Bài: “Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa” được phân bố trong chương trình Tiếng Việt 5 rất ít (gồm 5 tiết). Đây chưa được xem là kiến thức trọng tâm của chương trình Tiếng Việt 5. Nhưng trong thực tế, khi dạy 2 khái niệm này, GV và HS còn nhiều bất cập, lúng túng. Thậm chí nhiều GV còn nhầm lẫn không phân biệt được Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa. Vì vậy, việc dạy cho HS hiểu thấu đáo về nghĩa của từ là rất cần thiết. Khi hiểu nghĩa của từ, các em sẽ tránh được các lỗi như dùng từ sai, thiếu chính xác., góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Việt 5.
I. Kiến thức cơ bản cần ghi nhớ:
Đây là kiểu bài dạy lý thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, được dạy trong 5 tiết từ tuần 5 đến tuần 8 trong chương trình Tiếng Việt 5. Trước khi học bài này, HS đã được học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, vì vậy HS dã có những kiến thức nhất định về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các trường nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa)
Hiểu và dạy Từ đồng âm- Từ nhiều nghĩa trong phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 Bài: “Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa” được phân bố trong chương trình Tiếng Việt 5 rất ít (gồm 5 tiết). Đây chưa được xem là kiến thức trọng tâm của chương trình Tiếng Việt 5. Nhưng trong thực tế, khi dạy 2 khái niệm này, GV và HS còn nhiều bất cập, lúng túng. Thậm chí nhiều GV còn nhầm lẫn không phân biệt được Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa. Vì vậy, việc dạy cho HS hiểu thấu đáo về nghĩa của từ là rất cần thiết. Khi hiểu nghĩa của từ, các em sẽ tránh được các lỗi như dùng từ sai, thiếu chính xác..., góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Việt 5. I. Kiến thức cơ bản cần ghi nhớ: Đây là kiểu bài dạy lý thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, được dạy trong 5 tiết từ tuần 5 đến tuần 8 trong chương trình Tiếng Việt 5. Trước khi học bài này, HS đã được học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, vì vậy HS dã có những kiến thức nhất định về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các trường nghĩa (đồng nghĩa, trái nghĩa) *Các kiến thức liên quan đến bài dạy: - Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Cách dùng từ đồng âm để chơi chữ: là dựa vào hiện tượng từ đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa gây những bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. - Từ nhiều nghĩa: 1 nghĩa gốc (nghĩa đen) Từ có mối liên hệ với nhau 1 hoặc nhiều nghĩa chuyển (nghĩa bóng) II. Tổ chức thực hiện: 1/ Giúp HS nắm chắc khái niệm về Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa: Đây là kiểu bài lý thuyết, nếu không nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động thì giờ học sẽ trở nên nặng nề, áp đặt HS, dẫn đến hiệu quả không cao. Sau khi nghiên cứu kĩ mục tiêu, yêu cầu của tiết dạy, ý đồ và hệ thống các bài tập được thiết kế ở SGK tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động học tập cho HS như sau: 1.1. Dạy khái niệm về Từ đồng âm: Tổ chức cho HS tìm hiểu hai ví dụ ở SGK (BT 1 – Tr 51). a/ Ông ngồi câu cá. b/ Đoạn văn này có 5 câu. H: Nêu nhận xét về 2 câu văn trên (mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau) H: Tìm nghĩa của từ câu trong từng câu văn. Chọn dòng nào nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở BT 1? Bắt cá, tôm . . . bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây. Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. H: Nhận xét về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên để nhận ra được hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) nhưng nghĩa rất khác nhau. Từ đó giáo viên chốt lại: Những từ như thế được gọi là những từ đồng âm. Để HS nắm chắc khái niệm, lật ngược lại vấn đề: Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm? HS rút ra khái niệm rất chính xác, mà lại nhẹ nhàng không áp đặt HS. Vì vậy các em nhớ khái niệm, bản chất của từ đồng âm rất lâu. Ngoài ra HS còn được tìm thêm ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho kiến thức cần ghi nhớ. VD: - Bút mực – cá mực. - Cái bàn – bàn bạc – bàn chân .v. v . . . Có trường hợp, HS đưa ra những ví dụ không phải là từ đồng âm mà là từ nhiều nghĩa (H chưa được học), đối với trường hợp này, GV khéo léo đưa HS quay lại khái niệm về từ đồng âm, chú ý bản chất của từ đồng âm: nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau (VD: câu cá - câu văn) 1.2. Dạy khái niệm về từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Để giúp HS nắm chắc khái niệm bắt đầu từ việc HS tìm hiểu các VD (ngữ liệu ở SGK). Đầu tiên giúp HS xác định nghĩa gốc -> nghĩa chuyển -> mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Ngữ liệu: Bài 1 A B Răng a) Bộ phận ở hai bên đầu người và động vặt dùng để nghe. Mũi b) Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn Tai c) Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi. Bài 2: Răng của chiếc cào Làm sao nhai được? Mũi thuyền rẽ nước Thì ngửi cái gì? Cái ấm không nghe Sao tai lại mọc? . . . *Xác định nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa: H:(cá nhân) Tìm nghĩa ở cột B thích hợp nối với mỗi từ ở cột A(Bài 1) T: Nhấn mạnh: Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu) của mỗi từ . *Xác định nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa: H: (N2) Tìm hiểu : Nghĩa của các từ in đậm ở bài tập2 có gì khác nghĩa của chúng ở bài tập1? Phần này GV không yêu cầu HS giải nghĩa một cách phức tạp. Chính các câu thơ đã nói về sự khác nhau giữa những từ in đậm trong khổ thơ với các từ ở bài tập1: Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật . Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được. Tai của cái ấm không dùng để nghe được. T: Nhấn mạnh : những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai (BT1) đó chính là nghĩa chuyển . Giúp HS hiểu mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển: T: Yêu cầu HS phát hiện sự giống nhau về nghĩa của các từ răng, mũi, taỉ ở BT1và BT2 H:(Trao đổi N):Vì sao cái răng cào không dùng để nhai vẫn được gọi là răng? (đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng) Vì sao mũi thuyền không dùng để ngửi vẫn gọi là mũi ? (cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước ) Vì sao cái tai ấm không dùng để nghe vẫn gọi là tai? (cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai) HS chỉ ra được sự khác nhau và giống nhau về nghĩa của các từ răng, mũi, taỉ ở BT1 và BT2 chính là HS đã hiểu được mối liên hệ của các từ nhiều nghĩa (vừa khác - vừa giống nhau ) Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 1.3. Dạy phân biệt Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa: Sau khi HS nắm chắc khái niệm, GVcho HS phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa qua các ví dụ cụ thể. HS rút ra nhận xét, GV chốt lại: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Giống nhau Phát âm giống nhau Phát âm giống nhau Khác nhau Nghĩa hoàn toàn khác nhau Ví dụ: Chơi cờ - treo cờ Bàn bạc - cái bàn Nghĩa của các từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Em bé chạy, tàu chạy, đồng hồ chạy, chạy lũ, chạy điểm . . . -> sự vận động nhanh. Như vậy, H vừa nắm chắc khái niệm, không thể nào lẫn lộn giữa Từ đồng âm và Từ nhiều nghĩa. 2. Giúp H luyện tập - thực hành vận dụng: Giúp H vận dụng kiến thức đã học vào việc luyện tập thực hành theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp hơn.