SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“HOẠT ĐỘNG GÂY QUỸ GIÚP HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ
Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 ”
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I. VỀ NHẬN THỨC:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân học tập và noi theo. Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã xác định Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị nhỏ tuổi, coi công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp hàng đầu cho lớp người sau này. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược.
Bác dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó chính là nhờ một phần ở công học tập học tập của các em”.
Vâng! Sinh thời Bác Hồ - Người đã dành muôn vàn tình yêu thương cho các em thiếu niên nhi đồng được thể hiện qua câu nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ , biết học hành là ngoan”.
Đúng vây! Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là niềm hi vọng của cả dân tộc. Vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn được coi trọng và tạo mọi điều kiện để toàn xã hội quan tâm chăm sóc, giúp các em trưởng thành, phát huy tính tự chủ bản thân hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
Trong xã hội hiện nay bên cạnh các em có điều kiện phát triển hồn nhiên, vui tươi cắp sách đến trường, được sống trong tình yêu chăm sóc của gia đình; còn có biết bao những em nhỏ không may mắn, bất hạnh cơ nhỡ . Ngoài giờ học, các em phải làm việc phụ giúp gia đình như làm thuê, làm mướn. Và có những em phải nghỉ học bởi những mảnh dời éo le.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HOẠT ĐỘNG GÂY QUỸ GIÚP HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ Ở LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐĂK Ơ GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 ” A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. VỀ NHẬN THỨC: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân học tập và noi theo. Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã xác định Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị nhỏ tuổi, coi công tác giáo dục thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp hàng đầu cho lớp người sau này. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược. Bác dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó chính là nhờ một phần ở công học tập học tập của các em”. Vâng! Sinh thời Bác Hồ - Người đã dành muôn vàn tình yêu thương cho các em thiếu niên nhi đồng được thể hiện qua câu nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ , biết học hành là ngoan”. Đúng vây! Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là niềm hi vọng của cả dân tộc. Vì vậy, công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn được coi trọng và tạo mọi điều kiện để toàn xã hội quan tâm chăm sóc, giúp các em trưởng thành, phát huy tính tự chủ bản thân hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước. Trong xã hội hiện nay bên cạnh các em có điều kiện phát triển hồn nhiên, vui tươi cắp sách đến trường, được sống trong tình yêu chăm sóc của gia đình; còn có biết bao những em nhỏ không may mắn, bất hạnh cơ nhỡ. Ngoài giờ học, các em phải làm việc phụ giúp gia đình như làm thuê, làm mướn. Và có những em phải nghỉ học bởi những mảnh dời éo le... Mong muốn của tôi cũng như bao người khác là làm thế nào để các em phát triển toàn diện, mọi trẻ em đúng độ tuổi đều được cắp sách đến trường đến trường, dược vui dùa cùng bạn bè trang lứa. Đó chính là mục tiêu giáo dục của ngành GD&ĐT. Toàn xã hội đã và đang quan tâm đến trẻ em đặc biệt khó khăn. Luật BV – CS – GD trẻ em sửa đổi năm 2004 quy định tại điều 11 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được xã hội quan tâm giúp đỡ. Đẩy mạnh phong trào tất cả vì đàn em ngày mai, trong đó mỗi tập thể chi Đội cần có những việc làm thiết thực, mỗi thành viên có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em ngay tại đơn vị địa phương ở thôn xóm, ấp Phải làm