Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ) trong môn Tiếng Việt Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ) trong môn Tiếng Việt Lớp 4

Phần I- NHẬN THỨC

- Tiếng Việt (TV) là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam . Bởi thế, dạy TV có vai trò cực kì quan trọng trong các cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học. Mục đích chính của việc dạy học TV ở Tiểu học là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kĩ năng sử dụng TV. Đó là các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Theo quan điểm dạy học mới (quan điểm dạy học tích hợp) thì ranh giới rạch ròi giữa các phân môn trong môn TV không còn nữa. Tuy nhiên, mỗi một phân môn vẫn có những chức năng đặc thù, không thể thay thế.

- Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của HS là một trong những nguyên tắc đặc thù của dạy học môn TV ở tiểu học. Dạy học môn TV đòi hỏi giáo viên (GV ) phải tìm hiểu, nắm được năng lực sử dụng TV của các em. Đồng thời, khi dạy mỗi một kiến thức, kĩ năng TV, GV cần biết HS đã được học và nắm kiến thức kĩ năng đó đến mức độ nào để điều chỉnh, lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí.

- Trong môn TV, nội dung Từ loại (phần danh từ (DT ), động từ (ĐT), tính từ (TT)) được đưa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu từ đầu năm lớp 4 (từ tuần tuần 12 ). Lên lớp 5, HS được củng cố lại kiến thức từ loại trong 2 tiết LTVC của tuần 14. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với HS mà với cả GV trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tượng HS khá giỏi.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần Danh từ, Động từ, Tính từ) trong môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Phần I- NHẬN THỨC ......3
Phần II- NỘI DUNG..4
I. Lý do chọn đề tài:....4
II. Mục đích nghiên cứu:...4
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
IV. Phương pháp nghiên cứu ..4
V. Đặc điểm tình hình....4
VI. Nội dung thực hiện .5
VII. Biện pháp thực hiện ..5
 1. Nắm vững kiến thức về từ loại ....6
 2. Nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy....10
 3. Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh....11
 4. Cung cấp một số mẹo giúp HS phát hiện nhanh các DT, ĐT, TT.13
 5. Tổ chức đánh giá kết quả học tập theo đúng chuẩn KTKN....14
VIII. Kết quả 15
IX. Bài học kinh nghiệm.. .16
X. Ý kiến đề xuất... .17
Phần III- KẾT LUẬN... .18
 Phần I- NHẬN THỨC 
- Tiếng Việt (TV) là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam . Bởi thế, dạy TV có vai trò cực kì quan trọng trong các cấp học, đặc biệt là cấp Tiểu học. Mục đích chính của việc dạy học TV ở Tiểu học là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các kĩ năng sử dụng TV. Đó là các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Theo quan điểm dạy học mới (quan điểm dạy học tích hợp) thì ranh giới rạch ròi giữa các phân môn trong môn TV không còn nữa. Tuy nhiên, mỗi một phân môn vẫn có những chức năng đặc thù, không thể thay thế. 
- Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của HS là một trong những nguyên tắc đặc thù của dạy học môn TV ở tiểu học. Dạy học môn TV đòi hỏi giáo viên (GV ) phải tìm hiểu, nắm được năng lực sử dụng TV của các em. Đồng thời, khi dạy mỗi một kiến thức, kĩ năng TV, GV cần biết HS đã được học và nắm kiến thức kĩ năng đó đến mức độ nào để điều chỉnh, lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí.
- Trong môn TV, nội dung Từ loại (phần danh từ (DT ), động từ (ĐT), tính từ (TT)) được đưa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu từ đầu năm lớp 4 (từ tuần tuần 12 ). Lên lớp 5, HS được củng cố lại kiến thức từ loại trong 2 tiết LTVC của tuần 14. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với HS mà với cả GV trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tượng HS khá giỏi.
 *
 * *
 Phần II- NỘI DUNG 
I- Lí do chọn đề tài :
Đầu năm học 2010- 2011, dưới sự phân công của BGH nhà trường , tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5C. Sau một thời gian ngắn tiếp nhận lớp ,tiến hành thu thập các cứ liệu kết hợp với kết quả khảo sát đầu năm môn TV, tôi thấy vốn kiến thức về TỪ và CÂU, đặc biệt là mảng kiến thức về từ loại của HS còn rất hạn chế. Các em nắm bắt các khái niệm rất mơ hồ, dẫn đến nhiều sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm bài. Với suy nghĩ : Làm thế nào để các em dễ dàng phát hiện ra kiến thức mà không bị nhầm lẫn? Tôi đã quyết định đi sâu tìm hiểu và xây dựng đề tài : Giúp HS nắm vững kiến thức từ loại (phần DT, ĐT,TT ) trong môn TV lớp 4.