(hệ thống bài tập được thiết kế ở SGK) 2.1. Luyện tập về Từ đồng âm: * Giúp H phân biệt nghĩa của những Từ đồng âm dưới dạng các bài tập: nhận diện, giải nghĩa từ, đặt câu... với các hình thức tổ chức cá nhân, nhóm, hoạt động cả lớp vv... VD: a/ Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: Cánh đồng- tượng đồng- một nghìn đồng. Hòn đá- đá bóng. Ba và má- ba tuổi. b/ Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. Nhờ nắm chắc khái niệm, nhiều H đã hiểu và đặt được câu đúng để phân biệt các từ đồng âm như: Lọ hoa trên bàn trông thật đẹp./ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. Cờ vua là một môn thể thao được nhiều người yêu thích./ Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Nước Việt Nam ta rất giàu và đẹp./ Con suối này nước rất trong. c/ Tổ chức cho H thi giải câu đố nhanh: Trùng trục như con chó thui. Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (là con gì?) (Con chó thui. Từ chín có nghĩa là nướng chín, chứ không phải là số 9) Hai cây cùng có một tên. Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ. (là cây gì?) (Cây hoa súng và khẩu súng) *Luyện tập cách dùng từ đồng âm để chơi chữ : Tuy bài học này năm nay đó được giảm tải nhưng trong thực tế học sinh cần được biết để các em hiểu được cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ, qua đó các em hiểu thêm sự phong phú, cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt và qua đó các em cũng có thể vận dụng trong khi nói, viết của mình. Dựa vào hiện tượng từ đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. Để dạy phần này, ngữ liệu cần dùng là câu văn ở SGK(Tr61). Hổ mang bò lên núi. GV cho H trao đổi, thảo luận với nhau: có thể hiểu câu trên theo những cách nào? Vì sao có thể hiểu theo nhiều cách như vậy? (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi. Hổ mang bò lên núi. (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi. Người viết đã sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu. Đó là cách dùng từ đồng âm để chơi chữ. Từ đó HS hiểu được cách làm và tác dụng của việc dùng từ đồng âm để chơi chữ. Đối với phần này, để khắc sâu kiến thức cho H, tránh sự nặng nề, nhàm chán, sử dụng các phương tịên bỗ trợ như tranh ảnh, đồ vật thật... để giải nghĩa các từ. VD: Tranh vẽ HS rảo bước đến trường, bộ bàn ghế, núi, bầu trời tiếp giáp mặt đất,... HS chỉ tranh để gọi tên sự vật: bàn chân (người), chân bàn, chân ghế, chân núi, chân trời,... Từ chân chỉ chân của người, khác với chân của bàn, khác xa với chân núi, chân trời nhưng đều được gọi là chân. đó chính là hiện tượng chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa. HS hiểu nghĩa của từng từ, xác định được nghĩa gốc nghĩa chuyển chứ không cần sa vào giảng giải nghĩa của từ là thế này, thế kia... tránh được sự nặng nề, áp đạt, mà hiệu quả lại cao. Đối với phần luyện tập- thực hành này, nội dung bài tập đã có ở SGK, quan trọng là GV linh động, sáng tạo trong hình thức dạy học: bài nào nên để HS làm việc độc lập cá nhân, bài nào nhóm đôi nhóm nhỏ, phần nào tổ chức hoạt động chung cả lớp... có thể giải quyết bài tập dưới hình thức thi đua, tổ chức trò chơi... Làm thế nào để tất cả HS phải được luyện tập, HS phải tự làm, tự phát hiện và giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV, kể cả khi HS làm sai. Có như vậy kiến thức đó mới thực sự là của HS, các em sẽ nhớ được lâu. VD: BT1(Tr67- SGK). Có thể cho HS làm việc độc lập: Gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển. a/ Đôi mắt của bé mở to. Quả na mở mắt. b/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Bé đau chân. c/ Khi viết em đừng ngoẹo đầu. Nước suối đầu nguồn rất trong. BT2: HS tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. (lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng). Bài này có thể tổ chức dưới hình thức thi đua giữa các nhóm để giúp HS tìm được nhiều từ. Có sự hợp tác của nhóm, HS đã tìm được rất nhiều từ: Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm,lưỡi búa, lưỡi rìu... Miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng núi lửa... Cổ: cổ tay, cổ chai, cổ lọ, cổ bình, cổ áo... Tay: tay áo, tay ghế, tay quay, tay bóng bàn (cừ khôi)... Lưng: lưng ghế, lưng đồi, lưng núi, lưng trời, lưng đê... 2.3. Luyện tập phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm: Để phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Trước hết học sinh nắm thật chắc khái niệm, bản chất của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (trình bày ở phần 1.1; 1.2). Sau đó học sinh nắm được điểm giống và khác nhau của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa (đã trình bày ở phần 1.3). Sau đó HS được giải các bài tập để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Ngữ liệu để dạy phần này là các bài tập ở SGK, bài tập 1 (trang 82 - SGK): Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa? Chín Lúa ngoài đồng đã chín vàng. Tổ em có chín học sinh. Nghĩ cho chín rồi hãy nói. b. Đường Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. Đây là một bài tập tương đối khó đối với HS. Phần này tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận trong nhóm nhỏ để hoàn thành bài tập: Yêu cầu H: Đọc kỹ từng câu. Đánh dấu số thứ tự từng từ in đậm trong mỗi câu. Nêu nghĩa của từng từ. Ví dụ: a) Chín Lúa ngoài đồng đã chín vàng. (1) Tổ em có chín học sinh (2) Nghĩ cho chín rồi hãy nói (3) (Chín 1: Hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được. Chín 2: Số 9 Chín 3: Suy nghĩ kĩ càng. Chín 1 và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2)v.v... Để phân biệt các nghĩa của từ nhiều nghĩa cách làm hiệu quả nhất là đặt câu. VD: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ ngọt Nghĩa của từ Đặt câu Có vị như vị của đường, mật Cam đầu mùa rất ngọt Loại sô-cô-la này rất ngọt. (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe Cu cậu chỉ ưa nói ngọt. Cô ấy ăn nói ngọt ngào, dễ nghe. (Âm thanh) nghe êm tai. Tiếng đàn thật ngọt. * Kinh nghiệm để nhận diện, phân biệt từ nhiều nghĩa: nếu từ đó thuộc từ loại là danh từ thì nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của từ đó bao giờ cũng cùng loại danh từ, tương tự nếu từ đó là tính từ hoặc động từ thì nghĩa gốc và các nghĩa chuyển của nó bao giờ cũng là tính từ, hoặc động từ. VD: Chân người (DT) Chân bàn (DT) Chân (DT) -> Từ nhiều nghĩa Chân núi (DT) Chân trời (DT) Chân người (DT) # chân thật (TT) ->Từ đồng âm. Nước ăn chân (ĐT) ăn (ĐT) Tàu ăn than (ĐT) -> Từ nhiều nghĩa ăn cơm (ĐT) Mật ngọt (TT) Ngọt (TT) Lời nói ngọt (TT) -> Từ nhiều nghĩa Âm thanh ngọt ngào (TT) III. Kết luận sư phạm: Đây là kiểu bài lí thuyết, tránh sự áp đặt kiến thức cho HS, HS nắm khái niệm thông qua tự mình làm việc, tự tìm hiểu qua các ví dụ cụ thể, những bài tập cụ thể, dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV để rút ra được nhận xét -> khái niệm -> ghi nhớ khái niệm -> luyện tập, thực hành. Sau khi HS nắm được khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, GV cho HS liên hệ, so sánh để phân biệt hai lớp từ này. Để phân biệt phải dựa vào nghĩa của chúng. Nghĩa của các từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau(vừa khác, vừa giống nhau). Còn từ đồng âm thì nghĩa của chúng hoàn toàn khác hẳn nhau. Đây chính là mấu chốt của vấn đề khi dạy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ngày 22/11/ 2011 Lê Thị Bích Hồng Trường tiểu học số 1 Đồng Sơn
Tài liệu đính kèm: