu trữ.
	Thứ tư, các cấp chính quyền cần có sự quan tâm đúng mức đối với công tác văn phòng nói chung và cán bộ làm công tác văn phòng nói riêng. Đây là lĩnh vực phức tạp, việc phụ nhiều, lại là nơi giải quyết trực tiếp với công dân, vì thế rất cần được sự quan tâm hơn nữa đến văn phòng làm việc (về không gian, cơ sở hạ tầng), trang thiết bị phục vụ cho công tác hiện đại hơn nữa.
	Thứ năm, với việc tham mưu của cấp trên, việc chỉ đạo thực hiện thống nhất nội dung quản lý công tác lưu trữ. Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức nhất là các cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương. 
	- Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác của các cơ quan Nhà nước quy định về công tác lưu trữ;
	- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ: về tổ chức lưu trữ; biên chế; trình độ cán bộ và việc thực hiện các chế độ đối với cán bộ làm công tác lưu trữ theo quy định của Nhà nước; 
	- Tình trạng tài liệu lưu trữ; công tác chỉnh lý tài liệu đang còn tồn đọng ở các cơ quan, tổ chức; việc xác định giá trị tài liệu và tiêu huỷ tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành;
	- Tình trạng kho lưu trữ và các trang thiết bị bảo quản tài liệu trong kho, công tác phòng, chống nấm mốc, côn trùng, chống cháy, chế độ vệ sinh môi trường trong kho;
	- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê cơ sở công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ theo quy định hiện hành;
	- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ;
	- Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào công tác lưu trữ.
	Thứ năm, việc xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng tại các văn phòng Uỷ ban cấp xã, phường, thị trấn là rất cần thiết, nhằm hạn chế việc đi lại của cán bộ, nhân viên về việc giải quyết công việc cho công dân. 
	Thứ sáu, về kinh phí hoạt động văn thư, lưu trữ. Tổ chức phổ biến, triển khai các văn bản mới về công tác lưu trữ; tập huấn, đào tạo nghiệp vụ lưu trữ; đầu tư kinh phí để xây dựng mới, cải tạo nâng cấp kho lưu trữ và mua sắm trang thiết bị bảo quản tài liệu; lập nên bộ phận có chuyên môn vững về lưu trữ để tham gia chỉnh lý tài liệu hiện đang còn tồn đọng, chọn ra những tài liệu có giá trị cao phục vụ đắc lực cho công việc hiện tại cũng như tương lai; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ; cử các đoàn đi học tập, khảo sát về công tác lưu trữ.
	Trên đây là những kết luận và kiến nghị của em được rút ra trong 1 tháng thực tập về công tác văn thư - lưu trữ tại Uỷ ban nhân dân Thị Trấn Cẩm Thuỷ đưa vào bài báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp cuối khoá lớp Đại học hành chính KH7-TC38. Những kiến nghị của bản thân trên đây là nguồn tài liệu bổ ích, thiết thực trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, cũng như góp phần vào công tác xây dựng hiện đại hoá nền hành chính nhà nước, xây dựng hoàn thiện thông suốt bộ máy Chính phủ điện tử trên cả nước.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
	Ý thức tổ chức kỷ luật trong thời gian thực tập
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
	Ý thức chấp hành nội quy, quy chế cơ quan thực tập
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
	Tinh thần, thái độ làm việc
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
	Quan hệ với cán bộ, công chức nơi thực tập
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
	Đánh giá kết quả báo cáo thực tập
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
	CÁN BỘ NHẬN XÉT
	 (Ký, đóng dấiu)

Tài liệu đính kèm:

  • docgui bai(1).doc