II- Mục đích nghiên cứu :
Giúp HS có kĩ năng phát hiện và phân biệt những kiến thức từ loại một cách chính xác và nhanh chóng .
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng thực nghiệm : HS lớp 4B.
- Đối tượng so sánh, đối chiếu : HS lớp 4C.
- Đối tượng hỗ trợ điều tra : HS lớp 5C.
IV- Phương pháp nghiên cứu :
 - PP lí luận , thực tiễn.
PP điều tra, thống kê.
PP phân tích ,tổng hợp.
PP đàm thoại, gợi mở.
PP thực nghiệm, kiểm chứng.
PP thực hành.
PP đánh giá, tổng kết kinh nghiệm.
.....
V- Đặc điểm tình hình :
Qua kết quả điều tra sơ bộ tại lớp 5C cho thấy, mặc dù các em đã được học qua nội dung Từ loại (phần DT, ĐT, TT ), song rất nhiều em nắm bắt khái niệm rất mơ hồ. Bên cạnh đó, nhiều em nắm kiến thức một cách máy móc. Tuy các em có nêu được các khái niệm về DT, ĐT,TT song bản chất về mặt ngữ nghĩa các em lại nắm rất hời hợt, điều đó chỉ đủ để các em xác định đúng từ loại của những từ được coi là rất tường minh ,như :
mũ (từ chỉ đồ vật ) là DT.
chạy (từ chỉ hoạt động ) là ĐT.
ngọt ( từ chỉ đặc điểm) là TT.
Đặc biệt, vẫn có một số em nhầm lẫn ở ngay những từ được coi là rất tường minh đó.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều em do chưa nắm chắc khái niệm về từ, cấu tạo từ nên còn xác định học giỏi, hát hay, giỏi toán là một từ, khiến cho việc xác định từ loại càng trở nên khó khăn hơn.
Kết quả khảo sát cụ thể của lớp 5C ( sĩ số : 29/29 ) như sau :
 Kĩ năng
 Đạt giỏi
 SL %
 Đạt khá
 SL %
 Đạt TB
 SL %
 Dưới TB
 SL %
 Tách từ
 4 13.8
 6 20.7
 8 27.6
 11 37.9
 XĐ từ loại
 2 6.9
 6 20.7
 7 24.1
 14 48.3
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng các em xác định đúng từ loại còn ít, nhiều em vẫn còn nhầm lẫn giữa các DT, ĐT, TT, Đặc biệt, do mảng kiến thức về từ và cấu tạo từ của các em còn chưa tốt nên nhiều em nhầm tưởng cụm từ là một từ do đó việc xác định từ loại bị khó khăn, dẫn đến những sai sót tiếp theo. Với kết quả thống kê này, một vấn đề nảy sinh là để HS làm tốt các bài tập có nội dung từ loại thì buộc HS phải nắm vững kiến thức về từ và cấu tạo từ. Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài nên tôi tạm gác lại vấn đề này để tập trung nghiên cứu sâu vào nội dung của đề tài đã chọn.
VI- Nội dung thực hiện :
Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ đầu tháng thứ 2 của năm học 2010- 2011,tôi đã lên kế hoạch xây dựng chuyên đề : Giúp HS nắm vững kiến thức từ loại (phần DT, ĐT, TT ) trong môn TV lớp 4-5, nhằm tháo gỡ những khó khăn mà HS mắc phải và thống nhất trong toàn tổ về phương pháp giảng dạy cũng như cách thức tiến hành các tiết dạy mang nội dung từ loại, cũng như các kiến thức mang nội dung thuộc phần từ và câu có dạng tương tự.
Nội dung chuyên đề yêu cầu GV đi sâu vào vào một số vấn đề sau :
 1- Nắm vững kiến thức về từ loại.
 2- Nghiên cứu kĩ nội dung cần giảng dạy.
 3- Tổ chức giảng dạy theo trình độ học tập của học sinh.
 4- Cung cấp một số mẹo giúp HS phát hiện nhanh các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn.
 5- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng chuẩn KTKN.
VII-Biện pháp thực hiện :
1- Nắm vững kiến thức về từ loại :
Bên cạnh việc giúp HS nắm vững kiến thức về từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) đã được học trong 4 tuần đầu, GV cần cung cấp cho HS đầy đủ các kiến thức về từ loại (phần DT, ĐT,TT ), yêu cầu HS nắm chắc khái niệm về DT, ĐT, TT (học xen kẽ trong phân môn LTVC từ tuần 5 tuần12 ), biết thế nào là cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ( học trong loạt bài về câu kể : Câu kể : Ai làm gì ? (tuần 17 ); Câu kể : Ai thế nào ? (tuần 21 ); Câu kể : Ai là gì ? (tuần 24 ). 
Để làm được vấn đề này, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kiến thức về từ loại. (phần DT, ĐT,TT ). Cụ thể :
1.1)Danh từ (DT ): DT là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
V.D :
 - DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,...
 - DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,...
 - DT chỉ đơn vị : Ông, vị (vị giám đốc ),cô (cô Tấm ) ,cái, bức, tấm,... ; mét, lít, ki-lô-gam,... ;nắm, mớ, đàn,...
 Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết , người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung .
 	- Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )
- Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật ). DT chung có thể chia thành 2 loại :
+ DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,...).
+ DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,... )
Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng :
 Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhjên ( cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên.
 + DT chỉ khái niệm :
 Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng- đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như : tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,...Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,...
 + DT chỉ đơn vị :
 Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nen còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,...
- DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,...VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,...
- DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng, mùa, vụ, buổi,...
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,...
*Cụm DT:
 - DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
 1.2) Động từ( ĐT ): 
ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
V.D : - Đi, chạy ,nhảy,... (ĐT chỉ hoạt động )
 - Vui, buồn, giận, ... (ĐT chỉ trạng thái )
*Những lưu ý về ĐT chỉ trạng thái :
 - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại  ... c mẹo này ta có thể đưa vào trực tiếp trong quá trình hướng dẫn HS làm bài tập. 
Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.
*Danh từ :
 - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
 - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
 - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
 - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
 - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
 - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
 - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ :
 - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : 
Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
5.Tổ chức đánh giá kết quả học tập theo đúng chuẩn KTKN :
 Sau mỗi tiết học, đặc biệt là sau mỗi một nội dung , GV cần tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS để củng cố, uốn nắn kịp thời.
 Đánh giá kết quả học tập của HS một cách kịp thời cũng là cách để chúng ta tự đánh giá chất lượng giờ dạy của bản thân, từ đó có thể kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung ,phương pháp giảng dạy cho hợp lí, giúp HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và rễ dàng hơn.
* Những điểm cần lưu ý khi giảng dạy phân môn LTVC nói chung và dạy nội dung Từ loại nói riêng :
 1.Yêu cầu về kiến thức khi dạy phần LTVCchủ yếu là những kĩ năng dùng từ , đặt câu. Tuy vậy, không thể tránh khỏi việc dùng đến một số ít các thuật ngữ của ngôn ngữ học có trong các nội dung mà ở tiểu học các em chưa được học . Vì vậy, cần lưu ý :
- Việc xác định các thuật ngữ ấy nếu có cũng phải được làm tới mức tối giản và không nhất thiết phải hoàn toàn chính xác.
- Không nên tự ý thêm thuật ngữ hoặc định nghĩa. SGK chưa nói đến Bổ ngữ, Định ngữ , Hô ngữ,... thì trong giảng dạy cũng không yêu cầu HS phân biệt các kiểu cấu tạo này.
2. Khi HS làm các bài tập cụ thể, GV tổ chức cho HS làm bằng nhiều hình thức khác nhau như :
- Làm trên bảng lớp và bảng con.
- Làm theo nhóm hoặc cá nhân.
- Làm trong giấy nháp và vở bài tập (VBT có thể sử dụng như phiếu học tập)
- Làm trên phiếu học tập.
 3. Có những bài tập không chỉ có một giải đúng duy nhất, trong những trường hợp ấy, GV phải khéo léo xác nhận các lời giải đúng và động viên kịp thời những lời giải hay.
4. SGV chỉ là tài liệu tham khảo có tính chất định hướng, vì thế GV cần khai thác triệt để SGK song phải linh hoạt và sáng tạo.
5. GV phải tạo cơ hội để HS phát hiện và giải quyết vấn đề, không làm việc hộ HS, không nói nhiều trong tiết LTVC mà phải cho HS được làm nhiều, nói nhiều. GV cần tiết kiệm thời gian làm việc của chính mình bằng cách nói ít song phải nói chuẩn, nói đúng.
6. GV cần linh động vận dụng phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học để tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự nhiên lĩnh hội kiến thức mới.
VIII- Kết quả :
Sau khi chuyên đề " Giúp HS nắm vững kiến thức từ loại (Phần DT, ĐT, TT) trong môn Tiếng Việt lớp 4" được triển khai xuống lớp thực nghiệm, kết quả chúng tôi thu được thật đáng mừng. Cùng với việc cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản về từ loại (Phần DT, ĐT, TT) trong các tiết học, GVCN còn tiến hành cung cấp một số kiến thức mở rộng, nâng cao cho đối tượng HS giỏi. Đặc biệt, việc cung cấp một số mẹo giúp học sinh phát hiện nhanh các DT, ĐT, TT dễ lẫn lộn đã khắc phục khá tốt tình trạng nhầm lẫn của học sinh trong quá trình phân loại từ. 
Biểu hiện cụ thể như sau:
- Học sinh đã nắm vững khái niệm về từ loại.
Biết phân biệt các DT, ĐT, TT nhanh, chính xác.
Biết sử dụng các từ loại hợp lí trong việc đặt câu văn.
Tự tin, hào hứng khi học nội dung này.
Khả năng tách từ cũng được cải thiện rõ rệt ( không xảy ra hiện tượng tách chưa hết như kiểu: vỗ tay, học giỏi, hát hay,)
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Lớp 4C (Lớp không thực nghiệm)( sĩ số : 27/27 ) :
 Kĩ năng
 Đạt giỏi
 SL %
 Đạt khá
 SL %
 Đạt TB
 SL %
 Dưới TB
 SL %
 Tách từ
 1 3,7
 7 25,9
 15 55,6
 4 14,8
 XĐ từ loại
 1 3,7
 6 22,2
 15 55,6
 5 18,5
Lớp 4B (Lớp thực nghiệm)( sĩ số : 28/28 ) :
 Kĩ năng
 Đạt giỏi
 SL %
 Đạt khá
 SL %
 Đạt TB
 SL %
 Dưới TB
 SL %
 Tách từ
 5 17,8
 11 39,3
 11 39,3
 1 3,6
 XĐ từ loại
 4 14,3
 12 42,8
 11 39,3
 1 3,6
Qua việc tiến hành khảo sát, đối chiếu cho thấy kết quả học tập của học sinh được áp dụng đề tài so với đối tượng HS không được áp dụng đã có sự khác biệt rõ rệt. 
Kết quả đạt được đã cho thấy sự đúng đắn và tính hiệu quả, giá trị thực thi của đề tài. Nó không những tháo gỡ bế tắc lâu nay của giáo viên đứng lớp, mà còn góp phần giải quyết gần như triệt để những nhầm lẫn mà học sinh luôn gặp phải khi học đến nội dung này.
IX- Bài học kinh nghiệm :
Qua nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy, để học sinh nắm vững kiến thức từ loại (Phần DT, ĐT, TT) nói riêng và kiến thức về phần Từ nói chung, giáo viên cần làm tốt một số yêu cầu sau:
- Nắm vững mảng kiến thức cần truyền thụ: Có nắm vững kiến thức thì GV mới có đủ bản lĩnh giúp các em không chỉ biết đến những từ ngữ đơn điệu có sẵn trong SGK, mà còn tự tin bước ra khỏi những trang sách, đi vào thực tế cuộc sống với vô vàn vốn từ ngữ phong phú của Tiếng Việt, mà không sợ lầm đường lạc lối.
- Nghiên cứu kĩ nội dung cần truyền thụ: Có nghiên cứu kĩ nội dung thì GV mới truyền đạt được đầy đủ nhất ý tưởng mà các tác giả muốn người học nắm bắt. Không những thế, việc nghiên cứu kĩ càng còn giúp GV nhanh chóng xử lí tốt các tình huống phát sinh, những băn khoăn, những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình học tập.
- Tổ chức giảng dạy theo trình độ tiếp thụ của học sinh: Việc dạy học theo trình độ HS sẽ hạn chế được áp lực tâm lí không chỉ cho người học mà cho cả người dạy. Mỗi con người sinh ra vốn đã không ai giống ai, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà cả tầm nhận thức bên trong. SGK viết ra là để áp dụng chung cho tất cả mọi người. Song với mỗi một đối tượng, từ HS khá giỏi đến HS yếu kém, từ HS thành thị đến HS vùng núi, cần phải có sự điều chỉnh hợp lí. Nếu GV biết điều chỉnh hợp lí, tiết học sẽ diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
- Cung cấp một số mẹo giúp HS phát hiện nhanh nội dung kiến thức: Vốn từ ngữ Tiếng Việt tuy phức tạp nhưng cũng rất gần gũi và dễ hiểu nếu ta yêu mến nó. Mọi vấn đề được hình thành đều có khởi nguồn, gốc rễ. Người GV biết tìm ra khởi nguồn, tìm ra quy luật của nó chính là đã tìm ra cái gậy để giúp học trò có những bước đi chắc chắn trên con đường nắm bắt tri thức của mình.
X-Ý kiến đề xuất :
 	Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức từ loại, đồng thời, để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung của mỗi giáo viên tiểu học, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 
 1. Về phía nhà trường:
	- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.
 - Hàng năm tổ chức các chuyên đề về phần TỪ và CÂU theo từng nội dung cụ thể để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy ở mảng kiến thức này.
 - Khi nhập các đầu sách, bên thư viện của nhà trường cần lưu ý chọn lọc các loại sách tham khảo có chất lượng của các tác giả, nhà xuất bản có uy tín để phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh trong việc giảng dạy và học tập.
 2. Về phía giáo viên: 
 - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân bằng cách tự học, tự bồi dưỡng, tự cập nhật các thông tin và phương pháp mới thông qua đồng nghiệp, qua sách tham khảo, qua mạng internet,
 - Khi lên kế hoạch bài học cần chuẩn bị kĩ càng nội dung. Tham khảo thêm các tư liệu có liên quan để bổ sung vào bài dạy cho tiết học trở nên phong phú, đa dạng, hấp dẫn học sinh.
 - Giáo viên không nên quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn của Bộ giáo dục. Cần mạnh dạn tìm ra các cách khác nhau nhằm giúp học sinh nắm được mục tiêu bài học một cách nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất và đầy đủ nhất.
Lêi kÕt:
	Nh­ vËy, ®Ó cã ®­îc kÕt qu¶ cao trong häc tËp cña häc sinh th× sù gi¶ng d¹y nhiÖt t×nh cña gi¸o viªn th«i th× ch­a ®ñ. Mçi mét m«n häc, mçi mét bµi häc, mçi mét tiÕt häc ®Òu cã mét s¾c th¸I, mét ®Æc ®iÓm riªng, ®ßi hái mét ph­¬ng ph¸p riªng phï hîp víi nã. V× vËy, ngoµi nh÷ng ph­¬ng ph¸p chung ®· ®­îc s¸ch b¸o in thµnh ch­¬ng, thµnh môc, mçi gi¸o viªn cÇn x©y dùng cho m×nh mét ph­¬ng ph¸p d¹y häc riªng, víi nh÷ng kiÕn thøc ®· cã vµ nh÷ng kiÕn thøc, nh÷ng kinh nghiÖm ®­îc ®óc kÕt qua nh÷ng n¨m th¸ng gi¶ng d¹y. Nh÷ng kinh nghiÖm ®ã kh«ng ph¶I ®· ghi s½n trong tµi liÖu h­íng dÉn gi¶ng d¹y nªn kh«ng ai gièng ai. V× vËy, hîp t¸c vµ chia sÎ kinh nghiÖm víi b¹n bÌ ®ång nghiÖp còng lµ mét c«ng viÖc kh«ng thÓ thiÕu nh»m thóc ®Èy vµ n©ng cao kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh.
	Bªn c¹nh nh÷ng kinh nghiÖm cña b¶n th©n, ng­êi gi¸o viªn còng cÇn quan t©m ®Õn nhu cÇu tiÕp thô cña häc sinh. Mçi häc sinh cã mét kh¶ n¨ng nhËn thøc kh¸c nhau. V× vËy, chóng ta ph¶i dùa vµo t×nh h×nh thùc tÕ ®Ó ®iÒu chØnh c¸ch d¹y sao cho phï hîp nhÊt. ChØ cã nh­ vËy, c«ng søc lao ®éng cña chóng ta bá ra míi kh«ng bÞ uæng phÝ. KÕt qu¶ thu ®­îc míi thÓ hiÖn ®óng gi¸ trÞ ®Ých thùc cña nã. B»ng nh÷ng kinh nghiÖm cña b¶n th©n, b»ng nh÷ng nç lùc vµ ®am mª víi nghÒ, chóng ta h·y t¹o ra nh÷ng con ®­êng b»ng ph¼ng nhÊt ®Ó c¸c em dÔ dµng v­¬n lªn nh÷ng ®Ønh cao cña tri thøc loµi ng­êi.
 Hoàng Hoa Thám, ngày 9 tháng 3 năm 2011
 Người viết:
 Đàm Thị Ngân
 TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Lê Phương Nga, Nguyễn Trí 
 Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học – Lê Phương Nga – Nhà xuất bản Giáo dục.
3. SGK Tiếng Việt lớp 4/ Tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Các Chuyên đề Giáo dục Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_nam_vung_kien_thuc_tu_lo.doc