Sáng kiến kinh nghiệm Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “cần, kiệm”

Sáng kiến kinh nghiệm Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “cần, kiệm”

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC

HỒ CHÍ MINH VỀ “CẦN, KIỆM”

1. Khái niệm về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn - đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng.

 Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Song, với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Người thường sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; hoặc các khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái xuất hiện tại Tây Âu từ thời Hy-La cổ đại. Song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "Việt Nam hóa" thành các khái niệm đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện và gần gũi hơn với cán bộ và nhân dân lao động.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “cần, kiệm”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH VỀ “CẦN, KIỆM”
1. Khái niệm về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn - đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng. 
 Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Song, với tư duy độc lập và sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Người thường sử dụng nhiều khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: trung, hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư đã có trong Nho giáo từ mấy trăm năm trước Công nguyên; hoặc các khái niệm tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái xuất hiện tại Tây Âu từ thời Hy-La cổ đại. Song Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "Việt Nam hóa" thành các khái niệm đơn giản dễ hiểu, dễ thực hiện và gần gũi hơn với cán bộ và nhân dân lao động.
Trong quá trình học tập tư tưởng đạo đức của người, chúng tôi tâm đắc nhất đó là tư tưởng về “Cần, kiệm, liêm, chính” mà đặc biệt đó là 02 phẩm chất “Cần & Kiệm” vì đây là những phẩm chất đạo đức gắn liền với các hoạt động hàng ngày của mỗi con người; đồng thời đối với người cán bộ đảng viên thì đây là một trong những phẩm chất quan trọng nhất.
Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của “Cần & Kiệm” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- Cần: Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Người siêng học tập thì mau tiến. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng hoạt động thì có sức khỏe. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh. Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để làm sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn thời giờ, mất công nhiều mà kết quả ít. Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại phải đi đôi với phân công để nhằm vào hai điểm: công việc (làm trước sau) và nhân tài (năng lực ai vào việc nấy). Cần và chuyên phải đi đôi với nhau. Cần là phải biết cách nuôi dưỡng, phân bổ cả tinh thần, vật chất và lực lượng của mình một cách hợp lý để làm việc lâu dài.
 Trong thời đại mới, CẦN cũng có những yêu cầu mới. Lao động cần cù, thông minh sáng tạo để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo cho mọi người đều được no ấm, hạnh phúc, vươn lên ngang tầm thời đại mới là nhiệm vụ cao cả của mỗi người Việt Nam yêu nước. Ngày nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đạt tới mục đích "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". 
Thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra cho chúng ta những vận hội mới, thời cơ và thách thức mới. Tất cả những yếu tố trên sẽ không thể không có CẦN. Yêu cầu mỗi đảng viên, mỗi con người phải thật sự siêng năng, cần cù, chăm chỉ. Phải kiên quyết chống lại bệnh lười biếng, việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đùn đẩy cho người khác, gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh. Đặc biệt là chống bệnh lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới.
- Kiệm: Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, làm chừng nào, xào chừng nấy như cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Thời giờ cũng phải được tiết kiệm như của cải. Của cải hết còn có thể làm thêm nhưng khi thời giờ đã qua rồi, không bao giờ kéo trở lại được. Biết tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người khác. 
Kiệm, ở một cái nhìn mang tính khái quát hơn trong tình hình mới là lối sống giản dị trong sáng dựa trên nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc, không lai căng, đua đòi vượt quá mức thu nhập cá nhân và mặt bằng chung của xã hội. Thực tế hiện nay trong lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên biến chất, đã đây đó xuất hiện lối sống xa hoa, phung phí từ những thu nhập bất chính có được qua sự lợi dụng quyền hạn và chức vụ của mình. Cần phải triệt tiêu biểu hiện này, nó hoàn toàn không phù hợp với lối sống giản dị, tiết kiệm, đúng mực của một đảng viên chân chính. Đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và những nhu cầu thấp hèn về đạo đức, góp phần củng cố trở lại niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
2. Thực tiễn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Cần, Kiệm”.
Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh về thực hành “Cần, Kiệm” trong đời sống hàng ngày đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể công việc hàng ngày của mỗi người. Tập thể Cán bộ, Đảng viên Sở Kế hoạch & Đầu tư nói chung và Phòng Kinh tế Đối ngoại nói riêng luôn nêu cao tinh thần học tập và thực hành các phẩm chất cao đẹp trong công việc và đời sống hàng ngày bằng các việc làm cụ thể:
Đối với phẩm chất “Cần”: 
Với nhiệm vụ được giao là tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư. Trong thời gian qua, tập thể cán bộ đảng viên của Sở luôn nêu cao tinh thần không ngừng học tập, sáng tạo, luôn cập nhật kiến thức thông qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với bản chất cần cù lao động, không ngừng học tập và sáng tạo, hàng năm tập thể cơ quan đều được UBND tỉnh, Bộ tặng bằng khen, đặc biệt trong năm 2010 tập thể cơ quan đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng hai.
Gắn liền với nhiệm vụ chung của cơ quan, trong thời gian rảnh rỗi, cán bộ, Đảng viên Phòng KTĐN luôn tự tìm hiểu thêm về những thông tin, quy định của pháp luật và tin tức có liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn nhằm trang bị thêm kiến thức phục vụ tốt hơn trong công việc. Thường xuyên trao đổi thông tin với đồng nghiệp tại đơn vị để cùng nắm bắt, cập nhật những quy định mới, hỗ trợ tiến bộ trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. 
Đi đôi với việc trang bị cho mình tất cả các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn. Để làm tốt chức năng tham mưu, tập thể phòng KTĐN và bản thân mỗi cán bộ đảng viên phòng đều tự lên cho mình kế hoạch làm việc một cách khoa học theo từng ngày, tuần, tháng. Khi được giao nhiệm vụ, bản thân mỗi cán bộ đều tự sắp xếp trình tự giải quyết công việc trước sau, trên tinh thần hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ vậy trong thời gian qua, Phòng đã tham mưu cho BGĐ Sở giải quyết nhiều công việc có chất lượng cao, luôn trước hoặc đúng thời hạn quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao. Bên cạnh đó, trong công tác luôn trung thực với cấp trên, có ý thức tổ chức kỷ luật tập thể.
Trong cuộc sống hằng ngày, tận dụng thời gian được nghỉ ngơi theo quy định, mỗi cán bộ của phòng luôn cùng với gia đình lao động để tăng thêm thu nhập, vận động người dân sung quanh cần cù lao động tạo ra của cải để xây dựng gia đình và đất nước.
Đối với phẩm chất “Kiệm”:
Về tập thể cơ quan: Thực hiện việc khoán chi tiêu theo biên chế hiện hành, mỗi cán bộ đảng viên của Sở luôn luôn có ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho cơ quan bằng các việc làm cụ thể như: Tiết kiệm xe cộ đi lại, tiết kiệm văn phòng phẩm, điện nước Do đó, hàng năm đều tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể. Khoản tiết kiệm này được dùng để tăng thu nhập cho toàn thể cán bộ, công chức nhân dịp cuối năm. Điều này càng làm cho mỗi cán bộ đảng viên hăng say lao động và phát huy tinh thần tiết kiệm hơn nữa.
Riêng phòng KTĐN: Việc tiết kiệm chống lãng phí được thể hiện qua những việc làm cụ thể như: 
- Tiết kiệm giấy, mực in thông qua việc đọc những văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn trên máy tính, chỉ in những văn bản thật sự cần thiết; khi soạn thảo văn bản cần dò kỹ các lỗi, tránh trường hợp phải in nhiều lần; tái sử dụng những giấy đã in làm giấy nháp. 
- Tiết kiệm điện, nước và ý thức sử dụng tài sản công thông qua việc mở cửa sổ để tận dụng ánh sáng, gió; chỉ mở các thiết bị điện khi thật sự cần thiết. Tắt các thiết bị điện như máy lạnh, quạt, máy vi tính, đèn điện khi rời khỏi phòng làm việc; sử dụng điện thoại đúng mục đích phục vụ cho công việc. Khi đi công tác, tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, hạn chế tối đa việc xử dụng xe công để tiết kiệm xăng và chi phí hao mòn.
Việc tiết kiệm không chỉ về của cải, vật chất mà còn tiết kiệm về cả về thời gian. Trong công tác chuyên môn, luôn có ý thức làm việc theo tinh thần “hết việc nhưng không hết giờ”. Không những tiết kiệm thời gian của bản thân và cơ quan mà còn ý thức tiết kiệm cho người khác. Điều đó thể hiện qua công việc hằng ngày của từng cán bộ đảng viên trong phòng, cụ thể: Việc hướng dẫn thủ tục cho Nhà đầu tư luôn được thực hiện một cách cặn kẽ, khoa học; trao đổi chỉnh sửa thủ tục hồ sơ đăng ký của Nhà đầu tư thông qua thư điện tử trước khi đến nộp chính thức tại Phòng. Điều này đã hạn chế được việc Nhà đầu tư phải đi lại nhiều lần gây lãng phí thời gian và chi phí đi lại. Chính nhờ vậy, trong thời gian qua Phòng KTĐN đã xây dựng được hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp trong mắt Nhà đầu tư và Doanh nghiệp đến liên hệ công tác.
Trong cuộc sống hằng ngày, nhân viên trong đơn vị có lối sống giản dị, lành mạnh, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí và luôn nêu cao tinh thần "Tiết kiệm là quốc sách". Vận động gia đình và mọi nguời xung quanh thực hành tiết kiệm, tránh việc tổ chức cuới hỏi, ma chay rình rang gây lãng phí.
Với tinh thần chỉ đạo của TW Đảng và cùng cả nước hưởng ứng phong trào học tập và hành động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, toàn thể Cán bộ, Đảng viên Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Phước nói chung và Phòng KTĐN nói riêng hứa sẽ quyết tâm học tập và và noi tấm gương đạo đức của Người; Từ nhận thức, sẽ quyết tâm gìn giữ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của người Đảng viên Đảng Cộng sản trong thời đại mới; chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao; chuyển biến trong quan hệ đối xử tình đồng chí và quan hệ với quần chúng nhân dân. Phát huy hơn nữa tính xung kích, sáng tạo trên mọi mặt trận chính trị và chuyên môn./.
TẬP THỂ CB-ĐV PHÒNG KTĐN

Tài liệu đính kèm:

  • docHOC TAP TU TUONG HO CHI MINH.doc