gì để tạo điều kiện giúp đỡ các em tiếp tục đến trường, làm vơi đi những khó khăn nhọc nhằn của đời thường? Phải làm gì để duy trì sỹ số học sinh, phải làm gì để chia sẻ và mang lại niềm vui, tạo được niềm tin cho các em, để các em có thể hồn nhiên đến trường và tham gia các phong trào hoạt động đội, đồng thời giúp các em không còn tự ti mặc cảm, có ý chí vươn lên phát triển tối đa năng lực Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ và hướng thiện. Với tầm quan trọng của công tác quan tâm chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn. Ngoài sự quan tâm gíp đỡ của xã hội, nhà trường cần phải có một nguồn quỹ để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho trẻ em trong và ngoài nhà trường có quyền được học tập được vui chơi cùng bạn bè trang lứa. Nhanh chóng xây dựng, duy trì và đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là một định hướng đúng đắn, mang tính chất chiến lược phù hợp với mục tiêu giáo dục. Trách nhiệm đó là của toàn xã hội, của tổ chức Đoàn - Đội, các anh chị phụ trách phải là đội quân xung kích, vì các anh chị Tổng phụ trách Đội chính là người anh, người chị, người bạn đồng hành của các em. Từ đó tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoạt động gây quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó ở Liên Đội trường Tiểu học Đăk - Ơ giai đoạn 2007 - 2010” nhằm giúp đỡ những học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong giai đoan 2007-2010 và các năm học tiếp theo. II. VỀ THỰC TẾ. Tình hình chung. Mặc dù trong những năm qua đời sống kinh tế và văn hóa xã hội được nâng cao, trong đó thiếu niên nhi đồng tiếp tục đón nhận sự quan tâm của các bậc phụ huynh và xã hội. Tuy nhiên do mặt trái của cơ chế thị trường và sự phát triển của xã hội, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng tăng lên. Dẫn đến sự mất cân bằng trong xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước trong đó vẫn còn rất nhiều thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn chưa nhận được sự quan tâm giúp đỡ 2.Tại Trường TH Đak - Ơ. a.Thuận lợi. Liên đội Trường TH Đak - Ơ từ năm 2007 đến 2010ù tổng số học sinh là hơn 1000 em, trong đó có 472 nữ trong đó dân tộc 228 nữ dân tộc 100. Liên đội luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát kịp thời của chi bộ - BGH nhà trường, của Đoàn - Đội cấp trên, của chính quyền địa phương, của Hội phụ huynh học sinh, của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội từ thiện. Được như vậy là vì liên đội đã tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho thiếu nhi. Đội viên nhi đồng trong liên đội luôn sôi nổi, hăng hái tham gia các hoạt động, mọi cuộc vận động, biết quan tâm chia sẻ nêu cao tinh thần “Lá lành đùm lá rách” Đội ngũ phụ trách chi, phụ trách sao nhi đồng nhiệt tình sáng tạo. Ngay đầu năm, với định hướng hoạt động quyên góp giúp trẻ em nghèo thông qua phong trào VHVN, thành lập được 05 Đội nhóm văn nghệ với 80 Em tham gia. Trong đó có rất nhiều em có năng khiếu hát hay, múa giỏi được tập luyện thường xuyên. b. Khó khăn. Giai đoạn 2007 đến 2010 trường gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hoạt động hạn hẹp. Đặc biệt hơn là trường nằm trên địa bàn khu vực biên giới đường xá đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, hàng năm dân di cư tự do từ nơi khác đến sinh sống làm thuê, làm mướn ngày càng tăng học sinh dân tộc chiếm 30%, trình độ nhận thức thấp, phần đa là do lo làm kinh tế nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của xã hội. Dẫn đến sô lượng học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngày càng tăng kéo theo là học sinh bỏ học. Với vai trò giáo viên Tổng phụ trách Đội, thông qua đội ngũ giáo viên phụ trách chi, BCH liên chi đội và thông qua các buổi sinh hoạt Đội, tôi nắm bắt được số lượng học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác nhau tại đơn vị đến 356 học sinh nghèo khó. Với số lượng khảo sát trên, nếu chỉ dựa vào nguồn vận động từ đội viên học sinh thì không đủ khả năng hỗ trợ cho các đối tượng trẻ em nghèo tại liên đội. Phải làm gì? Làm như thế nào? để xây dựng nguồn quỹ nhằm giúp đỡ, tao điều kiện động viên các em học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn duy trì việc đến trường học tập tham gia sinh hoạt Đội . Làm thế nào? để cải tiến được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức gây quỹ ngày một hoàn thiện hơn? Những năm học qua, liên Đội TH Đak – Ơ đã phát động nhiều phong trào hướng tới đối tượng trẻ em nghèo đặc biệt khó khăn tại liên đội như: “Aùo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”, “Vui xuân cùng bạn”, “Heo đất tình bạn”, triển khai các đợt “Chiến dịch tình đồng đội”. Nhưng đặc biệt tôi tâm đắc và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Đó là mô hình tổ chức đêm hội diễn văn nghệ gây quỹ “Giúp bạn vượt khó”. Phát huy truyền thống tương thân tương ái đã có từ nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Oâng cha ta đã đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ như: “Bầu ơi! Thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.” Tôi và các bạn! Những người làm công tác giáo dục, chăm sóc thiếu niên nhi đồng cần bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết, tìm ra những gải pháp tốt nhất, nhằm tạo được niềm tin của xã hội, tạo dựng được nguồn quỹ và tạo sân chơi lành mạnh cho các em, qua đó phát triển năng khiếu cho thiếu nhi, phát huy truyền thống lòng nhân ái “Một miếng khi dói, bằng một gói khi no” đã có từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta Vai trò giáo viên Tổng phụ trách Đội, hàng ngày gần gũi với các em, tôi luôn trăn trở, băn khoăn trong việc tìm ra giải pháp cũng như hướng giải quyết vấn đề. Trên cơ sở nhận thức và nắm bắt tình hình, dựa vào kinh nghiệm những năm làm công tác Đội, cùng với việc tổ chức mô hình hoạt động gây quỹ học bổng tại trường. Tôi xin giới thiệu đề tài: “ Hoạt động gây quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó ở Liên Đội trường Tiểu học Đăk –Ơ giai đoạn 2007 - 2010”. B. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN. I. XIN CHỦ TRƯƠNG VẬN ĐỘNG NGUỒN QUỸ GIÚP HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ. Căn cứ vào tình hình thực tế dựa trên thế mạnh sẵn có tại liên đội, tôi đã mạnh dạn đề xuất bằng văn bản với Ban giám hiệu trường, với UBND xã Đak - Ơ, BTV Huyện Đoàn, Lãnh đạo Phòng GD&Đ trong việc tổ chức đêm hội diễn văn nghệ gây quỹ học bổng “Giúp bạn vượt khó”. Được thuận chủ trương, thống nhất kế hoạch tôi mới triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn. II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH LẬP DANH SÁCH HỌC SINH KHÓ KHĂN Ở CÁC KHỐI LỚP CẦN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ: 1. Khảo sát Số học sinh có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ: 0 học sinh. Số học sinh thu ... ài. Làm tốt công tác phối kết hợp với các ban nghành đoàn thể ngoài nhà trường: Liên hệ bằng văn bản, với xã đoàn, công an xã hỗ trợ chương trình và đảm bảo an ninh trật tự trong đêm hội diễn văn nghệ. Nhằm tạo không khí, tiếng vang cho hội diễn: Mời đài phát thanh của huyện, phóng viên đài truyền hình tỉnh về quay phim đưa tin. * Tập trung các vật dụng đạo cụ phục vụ cho hội diễn. Trang phục và đạo cụ: Vận dộng các chi hôi cha mẹ học sinh đóng góp trang bị cho tiết mục văn nghệ mỗi lớp. V. Tổ chức đêm diễn và trao học bổng. 1. Phân công nhiệm vụ: Hiệu trưởng – Trưởng ban tổ chức: Phát biểu khai mạc, đọc quyết định trao học bổng. Tổng phụ trách Đôi: Thiết kế chương trình hội diễn, phụ trách chung. Chương trình: Tổng phụ trách Đôi phải linh động, sáng tạo, nhiệt tình, thương yêu trẻ thơ. Phải có phương án và kế hoạch dự phòng khi bị động chương trình do khách quan đem lại. Thiết kế chương trình Hội diễn và Lễ trao học bổng. Giới thiệu ý nghĩa của Hôi diễn( Tuyên bố lý do). Giới thiệu đại biểu về dự Phát biểu khai mạc, thông qua quyết định trao học bổng. Thông qua kết quả các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủng hộ. Lễ trao học bổng. Diễn chương trình văn nghệ gồm 20 tiết mục. *Lưu ý: Nên xen kẽ các tiết mục đặc sắc, chủ đạo vào trong chương trình trên, để gây hứng thú và không nhàm chán cho khán giả. Sắp xếp chương trình phải đủ các thể loại đan xen nhau. Người hướng dẫn chương trình phải xướng tên và cảm ơn các cơ quan ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm mạnh thường quân. * Điều hành diễn biến các nội dung. Ban tổ chức: Kiểm tra lại việc chuẩn bị sân khấu, âm thanh, ánh sángĐôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của từng tiểu ban, công tác bảo vệ an ninh trật tự cho hội diễn. Chuẩn bị các phần học bổng. Dự kiến đại biểu lên trao học bổng. Ban lễ tân: Đón sắp xếp chỗ ngồi kiểm tra thư mời học sinh được triệu tập nhận học bổng. Tiếp đón đại biểu về dự. Hướng dân học sinh lên nhận học bổng đúng đối tượng. Ban nội dung: Đón diễn viên trong các tiết mục văn nghệ, điểm danh, kiểm tra trang phục, đạo cụ Hướng dẫn học sinh tiếp cận sân khấu theo chương trình hội diễn. * Tổng kết rút kinh nghiệm hội diễn. Sau hội diễn văn nghệ, ban tổ chức tiến hành họp rút kinh nghiệm. Tuyên dương khen thưởng kịp thời các tập thể cá nhân đã nhiệt tình đóng góp cho thành công của hội diễn, phê bình tập thể, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ. VI. KẾT QUẢ. Qua các lần tổ chức kết quả đạt như sau. Năm 2007. Tổ chức đêm hội diễn văn nghệ mừng đảng mừng xuân. Tổng số tiền thu được 5.670.000đ sau khi trừ chi phí tổ chức 2.000.000đ trao học bổng được 36 xuất học bổng cho học sinh nghèo tại trường. Còn lại 70 000đ xung vào quỹ Đội. Sau đây là một số hình ảnh của đêm hội diễn văn nghệ giúp trẻ em nghèo vượt khó tại Liên Đội trường tiểu học Đăc - Ơ. Năm 2008. Tổ chức đêm hội diễn văn nghệ mừng đảng mừng xuân. Tổng số tiền thu được 6.500.000 đ sau khi trừ chi phí tổ chức 2.500.000 đ trao học bổng dược 40 xuất học bổng cho học sinh nghèo tại trường. c.Năm 2009 - 2010. Tổ chức đêm hội diễn văn nghệ mừng đảng mừng xuân. Tổng số tiền thu được 8.500.000 đ sau khi trừ chi phí tổ chức 3.500.000 đ trao học bổng dược 50 xuất học bổng cho học sinh nghèo tại trường. Kết quả các hình thức vận động khác. a. Năm 2007 thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Mỗi đội viên làm một việc làm tốt, một nghĩa cử đẹp vì bạn nghèo đặc biệt khó khăn. Phong trào“Aùo trắng tặng bạn”vận động được 72 bộ quần áo 50.000đ/ 01 bộ trị giá 3.600.000đ tăng cho 72 em học sinh nghèo tai liên đội. Phong trào“Cùng bạn đến trường” vận động được 720 cuốn tập trắng trị giá 1.400.000đ tăng cho 144 em học sinh nghèo tai liên đội. b. Năm 2008 thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Mỗi đội viên làm một việc làm tốt, một nghĩa cử đẹp vì bạn nghèo đặc biệt khó khăn. Phong trào“Cùng bạn đến trường” vận động được 580 cuốn tập trắng trị giá 2.230.000đ tăng cho 58 em học sinh nghèo tai liên đội. Phong trào“Vòng tay bè bạn”vận động được 1.050.000đ nộp HĐĐ huyện Phước Long tăng cho em Nguyễn Thị Hảo bị ngược đãi ở xã đức hạnh huyện Phước Long. Vận động 1.450.000đ tặng em Trần Thị Quỳnh Như bị mổ não học sinh lớp 5.4. Công trình măng non thu gom vỏ loong bia nước ngọt làm 01 ảnh Bác trị giá 1 500 000đ và 2 bộ ghế đá trị giá 1500 000đ c. Năm 2009. Năm 2009 thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Mỗi đội viên làm một việc làm tốt, giúp bạn nghèo khó khăn. Phong trào“Cùng bạn đến trường” vận động được 680 cuốn tập trắng trị giá 3.230.000đ tặng cho 68 em học sinh nghèo tai liên đội. Phong trào“Vòng tay bè bạn”vận động được giúp đỡ 10 học sinh đón tết trị giá 200 000đ/01 phần quà = 2000 000đ C. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm 1. Muốn tổ chức thành công hội diễn văn nghệ gây quỹ học bổng “Giúp bạn vượt khó”, đòi hỏi người Tổng phụ trách Đội phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề, với phong trào, với thiếu nhi, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của từng thành viên trong BTC nêu cao tinh thần trách nhiệm được giao. Việc tổ chức công diễn hoặc các hình thức kêu gọi khác trước hết phải vô tư, trong sáng, công tâm, không tính toán thiệt hơn, lãi lỗ. Công tác huy động các điều kiện và phối hợp các lực lượng cần khơi dậy tinh thần tự nguyện “Tất cả vì đàn em thân yêu”, tham gia hoạt động với mục đích từ thiện xã hội, không mang tính ép buộc, gán việc các bộ phận, đối tượng tham gia. 2. Cần công khai minh bạch nguồn tài chính thu được. Xây dựng phương án giúp đỡ phải xác minh đúng đối tượng, hiệu quả thiết thực. 3. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động kịp thời, chủ động tham mưu với cấp trên, tạo sự quan tâm hỗ trợ của chi bộ, ban giám hiệu, lãnh đạo các cấp và các lực lượng xã hội. 4. Công tác tham mưu và phối hợp phải chủ động linh hoạt sáng tạo, Tổng phụ trách phải nắm vững tình hình diễn biến trong việc thực thi kế hoạch, qua đó điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch có thể xảy ra kịp thời. Cần phát huy cao độ vai trò tự quản của các em.Tạo mọi điều kiện để các em có thể phát huy tính năng động sáng tạo. Tổng phụ trách phải trân trọng những sáng kiến của tập thể hội đồng sư phạm. 5. Nhất thiết phải chú trọng thành lập ban tổ chức hội diễn đi đôi với phân công và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ chung của từng thành viên. Đây là đội ngũ có vị trí, vai trò, nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hội diễn . Nhà trường các lực lượng giáo dục các tổ chức xã hội từ thiện, phụ huynh, học sinh là lực lượng hỗ trợ cho hội diễn, nếu như tổng phụ trách có phương pháp làm việc đúng đắn, biết gắn kết chặt chẽ hoạt động đội với hoạt động của nhà trường kết quả đạt được sẽ cao hơn. Qua hội diễn sẽ tạo cho thiếu nhi nghèo niềm tin và chia sẻ với các em được một phần những bất hạnh, khó khăn vất vả của đời thường. Để tổ chức hội diễn đạt kết quả tốt, còn phụ thuộc vào sự kết hợp nhuần nhuyễn hàng loạt các yếu tố như: Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức phải phù hợp. Đó là vấn đề mang tính khoa học giáo dục không thể tùy tiện lược bỏ. II. Kiến nghị đề xuất. Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, không chỉ là trách nhiệm vàø bổn phận của cá nhân, nhà trường mà là nghĩa vụ của toàn xã hội . Đặc biệt là đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ luôn rất cần sự quan tâm, giúp đỡ hơn nữa về mọi mặt để các em được hưởng một nền giáo dục toàn diên. Đối với những người làm công tác phong trào cần phối hợp tổ chức nhiều hơn các hoạt động văn hóa văn nghệ các hoạt động gây quỹ, các hoạt động từ thiện xã hội Góp phần giảm bớt tỷ lệ trẻ em không được đến trường. Bằng tất cả nỗ lực, cố gắng của BGH, công đoàn, chi đoàn, TPT, đội ngũ giáo viên và học sinh. Thông qua đêm hội diễn văn nghệ gây quỹ “Giúp bạn vươtï khó” liên đội dã tạo điều kiện giúp đỡ được các em thiếu nhi nghèo có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn, giúp các em an tâm tư tưởng học tập tốt, không bỏ trường bỏ lớp. Mặc dù vẫn chưa đủ để hỗ trợ cho số học sinh nghèo tại liên đội, nhưng đã nêu cao tinh thần “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Qua kết quả tổ chức thực hiện càng thể hiện rõ, vai trò trách nhiệm tầm quan trọng của những người làm công tác phong trào. Nếu cả cộng đồng cùng chung vai chăm lo cho công tác giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn xã hội ta sẽ không còn số trẻ em cơ nhỡ không được đến trường. Giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó tiếp tục đến trường là định hướng đúng đắn, thể hiện sự quan tâm chăm sóc giáo giục thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương của đất nước. Đó chính là việc làm thiết thực để tưởng nhớ và ghi nhận lời dạy của Bác Hồ trước lúc đi xa: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đăk Ơ, ngày 14 tháng 01 năm 2010 Người viết Nhâm Sỹ Tân NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA TỔ. TỔ TRƯỞNG NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA HĐ KH NHÀ TRƯỜNG . TM/ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ - XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN BÙ GIA MẬP
Tài liệu đính kèm: